Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Ngôn ngữ cơ thể và nghệ thuật giao tiếp| Kỳ 1: Cách bắt tay

Để đạt được thành công, bạn phải nắm được Nghệ thuật giao tiếp. Bạn “đọc” được đối phương và cho họ một cái nhìn tích cực về bạn. Trên đấu trường của những doanh nhân hàng đầu không có chỗ cho những người vụng về, nhút nhát hoặc xuề xòa về hình thức.

Điều nói trên dĩ nhiên sẽ có một vài ngoại lệ, nhưng chỉ khi bạn có một bộ óc với toàn những ý tưởng siêu việt. Còn nếu bạn không phải là thần đồng, không có chỉ số IQ làm được khác phải rụng rời, thì hãy trở nên khôn ngoan và sắc sảo hơn người khác bằng cách tận dụng nghệ thuật giao tiếp. Các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh chỉ ra rằng, nghệ thuật giao tiếp chiếm tới 60% yếu tố dẫn tới thành công, còn chuyên môn và những yếu tố nhỏ khác chỉ chiếm 40% tỷ lệ.

Một cô bán hoa quả khéo tỏ ra chân thành và tốt nết làm khách có mua đắt thì vẫn vui vẻ quay lại lần hai. Một người bán quần áo biết cách cười cho đúng kiểu thu nhập còn cao hơn nhiều những anh nhân viên văn phòng cau có. Đó là những giao tiếp xã hội thông thường. Còn trong môi trường công ty, mọi thứ còn ở một tầm cao hơn, tinh tế và khéo léo hơn.

Hãy cùng khám phá Nghệ thuật giao tiếp qua với Câu lạc bộ Nguồn nhân lực qua chuỗi bài viết dài kỳ về Ngôn ngữ cơ thể. Đây là những thông tin được sưu tầm và dịch lại từ tài liệu của nhà nghiên cứu Allan Pease – người đã bỏ ra 10 năm để nghiên cứu về lĩnh vực này.

 Kỳ 1: Cách bắt tay

Tiền thân của cái bắt tay là một cử chỉ hòa bình của những người cổ xưa. Khi những người thuộc các bộ tộc khác nhau gặp nhau, họ thường giơ tay lên và xòe rộng các ngón để người đối diện biết rằng họ không giấu vũ khí. Qua hàng bao thế kỉ, cử chỉ này ‘tiến hóa’ thành vô số các hình thức khác nhau. Tại các đất nước nói tiếng Anh, nó tồn tại ở dạng đan bàn tay vào nhau rồi lắc, được thể hiện như một sự đón chào.

Bắt tay – Thống trị hay Phục tùng?

Khi bạn vừa lần đầu tiên gặp một ai đó. Như thường lệ, bạn bắt tay họ. Và đây là ba kiểu “Người” thường thấy nhất trong một cái bắt tay:

  • Người phục tùng: “Người này đang có ý định chi phối tôi. Tôi phải cẩn thận.”
  • Người thống trị: “Tôi có thể trị được người này. Anh ta sẽ làm theo ý tôi.”
  • Người bình đẳng: “Tôi khá thích người này. Có vẻ chúng tôi sẽ hợp nhau.”

Những thông điệp này được truyền tải gần như là vô thức. Đôi lúc trong giao tiếp chúng ta có những “linh cảm” về thái độ của đối phương, mà không hề nhận ra rằng ta đã “đọc” được điều đó trong những cử chỉ rất đỗi bình thường như một cái bắt tay – chỉ có điều ta không biết rằng mình đã “đọc” nó như một thói quen vô thức mà thôi.

Kiểu bắt tay Thống trị

Kiểu bắt tay Thống trị

Kiểu bắt tay Phục tùng

Kiểu bắt tay Phục tùng

 

Những người khôn ngoan sẽ biết cách sử dụng Ngôn ngữ cơ thể để chi phối “linh cảm” của đối phương. Bằng cách nào? Dĩ nhiên, phải hiểu được thứ ngôn ngữ này trước hết.

