Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây
logo ybox

Gắn Kết Sang Chấn (Trauma Bonding)

Gắn kết sang chấn là dạng gắn kết khi người bị ngược đãi cảm thông với kẻ ngược đãi, đặc biệt là trong một mối quan hệ có dạng ngược đãi lặp đi lặp lại theo chu kỳ.

Trauma bonding is the attachment an abused person feels for their abuser, specifically in a relationship with a cyclical pattern of abuse.

Ngược lại với cách đông đảo mọi người thường sử dụng, thuật ngữ “gắn kết sang chấn” không có nghĩa là cả hai người đều gắn kết khi trải qua cùng sang chấn.

Contrary to the widely popularized use of the term, trauma bonding does not mean the two people are bonding over shared trauma.

Một gắn kết sang chấn được tạo ra do một chu kỳ lặp đi lặp lại của hành vi ngược đãi và củng cố tích cực. Sau mỗi lần ngược đãi, kẻ ngược đãi sẽ thể hiện tình yêu, sự hối hận, và cố gắng cố làm cho mối quan hệ trở nên an toàn và cần thiết đối với nạn nhân bị ngược đãi.

A true trauma bond is created due to a cycle of abuse and positive reinforcement. After each circumstance of abuse, the abuser professes love, regret, and otherwise tries to make the relationship feel safe and needed for the abused person.

Ivy Kwong, trị liệu viên hôn nhân gia đình chuyên về chữa lành sang chấn giải thích, “Kết nối sang chấn xuất hiện trong những mối quan hệ nơi có sự mất cân bằng quyền lực và chu kỳ thưởng phạt lặp đi lặp lại. Kẻ ngược đãi ở một vị trí có quyền lực cao hơn người bị ngược đãi và luân phiên giữa làm tổn thương và xoa dịu nạn nhân.

Ivy Kwong LMFT, a therapist who specializes in healing trauma explains, “A trauma bond develops in relationships where there is a power imbalance and a cycle of reward and punishment. The abuser is in a position of power over the person being abused and alternates between hurting and soothing them.”

Nguồn: Sandstone Care

Gắn kết sang chấn là một trong những lý do khiến tình huống ngược đãi trở nên khó hiểu và quá mức chịu đựng. Nó có cả cảm giác tích cực và/hoặc yêu thương với kẻ ngược đãi, khiến nạn nhân cảm thấy gắn bó và lệ thuộc vào kẻ ngược đãi.

Trauma bonding is one reason that leaving an abusive situation can feel confusing and overwhelming. It involves positive and/or loving feelings for an abuser, making the abused person feel attached to and dependent on the abuser.

Dấu hiệu và triệu chứng. Signs and Symptoms

Vì không phải tình huống ngược đãi nào cũng gây ra gắn kết sang chấn, nên bạn có thể không chắc chắn lắm đây có phải tình huống bạn gặp phải hay không.

Because not all abusive situations result in trauma bonding, you may be unsure if this term applies to you.

Vậy nên, đâu là dấu hiệu của gắn kết sang chấn? Bao gồm: So, what are signs of trauma bonding? They include the following:1

– Nạn nhân bị ngược đãi che đậy hoặc thanh minh với mọi người về hành vi của kẻ ngược đãi. An abuse victim covers up or makes excuses to others for an abuser’s behavior

– Nạn nhân bị ngược đãi lừa dối bạn bè và gia đình về việc mình bị ngược đãi. An abuse victim lies to friends or family about the abuse

– Nạn nhân không cảm thấy thoải mái đề cập đến tình trạng ngược đãi hoặc không thể rời bỏ tình trạng này. A victim doesn’t feel comfortable with or able to leave the abusive situation

– Nạn nhân nghĩ mình bị ngược đãi là do lỗi của mình. An abuse victim thinks the abuse is their fault

