Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây
logo ybox

Làm Sao Để Ngừng Suy Nghĩ Quá Nhiều (How To Stop Overthinking)?

Suy nghĩ quá nhiều có thể là một thói quen khó bỏ. Bạn thậm chí còn tự thuyết phục bản thân rằng  nghĩ về một điều gì đó trong thời gian dài là chìa khóa giúp tìm ra giải pháp tốt nhất. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Overthinking can be a hard habit to break. You might even convince yourself that thinking about something for a really long time is the key to developing the best solution. But that’s usually not the case.

Nguồn: Shape

Trong thực tế, nghĩ về cái gì đó càng lâu thì bạn càng có ít thời gian và năng lượng bạn cần bỏ ra để hành động hiệu quả. Ngoài ra, việc nghĩ về tất cả mọi thứ bạn vốn nên làm khác đi, nghi ngờ quyết định đã đưa ra, và liên tục tưởng tượng ra những kịch bản tệ nhất có thể khiến bạn kiệt sức.

In fact, the longer you think about something, the less time and energy you have to take productive action. Plus, thinking about all the things you could have done differently, second-guessing your decisions, and continuously imagining worst-case scenarios can be exhausting.

Hãy cùng tìm hiểu suy nghĩ quá nhiều là gì, dấu hiệu cho thấy bạn có thể là người suy nghĩ quá nhiều, và một số lý do tại sao một số người có hành vi này. Bên cạnh đó, hãy cùng khám phá những dạng suy nghĩ quá mức khác nhau, tác động của chúng lên sức khỏe tinh thần và các mối quan hệ và cách ngừng suy nghĩ quá nhiều trong cuộc sống.

Learn what overthinking is, some signs you may be an overthinker, and a few reasons some people think too much. Also, explore different types of overthinking, the effects on your mental health and relationships, and how to stop overthinking things in your life.

Suy nghĩ quá nhiều là gì? What Is Overthinking?



Nguồn: Reddit


Suy nghĩ quá nhiều (hay cả nghĩ) là suy nghĩ về một đề tài hay tình huống náo đó quá mức, phân tích nó quá lâu. Khi bạn nghĩ quá nhiều bạn gặp khó khăn trong việc tập trung tâm trí vào bất cứ thứ nào khác. Tâm trí bị chiếm đóng bởi đúng một thứ bạn đang suy tư về.

Overthinking involves thinking about a certain topic or situation excessively, analyzing it for long periods of time. When you overthink, you have a hard time getting your mind to focus on anything else. It becomes consumed by the one thing you are thinking about.

Mặc dù một số người tin rằng suy nghĩ quá nhiều có thể khá hữu ích vì nó giúp nhìn nhận một vấn đề từ gần như mọi góc nhìn có thể và dự đoán được các sự kiện tương lai, thì điều ngược lại cũng đúng. Nghiên cứu chỉ ra rằng suy nghĩ quá nhiều có liên đới với cảm giác trầm cảm, lo âu và rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

While some people believe that overthinking may be helpful since it involves looking at an issue or problem from nearly every viewpoint possible and anticipating future events, the opposite is true. Research suggests that overthinking is associated with feelings of depression, anxiety, and post-traumatic stress disorder (PTSD).1

Tất cả chúng ta đều có lúc suy nghĩ quá nhiều. Bạn có thể mãi suy tư về tất cả những điều tệ hại có thể diễn ra khi bạn có bài thuyết trình vào tuần tới, hoặc bạn dành hàng giờ liền cố quyết định xem nên mặc cái gì cho buổi phỏng vấn xin việc sắp tới.

Everyone overthinks sometimes. Maybe you keep thinking about all the things that could go wrong when you give your presentation next week, or you’ve wasted countless hours trying to decide what to wear to your upcoming job interview.

