Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Tất Cả Những Điều Bạn Cần Nằm Lòng Về Các Vị Trí - Công Việc Trong Lĩnh Vực Công Nghệ Thông Tin

I. Cyber Security Specialist (Chuyên Viên Quản Trị An Ninh Mạng)

Chiều một ngày cuối tháng 7 năm 2017, những hành khách đến sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất không khỏi bàng hoàng khi nhìn thấy màn hình thông tin chuyến bay cùng hệ thống phát thanh ở sân bay bị chèn những nội dung kích động liên quan đến Biển Đông. Người dùng khi truy cập vào website của Vietnam Airline cũng thấy trang bị hack. Tại sao một hệ thống lớn của quốc gia lại có thể bị xâm phạm như vậy? Lúc ấy, vai trò của những chuyên viên an ninh mạng được nhắc đến.

  1. Mô tả công việc
  • Là một chuyên viên an ninh thông tin, công việc của họ là hiểu được những mối nguy hại đến an ninh thông tin hay dữ liệu;
  • Họ sẽ phân tích những sai phạm an ninh có thể xảy ra hay đang xảy ra và sửa sao cho hệ thống không bị lỗi nữa. Điều này liên đối đến hệ thống và mạng lưới sử dụng bởi công ty và tổ chức để quản lý thông tin của họ và CNTT;
  • Hỗ trợ phòng tuyến tiền tuyến mạng lưới, bảo vệ thông tin khỏi xâm phạm thông qua phân tích và tiếp cận nguy cơ tiềm tàng;
  • Phát triển kế hoạch để đối đầu với sự cố bằng cách đưa phương thức đo lường như tường lửa và mật mã hóa (encryption);
  • Thăm dò và kiểm tra hệ thống khi có dấu hiệu bất thường;
  • Thử nghiệm thâm nhập (hacker mũ trắng): tiến hành các kiểm tra các sơ hở trong bảo mật, đề xuất các giải pháp vá lỗi;
  • Thử nghiệm và “đánh trả” tội phạm, phối hợp với cảnh sát, cơ quan luật và thực thi bảo mật (bao gồm phục hồi các tập tin đã được xóa, phân tích và trình bày dữ liệu liên quan đến tội phạm; phân tích các nhật ký điện thoại di động, phát hiện mối quan hệ giữa các sự kiện, các nhóm và cá nhân thông qua các điểm tham quan của các tuyến đường dữ liệu,...).

Mức lương: 10,000,000 - 12,000,000 VND.

  1. Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cần có

Kinh nghiệm

Tùy vào nơi tuyển dụng, có những nơi yêu cầu kinh nghiệm tối thiểu là 2 năm với sinh viên đã ra trường.

Chuyên môn

Có những chuyên gia không có bằng cấp hay bắt đầu vị trí mới vào trong CNTT, như hỗ trợ trong văn phòng (help-desk support), và làm việc lên vai trò bảo mật thông tin.

Hiện nay, đầu vào cho những chuyên gia là sinh viên mới tốt nghiệp với bằng cấp liên quan đến các ngành CNTT:

  • Khoa học máy tính;
  • An ninh mạng và quản trị mạng;
  • Pháp y máy tính;
  • CNTT;
  • Toán - Tin;
  • Kỹ sư network;
  • Network và an ninh.

Nếu bạn hứng thú với lĩnh vực này và không có bằng cấp đại học/cao đẳng/trung cấp liên quan đến CNTT, tìm đến các chương trình dành cho sinh viên tốt nghiệp bất cứ lĩnh vực nào.

Hay, bạn có thể chọn liên kết thạc sĩ về ngành này (hiện tại trường đại học FPT đang liên kết với bên Mỹ nhằm cung cấp chương trình đào tạo quản trị an ninh mạng chuyên nghiệp.

Kỹ năng

  • Tỉ mỉ, khả năng phân tích và nhận biết xu hướng trong dữ liệu;
  • Sáng tạo và kiên nhẫn;
  • Tính logic và khách quan;
  • Khả năng tiếp cận chủ động, có phương pháp và tổ chức tốt công việc;
  • Khả năng làm việc dưới áp lực và gặp deadline;
  • Kỹ năng giao tiếp và khả năng tương tác hiệu quả với nhiều người;
  • Hiểu biết về các vấn đề bảo mật, các điều luật liên quan.
  1. Rèn luyện kỹ năng này ở đâu?

Ngoại ngữ: Tội phạm an ninh mạng có thể từ trong nước hay ngoài nước, nên việc biết nhiều ngoại ngữ là lợi thế cực kỳ lớn. Vụ việc lớn ở hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, các hacker thủ phạm đến từ Trung Quốc, nên ngoài tiếng Anh là ngôn ngữ cơ bản, học thêm những ngôn ngữ được sử dụng nhiều trên thế giới. CÀNG BIẾT NHIỀU NGÔN NGỮ, CƠ HỘI LÀM VIỆC CÀNG CAO.

Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng mềm gồm giao tiếp, quản lý thời gian và quan trọng nhất là KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Giao tiếp và trình bày là điều đặc biệt quan trọng ở một người làm công nghệ thông tin, còn kỹ năng giải quyết vấn đề phản ánh sự logic và tư duy;
  • Bạn có thể tham gia khóa học online miễn phí về giao tiếp ở Toastmasters.

Học thêm các khóa hay tự tìm tòi nghiên cứu về luật pháp: Là chuyên viên quản trị an ninh mạng, bạn chẳng khác gì so với một cảnh sát - vừa bảo vệ phòng chống tội phạm và bắt giữ tội phạm, nên hiểu biết đúng về luật nhằm đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp, nắm bắt được lỗi sai của tội phạm là điều tất yếu.

  1. Tích lũy kiến thức thực tế từ đâu?

Phát triển chuyên môn

Bạn có thể tham gia các khóa học trên Udemy hay Coursera hoặc tham gia khóa học bảo mật An ninh mạng của chuyên gia Bùi Quang Minh tại Security Box VN.

