Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây
logo ybox

Cách Viết CV Hành Chính Nhân Sự - Mẫu CV Và Lưu Ý Cần Tránh

Hành chính nhân sự là ngành nghề luôn có nhu cầu tuyển dụng cao do công việc yêu cầu phải quản lý và chịu trách nhiệm đối với nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây là cách viết CV hành chính nhân sự đúng chuẩn và lưu ý cần tránh.
I. Khái quát chung về CV hành chính nhân sự



Hành chính nhân sự là một vị trí quan trọng trong việc duy trì và phát triển các hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp. Công việc chính của nhân viên hành chính nhân sự bao gồm những việc như quản lý, giám sát các sự kiện, lên các kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ cho công ty, lên các kế hoạch tổ chức các hoạt động, kiểm tra và giám sát nhân viên từ đó hoàn thiện bảng tiền lương và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên trong công ty.

Đối với CV xin việc hành chính nhân sự, bạn phải cung cấp các thông tin đầy đủ, cơ bản liên quan tới cá nhân và ngành nghề ứng tuyển,... Bên cạnh đó, hãy cho thấy sự chuyên nghiệp, khéo léo, tinh tế và đặc biệt là khả năng giao tiếp và kết nối của mình. Đây là những thông tin quan trọng nhất, không thể thiếu, giúp bạn chứng minh năng lực và cho thấy bạn là người hoàn toàn phù hợp với nghề nhân sự

Chính vì vậy, khi viết CV xin việc hành chính nhân sự, bạn nên dùng kinh nghiệm hoặc kỹ năng, các hoạt động và sở thích của bản thân để làm rõ khả năng giao tiếp tốt và dễ dàng kết nối, nắm bắt tâm lý của đối phương. Đây là một trong những kỹ năng, phẩm chất không thể thiếu với nghề.

Tìm việc làm, tuyển dụng nhân sự có thể bạn quan tâm:

- Nhân Viên Hành Chánh

- Nhân viên Hành Chính Nhân sự tổng hợp 4K Farm

II. Cách viết CV xin việc hành chính nhân sự


1. Giới thiệu thông tin cá nhân

Phần mở đầu và không thể thiếu của bất kỳ một CV nào luôn là phần thông tin liên hệ hay còn gọi là thông tin cá nhân. Ở phần này, người viết CV cần đảm bảo viết đầy đủ, chính xác thông tin cơ bản một cách ngắn gọn, dễ hiểu,... Ví dụ như họ tên, ngày sinh, số điện thoại cá nhân, địa chỉ nơi cư trú, email cá nhân và ảnh đại diện. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý chọn cho CV bức ảnh cá nhân lịch sự, nghiêm túc.

2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là một phần nội dung quan trọng, viết tốt nội dung phần mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn có cơ hội vào vòng trong. Để viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV hành chính nhân sự, bạn cần phải viết mục tiêu một cách rõ ràng, tránh lan man.

Hãy nghiêm túc cân nhắc, suy nghĩ và thành thật với bản thân về mục tiêu nghề nghiệp của mình. Tránh việc nói dối hoặc phóng đại những nội dung trong phần này chỉ vì muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp có thể tham khảo như sau:

- Mục tiêu mở rộng kết nối, thiết lập danh sách ứng viên đa dạng, chất lượng. 

- Mục tiêu nâng cao trình độ, thích nghi với công nghệ trong tuyển dụng và quản trị nhân sự. 

- Làm quen với công việc và tạo được cơ hội thăng tiến trong ngành nghề hành chính nhân sự.

3. Tóm tắt trình độ học vấn

Các cơ quan, doanh nghiệp đều sẽ đưa ra những yêu cầu khác nhau về trình độ học vấn đối với ứng viên. Có nơi nhận cả những người trái ngành nghề và chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, cũng sẽ có những nơi yêu cầu chi tiết về kinh nghiệm làm việc cũng như đúng chuyên ngành như Quản trị nhân lực, Hành chính học hoặc liên quan. Bởi vậy, CV xin việc hành chính nhân sự của bạn cần đảm bảo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng. 

Trong phần trình độ học vấn cần bao gồm tên trường Cao đẳng/ Đại học của các bạn đã từng học, kèm với tất cả những bằng cấp, bảng điểm và các bạn cần phải ghi rõ về số năm đào tạo. Những thông tin cần phải có căn cứ để thuyết phục nhà tuyển dụng. Ví dụ như:

- Đại học Kinh tế Quốc Dân (2018 - 2022)

- Ngành: Quản trị nhân lực

- Xếp loại: Khá.

- GPA (điểm trung bình học tập): 3.5

Chú ý: Khi bạn đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực, đừng đưa GPA vào vì thông tin đã không còn quan trọng.