– Tình trạng ngược đi theo một chu kỳ lặp lại (tức là, kẻ ngược đãi cố bù đắp cho nạn nhân sau mỗi lần ngược đãi.) The abuse follows a cycle (i.e., the abuser tries to make up for an abusive incident)

– Kẻ ngược đãi hứa họ sẽ thay đổi nhưng không bao giờ làm điều đó. The abuser promises they’ll change but they never do

– Kẻ ngược đãi kiểm soát nạn nhân (thao túng hoặc gaslighting) The abuser controls the victim (i.e., manipulation or gaslighting)

– Kẻ ngược đãi cô lập nạn nhân khỏi gia đình và bạn bè. The abuser isolates the victim from friends and family

– Kẻ ngược đãi cố lôi kéo gia đình bạn bè về phía họ. The abuser gets friends and family on their side

– Nạn nhân tiếp tục tin tưởng kẻ ngược đãi. The victim continues to trust the abuser

Các giai đoạn. Stages

Bạn có thể đã từng nghe về bảy giai đoạn của gắn kết sang chấn. Mặc dù mỗi gắn kết sang chấn đều đặc biệt, nhưng chúng thường bao gồm một phiên bản các dạng thức thường gặp như liệt kê bên dưới.

You may have heard of the seven stages of trauma bonding. Though each trauma bond is unique, they often involve a version of the common patterns listed below.

7 Giai đoạn Gắn kết sang chấn. The 7 Stages of Trauma Bonding

– Dội bom tình yêu. Love bombing

– Lấy được sự tin tưởng. Gaining trust

– Chỉ trích. Criticism

– Thao túng. Manipulation

– Cam chịu. Resignation

– Khó chịu. Distress

– Lặp lại. Repetition

Dội bom tình yêu. Love Bombing

Dội bom tình yêu diễn ra khi một người khiến bạn choáng ngợp bằng việc thể hiện quá nhiều yêu thương. Họ có thể gửi bạn nhiều bó hoa lộng lẫy mỗi ngày trong hàng tuần liền, hoặc nói với bạn là họ yêu bạn ngay từ lúc mới bắt đầu mối quan hệ.

Love bombing is when a person overwhelms you with grand displays of affection. They might send you extravagant bouquets every day for a week, or tell you that they love you early on in the relationship.

Các nhà tâm lý học lưu ý rằng những kẻ ái kỷ và vô nhân tính có thể cho thấy hành vi dội bom này để lấy được sự tin tưởng của đối phương.

Psychologists note that narcissists and sociopaths may engage in love bombing to gain the other person’s trust.2

Giành lấy sự tin tưởng. Gaining Trust

Kẻ ngược đãi có thể có một số hành động cụ thể để cho thấy bản thân là người đáng tin. Nếu bạn nghi ngờ sự đáng tin của họ, họ có thể cảm thấy bị xúc phạm vì bạn đã nghi ngờ họ từ đầu.

An abuser may perform specific actions in order to be considered trustworthy. If you doubt their trustworthiness, they may become offended that you would doubt them in the first place.

Chỉ trích nạn nhân. Criticizing the Victim

Kẻ ngược đãi thường phê phán nạn nhân tới mức chính nạn nhân cũng đổi lỗi cho bản thân. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân dần tin rằng mình xứng đáng bị phê bình – ngay cả khi họ chẳng làm gì sai cả.

An abuser often criticizes the victim to the point where the victim even blames themself. In many cases, the victim comes to believe they deserve the criticism—even when they’ve done nothing wrong.1

Thao túng nạn nhân. Manipulating the Victim

Kẻ ngược đãi bào chữa cho hành vi của chính mình bằng cách thao túng nạn nhân của mình. Khi nạn nhân cố nói lên tình trạng bị đối xử bất công thì kẻ ngược đãi có thể thao túng tâm lý họ bằng cách nói “Em chỉ đang tưởng tượng thôi,” hay “Em đang làm quá lên”. Những kẻ này thậm chí còn thuyết phục nạn nhân rằng tình trạng này là bình thường và chẳng có vấn đề gì ở đây cả.

