Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Youth Confessions] Chia Sẻ Của Cô Giáo Yêu Nghề "GIÁO VIÊN MẦM NON"

Cũng ko định viết đâu nhưng lòng lại đầy tâm sự. Hôm nay tự dưng lại muốn chia sẻ đôi điều ngoài chuyên môn xe cộ thường ngày.
Một câu chuyện chia sẻ về nghề, về người và về cái duyên, cái nghiệp mà mỗi công việc đem lại. "GIÁO VIÊN MẦM NON" 


- " Một ngày giáo viên mầm non đóng bao nhiêu vai, vừa là cô, là mẹ, là bạn, là bác sĩ tâm lý, bác sĩ ngoại khoa, có lúc là ca sĩ, lúc là diễn viên, lúc là lao công, lúc làm tạp vụ, lúc đóng vai hề khi đóng vai khỉ…..người thầy đặc biệt này, vừa dạy vừa dỗ nhưng vừa phải chăm con trẻ…."


Với cương vị là một người mẹ. Mình có thể chưa thực sự thấu hiểu hết những vất vả của những GVMN đang làm nghề này. Nhưng mình rất biết ơn những *con người xa lạ* đã thay mình làm mẹ, làm cha, làm thầy, làm bảo mẫu, kiêm luôn giúp việc cho con mình suốt 8 đến 10 tiếng/1 ngày. Thời gian bố mẹ dành cho con, chăm sóc con, dạy dỗ con chưa chắc đã được bằng 1 nửa thời gian của các cô ở lớp. Nhưng phải thực sự khâm phục những con người kiên nhẫn, yêu nghề, yêu trẻ mới kiên định đi qua bao nhiêu thử thách, áp lực, mệt mỏi...để dành cho các con những gì tốt đẹp nhất, khỏe mạnh nhất.. Để những người làm cha, làm mẹ có thời gian dành cho công việc, sự nghiệp, cho những đam mê của mình...


Có lẽ mỗi người một nghề, mỗi người một cách nghĩ. Suy cho cùng cũng xuất phát từ tình thương yêu con trẻ mà ra. Nhưng với quan điểm của một người mẹ mình đang giao tất cả trách nhiệm và nghĩa vụ cho các cô về việc chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương con mình suốt 10 tiếng. Ít nhất với điều này mình đã phải đặc biệt TÔN TRỌNG họ.


Chưa kể để chọn lựa con đường đảm bảo cho công việc, đời sống, thu nhập cho gia đình thì gần như những người mẹ đã " bỏ rơi" con suốt 10 tiếng đó (ko có sự lựa chọn nào khác). Số tiền trả học phí hàng tháng hơn phân nửa là tiền ăn cho con. Nhưng vẫn có người mặc định như đã trả phí thì đòi hỏi phải đc cung cấp dịch vụ hạng sang. Tùy mỗi cá nhân, mỗi người thì ý nghĩ và hành động nó sẽ khác nhau. Nhưng đặt địa vị vào những người đang làm thầy của con mình, những người góp phần gần như là một nửa vào nhân cách làm người của con trẻ sau này để nghĩ. Họ cũng có gia đình, có con nhỏ, gần như họ phải bỏ con ở nhà để đến lớp chăm sóc con người ta. ( thoáng nghe 1 cô giáo của con mình nói rằng thương cho bé con vì đợt này mẹ ko chăm đc nên bạn bị sút kg ). Mình thấy có chút nào đó xót xa, thương lắm. Mẹ bạn phải dành thời gian chăm con người khác, đâu còn tg nào cho con mình. Nhưng vì cái nghề, vì cái nghiệp mà mẹ lựa chọn làm thầy, làm mẹ luôn những bạn nhỏ khác. Bạn ý vẫn còn thơ ngây lắm chưa hiểu rõ bản thân đã phải san sẻ tình yêu của mẹ mình cho những người bạn xa lạ, ko chung huyết thống.


Lại thêm một câu chuyện của một cô giáo khác vì bị căn bệnh dạ dày hành hạ suốt mấy đêm liền ko ngủ, thức trắng, ngày thì đau quằn, đau quại nhưng vẫn cố đến lớp chăm bẵm các con vì sợ ko có cô bạn này ko chịu ăn( vì cô bón quen rồi), ko có cô bạn kia sẽ khóc ( vì bạn mới đến lớp đc cô bế bồng dỗ dành). Cô tâm sự: "Mẹ Hấu ạ. Cũng may mấy hôm nay bạn ý ngoan, chắc thương cô nên ko bắt cô bế nhiều, đau quá em ạ. Muốn nghỉ một hai hôm nhưng thương các con lại ko nghỉ."
Hay có trường hợp cô khác, con cô giáo cũng chỉ ít hơn con mình mấy ngày tuổi nhưng mỗi sáng mẹ cũng phải thả em cho Cụ ở nhà trông, em thì la khóc đòi mẹ. Mẹ lại phải đến lớp chăm các bạn khác cho mẹ các bạn ý đi làm...


Đồng ý đó là cái nghề, là công việc của các cô. Và các bố, các mẹ trả tiền cho con đi học. Nhưng xin thưa. Bố mẹ, ông bà cả nhà 3,4 ng lớn trông 1 đứa bé thôi còn để nó ngã u đầu, sứt mặt. Chứ đừng nói j các cô ở lớp ngoài việc cho ăn ngủ, chăm sóc, dạy dỗ 1 cô 5,6 bạn nhỏ nghịch như giặc. Thì chuyện xước xát 1 tí do tranh đồ chơi, ko may các bạn cấu nhau là chuyện bt. Các cô ngày 10 tiếng chăm các con ngoài sự vất vả, mệt nhọc còn chịu nhiều áp lực từ sự quản lý của các ban ngành, phường xã và đặc biệt là phụ huynh. Nói thấu hiểu thì ko dám. Nhưng để cảm thông thì mình nghĩ hãy đặt địa vị của mình vào ng ta cố gắng nở nụ cười, đặt địa vị vào cái nghề để dành cho họ sự tôn trọng, cố gắng khoan dung, mở lòng và trân trọng họ hơn. Những con người đang góp phần hình thành nên tâm lý, thể chất và nhân cách con bạn.


Viết dài quá chả biết khi nào cho hết. Nhưng dù thế nào, mỗi cv đều có những áp lực khác nhau. Mẹ Hấu, mẹ Bum Chỉ mong các cô cố gắng, giữ gìn sk thật tốt, cân bằng đc cuộc sống và gia đình để chăm sóc, dạy dỗ các con. Thay điều muốn nói. Cảm tạ và thực sự biết ơn, các cô giáo, nhà trường đã đồng hành cùng mẹ chăm sóc, yêu thương các con thật tốt. Để mẹ con yên tâm phát triển sự nghiệp...

-----------------------------------------------------------------------------

>>> Giới trẻ Việt Nam thiếu định hướng nghề nghiệp, các anh chị hãy cùng YBOX giúp các bé một tay vì một thế hệ trẻ không lãng phí bao năm đại học bằng những chia sẻ rất thật của mình tại đây nhé: Link

 

(*) Đăng kí làm CTV cho dự án Youth Confessions để có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy thêm những kiến thức định hướng cho nghề nghiệp tại đây: Link  

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

416 lượt xem