Một số chứng chỉ giúp nhiều trong công việc của bạn

  • Chứng chỉ thực hành an toàn hệ thống (SSCP) - chứng chỉ đầu vào phù hợp cho người thực hành ít hơn một năm kinh nghiệm;
  • CompTIA Security+ - nhắm vào chuyên gia hơn 2 năm kinh nghiệm trong an ninh thông tin hoặc an ninh mạng;
  • Chứng chỉ chuyên gia bảo mật hệ thống thông tin (CISSP) - khoảng 4 năm kinh nghiệm cần để có được chứng chỉ này. Đó là chứng chỉ thường thấy nhiều trong lĩnh vực và được cho là điều kiện tiên quyết để phát triển sự nghiệp;
  • Chứng chỉ kiểm toán viên hệ thống thông tin (CISA) -  người thực hành phải có 5 năm kinh nghiệm trong kiểm toán, an ninh, kiểm soát hệ thống thông tin để đạt chứng chỉ này;
  • Chứng chỉ quản lý an ninh thông tin (CISM) - dành cho người ít nhất 5 năm làm việc kinh nghiệm trong lĩnh vực;
  • Cisco Certified Network Associate (CCNA): chứng chỉ CNTT chung, nắm giữ bởi các vai trò kỹ sư network công nghệ cao. Cisco cũng cung cấp các chứng chỉ chuyên môn, như an ninh CCNA;
  • Chứng chỉ hacker đạo đức (CEH) - thường nắm giữ bởi chuyên gia làm trong kiểm định thâm nhập hay phân tích an ninh.

Một số tổ chức, group cộng đồng tiêu biểu

  • Facebook Page
    • Dịch vụ An ninh mạng - Security Box
    • Diễn đạt Tin học- Phần mềm- An ninh mạng
    • Quản Trị & Bảo Mật Hệ Thống
  • Website
    • Diễn đàn và trang chủ của BKAV
    • Blog: securitybox.vn/blog
    • genk.vn
    • thongtincongnghe.com
    • sinhvienit.net
  • Diễn đàn uy tín trên thế giới
    • Forums.windowsecurity.com
    • Hackforums.net
    • Wilderssecurity.com
    • Bleepingcomputer.com
    • Spywarewarrior.com
    • Forums.hackerscenter.com
    • Forums.comodo.com
    • Forums.spybot.info
    • Securityforum.org
    • forums.whatthetech.com

Đi thực tập

Nếu là sinh viên năm 2, năm 3, bạn có để đăng ký thực tập một số công ty lớn sau:

  • BKAV (Bach Khoa Anti Virus): Tập đoàn công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực an ninh mạng, phần mềm, chính phủ điện tử, nhà sản xuất smartphone và các thiết bị điện tử thông minh, cung cấp dịch vụ Cloud Computing (điện toán đám mây). BKAV đã từng nổi tiếng trong năm 2009, vì Bkis (Trung tâm an ninh Bách khoa) giúp Mỹ và Hàn Quốc, hai cường quốc thế giới về công nghệ, truy tìm ra được thủ phạm của vụ tấn công DDoS vào các web site của hai quốc gia này.
  • Trung tâm An ninh mạng Viettel: Công ty CP Công nghệ An ninh Không gian mạng Việt Nam (VNCS).
  1. Công ty, tập đoàn tiêu biểu trong ngành

Trong nước

  • Trung tâm an ninh mạng Bách khoa (BKAV) - Bách Khoa Antivirus: Nghiên cứu và tư vấn thiết kế các phần mềm, các sản phẩm trong lĩnh vực diệt virus, rà quét lỗ hổng virus trong máy tính và hỗ trợ việc cứu hộ  các máy tính trong khu vực;
  • Công ty An ninh mạng Security Box: Cung cấp dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp;
  • Công ty Cổ phần An ninh An toàn thông tin CMC: Bảo mật từ cá nhân, gia đình, doanh nghiệp và mobile;
  • Công ty Cổ phần An ninh mạng VSEC;
  • Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS).

Đa quốc gia

  • Kaspersky Antivirus;
  • Avira.
  1. Con đường sự nghiệp
  • Khởi đầu: Chuyên viên/kỹ thuật viên an ninh mạng;
  • Bậc trung: Cybersecurity Analyst (chuyên gia phân tích an ninh mạng),  Cybersecurity consultant (tư vấn viên về an ninh mạng), Penatration Tester (kiểm thử bảo mật), Vulnerability Tester (kiểm thử lỗ hổng);
  • Cao nhất: Cybersecurity Manager/ Administrator (quản lý/ quản trị an ninh mạng), Cyber Security Engineer (Kỹ sư an ninh mạng).
  1. Công việc liên quan
  • Chuyên viên kiểm thử;
  • Nhân viên an toàn hệ thống;
  • Nhân viên quy hoạch thiết kế mạng bảo mật.

---

II. Front-End Developer (Lập Trình Viên Front-End)

Bạn đã bao giờ nhìn vào trang web bạn yêu thích và thắc mắc tại sao bạn cứ phải click chuột hoài vào mà không chán không? Bạn có thấy cách nó được trình bày, cách mà các nút hoạt động khi bạn bấm vào, hay những yếu tố như âm thanh, hiệu ứng và tự hỏi: “Ẩn sâu trong giao diện đó là gì, làm sao nhà thiết kế web lại có thể làm nên một trang web tuyệt vời và xuất sắc đến thế?”, hay bạn thầm mơ ước mình làm được như họ. Đó là tất cả những công việc về lập trình front-end. Trong khi thiết kế web là để cho trang web nhìn sao cho đẹp, công việc của một front-end developer là làm sao những thiết kế đó được hiện hữu trên web đúng như ý muốn.

