Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Youth Confessions] Strategic Planner - Lộ Trình Thăng Tiến (Career Path)

Bài viết là bản ghi chép lại chia sẻ từ sếp mình - một Manager từng có kinh nghiệm làm ở global agency. Ở bài viết này thì thông tin sẽ có đôi chút khác với thị trường, nên mình sẽ giải thích thêm ở từng phần.
1. ENTRY LEVEL - ASSOCIATE STRATEGIC PLANNER
Nếu chiếu theo thị trường thì đây là level intern - junior. Mà cũng đúng, cho đến khi đạt level junior (cận trên associate) thì mình cũng chả thấy có gì khác biệt lắm so với intern. Chắc vì strategic planner (SP) khó í, chả biết nựa.
Theo sếp mình, ở level này sếp mình chỉ cần bạn có tiềm năng, có logical thinking và critical thinking, nắm được marketing fundamentals là được. Điều này cũng consistent với một anh SP level manager+ khác mà mình biết, anh cũng chia sẻ ở level này anh và (đa số) SP mà anh quen đều sẽ tuyển các bạn dựa trên perspective. Theo ý của anh thì, hard skills hay kiến thức đều có thể training, duy chỉ perspective là không thể.
Các bạn có thể hiểu perspective như mindset, kinh nghiệm sống, quan điểm nghề, nhân sinh quan... của một người nhé. Ở level này, sếp mình sẽ kỳ vọng mình viết được insight và communication campaign proposition đủ sharp. At least là viết đúng định hướng mà đã discuss với team xong.
Với mình, mình nghĩ một điều sống còn để duy trì được năng lượng làm SP là curiousness - sự tò mò. Sự tò mò sẽ thôi thúc mình luôn tiếp nhận brief với sự háo hức, sẵn sàng jump vào bất kể ngành nào dù là... giấy vệ sinh. Vì mình biết, khi được làm với một ngành mới là một cơ hội mình học về những thứ chuyên môn mà sẽ hữu ích cho đời sống của mình sau này.
Chẳng hạn như, mình vừa làm camp về một ngành mẹ và bé, biết thêm một mớ thông tin là trẻ ở giai đoạn nào sẽ cần chất gì và ăn dặm như thế nào. Biết đâu sau lại có đất xài cái này, đỡ phải đi tìm hiểu từ không biết gì cả.
2. STRATEGIC PLANNER (THÁO CHỮ ASSOCIATE RA, ĐÂY LÀ MID-LEVEL)
Theo sếp mình, sếp sẽ require bạn có thể độc lập làm ra một proposal ở mức độ chấp nhận được. Bạn sẽ chủ yếu làm ở Communication Strategy Level, làm ra các proposition của các comm campaigns.
So với associate thì sếp mình đòi hỏi nhiều hơn ở mạch bài: Phải làm nội dung trên slides được storytelling mượt từ đầu đến cuối, không đứt gẫy, không lan man... Tìm được strategic direction phải đúng, kín kẽ, không có logic gaps.
Ví dụ như mình đang cải thiện lên level này, thì mình đang bị mắc lỗi là nảy nhiều idea nhưng chẳng idea nào đi tới cùng được vì có nhiều logic gaps mà sếp bắt phát là mình "ớ" liền. Đặc biệt, mình bị chê làm slides xấu, cú sốc đầu đời 
3. SENIOR STRATEGIC PLANNER
Theo sếp mình, các bạn này sẽ làm proposal ở Brand strategy Level, làm đc các scope liên quan đến build brand strategy from ground up hay là brand repositioning, develop được growth strategy cho brand. Ở level này sẽ cần thêm 2 thứ: khả năng dẫn dắt creative đi theo strategy của mình và khả năng presentation (khả năng articulate idea và tell story in presentation).
Đợt này mình có được làm 2 camp liên quan đến scope của Senior (tất nhiên ở vai trò support thui). 1 là Brand positioning, 2 là brand yearly comm plan. Khác với làm content calendar cho một năm chia theo các cụm ngày lễ lớn mà mình hay thấy, thì khi làm brand yearly comm plan sẽ nặng strategy hơn rất nhiều, khi mà phải ước tính và suy nghĩ làm comm cho brand lớn ra sao, camp product nhỏ như nào, còn content calendar thường chỉ nằm ở các hoạt động duy trì (always-on activities).
Đoạn này chắc hơi khó hiểu, nên hẹn bạn bài sau Ton giải thích rõ hơn với một framework cụ thể nha, có nhiêu nói nhiêu.
4. PLANNING MANAGER
Skillsets và capacities thì ý hệt senior thôi, nhưng cộng thêm leadership nữa. Đơn giản là lúc này bạn sẽ có lính (nhân sự cấp dưới) và bạn có trách nhiệm đào tạo lính để nó giỏi hơn. Thường KPI về staff growth là một tiêu chí để đánh giá 1 manager chứ ko phải là việc team win được bao nhiêu clients/camp.
Tự dưng đọc tin nhắn sếp tới đây có sự áp lực vì mình chính là đứa lính trong tin nhắn này.
5. PLANNING DIRECTOR
Điểm đặc biệt nhất của level này ngoài việc leadership là khả năng consultant và drive new business cho agency. Một director có thể consult cho client không chỉ ở brand level mà có thể ở business level. Đồng thời họ sẽ chịu trách nhiệm về doanh thu nên họ cũng sẽ cần đi kiếm deal về với networking, mức độ creadibility và khả năng consultant của họ.
Mấy level sau thì chưa tu thành chính quả nên mình không có comment gì thêm ngoài lời sếp mình chia sẻ, mọi người đọc để tham khảo nha.
Nguồn ảnh: pinterest 
6. MỘT SỐ SUY NGHĨ CỦA MÌNH
Anw, title đôi khi chỉ là một cái tên mà thôi. Nên với sếp mình và mình, thì sẽ muốn nhìn vào kinh nghiệm, khả năng thực tế khi trao đổi và làm việc hơn. Sếp mình cũng bảo, dù agency mình nhỏ, nhưng không bump level, nên mình hoàn toàn có thể tự tin app global trong tương lai ở đúng level mình đạt được ở công ty hiện tại.
Và mình cũng khuyến khích mọi người nên ý thức rõ về khả năng và position của bản thân thay vì focus quá nhiều vào title. Sau cùng, cái gì là thật thì vẫn sẽ là thật, cái gì giả thì sẽ chóng lộ ra mà thôi.

----------------------------

Biên tập : Lê Thị Hồng Hạnh

Nguồn ảnh:  pinterest 

Nguồn bài viết:  Ton Ton is coming - LỘ TRÌNH THĂNG TIẾN (CAREER PATH) CỦA 1 STRATEGIC PLANNER 

(*) Youth Confessions mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy thêm những kiến thức định hướng nghề nghiệp tại đây: https://ybox.vn/idyua9s80nomsj

(**) Follow Facebook Youth Confessions tại https://www.facebook.com/YboxConfession để đọc các bài viết khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

421 lượt xem

lh-fulllh-x