Abusers defend their own behavior by manipulating their victims. When a victim tries to speak out against unfair treatment, the abuser might gaslight them by saying, “You’re imagining it,” or “You’re exaggerating.” They may even convince the victim that the abuse is normal and there’s nothing wrong with it.1

Cam chịu. Resignation

Nguồn: Launch Centers

Thường được biết đến là phản ứng nhẫn nhục trước sang chấn, sau khi tình trạng ngược đãi bị lặp lại quá nhiều lần, nạn nhân thường cam chịu hành vi ngược đãi. Họ chấp nhận những gì kẻ ngược đãi muốn. Phản ứng nhẫn nhục thường được coi là hành vi lấy lòng người khác. Tuy nhiên, nó cũng là một cơ chế ứng phó giúp chủ thể sinh tồn.

Often known as the fawn response to trauma, after repeated incidents of abuse, a victim often resigns to going along with the abusive behavior. They acquiesce to what the abuser wants. The fawn response is often referred to as people-pleasing. However, it’s also a coping mechanism for survival.3

Tâm lý khó chịu. Psychological Distress

Nạn nhân trải qua sự khó chịu nghiêm trọng trong tâm lý sau khi bị ngược đãi; không may thay, trong suốt giai đoạn này, họ có thể cũng bị tê liệt cảm xúc, cảm thấy mình như mất đi chính mình, co rụt khỏi mọi người và các hoạt động, và thậm chí còn nghĩ đến tự sát.

A victim experiences severe psychological distress as a result of abuse; unfortunately, during this stage, they may also experience emotional numbness, feeling as though they’ve lost who they are, withdrawing from people and activities, and even suicidal ideation.

Vòng chu kỳ lặp lại. The Cycle Repeats

Không may thay, chu kỳ ngược đãi được định hình bởi chính sự lặp đi lặp lại của nó. Sau mỗi lần ngược đãi, kẻ ngược đãi thường bắt đầu giai đoạn gắn bó sang chấn hết lần này đến lần khắc bằng cách dội bom tình yêu và thu được sự tin tưởng nơi nạn nhân.

Unfortunately, the cycle of abuse is characterized by its repetition. After an abusive incident, an abuser often begins the stages of trauma bonding all over again by love bombing the victim and regaining their trust.

Nạn nhân có thể kiếm cớ để bao biện cho những hành vi của kẻ ngược đãi. Mọi thứ sẽ như kiểu quay về trạng thái “bình thường”, cho đến khi lần ngược đãi tiếp theo xuất hiện.

The victim may make excuses for the abuser’s behavior. Things may seem like they’re returning to “normal,” until another incident of abuse occurs.4

Chu kỳ ngược đãi có thể bị phá vỡ. Mặc dù đôi lúc bất khả thi, nhưng vẫn có nhiều người có thể kết thúc được những mối quan hệ ngược đãi kiểu này và tìm thấy sự an toàn trong những mối quan hệ lành mạnh hơn.

The cycle of abuse can be broken. Though it may seem impossible at times, many people go on to end abusive relationships and find safety in healthy relationships.

Nguồn: Carla Corelli

Nguyên nhân? What Causes It?

Gắn kết sang chấn có thể xuất hiện trong bất kỳ bối cảnh ngược đãi nào, dù trong thời gian ngắn hay kéo dài.

Trauma bonding can occur in any situation of abuse, no matter how long or short an amount of time it lasts.

Nó dễ xuất hiện nhất trong một tình huống khi kẻ ngược đãi thể hiện tình yêu với người mà họ đang ngược đãi, và họ hành xử như thể việc ngược đãi sẽ không xuất hiện nữa mỗi lần nó xuất hiện. Đó là sự kết hợp giữa ngược đãi và củng cố tích cực, tạo ra gắn kết sang chấn hoặc cảm giác của nạn nhân cho rằng kẻ ngược đãi cũng không tệ lắm.