Việc tìm cách chấm dứt suy nghĩ quá nhiều có thể giúp bạn thực sự hành động thay vì đơn giản cứ mãi nghĩ về những điều phiền nhiễu bạn. Thay vì quẩn quanh đi tới đi lui trong tâm trí, bạn có thể bắt đầu từng bước giải quyết tình huống này.

Finding ways to put an end to overthinking can help you take action in your life versus simply thinking about things that are bothering you. Instead of going over something in your mind again and again, you can start to take the steps necessary to resolve the situation.

Nguồn: Facts.net


Nguồn: Facts.net


Dấu hiệu cho thấy bạn đang nghĩ quá nhiều. Signs You’re Overthinking

Nếu bạn tự hỏi không biết mình có đang nghĩ quá nhiều về một tình huống hay vấn đề hay không, có một vài điều bạn có thể để ý thấy. Dấu hiệu suy nghĩ quá nhiều bao gồm:

If you’re wondering whether you are overthinking a particular situation or concern, there are a few things you can look for. Signs of overthinking include:

– Không thể nghĩ về thứ nào khác. An inability to think about anything else

– Không thể thư giãn. Being unable to relax

– Liên tục cảm thấy lo lắng hoặc lo âu. Constantly feeling worried or anxious

– Cắm chốt vào những thứ ngoài tầm kiểm soát. Fixating on things outside of your control

– Cảm thấy kiệt sức tinh thần. Feeling mentally exhausted

– Có nhiều suy nghĩ tiêu cực. Having a lot of negative thoughts

– Tái diễn tình huống hoặc trải nghiệm trong tâm trí. Replaying a situation or experience in your mind

– Nghi ngờ quyết định đã đưa ra. Second-guessing your decisions

– Nghĩ về tất cả những viễn cảnh tệ hại nhất. Thinking of all the worst-case scenarios

Nguyên nhân gây suy nghĩ quá nhiều. Causes of Overthinking

Suy nghĩ quá nhiều có thể diễn ra do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một vài nguyên nhân. Overthinking can happen for several reasons. Here are a few to consider.

Không tập trung vào giải pháp. Not Being Solution-Focused

Suy nghĩ quá nhiều khác với giải quyết vấn đề. Suy nghĩ quá nhiều là đắm chìm vào vấn đề, trong khi giải quyết vấn đề là tìm kiếm giải pháp.

Overthinking is different from problem-solving. Overthinking is about dwelling on the problem, while problem-solving involves looking for a solution.

Hãy tưởng tượng một cơn bão sắp đến. Dưới đây là một ví dụ cho thấy sự khác biệt giữa suy nghĩ quá nhiều và giải quyết vấn đề.

Imagine a storm is coming. Here’s an example that shows the difference between overthinking and problem-solving:

Suy nghĩ quá nhiều: “Tôi ước cơn bão sẽ không đến. Sẽ kinh khủng lắm. Tôi hy vọng ngôi nhà sẽ không bị hủy hoại. Tại sao những điều thế này cứ xảy đến với tôi? Tôi không kham nổi.”

Overthinking: “I wish the storm wouldn’t come. It’s going to be awful. I hope the house doesn’t get damaged. Why do these things always have to happen to me? I can’t handle this.”

Giải quyết vấn đề: “Tôi sẽ ra ngoài và nhặt lại tất cả mọi thứ có thể bị thổi bay đi. Tôi sẽ đặt túi cát chèn lên cửa gara để ngăn lũ. Nếu mưa nhiều quá thì tôi sẽ đi ra tiệm mua ván gỗ ép để che chắn cửa sổ.”

Problem-solving: “I will go outside and pick up everything that might blow away. I’ll put sandbags against the garage door to prevent flooding. If we get a lot of rain I’ll go to the store to buy plywood so I can board up the windows.”

Giải quyết vấn đề có thể đưa đến hành động có ích. Suy nghĩ quá nhiều, mặt khác, lại thổi bùng những cảm xúc khó chịu và không giúp ta kiếm tìm giải pháp.

