Trí Nhớ Ngắn Hạn Là Gì? Làm Sao Để Rèn Luyện Trí Nhớ Ngắn Hạn?
Một người bình thường có ba loại trí nhớ: Trí
nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn và trí nhớ giác quan. Hai loại trí nhớ sau chúng
ta sẽ cùng tìm hiểu ở những bài viết sắp tới. Trong khuôn khổ bài viết này sẽ
chỉ đề cập đến trí nhớ ngắn hạn. Nó là gì? Nó quan trọng như thế nào và làm
cách nào để chúng ta cải thiện trí nhớ ngắn hạn của mình?
Trí nhớ ngắn hạn (working
memory) là khả năng lưu giữ thông tin trong đầu bạn và thao tác nó trong
óc. Bạn sử dụng không gian làm việc tinh thần này khi cộng 2 con số do một ai
đó đọc cho bạn mà không cần dùng bút và giấy hoặc máy tính. Nếu bạn từng phải
nhớ một số điện thoại giữa lúc nghe nó và bấm số trên điện thoại, hoặc nhớ những
chỉ dẫn lái xe trong lúc bạn tìm kiếm những mốc ranh giới…thì bạn đang dùng trí
nhớ ngắn hạn của bạn. Trẻ em cần loại trí nhớ này thường xuyên cho nhiều nhiệm
vụ khác nhau như tuân theo những chỉ dẫn của giáo viên hoặc nhớ những câu mà
chúng được yêu cầu viết ra giấy.
Nghiên cứu về trí
nhớ ngắn hạn và IQ
Từng có một nghiên cứu
về sức mạnh của trí nhớ ngắn hạn và IQ trong học tập ở trẻ em đang phát triển qua một khoảng thời
gian dài 6 năm. Vấn đề này là quan trọng vì phân biệt được giữa những kỹ năng
nhận thức làm nền tảng cho sự thành công trong học tập là quan trọng để sàng lọc
sớm và ngăn ngừa.
Trong nghiên cứu này,
những học sinh phát triển bình thường được kiểm tra chỉ số IQ và trí nhớ ngắn hạn
của chúng lúc 5 tuổi và kiểm tra lại lần nữa khi chúng được 11 tuổi. Chúng cũng
được kiểm tra về kiến thức học thuật trong đọc hiểu, đánh vần và làm toán.
Các phát hiện tiết lộ
rằng sự thành công trong mọi lĩnh vực học tập của một đứa trẻ phụ thuộc vào trí
nhớ ngắn hạn của trẻ tốt như thế nào, bất kể chỉ số IQ của chúng. Trí nhớ ngắn hạn lúc bắt đầu việc học
chính thức là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về sự thành công trong học tập về sau
hơn chỉ số IQ ở những năm đầu đời.
Phát hiện này là quan
trọng vì nó nêu ra những mối quan tâm rằng trí thông minh nói chung, vẫn được
xem như một yếu tố dự báo chính của sự thành công trong học tập, là không đáng
tin. Một người có thể có chỉ số IQ trung bình nhưng lại học kém.
Một số nhà tâm lý cho
rằng mối quan hệ giữa IQ và việc học là lớn nhất khi con người đang học thông
tin mới hơn là ở những giai đoạn về sau khi người ta cho rằng những thành tựu đạt
được là kết quả của việc luyện tập.
Nhưng các phát hiện từ
nghiên cứu này cho thấy khả năng về trí nhớ ngắn hạn dự báo về những kỹ năng
trong đọc hiểu, đánh vần và làm toán cho rằng một số kỹ năng thuộc nhận thức
góp phần vào việc học vượt qua những nỗ lực luyện tập.
Nghiên cứu cũng phát
hiện thấy, trái ngược với chỉ số IQ, trí nhớ ngắn hạn không có liên quan đến
trình độ giáo dục của bố mẹ hoặc nền tảng kinh tế-xã hội. Điều này có nghĩa là
tất cả trẻ em, bất kể ảnh hưởng thuộc môi trường hoặc hoàn cảnh gia đình, có thể
có những cơ hội như nhau để đạt được tiềm năng nếu người ta đánh giá và nêu ra
vấn đề thuộc trí nhớ ngắn hạn khi cần thiết.