  1. Mô tả công việc

Theo định nghĩa Techopedia: Front-end developer là người lập trình code (mật mã) nhằm sáng tạo nên những yếu tố front-end cho một phần mềm, ứng dụng hay website.

Nghĩ đơn giản như thế này: Lập trình viên back end như một kỹ sư thiết kế và tạo ra hệ thống làm cho một thành phố hoạt động (điện, nước và hệ thống nước thải,...), trong khi lập trình viên front-end là người bày biện gây dựng những con đường và đảm bảo mọi thứ được kết nối đúng đắn để mọi người có thể sống cuộc sống của họ, nghĩa là tạo nên bộ mặt của thành phố. Họ cũng phụ trách cam đoan rằng không có sai sót ở hệ thống front-end, đồng thời đảm bảo rằng giao diện có thể chạy được trên bất kỳ nền tảng và trình duyệt nào.

Trách nhiệm

  • Tập trung vào những thứ nhắm vào phát triển về phía khách hàng;
  • Phân tích code, thiết kế và gỡ rối cho ứng dụng cùng với đảm bảo trải nghiệm của người dùng được liên tục;
  • Quản lý những gì người dùng thấy được đầu tiên ở trình duyệt;
  • Kiểm thử và sửa lỗi;
  • Chịu trách nhiệm cho thiết kế cuối cùng của trang web.

Mức lương: 7,000,000 đồng - 11,000,000 VND.

  1. Kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần có

Kinh nghiệm

Ít nhất từ 2-3 năm trong lĩnh vực.

Kiến thức

  • HTML (Hyper Text Markup Language - ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) và CSS (Cascading Style Sheets - tập tin định kiểu theo tầng) là nền tảng cơ bản nhất cho coding web. Thiếu hai kiến thức và kỹ năng về 2 thứ này, chắc chắn bạn không thể tạo ra một giao diện web, và tất cả những gì bạn thấy được là mớ văn bản không chưa được định dạng trên màn hình. Thậm chí bạn không thể chèn hình vào web mà không có  HTML;
  • Ngôn ngữ lập trình JavaScript: Cho phép bạn bổ sung nhiều yếu tố tương tác cho trang web. Các trang như Pinterest sử dụng JavaScript cực kỳ nhiều để giao diện người dùng cực kỳ dễ sử dụng (trang Pinterest không bao giờ phải tải lại bất cứ khi nào bạn “pin” thứ gì đó - nhờ JavaScript cả đấy!);
  • jQuery: Một bộ gồm các plugin và phần mở rộng giúp việc lập trình với JavaScript nhanh hơn và dễ dàng hơn. Thay vì phải code mọi thứ từ đầu jQuery cho phép bạn thêm vào các thành phần đã được tạo sẵn cho dự án của bạn, và bạn có thể tùy chỉnh khi cần thiết;
  • JavaScript Frameworks (Nền tảng JavaScript): Tăng tốc lập trình trong mật mã hóa JavaScript, và có thể được sử dụng với những thư viện như jQuery để giảm bớt việc phải mật mã hóa từ đầu (from-scratch coding);
  • CSS Preprocessors (Bộ tiền xử lý CSS): Bổ sung chức năng phụ cho CSS nhằm giữ cho CSS có khả năng mở rộng và làm việc dễ dàng hơn;
  • ESTful Services và APIs: Kiến trúc nhẹ làm đơn giản hóa giao tiếp mạng lưới trên web, giúp web thể hiện tốt hơn, mở rộng tốt hơn, làm việc đáng tin cậy hơn, và dễ dàng sửa đổi hay di chuyển;
  • Responsive Design: Thay đổi bố cục trang web (đôi khi cả mặt chức năng và nội dung) thay đổi dựa trên kích cỡ màn hình và thiết bị ai đó đang sử dụng;
  • Hệ thống quản lý nội dung (Content Management Systems) và Thương mại điện tử (E-commerce Platforms): Phổ biến hiện nay là WordPress, Joomla, Drupal, và Magento.

Kỹ năng

  • Khả năng giao tiếp và ngoại ngữ tốt;
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề;
  • Phân tích thông tin, tìm ra cách tiến hành một thiết kế tốt nhất, cách khắc phục lỗi phát triển, làm sao để mã front-end ăn ý với mã backend đang được tiến hành, lập trình;
  • Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
  1. Rèn luyện những kỹ năng đó ở đâu?
  • Giao tiếp: Học các khóa đào tạo về kỹ năng giao tiếp hay học online miễn phí trên Toastmasters;
  • Ngoại ngữ: Một trang giao diện web có thể tiếp cận được với nhiều người là khi định dạng trang web có nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đồng thời học tốt ngoại ngữ giúp bạn tiếp thu nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó nhằn mà tiếng Việt khó diễn tả được. Chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên, TOEFL, hay chứng chỉ Cambridge như FCE, CAE có thể giúp bạn tăng cơ hội được nhận việc.
  1. Tích lũy kiến thức thực tế từ đâu?
  • Tham khảo các khóa học online sau đây:
  • Tự thiết kế các trang web đơn giản: Không điều gì có thể khiến bạn trở thành một front-end developer giỏi ngoài việc thực hành. Vì khi chính mình làm mình mới biết mình sai chỗ nào, đồng thời rèn luyện sự sáng tạo;
  • Đi thực tập ở các công ty: Hiện tại rất nhiều công ty từ bé đến lớn đều tuyển vị trí này (nhu cầu website quá nhiều rồi). Đi thực tập vào năm 3 hoặc năm 4, thậm chí có thể sớm hơn vì bản chất công việc này tự học là chính;
  • Tham gia các diễn đàn lớn như Techtalk, Techmaster, itviec.com.
  1. Công ty tiêu biểu trong ngành

Pinterest: Kết hợp giữa pin (những chiếc ghim để gắn ảnh hay ghi chú trên bảng) và interest (yêu thích): là một trang web chia sẻ hình ảnh với giao diện lấy cảm hứng từ chiếc bảng truyền thống và những chiếc đinh ghim, bao gồm những hình ảnh đẹp tuyệt mà người dùng không thể rời mắt được. Pinterest chính là công ty luôn được liệt kê đầu bảng về mảng Front-End

  1. Con đường nghề nghiệp

Fresher/Junior Developer → Senior Developer → Lead Developer/Architect → Developer/ Product Manager → Senior Leadership

Tham khảo chi tiết về con đường tiến triển

  1. Công việc liên quan
  • Chuyên viên thiết kế web: Mảng back-end developer, full-stack developer;
  • Chuyên viên thiết kế UI/UX là chuyên viên lập trình front-end tập trung vào giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng.