Problem-solving can lead to productive action. Overthinking, on the other hand, fuels uncomfortable emotions and doesn’t look for solutions.

Nguồn: Quora


Nguồn: Quora

Có nhiều suy nghĩ lặp đi lặp lại. Experiencing Repetitive Thoughts

Gặm nhấm – hay vnhai đi nhai lại một thứ hết lần này đến lần khác – không hề có ích lợi gì. Nhưng, khi bạn suy nghĩ quá nhiều, bạn có thể thấy mình lặp đi lặp lại một cuộc đối thoại trong đầu hoặc tưởng tượng thứ gì đó tồi tệ xảy ra nhiều lần.

Ruminatingor rehashing the same things over and over againisn’t helpful. But, when you’re overthinking, you might find yourself replaying a conversation in your head repeatedly or imagining something bad happening many times.

Đắm chìm trong vấn đề, lỗi lầm, và điểm yếu làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, theo một nghiên cứu xuất bản năm 2013 trên tập san Tâm lý học bất thường.

Dwelling on your problems, mistakes, and shortcomings, increases your risk of mental health problems, according to a 2013 study published in the Journal of Abnormal Psychology.2

Khi sức khỏe tâm thần suy giảm, bạn lại càng dễ đắm chìm vào những suy nghĩ của mình. Đây là một vòng luẩn quẩn khó mà phá vỡ.

As your mental health declines, you are more likely you are to ruminate on your thoughts. It’s a repetitive cycle that can be tough to break.

Não bạn không “tắt” đi được. Your Brain Won’t Shut Off

Khi bạn suy nghĩ quá nhiều, bạn có thể thấy não mình chẳng bao giờ “tắt” được. Khi cố ngủ, bạn thậm chí còn cảm thấy não mình đang tăng tốc khi nó cứ tái diễn nhiều viễn cảnh trong đầu và khiến bạn tưởng tượng ra những điều tồi tệ đang diễn ra.

When you’re overthinking you might feel like your brain won’t shut off. When you try to sleep, you might even feel as though your brain is on overdrive as it replays scenarios in your head and causes you to imagine bad things happening.

Nghiên cứu xác nhận một điều bạn có thể đã biết – đó là, chìm đắm vào suy nghĩ sẽ cản trở giấc ngủ. Suy nghĩ quá nhiều khiến bạn khó ngủ hơn.

Research confirms what you likely already knowrumination interferes with sleep. Overthinking makes it harder to fall asleep.

Suy nghĩ quá nhiều cũng làm tổn hại chất lượng giấc ngủ. Vậy nên bạn sẽ khó ngủ sâu hơn khi não bạn cứ mải mê suy nghĩ quá mức về mọi điều.

Overthinking impairs the quality of your sleep too. So it’s harder to fall into a deep slumber when your brain is busy overthinking everything.3

Khó ngủ có thể góp phần tạo nên nhiều suy nghĩ lo âu hơn. Ví dụ, khi bạn không ngủ được ngay, bạn lại tưởng tượng rằng mình sẽ cực kỳ mệt mỏi vào ngày hôm sau. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy lo âu – và nó lại càng khiến bạn khó mà ngủ được.

Difficulty falling asleep may contribute to more worrisome thoughts. For example, when you don’t fall asleep right away, you might imagine that you’ll be overtired the following day. That may cause you to feel anxiouswhich may make it even harder to fall asleep.

Khó đưa ra quyết định. Making Decisions Is a Struggle

Bạn có thể cố thuyết phục bản thân rằng nghĩ càng lâu và càng kỹ sẽ giúp bạn. Sau cùng thì bạn đang nhìn nhận vấn đề ở tất cả mọi góc độ có thể. Nhưng, phân tích quá nhiều và bị ám ảnh thực sự là một trở ngại. Nghiên cứu cho thấy nghĩ quá nhiều khiến bạn khó ra quyết định hơn.