Trí nhớ ngắn hạn là một
cấu trúc tương đối ổn định, có những ngụ ý quan trọng cho sự thành công trong học
tập. Trong khi trí nhớ ngắn hạn gia tăng theo tuổi tác thì khả năng tương đối của
nó vẫn giữ nguyên. Điều này có nghĩa là một đứa trẻ thuộc 10% top dưới so với bạn
bè cùng lứa tuổi của nó thì có khả năng vẫn giữ nguyên ở cấp độ này trong suốt
sự nghiệp học hành của chúng.
Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy sự dựa cậy truyền thống vào chỉ số IQ như một chuẩn mực về thành công trong học tập có thể là sai lầm. Thay vào đó, nhà trường nên tập trung vào việc đánh giá trí nhớ ngắn hạn, vì nó là yếu tố dự báo tốt nhất về những kỹ năng đọc hiểu, đánh vần và làm toán cho 6 năm sau. Hiện nay, trí nhớ ngắn hạn kém hiếm khi được các giáo viên nhận ra. Họ thường miêu tả những trẻ gặp vấn đề này là thiếu chú ý hoặc có trí thông minh kém hơn. Tuy nhiên, có những bài test được chuẩn hóa phù hợp cho các nhà giáo dục sử dụng để sàng lọc những học sinh gặp các vấn đề liên quan đến trí nhớ ngắn hạn. Ví dụ, Automated Working Memory Assessment (được xuất bản bởi Psychological Corporation) cho phép các giáo viên sàng lọc những học sinh có vấn đề về trí nhớ ngắn hạn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Sự can thiệp sớm về trí nhớ ngắn hạn có thể làm giảm số lượng những học sinh gặp thất bại trong học tập.
Nghiên cứu về mối
quan hệ giữa trí nhớ ngắn hạn và khả năng kiểm soát ham muốn
Trước hết ta cần biết: Kiểm soát ham muốn (Impulse control), được định nghĩa là khả năng kiểm soát ham muốn có được sự thoả mãn ngay tức thì, là một trong những khả năng của loài người – ở một số người thì mạnh, và những người khác thì yếu hơn. Nó là trung tâm của những câu hỏi tại sao một số người dường như có khuynh hướng lạm dụng thuốc, phạm tội, và có hành vi tình dục mạo hiểm.
Năm 1970, nhà tâm lý học nổi tiếng Walter Mischel đã đặt một cái bánh trước một nhóm trẻ em và cho chúng một sự lựa chọn: chúng có thể ăn cái bánh ngay lập tức hoặc chúng có thể đợi cho đến khi ông đi công chuyện về và được thưởng thêm một cái bánh thứ hai. Tuy nhiên, nếu chúng không thể đợi thì chúng chỉ được phép ăn một cái bánh. Không ngạc nhiên, khi ông rời khỏi phòng, nhiều đứa trẻ ăn cái bánh ngay lập tức. Một số trẻ khác đã kháng cự được việc ăn cái bánh đầu tiên đủ lâu để nhận được thêm cái bánh thứ hai. Mischel gọi những đứa trẻ đó là trẻ có sự trì hoãn sự thoả ý cao (high-delay children – tức trẻ có đủ kiên nhẫn chống lại những cám dỗ để có được một sự thoả mãn lớn hơn).
Điều thú vị là những trẻ có khả năng trì hoãn sự thoả ý tốt thì học tập tốt hơn ở trường và ít có những vấn đề về hành vi hơn những trẻ chỉ có thể kháng cự ham muốn ăn bánh trong một vài phút – và có điểm trung bình SAT cao hơn 210 điểm. Khi trưởng thành, những trẻ có sự trì hoãn cao hoàn thành bậc đại học với tỷ lệ cao hơn những trẻ khác và có thu nhập cao hơn. Ngược lại, những trẻ khó khăn trong sự trì hoãn hài lòng nhất thì có tỷ lệ ở tù cao hơn khi trưởng thành và có nhiều khả năng gặp vấn đề nghiện rượu, ma tuý.