---

III. App Developer (Chuyên Viên Phát Triển Ứng Dụng)

Một dịp nóng như chảo dầu, cả đám có ý trốn nóng ở Đà Lạt. Cơ mà chả ai từng đi Đà Lạt trước đó, mà mùa này sợ bị chặt chém. Nguyên bọn tính sơ sơ chi phí: phương tiện đi lại, khách sạn, chỗ ăn uống, mua sắm đâu, eo ôi nhức cả đầu. Không biết khách sạn này tốt không, khu nào sống ảo đẹp, nơi nào rẻ mà ăn no căng. Tự dưng đứa sáng dạ nhất cả đám nói: máy tao có ứng dụng đặt đi xe tàu giá rẻ nè, Foody và Địa điểm ăn uống có cả chục bài review chỉ kinh nghiệm này, sợ gì. Cả đám thở thào nhẹ nhõm, nếu không có ứng dụng là còn tung hỏa mù tiếp. Qua ví dụ này, bạn nghĩ rằng một chuyên viên ứng dụng cần phải có kỹ năng và kiến thức gì để tạo nên những ứng dụng tuyệt vời như vậy?

  1. Mô tả công việc

Chuyên viên phát triển ứng dụng chuyển tải các yêu cầu phần mềm thành ngôn ngữ lập trình có thể làm việc được và duy trì và phát triển chương trình sử dụng trong doanh nghiệp.

Đa phần chuyên môn ở một lĩnh vực phát triển cụ thể: ứng dụng điện thoại di động, phần mềm tính toán, phần mềm tiện ích văn phòng hay phần mềm đồ họa, có hiểu biết sâu tận ít nhất một ngôn ngữ máy tính.

Các app có thể được viết cho một hệ điều hành cụ thể, như Windows và Android, hay cho nhiều nền tảng khác, cho máy tính và thiết bị điện thoại.

Công việc cụ thể của một chuyên viên phát triển ứng dụng bao gồm:

  • Xây dựng chương trình làm việc chi tiết thông qua thảo luận với khách hàng;
  • Đơn giản hóa các đặc tả và dịch logic thành ngôn ngữ lập trình;
  • Đề ra các giải pháp thích hợp với các vấn đề gặp phải;
  • Vận hành kiểm tra và cài đặt chương trình vào sản xuất;
  • Phản ứng với các vấn đề và chỉnh sửa chương trình khi cần thiết;
  • Đánh giá và tăng độ hiệu quả của chương trình;
  • Thực hiện kiểm tra chấp thuận người dùng (user-acceptance) đảm bảo chương trình  có thể được sử dụng dễ dàng, nhanh chóng và chính xác;
  • Viết các tư liệu chi tiết cho vận hành chương trình của người sử dụng và nhà điều hành máy tính;
  • Tham khảo các hướng dẫn sử dụng, báo cáo định kỳ và báo cáo kỹ thuật để học hỏi hướng mới phát triển chương trình và củng cố chương trình hiện tại và kiến thức;
  • Cập nhật, sửa chữa, điều chỉnh và phát triển phần mềm sẵn có và ứng dụng thông thường.

Lương: 300 - 600 USD.

  1. Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có

Kinh nghiệm

  • Thành thục với máy tính và phần mềm tiêu chuẩn là điều cơ bản, thêm kinh nghiệm làm việc thực tế thông qua các kỳ thực tập, công việc bán thời gian trong lĩnh vực CNTT;
  • Bạn cũng có thể thử tham gia dự án tại trường, các doanh nghiệp địa phương hay tổ chức từ thiện liên quan đến phát triển chương trình, lập trình, ngôn ngữ máy tính;
  • Tự thiết kế các ứng dụng của riêng mình, và mời mọi người dùng thử. Hiện nay, các ứng viên thường được yêu cầu nộp bản dùng thử, đặc biệt khi vào ngành công nghiệp trò chơi.

Một số chứng chỉ liên quan như:

  • Quản trị kinh doanh;
  • Kỹ sư phần mềm/ khoa học máy tính;
  • Công nghệ thông tin;
  • Toán - Tin;
  • Nếu bạn không có bằng cấp liên quan, có thể bù đắp bằng các khóa học IT bên ngoài. Mấu chốt ở đây là bạn cần thể hiện tâm huyết và đam mê với ứng dụng CNTT, điều này sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng mà bạn mơ ước.

Các khóa học online cũng là lựa chọn “ngon, bổ, rẻ”, bạn có thể tham khảo tại các website nổi tiếng tại đây:

Kỹ năng

  • Kỹ năng lập trình tốt và kỹ thuật liên quan;
  • Óc nhanh nhạy và sáng tạo;
  • Giải quyết vấn đề một cách logic;
  • Khả năng phân tích, chi tiết;
  • Làm việc tốt dưới áp lực;
  • Kinh nghiệm về phương thức phát triển như waterfall và agile;
  • Kỹ năng giao tiếp - truyền đạt thông tin đến những đồng nghiệp không làm trong công nghệ thật chính xác và dễ hiểu;
  • Hiểu biết về quy trình và ràng buộc doanh nghiệp.
  1. Rèn luyện những kỹ năng này ở đâu?
  • Ngoại ngữ: Học online qua các ứng dụng như Duolingo, Coursera,... (hãy nhớ một ứng dụng xuất sắc là khi ứng dụng đó tồn tại với nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau);
  • Kỹ năng mềm: Toastmasters;
  • Kỹ năng giao tiếp: Tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm tại trường, các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bạn tự tin và diễn đạt tốt hơn ý tưởng của mình trong tương lai.
  1. Tích luỹ kiến thức thực tế ở đâu?