That said, it is most likely to happen in a situation where the abuser makes a point of expressing love to the person they are abusing, and where they act as if the abuse will not happen again after each time it does. It’s that combination of abuse and positive reinforcement that creates the trauma bond or the feeling by the abused that the abuser isn’t all bad.

Có nhiều kiểu ngược đãi nơi mà gắn kết sang chấn có thể xuất hiện, và gắn bó cảm xúc cũng là tình trạng thường thấy ở các vụ ngược đãi.

There are many types of abusive situations in which trauma bonding can occur, and emotional attachments are common in abusive situations.5

Gắn kết sang chấn không có gì là đáng xấu hổ cả, nó là kết quả của việc não bộ tìm kiếm những phương thức để sinh tồn. Cũng được gọi là gắn bó nghịch lý, hiện tượng này có thể xuất hiện do bởi nhiều tình huống khác nhau. Dưới đây là một số tình huống thường gặp:

Trauma bonds are nothing to be ashamed of, as they result from our brains looking for survival methods. Also referred to as paradoxical attachment, this phenomenon can occur due to a wide variety of situations. Here are the most common ones:

– Bạo lực gia đình. Domestic abuse

– Loạn luân. Incest

– Bắt cóc. Kidnapping

– Lạm dụng tình dục. Sexual abuse

– Cuồng giáo. Cults

– Ngược đãi người cao tuổi. Elder abuse

– Buôn người. Human trafficking

Có thể sẽ rất khó để hiểu được làm sao một ai đó trong tình huống kinh khủng như vậy lại có thể có cảm giác yêu thương, lệ thuộc hay quan tâm với người hoặc những người đang lạm dụng họ. Mặc dù bạn có thể không hiểu được tình huống này nếu bạn chưa từng ở trong hoàn cảnh nơi ngược đãi lặp lại theo chu kỳ, thì mọi chuyện vẫn khá rõ ràng.

It may be difficult to understand how someone in such a terrible situation like one of the above could have feelings of love, dependence, or concern for the person or people abusing them. While you may not understand it if you’ve never been in a situation yourself that involved cyclical abuse, it’s pretty straightforward.

Kết nối hình thành từ nhu cầu cơ bản muốn được gắn bó của con người như một công cụ sinh tồn. Từ đây, nạn nhân bị bạo hành có thể bị lệ thuộc vào kẻ bạo hành họ. Và khi ở trong một chu kỳ nơi kẻ ngược đãi hứa hẹn sẽ không bao giờ lặp lại hành vi ngược đãi và lấy được sự tin tưởng hết lần này đến lần khác, và bạn đang ở trong một tình huống phức tạp về cảm xúc làm ảnh hưởng đến ngay cả những người mạnh mẽ về cảm xúc.

The bond forms out of the basic human need for attachment as a means of survival. From there, an abuse victim may become dependent on their abuser. Add in a cycle in which an abuser promises never to repeat the abuse and gains the victim’s trust repeatedly, and you have a complex emotional situation that affects even people who seem very emotionally strong.

Nguồn: RWA Psychology

Yếu tố nguy cơ. Risk Factors for Trauma Bonding

Dưới đây là những yếu tố nguy cơ có thể khiến một người dễ trở có gắn bó sang chấn trong các mối quan hệ ngược đãi:

The following may make someone more susceptible to trauma bonding in abusive relationships:6

– Có gắn bó bất an. Attachment insecurity

– Bị ngược đãi thời thơ ấu. Childhood maltreatment

– Tiếp xúc với các mối quan hệ ngược đãi trong quá trình lớn lên. Exposure to abusive relationships growing up

– Thiếu hỗ trợ xã hội. Lack of social support

– Lòng tự trọng thấp. Low self-esteem

Tác động. Impact

Tác động lớn nhất và tồi tệ nhất của gắn kết sang chấn là cảm xúc tích cực dành cho kẻ ngược đãi có thể khiến một người chọn ở lại tình huống ngược đãi. Điều này, nhẹ nhất thì có thể dẫn đến tiếp diễn tình trạng ngược đãi, nặng nhất có thể dẫn đến cái chết.