Để mang phong thái của Người thống trị, hãy là người đưa tay ra đầu tiên. Xoay tay để lòng bàn tay hướng xuống dưới. Bàn tay không nhất thiết phải đối diện trực tiếp với sàn nhà, nhưng nên tạo ra một lực ấn nhẹ lên lòng bàn tay của người kia. Bằng cách đó, anh ta sẽ biết rằng bạn đang muốn là người nắm quyền kiểm soát.

Tương tự, đối với một Người phục tùng, hãy thể hiện thiện ý của bạn bằng cách xoay cho lòng bàn tay hướng lên trên.

Nếu cả hai người ở cùng một vị thế, bàn tay của họ thường giữ ở bị trí thẳng đứng cân bằng một góc 90 độ.

Cách bắt tay

Một ví dụ điển hình. Nhìn họ có quen không?

Các kiểu bắt tay dễ khiến đối phương hiểu lầm

Bao tay – The glove

Đối phương chìa tay cho bạn, và bạn nắm lấy như thường lệ với bàn tay phải của mình. Lòng bàn tay trái của bạn úp vào mu bàn tay phải của đối phương, ở phía trên gần cổ tay một chút.

Kiểu bắt tay này thường hay thấy ở các chính trị gia. Nó thể hiện sự tin tưởng và chân thành. Tuy nhiên đừng áp dụng nó với những người không thực sự quen biết, nó có thể có “tác dụng ngược”. Người ta sẽ nghi ngờ vì ý định của bạn đó.

Con cá chết – The dead fish

Chẳng có mấy kiểu bắt tay nào lại khó chịu như kiểu “cá chết”. Đó là khi tay bạn cứng đơ, tảng lờ, chẳng tỏ chút gì ý muốn đáp lại cái bắt tay của người đối diện. Nếu lúc đó tay bạn lạnh hoặc là dấp dính mồ hôi như một con cá chết thì còn tệ hơn nữa.

Một điều đáng ngạc nhiên là phần lớn những người sử dụng kiểu bắt tay “cá chết” đều không ý thức được điều tệ hại ấy. Hãy thử bắt tay với bạn bè và nhờ họ góp ý trước để tránh những lỗi không mong muốn này.

Nghệ thuật giao tiếp

Bạn có khó chịu khi nhận được một cái bắt tay Cá chết?

Máy nghiền khớp – The knuckle grinder

Đó là khi mà bạn siết đột ngột và mạnh bạo vào các ngón tay người đối diện, khiến cho họ không thể cử động khớp. Đây cũng là một kiểu bắt tay bạn nên tránh xa, nó khá thô lỗ và chỉ dành cho những người quen thói phô trương; hoặc chỉ thích hợp với những người bạn chí cốt mà bạn có thể cười đùa xả ga. Nhưng đôi khi, những người lao động cơ bắp cũng có kiểu bắt tay này, khiến ta cảm thấy đau, dù họ không hề có ý xấu.

Nắm ngón tay – The fingertip grab

Đây là kiểu bắt tay khi mà hai bàn tay không đàn cài chặt vào nhau. Bạn buông ngón cái của người đối diện, chỉ nắm lấy phần đầu ngón tay một cách hờ hững.

Có thể bạn không có ác ý. Bạn chỉ hơi thiếu tự tin và ngại ngần trước họ. Nhưng họ sẽ rất có thể không thông cảm, mà sẽ nghĩ theo chiều hướng rằng phải chăng bạn ‘sợ mất vệ sinh’ khi bắt tay họ.

Và, một điều cực kì quan trọng cuối cùng nữa. Khi đối phương đưa tay cho bạn bắt, hãy nhìn vào mắt họ, đừng nhìn vào tay ! Đây tưởng như là một nhắc nhở thừa thãi, nhưng bạn hãy tin đi, nếu chưa có kinh nghiệm, dù bạn có nhẩm đi nhẩm lại điều này trong đầu thì việc bạn làm sai vẫn cứ xảy ra luôn luôn, theo “quán tính” của thói quen. Hãy nhớ và thực hành nó, bởi nghệ thuật giao tiếp cũng quan trọng như các phát ngôn: thể hiện con người bạn qua cái nhìn đầu tiên.

Theo hrc-ftu.org
 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,240 lượt xem