IT là một lĩnh vực luôn khoác lên mình màu áo mới, nên bạn luôn phải chạy kịp với phát triển của ngành công nghiêp này. Những chuyên viên phát triển ứng dụng phải liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng bằng cách tham gia các khóa học tài trợ bởi nơi tuyển dụng họ hay qua nhà cung cấp phần mềm (software vendor).

Một số nhà tuyển dụng lớn cho các chương trình tốt nghiệp theo khung - nơi bạn sẽ gặt hái kinh nghiệm thông qua các dự án liên quan đến nhóm trong các lĩnh vực làm việc khác nhau.

Một số công ty còn cho các buổi huấn luyện liên tục, thậm chí các khóa học trong nhà hay ở ngoài, dù bạn là người tự làm chủ hay làm cho một nhà tuyển dụng nhỏ, bạn cần suy xét giá cả và thời gian cho việc chịu trách nhiệm với khóa huấn luyện.

Cập nhật thông tin mới nhất và các chứng chỉ liên quan đến ngành công nghiệp: Trung tâm Phân tích và lập trình (IAP); Tổ chức SFIA: công cụ phát triển kỹ năng và nhận biết cơ hội phát triển sự nghiệp.

Một số khóa huấn luyện có cấp bằng cho chuyên viên ứng dụng bao gồm:

  • Microsoft Certified Solutions Developer (MCSD): Chuyên viên phát triển giải pháp chứng nhận bởi Microsoft;
  • Oracle Certified Associate/Professional/Master Java: Chứng nhận tương đương của Oracle/ Master Java;
  • Oracle PL/SQL Developer Certified Associate/Professional.
  1. Con đường sự nghiệp

Lập trình viên (phân tích hệ thống hay thiết kế hệ thống) → Chuyên viên phát triển ứng dụng cấp cao hay giám sát → Chuyên viên phân tích hệ thống, hay được thăng chức đến vị trí quản lý ứng dụng.

  1. Công ty, tập đoàn tiêu biểu
  • Apple
  • Ovi Store (Nokia)
  • Android Market (Google)
  1. Công việc liên quan
  • Phát triển ứng dụng Android;
  • Phát triển ứng dụng iOS;
  • Phát triển game di động.

---

IV. Data Scientist (Nhà Khoa Học Dữ Liệu)

Nhà khoa học dữ liệu là sự kết hợp của một nhà toán học, nhà khoa học máy tính và người phát hiện xu hướng. Nghề này có thể giúp bạn vươn cao trong giới doanh nghiệp và CNTT, được khao khát và săn đón.

  1. Mô tả về công việc

Gọi là nhà khoa học nhưng không làm trong phòng thí nghiệm, các doanh nghiệp cần bạn để giải quyết mớ dữ liệu hỗn độn phức tạp. Data Scientist - nhà khoa học dữ liệu là một nhánh mới của chuyên gia phân tích dữ liệu. Theo đánh giá của Harvard Business Review, đây là ngành sexy nhất của thế kỷ 21. Sexy là vì đây là ngành thực sự hấp dẫn và thu hút người, tuy nhiên không phải ai cũng làm được.

Kể từ khi thuật ngữ “big data” xuất hiện, thông tin trở thành một “mỏ vàng” cần được khai thác giúp đẩy mạnh lợi nhuận. Doanh nghiệp cần một người đào sâu và lật tung những hiểu biết sâu sắc thông qua phân tích, tạo ra giá trị từ dữ liệu, xử lý dữ liệu thành những insight giá trị.

Công việc cụ thể:

  • Thu thập lượng lớn dữ liệu và biến chuyển thành format sử dụng được;
  • Giải quyết những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật điều khiển dữ liệu (data-driven technique);
  • Làm việc với nhiều ngôn ngữ lập trình đa dạng, bao gồm SAS, R và Python;
  • Nền tảng vững chắc về thống kê: test và phân bố thống kê;
  • Khả năng phân tích xuất sắc bao gồm: machine learning, deep learning và text analytics;
  • Trao đổi và hợp tác với người trong giới CNTT và doanh nghiệp;
  • Tìm kiếm cho thứ tự và pattern trong dữ liệu, cũng như phát hiện xu hướng mấu chốt cho doanh nghiệp.
  1. Kiến thức, kinh nghiệm cần có

Kinh nghiệm

Data scientist được ví như những chú kỳ lân, đủ để hiểu mức độ “quý hiếm” của họ ra sao rồi đấy. Các doanh nghiệp từ tầm cỡ đến nhỏ đều khao khát data scientist.

Bản chất của ngành này là sự kết hợp giữa kinh tế và khoa học, ai nắm bắt và nhạy bén tốt thì sẽ thành công trong ngành.

Kỹ năng

  • Ngoại ngữ: Tiếng Anh tốt để đọc được thêm nhiều tài liệu chuyên ngành, tham gia các khóa học online và đi du học;
  • Khả năng giải quyết vấn đề tốt;
  • Kiên nhẫn: Mỗi ngày, có một khối lượng dữ liệu lớn luôn chờ đợi bạn. Vì thế phải thực sự kiên nhẫn để gỡ từ từ những mớ rối;
  • Giao tiếp tốt:
    • giao tiếp với đội doanh nghiệp: hiểu rõ về sản phẩm cũng như yêu cầu, từ đó tìm ra mong muốn ẩn sâu của của khách hàng (insight);
    • giao tiếp với đội kỹ sư: áp dụng mô hình của mình vào hệ thống, hoặc để đề xuất họ tổ chức/ hệ thống dữ liệu cho mình sử dụng;
    • trình bày/ giải thích insight cho các bên liên quan hiểu;
  • Sự tò mò không ngừng về cách vận hành mọi thứ: data scientist đòi hỏi các kiến thức liên ngành rất nhiều;
  • Sự nhạy bén: việc khám phá các “mỏ vàng” thông tin chưa cấu trúc để biến giúp công ty thu được lợi nhuận lớn đòi hỏi con mắt tinh tường  vô cùng;
  • Khả năng lập trình phần mềm tốt.

