Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public5 năm trước

[Youth Confessions] Chia Sẻ Của Một Người Nước Ngoài Khi Làm Việc Ở Công Ty Nhật Bản


Tôi từng trải qua thời gian dài làm việc ở một công ty Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo. Là nhân viên người nước ngoài đầu tiên của công ty, tôi đã có nhiều trải nghiệm thú vị khi phải học cách làm quen với môi trường làm việc mới và học cách cân bằng văn hoá tại xứ sở xinh đẹp này.

Khi công ty tôi làm việc để mở chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài, tôi cùng với người trưởng bộ phận nhận sự (là người Nhật Bản) tiến hành gần một trăm cuộc phỏng vấn với nhiều ứng viên tài năng ở các địa phương. So với kinh nghiệm phỏng vấn của tôi với các công ty ở Mỹ và châu Âu, các câu hỏi mà đồng nghiệp Nhật Bản của tôi đã hỏi tập trung nhiều hơn vào việc hiểu được các ứng viên, bao gồm niềm tin, giá trị và kế hoạch tương lai của họ. Hầu hết những câu hỏi này ít được hỏi trong các cuộc phỏng vấn của tôi với các công ty phương Tây. Ngược lại, các câu hỏi về kỹ năng, kỹ thuật chuyên môn, kinh nghiệm làm việc mà tôi thường gặp trong các cuộc phỏng vấn ở phương Tây ít khi được phỏng vấn với các công ty Nhật Bản.

Đối với công ty Nhật Bản, điều quan trọng là tìm người phù hợp với văn hoá, mục tiêu phát triển dài hạn của công ty. Chính vì điều này người Nhật có suy nghĩ sẽ làm việc cả đời ở một công ty, họ xem công ty đó như chính là ngôi nhà thứ hai của mình. Trong năm đầu tiên, nhân viên mới được tuyển dụng thường chỉ được giao việc nghe điện thoại, phục vụ trà, in ấn tài liệu, học tiếng Nhật… theo sự sai bảo của người có thâm niên ở công ty.
Công ty Nhật thường quan tâm đến danh tiếng trường đại học mà ứng viên từng theo học, việc này nhằm đảo bảo chất lượng ứng viên sẽ đáp ứng mong muốn của công ty. Nhiều nước nếu một ứng viên tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ sẽ được trả lương cao, chức vụ tốt hơn so với ứng cử viên có bằng cử nhân đại học, nhưng ở Nhật điều này không có giá trị lắm.

So sánh với công ty phương Tây thì công ty Nhật quan tâm nhiều đến mục tiêu công ty hơn là mục tiêu cá nhân. Việc này bắt nguồn từ hệ tư tưởng luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích bản thân. Tôi gặp nhiều người Nhật rất thông minh nhưng không có mục đích riêng để theo đuổi; thay vào đó họ xin việc công ty có tầm nhìn, sứ mệnh mà họ cộng hưởng, chấp nhận chúng như là ước mơ, hoài bão của riêng mình để giúp công ty đạt được mục tiêu của mình.

Trong quá trình làm việc, tôi còn phát hiện ra một điều, những người châu Âu, người Mỹ khó hoà hợp với môi trường văn hoá, phong tục tập quán ở Nhật Bản hơn so với người Trung Hoa, Đài Loan,… vì họ nói tiếng Quan Thoại nên dễ học tiếng Nhật hơn, khuôn mặt Á Đông gần giống nhau cũng tạo thiện cảm với đồng nghiệp người Nhật. Người Nhật được đánh giá là dân tộc có nền văn hoá ở trình độ cao trên thế giới vì vậy nhà tuyển dụng luôn mong muốn nhân viên của mình sẽ cư xử giống như người Nhật.
Đàm phán với người Nhật cũng cần phải làm quen. Các công ty Nhật Bản mất rất nhiều thời gian để đưa ra quyết định. Những quyết định đơn giản mà dường như không phù hợp với các quy trình và hệ thống hiện tại của công ty đòi hỏi sự xem xét đầy đủ về tất cả các yếu tố, bắt đầu bằng cách họ đóng góp vào tầm nhìn của công ty. Không cần phải nói, một số người có thể phàn nàn rằng qui trình xử lý công việc của công ty là không hiệu quả và phản ứng không nhanh nhạy. Để những gì bạn muốn thay đổi được thực hiện nhanh chóng trong công ty Nhật, tôi được cho biết rằng bí mật là thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và kiên định. Tôi sử dụng mẹo này khi mà chủ lao động của tôi có khuynh hướng trì hoãn, chẳng hạn như điều chỉnh mức lương cho nhân viên chi nhánh ở nước ngoài hoặc thay đổi chính sách trợ cấp đi lại. Tôi thấy rằng miễn là mình lý luận hợp lý, bằng cách giữ vững vào những điểm chính của mình, tôi có thể làm những người rất khó tính phải đáp ứng đòi hỏi chính đáng của mình.

Giám đốc nhân sự của chúng tôi tỏ ra ngạc nhiên trước sự giao tiếp tự tin, cuốn hút của nhân viên nước ngoài mà đặc biệt là khoản tiếng Anh là lợi thế của người Mỹ. Nhân viên nước ngoài thường bị phàn nàn về cách làm việc không được siêng năng, chi tiết, tỉ mỉ, chặt chẽ như người Nhật. Tiết kiệm thời gian, tài nguyên công ty, đề suất giải pháp cho công ty hoạt động hiệu quả là việc làm thường xuyên. Bạn mất nhiều thời gian để dành được sự tin cậy của đồng nghiệp và sự tính nhiệm của cấp trên nhưng bạn có thể đánh mất tất cả khi phạm phải sai lầm trong công việc ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch, hình ảnh, lợi ích của công ty. 
Có thể nói làm việc ở môi trường văn hoá khác biệt như Nhật Bản là một thách thức của một người nước ngoài nhưng tôi đã học được nhiều điều từ những người bạn Nhật như tình yêu tổ quốc, ý thức tôn trọng người khác, nhường nhịn người khác cho dù bạn có thể gặp bất lợi. Nhật Bản là kiểu mẫu của đất nước phát triển mà vẫn giữ được sự hài hoà giữa văn hoá truyền thống và xu hướng hiện đại của thế giới. Trải nghiệm cùng ẩm thực xứ Phù Tang, ngắm hoa anh đào,… Môi trường trong lành, an toàn,… là những điều tốt đẹp mà tôi cảm nhận ở đất nước này.

-----------------------------------------------------
>>> Giới trẻ Việt Nam thiếu định hướng nghề nghiệp, các anh chị hãy cùng YBOX giúp các bé một tay vì một thế hệ trẻ không lãng phí bao năm đại học bằng những chia sẻ rất thật của mình tại đây nhé:http://bit.ly/YboxShare2017 🍁

(*) Đăng kí làm CTV cho dự án Youth Confessions để có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy thêm những kiến thức định hướng cho nghề nghiệp tại đây: http://bit.ly/YouthCfs-Ybox

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

226 lượt xem