Trí nhớ ngắn hạn của
chúng ta chỉ có thể lưu giữ một lượng thông tin có hạn và liên tục bị tấn công
bởi những ý nghĩ mới và những kinh nghiệm thuộc các giác quan đều cố gắng làm bạn
bị sao lãng khỏi công việc trước mắt. Và nghiên cứu chỉ ra một mối quan hệ chặt
chẽ giữa khả năng trí nhớ ngắn hạn của một người và khả năng kiểm soát thông
tin của họ từ môi trường mà họ có thể chọn chú ý đến hoặc bỏ qua. Nói cách
khác, khả năng của trí nhớ ngắn hạn càng lớn thì con người càng có khả
năng kháng cự lại những thứ gây sao lãng và duy trì sự tập trung vào công việc
trước mắt.
Nghiên cứu mới nhất
xem xét mối quan hệ này phát hiện thấy những sự khác nhau trong trí nhớ ngắn hạn
của thanh niên có thể dự đoán chúng sẽ quan hệ tình dục sớm ra sao và khả năng
chúng sẽ dùng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ. Các nhà nghiên cứu theo dõi 360
trẻ, độ tuổi từ 12 đến 15, trong 2 năm, kiểm tra những tác động của trí nhớ ngắn
hạn lên sự thay đổi trong khả năng kiểm soát bản thân của trẻ và hành vi tình dục
mạo hiểm. Những trẻ này xuất thân từ nhiều nguồn gốc chủng tộc/dân tộc và từ những
gia đình có địa vị kinh tế xã hội thấp đến trung bình.
Nghiên cứu này phát hiện
thấy những trẻ có trí nhớ ngắn hạn yếu hơn lúc bắt đầu nghiên cứu đã thông báo
về sự gia tăng xu hướng bốc đồng 2 năm sau đó, đến lượt nó làm tăng khả năng trẻ
quan hệ tình dục sớm và không dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ.
Tác giả của nghiên cứu Atika
Khurana - Phó giáo sư đại học University of Oregon, đã giải thích bằng
email rằng các kết quả trên là nhất quán với những gì người ta biết về vai trò
của trí nhớ ngắn hạn trong việc kiểm soát ham muốn.
“Một yếu tố then chốt
của trí nhớ ngắn hạn là sự chú ý điều hành (executive attention). Đây là khả
năng cho phép con người tập trung chú ý vào thông tin có liên quan
trong lúc đó phớt lờ những thứ gây sao lãng. Khả năng kìm nén những ham muốn mạnh
mẽ này cho phép những người có trí nhớ ngắn hạn mạnh hơn có được sự kiểm soát
cơn ham muốn lớn hơn và sẵn sàng đánh giá những hậu quả ngắn hạn và dài hạn của
hành vi của họ.”
“Dù trong trí nhớ
ngắn hạn có một yếu tố thuộc di truyền thì nó vẫn có thể thay đổi được trước những
tác động từ môi trường. Các nghiên cứu về trẻ nhỏ phát hiện thấy tình trạng
kinh tế-xã hội của bố mẹ và cách họ tương tác với con có liên quan đến sự phát
triển những kỹ năng nhận thức điều hành như trí nhớ ngắn hạn.”
Đó là lí do tại sao,
theo đồng tác giả nghiên cứu Dan Romer, những nghiên cứu kiểu này chỉ ra “những
cách khác để can thiệp phòng ngừa”.
“Đối với những thanh niên yếu kém về khả năng khống chế những cơn ham muốn mạnh, thì sự cải thiện về trí nhớ ngắn hạn có thể mang lại một con đường để kiểm soát được hành vi tình dục mạo hiểm,” theo Romer. “Những phương pháp dạy con đặc trưng bởi sự chăm sóc, khuyến khích được chứng minh là giúp phát triển trí nhớ ngắn hạn.”