Kiến thức chuyên môn

Vai trò của data scientist cần nền tảng học thuật. Các nhà tuyển dụng cần những người vừa là lập trình viên và là người phối hợp trong đội tốt. Nếu muốn tiến xa hơn trong ngành, bạn có thể học lên thạc sĩ hoặc du học.

Một data scientist cần hiểu biết vững chắc về:

  • Thống kê và machine learning;
  • Ngôn ngữ lập trình  như SAS, R hay Python;
  • Database như MySQL and Postgres;
  • Data visualization và báo cáo kỹ thuật;
  • Hadoop và MapReduce.

Còn ở môi trường đại học cao đẳng thì những môn học cần đầu tư là:

  • Đại số tuyến tính và xác suất thống kê;
  • Đạo hàm tích phân;
  • Machine learning;
  • Datamining;
  • Ngôn ngữ lập trình: tiếp xúc trước với C/C++ và Java;
  • Làm quen với JavaScript, viết được web đơn giản, vẽ được đồ thị, biểu đồ;
  • Hiểu biết về System: Linux, Bash.
  1. Rèn luyện những kỹ năng từ đâu?

Tham gia các khóa học lập trình của Udacity, Treehouse, Codeacademy, Code Avenger...

  1. Tích lũy kiến thức thực tế từ đâu?
  • Tư liệu trong nước: Nếu tiếng Anh bạn ban đầu còn kém, bắt đầu với các trang web và diễn đàn trong nước. Bạn có thể đọc nhiều bài viết hay cụ thể trên Itviecblog;
  • Tài liệu nước ngoài:
    • Datasciencemasters.org: cung cấp các khóa học từ cơ bản đến nâng cao;
    • Khóa học về Machine Learning của Andrew Ng, Stanford;
    • Kaggle.com: không thể bỏ qua nếu bạn muốn áp dụng machine learning vào thực tế;
  • Các group trên Facebook: Al Valley, Artificial Intelligence và Deep Learning;
  • Đọc sách;
  • Thực tập tại các công ty;
  • Tham gia các buổi gặp gỡ những người cùng ngành, học hỏi từ họ.
  1. Công ty tiêu biểu trong ngành

Thực ra vì đây là ngành mới mẻ, nên bài viết chỉ xin liệt kê các công ty và tập đoàn lớn tuyển dụng data scientist, bạn có thể tham khảo đường link dưới đây:

http://www.datasciencecentral.com/profiles/blogs/list-of-top-companies-hiring-data-scientist-in-2016

  1. Tiến triển sự nghiệp

Con đường để trở thành một data scientist rất dài, bạn cần nhiều năm để tích lũy dần.

Ở một số nơi, data scientist có thể gộp chung với kỹ sư phần mềm và data analyst, có thể chia nghề này thành 2 nhóm:

  • Nhóm 1: Gần với Data Analyst, phân tích dữ liệu để tìm giá trị ẩn sâu trong đó;
  • Nhóm 2: Gần với Kỹ Sư Phần Mềm, xử lý/ lưu trữ dữ liệu, viết code/ thuật toán cho các sản phẩm dữ liệu của công ty.
  1. Những công việc liên quan
  • Data/Report Analyst;
  • Database Developer (chuyên viên phát triển dữ liệu).

---

V. QA/QC Engineer (Kỹ Sư Kiểm Định/ Kiểm Soát Chất Lượng)

Chất lượng, chất lượng và chất lượng. Nhiệm vụ của một kỹ sư QA/QC là làm sao để phần mềm sử dụng được tốt và sống được trên thị trường công nghệ thông tin khắc nghiệt này.

  1. Mô tả công việc

QA

  • Phòng ngừa những lỗ hổng ngay từ đầu. QA là hoạt động quản lý chủ động được sử dụng để đảm bảo chất lượng cho một sáng kiến CNTT;
  • Trao đổi với đội ngũ để xem xét những rủi ro của dự án, đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục;
  • Kiểm soát chất lượng, quyết định mức độ chất lượng trong các giải pháp ICT đã được chuyển đến (delivered ICT solution).

QC

  • QC bao gồm mọi kỹ thuật và hoạt động vận hành được dùng để hoàn thành các yêu cầu chất lượng được chấp thuận bởi khách hàng hay bên liên quan trước khi công việc dự án được bắt đầu;
  • Kiểm tra hoạt động xuất ra để đạt được mức chất lượng được ấn định, quy trình phù hợp với dự án và được tiến hành đúng đắn;
  • Đối chiếu với yêu cầu của khách hàng trong giai đoạn phát triển dự án gồm kỹ thuật, cấu trúc hướng dẫn, test và kiểm tra code nhằm đảm bảo giải pháp đáp ứng đòi hỏi đã được chấp thuận.