You might try to convince yourself that thinking longer and harder helps you. After all, you’re looking at a problem from every possible angle. But, overanalyzing and obsessing actually becomes a barrier. Research shows thinking too much makes it tough to make decisions.4

Nếu bạn thiếu quyết đoán về mọi thứ từ việc tối nay ăn gì đến đặt chỗ khách sạn nào, bạn có thể đang suy nghĩ quá nhiều.

If you’re indecisive about everything from what to eat for dinner to which hotel you should book, you might be overthinking things.

Khả năng cao là bạn đang lãng phí nhiều thời gian tìm kiếm thêm ý kiến và nghiên cứu thêm các lựa chọn, khi mà về cơ bản, những lựa chọn nhỏ này vốn cũng chẳng quan trọng gì mấy.

It’s very likely that you are wasting a lot of time looking for second opinions and researching your options, when ultimately, those little choices might not matter so much.

Nghi ngờ quyết định đã đưa ra. Decisions are Second-Guessed

Nguồn: Rick Ruppenthal | COACHING

Suy nghĩ quá nhiều đôi khi còn là tự trách cứ bản thân vì những quyết định đã đưa ra.

Overthinking sometimes involves beating yourself up for the decisions you already made.

Bạn có thể tốn quá nhiều thời gian nghĩ rằng cuộc sống có thể đã tốt hơn nếu bạn chọn công việc khác hoặc giả như mình đừng có khởi nghiệp. Hoặc bạn có thể cảm thấy khó chịu với bản thân vì không nhìn ra những dấu hiệu cảnh báo sớm hơn – Vì bạn tin rằng chúng rõ ràng đến thế cơ mà!

You could waste a lot of time thinking your life would be better if you’d only taken that other job or not started a business. Or maybe you get upset with yourself for not seeing red flags soonerbecause you believe they should have been obvious!

Và mặc dù một chút chiêm nghiệm lành mạnh có thể giúp bạn học hỏi được từ lỗi lầm nhưng “xào” lại và nghi ngờ “giá mà” là một dạng tra tấn tinh thần.

And while a little healthy self-reflection can help you learn from your mistakes, rehashing and second-guessing is a form of mental torture.

Suy nghĩ quá nhiều có thể gây tổn hại tâm trạng và có thể khiến bạn khó đưa ra quyết định hơn trong tương lai.

Overthinking can take a toll on your mood and may make it even more difficult to make decisions in the future.

Các dạng suy nghĩ quá mức. Types of Overthinking

Có nhiều dạng suy nghĩ quá mức có thể xuất hiện ở một người. Nhiều dạng xuất hiện bởi những méo mó nhận thức, tức là các dạng tư duy tiêu cực hoặc bị bóp méo.

There are also different types of overthinking that a person might engage in. Many of these are caused by cognitive distortions, which are negative or distorted ways of thinking.

Lối suy nghĩ “Được ăn cả ngã về không.”  All-or-Nothing Thinking

Dạng suy nghĩ quá nhiều này xuất hiện khi ta chỉ nhìn tình huống hoặc trắng hoặc đen. Thay vì nhìn nhận cả cái tốt và cái xấu, bạn có thể phân tích một sự kiện chỉ dựa trên tiêu chí hoặc thành công hoặc hoàn toàn thất bại.

This type of overthinking involves only seeing situations in black or white. Instead of looking at both the good and the bad, you might analyze an event only in terms of it being a total success or a total failure.

Lối suy nghĩ bi kịch. Catastrophizing


Nguồn: Lucas Counseling Group

Dạng cả nghĩ này xuất hiện khi bạn nghĩ mọi thứ tệ hơn thực tế. Ví dụ, bạn sợ mình sẽ rớt kỳ thi. Điều này khiến bạn lo rằng mình sẽ rớt môn, rồi ở lại lớp, không có bằng, không thể tìm được việc. Dạng suy nghĩ này khiến bạn rơi vào trạng thái lo lắng về những viễn cảnh tệ hại nhất nhưng không có thật.

