Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Youth Confessions] Chia Sẻ Của Dân Báo Chí: Nghề Này Có "Chanh Xả" Như Người Ta Vẫn Nghĩ

1.Học báo chí truyền thông sẽ được gắn mác “Sang chảnh” thật đấy! Vì để vào trường, bạn phải qua vòng tuyển chọn đầu tiên khá gắt gao, trải nghiệm trong “nghề” như những lần đi tin, chạy sự kiện rất cool ngầu nhưng cuộc sống thực tế về đêm những người học ngành này đều là phe nằm vùng các hội hóng hớt, buôn chuyện, bà tám muôn nơi, không có chuyện trên trời dưới đất là không biết. “Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” là thế, kiểu gì cũng trình bày quan điểm được là dân báo chí truyền thông mà, còn nghề chính là viết lách nữa chứ! Vậy nên, tụi tui chỉ sang chảnh trong phạm vi lộ thiên mà thôi, ngoài ra cũng rất dễ gần đó nha!

2.Tuy thời gian lướt facebook dạo dường như 24/24, ầm ầm thả tim tương tác nhưng thật chất đây không phải là một loại “thư giãn” mà chính xác là một phần công việc của tụi nhỏ. Trực tin và bắt lấy sự kiện để lấy bài, có thêm thông tin để trả lời những câu hỏi bất chợt của giảng viên trên lớp như: “Các em biết hôm qua có vụ gì nổi bật không? Có nhân vật nào mới nổi gần đây không?” là việc làm hằng ngày nhưng ít ai biết của dân học ngành này. Đa phần mọi người nghĩ là tụi tui rảnh rỗi, nhưng thực tế là không, vì bạn sẽ trở thành người tối cổ ngay nếu không update tin tức thường xuyên giữa làn sóng thông tin ồ ạt này đó! Đây có thể là điểm thu hút lớn nhất với nhiều bạn trẻ thích online 24/7 của ngành nghề này trong thời đại số.
3.Mùa deadline, mùa ngập mặt đồng nghĩa với mùa sinh tử! Bất kể ngành nghề nào cũng có nỗi khổ riêng khi chạy deadline thôi, nhưng phải nói sao khi đây chính là ranh giới dân báo và truyền thông phải đối mặt và sống với nó qua từng ngày. Deadline đến từng mùa và đi cũng từng đàn, nếu bạn chậm deadline một giây, làm sai yêu cầu một chữ, bạn sẽ nhận được những phản hồi đầy đau đớn và chua chát đấy! Nhưng tại sao deadline lại đến một lượt như vậy nhỉ???? Những ngày ăn, ngủ, nghỉ, thậm chí mơ cũng deadline thật ám ảnh, tất nhiên cuộc đua này đến từ nhiều phương diện khác, dân muốn hoàn thành một bài tập, bài tin phải chạy cho kịp tin tức, edit hoàn hảo nội dung, hình ảnh công đoạn lên khuôn…còn dân truyền thông lại phải chạy vạy ngược xuôi hoàn thành các công đoạn trong một chuỗi chương trình, sự kiện cũng phức tạp bao nhiêu!
4.Làm báo thời nay không phải chỉ gõ phím với text là xong, vì tính chất tích hợp truyền thông đa phương tiện nên xét về phương diện báo online còn cần đảm bảo về hình ảnh, âm thanh, video, clip…Hoặc không phải là lựa chọn báo onl, làm báo hình, báo nói, chùm bài về phóng sự ảnh đi chăng nữa…thì dân báo phải chấp nhận chạy 7749 vòng ngoài đường bất kể đó là trời nắng 40 độ hay mưa làm tắt ống buji để lấy tin, chụp ảnh sao cho chân thật nhất. Xác định làm nghề này dù gái hay trai cũng không có cảnh ngồi mát ăn bát vàng hay ngồi điều hòa đâu!
Dân báo hay bị cộng đồng mạng dè bỉu trên những trang tin không uy tín và tít bài giật gân. Chuyện nhà báo chân chính bị đánh đồng với những ngòi bút và con chữ rẻ tiền là chuyện thường rồi, nhưng mãi đến khi mọi chuyện được sáng tỏ hoặc những bài viết chất lượng khác xuất hiện, phản ánh thành công một sự việc nào đấy có lợi cho dân chúng cư dân mạng lại chẳng minh oan hay có một lời xin lỗi cho những lời lẽ mạt sát, chê cười trước đó thật chính đáng cả! Vậy nên hãy là một độc giả thông minh và bình tĩnh trước những lời lẽ của mình trên mạng xã hội nhé.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

>>> Giới trẻ Việt Nam thiếu định hướng nghề nghiệp, các anh chị hãy cùng YBOX giúp các bé một tay vì một thế hệ trẻ không lãng phí bao năm đại học bằng những chia sẻ rất thật của mình tại đây nhé: Link  🍁

(*) Đăng kí làm CTV cho dự án Youth Confessions để có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy thêm những kiến thức định hướng cho nghề nghiệp tại đây: Link 😍

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

147 lượt xem