3 cách để cải thiện
trí nhớ ngắn hạn
Giảm stress trong cuộc sống của bạn
Các nghiên cứu cho thấy
stress có tác động tiêu cực lên trí nhớ ngắn hạn của chúng ta. Cuộc sống của một
người càng có nhiều stress thì khả năng của trí nhớ ngắn hạn trong việc thực hiện
những công việc nhận thức đơn giản càng thấp. Nó là một chu kỳ gây thất vọng. Mất
tập trung và không thể hoàn thành một nhiệm vụ đúng thời hạn tạo thêm
stress, đến lượt nó lại làm giảm khả năng lấy lại và duy trì sự tập trung của
chúng ta.
Một cách được chứng
minh là giúp chúng ta phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này là trở nên tỉnh thức hơn
(mindful). Một nghiên cứu năm 2013 của Santa Barbara ở đại học University of
California, đã xem xét 48 sinh viên chưa tốt nghiệp hoặc được huấn luyện tỉnh
thức hoặc tham gia khoá học về dinh dưỡng trong 2 tuần.
Cuối giai đoạn thực
nghiệm, các sinh viên được tham gia huấn luyện tỉnh thức cho thấy sự cải thiện
trong khả năng trí nhớ ngắn hạn và về trung bình đạt điểm số cao hơn 16% trong
các bài kiểm tra đọc hiểu không chỉ so với các bài kiểm tra trước-nghiên cứu của
họ mà còn cao hơn những bạn tham gia khoá học về dinh dưỡng.
Khi bạn bắt đầu thấy
những ý nghĩ không mong muốn xuất hiện trong đầu bạn, hãy hít thở thật sâu
trong vài phút. Nó sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh và kiểm soát sự tập trung của
bạn khi bạn quay lại với công việc.
Tập thể dục nhiều hơn và sống khoẻ mạnh
Trí nhớ ngắn hạn cũng
có thể được tăng cường bằng những bài tập thể dục cường độ cao. Một
thực nghiệm được tiến hành bởi tiến sỹ Christine Lo Bue-Estes và các cộng sự của
bà xem xét tác động của tập thể dục lên trí nhớ ngắn hạn trước, trong và sau
khi thực hiện những bài tập đòi hỏi sự gắng sức. Các kết quả cho thấy trong khi
trí nhớ ngắn hạn giảm trong lúc tập nhưng ngay sau khi tập gắng sức, thì nó lại
tăng lên sau một giai đoạn hồi phục ngắn so với những người không tập thể dục.
Học những kỹ năng mới ví dụ như tập chơi một nhạc
cụ
Trong cuốn sách The Overflowing Brain của bác sỹ Torkel Klingberg ông cho rằng trí nhớ ngắn hạn có thể được tăng cường thông qua tiếp xúc với sự kích hoạt thần kinh quá mức. Nghiên cứu của ông cho thấy chúng ta càng luyện tập một kỹ năng nào đó thì vùng não được kích hoạt bởi kiểu kinh nghiệm cảm giác đó càng lớn hơn. Ví dụ, vùng não được kích hoạt bởi âm thanh của một cây ghi ta sẽ lớn hơn ở người chơi ghi ta hơn ở người không chơi. Bạn sẽ không chỉ có khả năng lưu giữ nhiều thông tin hơn trong trí nhớ ngắn hạn của bạn mà việc tập luyện kỹ năng mới của bạn còn giúp bạn phớt lờ những thứ gây sao lãng và duy trì sự tập trung - các lợi ích được chuyển sang những công việc khác. Điều chúng ta biết là bộ não của chúng ta có một khả năng giới hạn trong việc lưu giữ thông tin trong suốt một nhiệm vụ và nó gặp khó khăn trong việc phớt lờ những thứ gây sao lãng.
Cuối cùng, bất kì việc
gì chúng ta có thể làm để tăng cường khả năng này - dù đó là tập thể dục, học một
kỹ năng mới hay tập thiền-giúp chúng ta duy trì tập trung và dập tắt hàng triệu
thứ đang cố lấy đi sự chú ý của chúng ta.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
4,069 lượt xem