The largest and worst impact of trauma bonding is that the positive feelings developed for an abuser can lead a person to stay in an abusive situation. That can lead to continued abuse at best, and death at worst.7

Một khi tách ra khỏi kẻ ngược đãi, những người có gắn kết sang chấn với những kẻ này có thể trải qua mọi cung bậc từ sang chấn tiếp diễn đến lòng tự trọng giảm thấp. Một nghiên cứu lưu ý rằng tác động lên lòng tự trọng sẽ tiếp diễn tận 6 tháng sau khi nạn nhân được tách khỏi kẻ ngược đãi.

Once separated from the abuser, someone who has trauma bonded to theirs may experience everything from continued trauma to low self-esteem. One study noted that the impact on self-esteem continued even six months after the separation from the abuser.5

Ngoài ra, hậu quả hậu gắn kết sang chấn còn có cả trầm cảm và lo âu. Việc trải qua gắn kết sang chấn cũng có thể làm tăng khả năng xuất hiện chu kỳ ngược đãi giữa các thế hệ.

Additionally, the after-effects of trauma bonding can include depression and anxiety. Experiencing trauma bonding may also increase the likelihood of an intergenerational cycle of abuse.8

“Người bị ngược đãi có thể xuất hiện các cảm xúc lẫn lộn như tủi hổ, yêu thương, tự trách, khủng hoảng, nhẹ nhõm, lo âu, biết ơn, và sợ hãi đối với kẻ thủ ác. Họ thường cảm thấy mình có trách nhiệm cho cảm xúc của người đang tổn thương mình, và có thể cố gắng liên tục làm hài lòng hoặc lấy lòng kẻ ngược đãi,” theo Kwong. Điều này khiến họ càng khó phá vỡ kết nối.

“The person being abused may feel conflicting feelings like shame, love, self-blame, terror, relief, anxiety, gratitude, and fear towards the perpetrator. They often feel responsible for the feelings of the person who is hurting them and may try to continually please or appease the abuser,” says Kwong. This makes it even more difficult to break the bond.

Làm sao để phá bỏ kết nối này? How to Break The Bond

Nếu bạn đã đang rơi vào tình huống bị ngược đãi dẫn đến sự xuất hiện của gắn kết sang chấn, ưu tiên của bạn hiện giờ có thể là vượt qua gắn kết sang chấn để có thể nhìn nhận tình huống đúng như bản chất và vượt qua nó.

If you have experienced an abusive situation that led to trauma bonding, your priority now is likely to get past the trauma bond so that you can see the situation for what it was and move past it.

Nếu bạn đã vượt ra khỏi tình huống này rồi, bạn có thể không cần làm bước đầu tiên, hoặc bạn có thể đã làm rồi. Hơn hết, tất cả những bước còn lại đều vẫn rất hiệu quả và hữu ích với bất kỳ ai đã từng bị bạo hành trong một mối quan hệ gắn kết mang tính sang chấn.

If you are out of the situation already, you might not need to do the first step, or you may have done it. Beyond that, all of the remaining steps can be helpful and useful for anyone who has been on the abused side of a trauma-bonded relationship.

“Bước đầu tiên trong quá trình chữa lành khỏi sang chấn là gọi tên nó. Bằng cách công nhận sự tồn tại của nó và sẵn sàng phá vỡ chu kỳ này, bạn đang dũng cảm có bước đi đầu tiên hướng đến sự chữa lành và tự do,” theo Kwong.

“The first step in healing from trauma bonding is naming it. By acknowledging it exists and being open to breaking the cycle, you are taking a brave step forward toward your healing and freedom,” says Kwong.