This type of overthinking involves thinking things are worse than they are. For example, you might fear that you will fail an exam. This then leads to worry that you will fail the class, which will then lead to failing school, not getting a degree, and not being able to find a job. This type of overthinking sets you up to worry about unrealistic worst-case scenarios.

Lối suy nghĩ quy chụp. Overgeneralizing

Dạng cả nghĩ này xuất hiện khi bạn áp một quy tắc hoặc mong đợi cho tương lai từ một sự kiện đơn lẻ hoặc ngẫu nhiên từ quá khứ. Thay vì chấp nhận kết quả khác biệt có thể xảy đến, bạn cho rằng một số thứ sẽ “luôn luôn” hoặc “không bao giờ” xuất hiện. Trong trường hợp này, quy chụp một sự kiện từ quá khứ lên tất cả các sự kiện trong tương lai thường khiến bạn nghĩ quá nhiều và lo lắng về những thứ sẽ chẳng bao giờ xuất hiện.

This form of overthinking happens when you base a rule or expectation for the future on a single or random event from the past.5 Instead of accepting that different outcomes are possible, you might assume that certain things will “always” or “never” happen. In this case, overgeneralizing one event from the past to every event in the future often leads to overthinking and worrying about things that might never occur.

Tác động của suy nghĩ quá nhiều.  Effects of Overthinking

Suy nghĩ quá nhiều không phải là một bệnh lý tâm thần, và mặc dù nó có thể khiến bạn lo âu, nhưng nó không phải là lo âu. Tuy nhiên, nó thường đóng vai trò hình thành và duy trì một vài bệnh lý tâm thần. Một số rối loạn có liên đới với thói suy nghĩ quá nhiều bao gồm:

Overthinking is not a mental illness, and while overthinking can make you anxious, it is not necessarily the same thing as anxiety. However, it can often play a role in the development and maintenance of several mental health conditions. Some disorders that are associated with overthinking include:

– Trầm cảm. Depression

– Rối loạn lo âu lan tỏa. Generalized anxiety disorder (GAD)

– Rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Obsessive-compulsive disorder (OCD)

– Rối loạn hoảng sợ. Panic disorder

– Rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Post-traumatic stress disorder (PTSD)

– Rối loạn lo âu xã hội. Social anxiety disorder (SAD)

Suy nghĩ quá nhiều có thể có mối liên hệ hai chiều với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Các sự kiện căng thẳng, trầm cảm, và lo âu có thể khiến con người ta dễ suy nghĩ quá nhiều, và rồi chính thói cả nghĩ này lại góp phần làm căng thẳng, lo âu, và trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.

Overthinking can have a bidirectional relationship with mental health issues. Stressful events, depression, and anxiety can make people more prone to overthinking, and then this overthinking contributes to worse stress, anxiety, and depression.6

Tìm cách để phá vỡ vòng luẩn quẩn này có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng của các bệnh lý này.

Finding a way to break out of this cycle can often help relieve some symptoms of these conditions.

Cả nghĩ cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng lên các mối quan hệ. Việc mặc định tình huống tệ nhất và nhảy vào những kết luận sai lầm có thể đưa đến cãi vã và xung đột với mọi người. Việc ám ảnh quá mức với từng chi tiết nhỏ nhặt mà mọi người làm hay nói còn cho thấy bạn hiểu nhầm cái họ muốn truyền tải.

Overthinking can also take a serious toll on relationships. Assuming the worst and jumping to incorrect conclusions can lead to arguments and conflicts with other people. Obsessing about every little thing other people do and say can also mean that you misunderstand what they are trying to convey.

Nó cũng có thể đưa đến lo âu trong mối quan hệ, và các hành vi như ,liên tục cần được an ủi, hoặc cố kiểm soát mọi người. Những hành vi như vậy có thể gây hại cho mối quan hệ của bạn với mọi người.

It can also lead to relationship anxiety, and behaviors like constantly needing reassurance or attempting to control other people. Such behavior can harm your relationships with others.