4. Mô tả kinh nghiệm làm việc

Đối với những người chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính nhân sự, những nhà tuyển dụng thường nhắm tới những thế mạnh như sự chăm chỉ, nhiệt tình, nghiêm túc và luôn sẵn sàng cho nhiều nhiệm vụ. Lý do bởi họ coi những công việc mới là một cơ hội để chứng minh bản thân và học hỏi.

Do đó, những người chưa có kinh nghiệm cần cho nhà tuyển dụng thấy được trong CV kinh nghiệm làm thêm, các trải nghiệm thực tập mà ở đó bạn rèn luyện được kỹ năng mềm cũng như chủ đồng tìm hiểu về luật lao động, bảo hiểm,... Có thể tham khảo ví dụ như sau:

Công ty Tư vấn Giải pháp Nhân sự TGDD, Nhân viên telesales part-time (10/2020 - nay)

- Gọi điện giới thiệu, tư vấn về các chương trình đào tạo chuyên viên nhân sự, tư vấn giải pháp tuyển dụng nhân sự online. 

- Liên tục vượt KPI 10 - 20% sau 3 tháng làm việc.

Trong lĩnh vực hành chính nhân sự, bên cạnh những công việc giấy tờ, sổ sách tại nơi làm việc, bạn sẽ chịu trách nhiệm đối với nhân viên trong việc tuân thủ quy trình, quy định của công ty. Cùng với đó là điều hòa các mối quan hệ. Do đó, bạn phải là người đại diện công ty xử lý những xung đột của nhân viên.Điều này yêu cầu rất lớn về kinh nghiệm làm việc.

Những kinh nghiệm trải nghiệm thực tế sẽ giúp CV xin việc hành chính nhân sự của bạn thêm ấn tượng Ngoài ra, bạn đừng quên thêm các ý ngắn gọn về các thành tựu đạt được trong lĩnh vực này. Một số ví dụ như:

Công ty Cổ phần TGDD, Nhân viên hành chính nhân sự (2018 - nay)

- Quản lý thủ tục hành chính, quản trị nhân sự tại văn phòng 20 nhân viên và hỗ trợ tuyển dụng, tổ chức huấn luyện nâng cao năng lực nhân viên. 

5. Liệt kê một vài kỹ năng mềm

Đối với ngành nhân sự, những kỹ năng mềm có thể phục vụ cho chuyên môn và đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng sẽ là cần thiết và phù hợp nhất trong phần kỹ năng của CV hành chính nhân sự. Bạn nên đưa vào CV từ 4 đến 5 kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng tiếp nhận, phân tích thông tin, kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức, sắp xếp và lên kế hoạch, kỹ năng quản lý ngân sách khả năng truyền đạt, đào tạo và lãnh đạo. z

6. Liệt kê các chứng chỉ cần thiết

Bất cứ ngành nghề nào nếu có chứng chỉ đều sẽ dễ dàng được chú ý hơn. Trong quá trình học tập nếu có được chứng chỉ nào thì bạn đều có thể đưa vào trong CV của mình cho thêm phần nổi bật. Đối với CV cho lĩnh vực hành chính nhân sự thì một số chứng chỉ hữu ích có thể kể đến như: các chứng chỉ về quản lý, quản trị nhân sự và đặc biệt là chứng chỉ ngoại ngữ và tin học văn phòng.

7. Giới thiệu sơ qua sở thích, tính cách

Sở thích và tính cách là phần cho thấy dấu ấn cá nhân của mỗi bản CV. Đôi khi nhà tuyển dụng cũng sẽ để ý tới phần sở thích để đánh giá sự phù hợp với công việc và văn hóa công ty của ứng viên. Việc liệt kê những sở thích của bản thân cần phải ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn đủ để tạo ấn tượng. Bạn có thể liệt kê một vài sở thích và tính cách liên quan tới công việc như: tính tình cởi mở, hòa đồng, ham học hỏi và chịu áp lực lớn. 

8. Để lại thông tin người tham chiếu

Người tham chiếu hay còn gọi là References trong CV là thông tin quan trọng, thậm chí đây cũng chính là tiêu chí để sàng lọc ứng viên. Hầu hết khi viết CV, ứng viên thường chú trọng về kỹ năng mềm, trình độ học vấn hay kinh nghiệm làm việc,... Đây đều là những thông tin thiếu xác thực và người tham chiếu đóng vai trò như “người bảo lãnh” cho năng lực của bạn.

Mục người tham chiếu thường sẽ đặt ở phần cuối của CV để nhà tuyển dụng quay lại quyết định bằng việc đối chiếu cùng người tham chiếu sau khi xem xét xong hết tiêu chí và thông tin. Thông tin người tham chiếu thường bao gồm: Họ và tên đầy đủ, chức vụ làm việc của họ, mối quan hệ của bạn với họ, tên đầy đủ công ty và địa chỉ người tham chiếu và thông tin liên lạc cụ thể (số điện thoại, email).

Bạn cần lưu ý xin phép người tham chiếu trước khi đưa thông tin về họ vào CV của mình.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

175 lượt xem


Bình luận

lh-fulllh-x