Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Youth Confessions] Chia Sẻ Của Cựu sinh Viên Ngành Nhật Ngữ Về Lối Rẽ Sang Nghề Kỹ Sư Cầu Nối (BrSE) Onsite Tại Nhật

Mình tên Thành Nguyễn. Hiện là BrSE onsite của công ty GCS (nay là Hitachi Consulting Japan) làm ở công ty khách hàng với vai trò BrSE-BA (Business Analysis) làm về mảng ngân hàng.

Công việc của mình trong 2 năm nay là làm việc ở cty khách hàng với tư cách BA, nên công việc hiện tại mình làm về Design. Phân tích từ yêu cầu khách hàng, làm Basic Design đến Detail DesignVà vì nắm rõ về Design nên hiện tại cũng được phân công để viết testcase, test, và verify luôn test result được test bởi test team.

Ngày xưa khi chưa tốt nghiệp ĐH mình từng làm kỹ sư cầu nối cho cty về hardware của Nhật. Sau khi tốt nghiệp (Ngành Nhật Ngữ, trường ĐH Ngoại ngữ tin học HCM). GCS có gọi cho mình và nói cần tuyển Translator về mảng Software. Mình từ nhỏ cũng thích IT nên nhận lời và đi làm cho tới bây giờ (GCS vẫn là công ty đầu tiên sau 8 năm ra trường của mình :D)

Quả thật như bạn và mọi người đều biết, từ một người học ngoại ngữ nhảy sang làm về IT thì thật sự rất khó khăn. Nhưng do là người thích về IT và cũng có tư duy nhanh, nên trong thời gian đầu mình có khó khăn trong việc tiếp nhận những kiến thức mới, nhưng nhận được sự hướng dẫn của các anh chị đi trước cùng làm trong dự án và tự tìm hiểu và học hỏi thêm ở ngoài nên mình ngày càng hiểu hơn về IT nói chung và software nói riêng. Có một câu chuyện vui mà mình muốn chia sẻ về sự khó khăn của dân ngoại ngữ quay qua dịch IT mà mình gặp phải trong 1 lần đầu tiên dịch cho dự án sau khi mới vào công ty. 😀 . Lần đó mình mới vào công ty nhưng có 1 dự án .NET, có khách hàng Nhật qua integration test chung với team VN, thế là mình được “quăng” vào làm với khách hàng trong khi chưa biết được gì về software. Trong 1 lần phải giải thích với khách hàng về DB, chị Manager giải thích là “Trường ABC này được get từ bảng XYZ này.”. Mình quay qua hỏi 1 câu rất ngây ngô: “Trường này là sao chị, chắc nó ko phải là school đâu hả?”. Mọi người phì cười trước vẻ ngơ ngơ của mình. :D.

Qua đó, các bạn có thể thấy đó là 1 ví dụ mà người học ngoại ngữ gặp khó khăn khi lúc đầu tiếp cận với các từ chuyên ngành trong software. Nhưng cũng chính từ lần mất mặt đó mà mình đã có quyết tâm phải tìm hiểu những gì cơ bản của IT, và software thông qua việc các khóa học vào buổi tối và việc tự học. Nhưng cái mình thấy dễ tiếp cận nhất là từ khi mình tham gia dự án với tư cách kỹ sư cầu nối. Thật ra lúc đó mình cũng mới làm được 2 năm với vai trò Translator nhưng do cũng khá nhanh trong việc tiếp nhận kiến thức mới và có logic tốt nên lần đầu được tham gia vào dự án Nhật với tư cách là BSE. Đó chính là môi trường tốt nhất và nhanh nhất để mình tiếp cận và học hỏi. Nhưng ko có con đường nào trải đầy hoa hồng, trong thời gian đầu mình đã rất vả khi meeting mà khách hàng nói sâu vào kỹ thuật khiến mình ko thể truyền đạt tốt đến team. Đã có những lúc khách hàng nói lần thứ 3 nhưng mình cũng ko truyền đạt được hết cho team, thế là bị khách giận, gọi sếp mình vào dịch dùm luôn. Qua lần mất mặt đó :D, mình tự nhủ là lần sau sẽ cố gắng ko phiền đến sếp mà mình cũng có thể dịch được các phần khó về technical cho team. Nên mình lao đầu vào nghiên cứu các vấn đề xung quanh của phần đó và các phần mở rộng khác để lần sau có thể hiểu được ý khách. Lần sau, cứ mỗi lần họp với khách là mình record lại buổi meeting hôm đó bằng điện thoại, để về nghe lại. Những chỗ mà mình ko hiểu nhanh trong cuộc họp, mình về nghe đi nghe lại nhiều để hiểu và quen luôn với cách truyền đạt của khách. Dần dần, những kiến thức xung quanh của dự án về phần domain lẫn phần kỉ thuật mình càng nắm rõ.

Thêm vào đó, với vai trò là BSE, mình được nghiên cứu requirement của khách hàng, phân tích nó để truyền đạt đến kỹ sư của mình. Đến khi làm design thì mình cũng phải xem để giải thích lại cho khách hàng qua những review meeting. Có gì ko hiểu lại được kỹ sư mình giải thích lại. Ngay cả những gì ko liên quan tới dự án nhưng liên quan tới kiến thức IT mà mình chưa biết, mình cũng tranh thủ hỏi mọi người luôn để biết. :D.

Khi team có gì đó ko hiểu và cần hỏi khách hàng, mình lại là người viết QA để hỏi khách hàng. Sau đó đến giai đoạn test lại là người viết testcase và test cùng với team. Nên có thể nói đó là giai đoạn và môi trường mình hiểu được rất nhiều từ domain đến kỹ thuật, từ đầu đến cuối của một dự án.

Môi trường làm việc ở Nhật chắc chắn khác nhiều so với ở Việt Nam mình. Mặc dù môi trường của GCS là làm việc với khách Nhật nhưng dù sao thì cũng là công ty được quản lý bởi người Việt nên mọi thứ cũng vẫn “thoải mái trong khuôn khổ” và không bị áp lực nhiều.

Còn khi làm việc ở mội trường khách hàng ở Nhật thì bạn cần phải biết nhiều manner trong cách làm việc với người Nhật để làm việc theo đúng cách mà người Nhật vẫn thường làm. Nếu ko sẽ gây khó chịu cho khách hàng và ảnh hưởng tới dự án.

Và khi làm việc trong môi trường siêng năng của người Nhật thì bạn cần có kĩ năng làm việc tốt và là người chịu được áp lực tốt nếu ko rất khó để bạn có thể trụ vững trong 1 thời gian dài.

Đó là câu chuyện của mình muốn chia sẻ đến các bạn.  

Tác giả chia sẻ: Thành Nguyễn

-----------------------------------------------------------------------------------------

>>> Giới trẻ Việt Nam thiếu định hướng nghề nghiệp, các anh chị hãy cùng YBOX giúp các bé một tay vì một thế hệ trẻ không lãng phí bao năm đại học bằng những chia sẻ rất thật của mình tại đây nhé: Link  🍁

(*) Đăng kí làm CTV cho dự án Youth Confessions để có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy thêm những kiến thức định hướng cho nghề nghiệp tại đây: Link 😍


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

218 lượt xem