Làm sao để ngừng suy nghĩ quá nhiều. How to Stop Overthinking


Nguồn: Peakpx

Nguồn: Peakpx

Nghiên cứu cho thấy nghĩ ít đi về một vấn đề thực sự có thể chính là chìa khóa giúp hình thành những giải pháp tốt hơn. Dưới đây là một số cách giúp bạn ngưng suy nghĩ quá nhiều.

Research shows thinking less about a problem might actually be the key to developing better solutions. Here are a few ways to stop overthinking.

Tự làm bản thân xao nhãng. Distract Yourself

Thay vì ngồi và nghĩ hoài về một vấn đề, bạn có thể tự làm xao nhãng bản thân một chút.

Rather than sit and think about a problem for endless amounts of time, you can distract yourself for a bit.4

Não bộ của bạn có thể tìm ra những cách tốt hơn để tìm ra giải pháp trong bối cảnh hiện tại dù bạn đang bị xao nhãng với một công việc khác – như làm vườn. Hoặc, bạn có thể “mặc kệ hết và đi ngủ” một chút và bạn sẽ thấy não giải quyết vấn đề cho bạn trong khi bạn đang ngủ.

Your brain may find better ways to work out a solution in the background while you’re distracted with another tasklike working in the garden. Or, you might “sleep on it” and discover that your brain solves the problem for you while you’re sleeping.

Nguồn: Mike Robbins

Nguồn: Mike Robbins

Xao nhãng nói chung có thể giúp bạn giải lao. Và nó có thể khiến tâm trí tập trung vào một thứ gì đó năng suất hơn. Và, não bộ của bạn có thể hình thành một giải pháp cho bạn khi bạn ngừng suy nghĩ về vấn đề đó.

A brief distraction can give you a break. And it may get your mind focused on something more productive. And, your brain might even develop a solution for you when you stop thinking about the problem.

Thách thức những suy nghĩ tiêu cực. Challenge Negative Thoughts

Hãy nhắc nhở bản thân rằng suy nghĩ không phải là dữ liệu có thật. Mỗi suy nghĩ bạn có có thể sẽ không đúng, không chính xác hay thậm chí vô lý. Việc học cách tái chỉnh khung chúng theo một cách thức tích cực hơn có thể giúp giảm bớt khuynh hướng nghĩ quá nhiều.

Remind yourself that your thoughts are not facts. Every thought you have will not be truthful, accurate, or even realistic. Learning how to reframe them in a more positive way can help relieve the tendency to overthink.

Khi bạn thấy bản thân đang nghĩ quá nhiều, hãy thách thức các suy nghĩ này. Hãy hỏi bản thân xem liệu chúng có thực tế hay không. Hãy cân nhắc thay thế bối cảnh. Có thể lúc đầu sẽ khá khó, nhưng việc triệu hồi chính những suy nghĩ của bản thân có thể giúp bạn học cách thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ hữu ích hơn.

When you find yourself overthinking, challenge these thoughts. Ask yourself if they are realistic. Consider alternative scenarios. It can be difficult at first, but learning to call out your own overthinking can help you learn to replace negative thoughts with more helpful ones.

Đầu tư vào các kỹ năng tương tác với người khác. Work on Your Interpersonal Skills

Nghiên cứu phát hiện ra rằng việc cải thiện kỹ năng giao tiếp với mọi người có thể giúp bạn ngừng suy nghĩ quá nhiều vì những kỹ năng giao tiếp tác động lớn lên thói quen đặc biệt này. Những cách giúp xây dựng kỹ năng giao tiếp với người khác:

Studies have found that improving your interpersonal skills can help stop you from overthinking since these skills have a large effect on this particular habit.7 Ways to develop stronger interpersonal skills include:

– Tăng cường nhận thức bản thân. Increasing your self-awareness

– Thúc đẩy tự tin. Boosting your self-confidence

– Tập kiểm soát bản thân. Practicing self-control

Thiền. Meditate

Thiền có thể là một công cụ tuyệt vời giúp điều chỉnh suy nghĩ tích cực hơn. Khi bạn thiền, hãy tập trung vào hơi thở. Mục tiêu không phải là dọn sạch tâm trí, mà hướng nó tập trung vào một thứ gì đó và tập điều hướng lại sự tập trung bất cứ khi nào suy nghĩ lan man.