Nguồn: Beatanxiety.me

Kế hoạch an toàn. Plan for Safety

Nếu bạn hiện đang trong bị ngược đãi, bạn nên rời đi khi đã xây dựng được một kế hoạch an toàn. Là  có một nơi an toàn để đến nhận được hỗ trợ. Bạn không cần phải tự xoay xở mọi thứ một mình.

If you are currently in an abusive situation, you should leave it when you have created a safety plan. This involves having somewhere safe to go with support. You don’t need to figure it out all on your own.

Trị liệu. Therapy

Trị liệu là một công cụ tuyệt với giúp hỗ trợ con người ta vượt qua sang chấn. Nó không chỉ giúp bạn vượt qua những cảm xúc phức tạp và khó chịu sau khi rời bỏ một tình huống ngược đãi, mà nó còn giúp bạn đưa ra những lựa chọn khác biệt trong tương lai.

Therapy is an incredible tool for helping people move past trauma. It can not only help you move through the complex and difficult emotions you’re experiencing after leaving an abusive situation, but it can also enable you to make different choices in the future.

Nó cũng giúp bạn nhìn thấy những dấu hiệu cảnh báo tình trạng ngược đãi để bạn không một lần nữa rơi vào trạng trạng này. Có nhiều dạng trị liệu, trong đó trị liệu sang chấn luôn là lựa chọn hàng đầu cho những người đã từng trải qua sáng chấn kiểu như ngược đãi.

It can also help you see warning signs of abuse so that you don’t end up in an abusive situation again. There are many different types of therapy, with trauma therapy always being a top choice for people who have experienced trauma such as abuse.

Chăm sóc và độc thoại nội tâm tích cực. Positive Self-Talk and Care

Một tác động đáng kể của các tình huống ngược đãi là chúng có thể hạ thấp lòng tự trọng của bạn. Dần bị lệ thuộc vào kẻ ngược đãi, bị sỉ nhục bằng những kẻ này, và đơn giản là việc bị ngược đãi đã làm tổn hại lòng tự trọng của một người. Việc nói chuyện tử tế với bản thân và cố hết sức tin rằng tình huống ngược đãi không phải lỗi của bạn đều là những công cụ tốt giúp bạn phá vỡ kết nối với (những) kẻ ngược đãi mình.

One significant impact of abusive situations is that they can lower your self-esteem. Being made to be dependent on an abuser, being spoken down to by one, and simply the act of being abused wreaks havoc on a person’s self-esteem.9 Speaking kindly to yourself and doing your best to believe that the abusive situation wasn’t your fault are helpful tools to break your bond from your abuser(s).

Ngoài ra, việc cố gắng tử tế với bản thân bằng những hành động tự chăm sóc chính mình cũng giúp hỗ trợ quá trình chữa lành. Việc đặt để bản thân vào những tình huống khi mà hành động của bạn chính là thứ khiến bạn cảm thấy tốt lên có thể củng cố quan điểm rằng bạn không cần bất kỳ ai khác khiến bạn cảm thấy ổn. Bạn có sự tự chủ, và càng nhắc nhở bản thân về điều đó bằng những hành động yêu thương, bạn càng dễ cảm nhận và tin tưởng nó.

Additionally, making a point to be kind to yourself through acts of self-care can also facilitate your healing. Putting yourself in situations where your actions are the reason you feel good can reinforce the idea that you don’t need someone else to make you feel OK. You have autonomy, and the more you remind yourself of that through loving acts, the easier it will be to feel and believe.

Các nhóm hỗ trợ đồng đẳng. Support and Peer Groups

Trị liệu là một công cụ rất cần thiết để hồi phục, nhưng trải nghiệm của bạn về gắn kết sang chấn có thể cần nhiều hơn trị liệu. Trong những tình huống thế này, kết nối với những người cũng từng trải qua điều tương tự có thể sẽ rất hữu ích. Nó có thể giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn và giúp bạn bớt tủi hổ hơn vì đã bị ngược đãi.