Công việc cụ thể

  • Kiểm tra hằng ngày, test phạm vi đánh giá và đặc tính cần thiết để đạt được yêu cầu trong bản vẽ (drawing) và thông số kỹ thuật cho tất cả các công trình theo hợp đồng thực hiện ON hoặc OFF site;
  • Kiểm tra và đánh giá cho các quy trình liên quan đến chất lượng ở khu vực và đảm bảo mỗi khâu được phê duyệt và kiểm tra các kế hoạch test;
  • Phối hợp với đại diện bên tư vấn và Site En-charge cho kiểm tra và gặp gỡ về các khó khăn trong chất lượng bao gồm cả báo cáo các sai phạm về quy trình thực hiện;
  • Báo cáo với quản lý QA/QC, kiểm soát và thăm dò mọi hoạt động liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng;
  • Xử lý các tài liệu QA/QC của toàn bộ dự án bao gồm các chứng nhận, hiệu chuẩn, kết quả test, các báo cáo sai phạm về quy trình thực hiện và hướng dẫn/ quan sát địa điểm, các tài liệu QA/QC và các tư liệu được gửi đến. Quan trọng là chịu trách nhiệm cho các báo cáo về sai phạm trong quy trình và Site Instruction;
  • Chịu trách nhiệm cho chất lượng và tay nghề nhân lực trong mọi hoạt động, kiến thức sâu sắc về mọi khâu trong tương tác với các hoạt động đa ngành;
  • Phát triển phương pháp thi công trong hoạt động gồm tiếp cận rủi ro và phân tích an toàn môi trường, kế hoạch và bảng kiểm test kiểm định dựa trên đặc trưng của dự án;
  • Thực hiện kiểm soát nội bộ ở địa điểm đã được định trong Kế hoạch quản lý dự án;
  • Giữ liên lạc với bên Kỹ sư Kỹ thuật để đệ trình các tài liệu nộp cho bên tư vấn.

Tóm lại, nếu có QA/QC giỏi thì sản phẩm mới có thể sống được, tức là sản phẩm dùng được, nhiều người tin cậy.

Lương: 8,000,000 - 14,000,000 VND.

  1. Kiến thức & Kinh nghiệm cần có

Kinh nghiệm

4 - 5 năm (vì trước đó có thể bạn phải tập làm kiểm tra phần mềm hay phát triển phần mềm trước).

Kiến thức chuyên môn

Thực ra kỹ sư QA/QC liên quan đến mảng phần mềm, nên chứng chỉ đại học/ cao đẳng liên quan đến Kỹ sư phần mềm là điều đương nhiên.

  • QA
    • Các qui trình phát triển phần mềm: Vì bản chất của QA là kiểm định chất lượng - phòng ngừa những sai sót từ ban đầu, nên phải nắm vững được thì mới tránh được sai phạm;
    • Các chuẩn/chứng chỉ về qui trình phát triển phần mềm;
    • Công nghệ phần mềm.
  • QC
    • Công nghệ kiểm tra phần mềm (Software Testing);
    • Công nghệ phần mềm (Software Engineering).

Kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành

Tích luỹ càng nhiều càng tốt như Hệ quản trị doanh nghiệp (ERP), Thương mại điện tử (e-Commerce), Tiếp thị số (Digital Marketing), Nhà băng (Banking)... Những cái này sẽ được tích lũy dần theo kinh nghiệm qua năm tháng: Thực ra quản lý chất lượng là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau, quan trọng là đảm bảo ĐẦU RA CỦA SẢN PHẨM nên để cam đoan được chất lượng sản phẩm và quảng bá sản phẩm được tốt hơn.

Kỹ năng cần có

  • Trước hết luôn ưu tiên ngoại ngữ tốt và giao tiếp tốt;
  • QA
    • Đặc tả các tiêu chí: Để đưa ra các quy trình, biểu mẫu, tài liệu, hướng dẫn dễ hiểu, dễ thực hiện và hiệu quả, giúp cho đội ngũ CNTT làm việc ăn ý và TRÁNH SAI SÓT, đồng thời sau này dễ kiểm tra đối chiếu;
    • Giao tiếp: Sau khi đưa ra quy trình, hướng dẫn, tài liệu, biểu mẫu để cả đội thực hiện thì QA sẽ phải nhắc nhở, thúc đẩy cả đội hoàn thành công việc. QA mà không biết nói năng sao để mọi người hợp tác thì ắt hẳn là tiêu luôn sản phẩm rồi.
  • QC
    • Phân tích vấn đề: Vì họ phải tìm hiểu về hệ thống, phân tích hướng dẫn, biểu mẫu  về hệ thống; thực hiện các kiểm thử liên quan đến phần mềm, sửa chữa những sai sót trong lúc kiểm tra;
    • Suy nghĩ logic: Tất nhiên vì khi có kiến thức về Công nghệ phần mềm tức là bạn phải có nền tảng logic chắc cú rồi;
    • Tỉ mỉ với các tương tác & dữ liệu;
    • Phân vai: Một sản phẩm không thể hoàn thành tốt được nếu không ai trong nhóm biết được mình phải làm gì;
    • Cẩn thận, kỹ tính;
    • Khả năng code tốt.
  1. Rèn luyện những kỹ năng này ở đâu?
  • Giao tiếp: Học các lắng nghe, đặt câu hỏi và tập cách làm sao có thể nói chuyện với bất kỳ ai. Trong lĩnh vực này, trước khi chuẩn bị gặp gỡ với một bên chuyên môn nào, học hỏi cả những từ ngữ chuyên môn và ngữ cảnh để giao tiếp cho thích hợp;
  • Coding: Tham gia các khóa học online như edX, Udacity, Udemy...
  1. Tích luỹ kiến thức thực tế ở đâu?

Học hỏi từ những QA/QC cấp trên và cả những người đồng đội của mình.

Liên tục làm và khám phá những cái mới: muốn biết được sai lầm của người khác thì chính mình phải tự biết mình từng mắc lỗi sai gì. Liên tục làm và tự sửa lại sai lầm, tự viết cho mình quy trình, tài liệu rồi tự làm để xem thiếu sót.