Meditation can be an excellent tool for redirecting your thoughts more positively. As you meditate, work on focusing on your breath. The goal is not to clear your mind, but rather to focus it on something and practice redirecting your focus whenever your thoughts wander.

Qua luyện tập, bạn sẽ thấy dễ tạm dừng suy nghĩ quá nhiều trước khi nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 10 phút thiền có thể là cách hiệu quả giúp ngưng lo âu và các suy nghĩ linh tinh.

With practice, you will find it much easier to halt overthinking in its tracks before it becomes a more serious problem. Research has found that a 10-minute meditation can be an effective way to stop intrusive thoughts and worry.8

Thực hành tự chấp nhận bản thân. Practice Self-Acceptance

Cả nghĩ thường xuất phát từ việc đắm chìm vào những sai lầm trong quá khứ hoặc lo lắng về những thứ bạn chẳng thể thay đổi. Thay vì nhiếc móc bản thân về những thứ bạn có thể hối hận, hãy thử nỗ lực chấp nhận và yêu thương bản thân hơn.

Overthinking often stems from dwelling on past mistakes or worrying about things that you cannot change. Instead of berating yourself for things you might regret, try working toward being more accepting and compassionate of yourself.

Nghiên cứu cho rằng người nào nỗ lực yêu thương bản thân thì sẽ có khả năng áp dụng các chiến lược ứng phó thích nghi hơn.

Research suggests that people who extend themselves such compassion are more likely to use adaptive coping strategies.9

Các chiến lược có thể giúp bạn chấp nhận bản thân hơn:

Strategies that may help you become more self-accepting include:

– Tập biết ơn và nghĩ về những khía cạnh của bản thân mà bạn thấy trân trọng.Practicing gratitude and thinking about the aspects of yourself that you appreciate

– Bồi đắp hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ từ những người có thể mang đến khích lệ và yêu thương cho bạn. Cultivating a strong support system made up of people who can provide encouragement and love

– Tự tha thứ cho chính mình về những điều làm bản thân hối hận. Forgive yourself for things you regret





Nguồn: Healthline

Tiếp nhận trị liệu. Get Therapy

Nếu bạn không thể phá vỡ thói cả nghĩ của bản thân, hãy cân nhắc tìm kiếm hỗ trợ chuyên môn. Nghĩ quá nhiều có thể là một triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tâm thần, như trầm cảm hoặc lo âu. Mặt khác, nó còn làm tăng khả năng xuất hiện các vấn đề sức khỏe tâm thần.

If you can’t break free from overthinking, consider getting professional help. Overthinking may be a symptom of a mental health issue, like depression or anxiety. On the flip side, it may also increase your susceptibility to developing mental health problems.

Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể dạy bạn kỹ năng giúp bạn ngừng bị ám ảnh, ngưng trầm tư, và đắm chìm vào những thứ không có ích. Họ có thể cũng giúp bạn xác định các chiến lược ứng phó phù hợp, như chánh niệm hoặc tập thể dục.

A mental health professional may teach you skills that will help you stop obsessing, ruminating, and dwelling on things that aren’t helpful. They may also help you identify coping strategies that work for you, such as mindfulness or physical exercise.

Nếu bạn cảm thấy não bộ của mình bị quá sức, hãy trao đổi với bác sĩ. Họ có thể chuyển gửi bạn đến trị liệu viên có thể giúp bạn chấm dứt tình trạng suy nghĩ quá nhiều.