Therapy is a much-needed tool for recovery, but your experience of trauma bonding might be one where therapy alone isn’t enough. In these situations, communing with others who have also gone through something similar can be very helpful. It can help you feel less alone and make you feel less shame for having been abused.

Nếu bạn cảm thấy không cần nhóm hỗ trợ, hãy cân nhắc chia sẻ những gì bạn đã trải qua với những người thân thiết hoặc người bạn thực sự tin tưởng. Không có gì phải xấu hổ cả, và càng nghe những điều này nhiều, bạn sẽ càng dễ tin tưởng nó.

If you don’t feel up to a support group, consider sharing what you went through with the people you are close to and whom you trust deeply. There isn’t anything to be ashamed of, and the more you hear that, the easier it may be to believe.

Gắn kết sang chấn là phản ứng cảm xúc của con người, không phải lỗi lầm tính cách, và nó xuất hiện trong những chu kỳ ngược đãi ở bất cứ ai. Việc tiết lộ trải nghiệm của bạn có thể mang đến cho bạn một cảm giác nhẹ nhõm một khi bạn thấy được mọi người quanh bạn thấu cảm thế nào với những gì bạn trải qua.

Trauma bonding is a human emotional response, not a character flaw, and it can occur within abusive cycles to anyone. Disclosing your experience may provide you with a sense of relief once you see how empathetic those around you are about it.

Lịch sử. History of Trauma Bonding

Thuật ngữ gắn kết sang chấn được gọi tên bởi TS. Patrick Carnes, CAS vào năm 1977. Carnes là một chuyên gia trong trị liệu nghiện và là nhà sáng lập của Viện Quốc tế về Chuyên gia Sang Chấn và Nghiện (IITAP). Ông chia sẻ học thuyết về gắn kết sang chấn trong một bài trình bày có tên là “Kết nối sang chấn, Tại sao con người ta lại gắn bó với kẻ tổn thương mình.”

The term trauma bonding was coined by Patrick Carnes, PhD, CAS in 1997. Carnes is a specialist in addiction therapy and the founder of the International Institute for Trauma and Addiction Professionals (IITAP). He shared the theory of trauma bonding in a presentation called “Trauma Bonds, Why People Bond To Those That Hurt Them.”10

Carnes định nghĩa gắn kết sang chấn là “Gắn kết rối loạn chức năng xuất hiện khi có mối nguy hiểm, tủi hổ hoặc bóc lột xuất hiện” và ông cho rằng nó là một trong chín phản ứng có thể xuất hiện trước một tình huống gây sang chấn.

Carnes defined trauma bonding as “dysfunctional attachments that occur in the presence of danger, shame, or exploitation” and considered it one of nine possible reactions to a traumatic situation.

Ông phỏng đoán rằng gắn kết sang chấn xuất hiện do cách mà não bộ xử lý sang chấn và những cách thức này dựa trên cách mà chúng ta phải thích nghi khi cần sinh tồn. Ông phát hiện ra hai khía cạnh quan trọng nhất của sang chấn, là cách ta phản hồi lại với mức độ nghiêm trọng của chúng và thời gian tồn tại của chúng.

He surmised that trauma bonding occurs due to the way our brains handle trauma and that these ways are based on the manners in which we must adapt when we need to survive. He found the two most important aspects of trauma, how people respond to its severity, and how long it continues.

Khái niệm này vẫn còn chỗ đứng hiện nay, bằng việc trị liệu hiện tại thường tập trung vào quá trình nạn nhân có thể phá vỡ gắn kết sang chấn và không cảm thấy tủi hổ hay tội lỗi vì cách mình phản ứng với một tình huống có thể đe dọa đến mạng sống của bản thân.

This concept continues to hold today, with therapy nowadays often focusing on how victims can break trauma bonds and not feel shame or guilt over how they reacted to a potentially life-threatening situation.