If you feel like your brain is on overdrive, talk to your physician. Your doctor may be able to refer you to a therapist who can help you put an end to overthinking.

Kết luận. Final Words

Nghĩ quá nhiều có thể tạo ra vòng căng thẳng và lo lắng không dứt, có thể khiến bạn cảm thấy thiếu sự chuẩn bị, thiếu động lực và tự tin. Nó có cũng có thể đóng vai trò gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo âu và trầm cảm, vậy nên chúng ta cần tìm cách phá vỡ dạng thức suy nghĩ không tốt này.

Overthinking can create an endless cycle of stress and worry, which can ultimately cause you to feel less prepared, motivated, and confident. It can also play a role in mental health issues like anxiety and depression, so it is important to find ways to break out of such destructive thought patterns.

Các chiến lược tự lực như tự phân tán tập trung và thách thức các suy nghĩ của bản thân có thể hữu ích. Nếu suy nghĩ quá nhiều đang ảnh hưởng lên sức khỏe của bạn, hãy cân nhắc trao đổi với chuyên gia sức khỏe tâm thần. Họ có thể giúp bạn phát triển các công cụ tinh thần và kỹ năng ứng phó bạn cần để ngăn ngừa thói suy nghĩ quá nhiều.

Self-help strategies like distracting yourself and challenging your thoughts can help. If overthinking is taking a toll on your well-being, consider talking to a mental health professional. They can help you develop the mental tools and coping skills you need to prevent overthinking.

Tham khảo. Sources

Kaiser BN, Haroz EE, Kohrt BA, Bolton PA, Bass JK, Hinton DE. “Thinking too much”: A systematic review of a common idiom of distress. Soc Sci Med. 2016;147:170-183. doi:10.1016/j.socscimed.2015.10.044

Michl LC, McLaughlin KA, Shepherd K, Nolen-Hoeksema S. Rumination as a mechanism linking stressful life events to symptoms of depression and anxiety: longitudinal evidence in early adolescents and adults. J Abnorm Psychol. 2013;122(2):339-352. doi:10.1037/a0031994

Thomsen DK, Mehlsen MY, Christensen S, Zachariae R. Ruminationrelationship with negative mood and sleep quality. Personality and Individual Differences. 2003;34(7):1293-1301. doi:10.1016/s0191-8869(02)00120-4

Strick M, Dijksterhuis A, van Baaren RB. Unconscious-Thought Effects Take Place Off-Line, Not On-Line. Psychological Science. 2010;21(4):484-488. doi:10.1177/0956797610363555

Rnic K, Dozois DJ, Martin RA. Cognitive distortions, humor styles, and depression. Eur J Psychol. 2016;12(3):348-362. doi:10.5964/ejop.v12i3.1118

Michl LC, McLaughlin KA, Shepherd K, Nolen-Hoeksema S. Rumination as a mechanism linking stressful life events to symptoms of depression and anxiety: longitudinal evidence in early adolescents and adults. J Abnorm Psychol. 2013;122(2):339-52. doi:10.1037/a0031994

Pieter R, Nababan D, Ariawan S, Listio S, Ruben S. Improving interpersonal skills to overcome the negative effects of overthinking in the disruption era. BIRCI-J. 2022;5(2):10632-10642. doi:10.33258/birci.v5i2.4876

Ainsworth B, Bolderston H, Garner M. Testing the differential effects of acceptance and attention-based psychological interventions on intrusive thoughts and worry. Behaviour Research and Therapy. 2017;91:72-77. doi:10.1016/j.brat.2017.01.012

Chwyl C, Chen P, Zaki J. Beliefs about self-compassion: Implications for coping and self-improvement. Pers Soc Psychol Bull. 2021 Sep;47(9):1327-1342. doi:10.1177/0146167220965303

Nguồn: https://www.verywellmind.com/how-to-know-when-youre-overthinking-5077069

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

111 lượt xem, 94 người xem - 94 điểm


Bình luận

lh-fulllh-x