Trước khi thuật ngữ gắn kết sang chấn xuất hiện, thuật ngữ duy nhất để chỉ những kiểu gắn bó cảm xúc trong các trường hợp ngược đãi là Hội chứng Stockholm. Tuy nhiên, thuật ngữ này không bao hàm rộng rãi nhiều tình huống khác nhau nơi gắn kết có thể xuất hiện hoặc nhiều hình thức biểu hiện khác nhau của nó.

Before the term trauma bonding, the only term for emotional attachments in abusive situations was Stockholm syndrome. However, that term did not broadly encompass the many different situations in which bonding can occur or the many different ways it can manifest.

Điều cần nhớ. Keep in Mind

Nếu bạn đã đang ở trong bất cứ tình huống ngược đãi nào, bạn có thể đã trải nghiệm gắn kết sang chấn. Đây là không phải là điều đáng xấu hổ hay tội lỗi. Đó là một phản ứng tự nhiên với sang chấn và vẫn có sự hỗ trợ dành cho bạn.

If you have been in an abusive situation of any sort, you may have experienced trauma bonding. This is nothing to be ashamed of or feel guilt towards. It’s a response to trauma, and there is help available for you.

Việc trao đổi với một chuyên gia sức khỏe tâm thần về gắn kết sang chấn, một nhóm hỗ trợ, hay thậm chí với những người thân yêu có thể giúp bạn nhận ra mình không đổ lỗi sự gắn bó này cho kẻ ngược đãi, và bạn có thể được chữa lành.

Speaking about your trauma bond with a mental health professional, a support group, and even trusted loved ones can help you realise that you are not to blame for your attachment towards your abuser, and that you can heal from it.

Tham khảo. Sources

Rakovec-Felser Z. Domestic violence and abuse in Intimate relationship from public health perspective. Health Psychol Res. 2014;2(3):1821. doi:10.4081/hpr.2014.1821

Strutzenberg CC, Wiersma-Mosley JD, Jozkowski KN, Becnel JN. Love-bombing: A Narcissistic Approach to Relationship Formation. Discovery, The Student Journal of Dale Bumpers College of Agricultural, Food and Life Sciences. 2017;18(1), 81-89.

Zingela Z, Stroud L, Cronje J, Fink M, van Wyk S. The psychological and subjective experience of catatonia: a qualitative study. BMC Psychol. 2022;10(1):173. doi:10.1186/s40359-022-00885-7

Thornberry TP, Henry KL, Smith CA, Ireland TO, Greenman SJ, Lee RD. Breaking the cycle of maltreatment: the role of safe, stable, and nurturing relationships. J Adolesc Health. 2013;53(4 Suppl):S25-S31. doi:10.1016/j.jadohealth.2013.04.019

Dutton DG, Painter S. Emotional attachments in abusive relationships: a test of traumatic bonding theory. Violence Vict. 1993;8(2):105-120.

Lahousen T, Unterrainer HF, Kapfhammer HP. Psychobiology of attachment and trauma-some general remarks from a clinical perspective. Front Psychiatry. 2019;10:914. doi:10.3389/fpsyt.2019.00914

Campbell JC, Webster D, Koziol-McLain J, et al. Risk factors for femicide in abusive relationships: results from a multisite case control study. Am J Public Health. 2003;93(7):1089-1097. doi:10.2105/ajph.93.7.1089

Van Wert M, Anreiter I, Fallon BA, Sokolowski MB. Intergenerational transmission of child abuse and neglect: a transdisciplinary analysis. Gender and the Genome. 2019;3:247028971982610. doi:10.1177/2470289719826101

Xiang Y, Wang W, Guan F. The relationship between child maltreatment and dispositional envy and the mediating effect of self-esteem and social support in young adults. Front Psychol. 2018;9:1054. doi:10.3389/fpsyg.2018.01054

New Leaf Center. Trauma bonds: why people bond to those who hurt them.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/trauma-bonding-5207136

Như Trang.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

72 lượt xem, 67 người xem - 67 điểm


Bình luận

lh-fulllh-x