Các trang học dành cho QA/QC:

  • QA
    • CMMI Wikipedia: Tất tần tật mọi thứ về chứng chỉ CMMI cần thiết cho PQA (CMMI là quy trình quản lý sẵn có) (Process Quality Assurance- Kiểm định Chất lượng quy trình - nhiệm vụ chính của QA);
    • Wibas: Hướng dẫn chi tiết về công việc và tư liệu tham khảo;
    • CMMI Consultant Blog;
    • Isocertsolutions: Bài viết chi tiết 7 bước thực hiện công việc cho QA;
    • Quality Assurance and Measurement.
  • QC
    • Software Testing Help: Kiến thức về testing từ cơ bản đến nâng cao;
    • Tutorials Point: Kiến thức về testing nâng cao;
    • Test this Blog with Eric Jacobson;
    • Automation Beyond: Kiến thức về automation test;
    • Rainforest QA blog;
    • Software QA Test;
    • Software Testing Fundamentals;
    • Testing VN: Diễn đàn về kiểm thử phần mềm bằng tiếng Việt rất hữu ích;
    • Guru 99: Nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau, kể cả testing cho những bạn mới bắt đầu.

Đi thực tập ở các công ty: Bạn có thể xin đi làm thực tập sinh ở các công ty dù ngoài lĩnh vực hay trong lĩnh vực. Đi thực tập ở doanh nghiệp ngoài lĩnh vực vẫn có thể dạy bạn được rất nhiều thứ, đặc biệt là các bạn bên lĩnh vực QC, vì QC là sự kết hợp không những kiến thức trong CNTT, mà còn trong Quản trị doanh nghiệp, Nhà băng, Thương mại điện tử...

  1. Công ty tiêu biểu trong ngành
  • FSOFT;
  • TMA Solutions (công ty tin học Tường Minh);
  • Công ty cổ phần Global Cybersoft Viet Nam (GCS);
  • Công ty TNHH KMS Technology Việt Nam (KMS);
  • Công ty TNHH Lưỡng Toàn Rạng Công (Logigear Vietnam);
  • Công ty Cổ phần Giải Pháp Phần Mềm Bình Minh (Sunrise Software Solutions).
  1. Con đường sự nghiệp

QA: Tester chưa có kinh nghiệm → Test Design → Test Lead/QA Lead, Test Manager/ QA Manager.

Tùy vào hướng đi thì họ có thể chọn làm quản lý hay nếu yêu thích kỹ thuật sẽ chọn làm chuyên gia test và đóng góp nhiều cho sản phẩm.

QC: Có thể bắt đầu từ vị trí chuyên viên phát triển (Developer) và chuyển sang làm QC Engineer (Kỹ sư quản lý chất lượng).

  1. Các công việc liên quan
  • Chuyên viên phát triển phần mềm (Software Developer);
  • Test Project Manager (Quản lý Dự án Test).

---

VI. Web Developer (Chuyên Viên Phát Triển Web)

Xưa xửa xừa xưa, để kiếm được tư liệu cho công việc hay học tập thật là khó khăn. Nào là phải tìm hết các báo, vào lục tung thư viện. Đi kiếm việc thì ôi thôi, mua hết tờ báo này đến tờ báo nọ, rồi còn phải đu theo mấy cột điện xem có tuyển việc không? Muốn coi phim hay đi học thêm kỹ năng thì phải ra ngoài? Kể từ khi có Internet, “cả nguồn sống thu bé lại vừa bằng một cái click chuột”. Làm sao doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng quan tâm và tuyển được nhân lực? Hãy để các chuyên viên phát triển web lo nhé!

  1. Mô tả công việc

Chuyên viên phát triển website xây dựng, duy trì website và ứng dụng web. Dù công việc của họ tập trung đa phần vào phần mềm và cơ sở dữ liệu trong web (back end), một số nhà phát triển web làm việc trên giao diện và thiết kế hình ảnh (front-end), còn lại kết hợp cả 2 (full-stack development).

Khi làm việc ở agency hay làm freelance, công việc của một chuyên viên phát triển web là tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Công việc có thể đặc biệt đa dạng với vô vàn dự án làm cùng lúc và nhiều cuộc họp với khách hàng thỏa thuận nhu cầu và hoàn thành theo tiến độ. Trong mọi hoàn cảnh thì nhiệm vụ cơ bản của một chuyên viên phát triển web là tạo ra những ứng dụng đáng tin cậy và có độ phản hồi cao, dễ dàng  tiếp cận được. Tùy vào mục đích công việc mà sẽ có vị trí cụ thể cho từng thứ.

Công việc cụ thể bao gồm:

  • Viết code bằng một hay nhiều ngôn ngữ lập trình hay lệnh (như PHP hoặc JavaScript);
  • Lên kế hoạch và làm mẫu thử cho ứng dụng mới;
  • Thiết kế nền tảng cho thành phần của một ứng dụng;
  • Quyết định về công nghệ và ngôn ngữ tốt nhất cho dự án;
  • Kiểm tra trang và ứng dụng trên các trình duyệt và môi trường khác nhau;
  • Giải quyết những lỗi trong lúc kiểm thử hay người dùng phản hồi lại;
  • Sửa chữa lỗi ở những dự án đang tồn tại;
  • Kiểm tra tính năng mới cẩn thận nhằm đảm bảo chúng thực hiện đúng nhiệm vụ trong mọi trường hợp;
  • Chạy các thử nghiệm quản lý kinh doanh;
  • Đánh giá code của đồng nghiệp;
  • Xây dựng và kiểm tra Giao Diện Lập Trình Ứng Dụng (Application Program Interface) cho ứng dụng để trao đổi nghiên cứu dữ liệu;
  • Phối hợp và đóng góp cho các dự án mã nguồn mở (Open Source);
  • Gặp gỡ chuyên viên thiết kế, chuyên viên phát triển và nhân viên dự án để cập nhật tiến trình;
  • Ghi nhận yêu cầu từ khách hàng và người dùng;
  • Học hỏi và kiểm tra công nghệ mới, nền tảng và ngôn ngữ;
  • Cập nhật xu hướng và cải tiến mới trong phát triển web;
  • Xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu;
  • Xây dựng lại câu trúc và tối ưu hóa code đang tồn tại;
  • Soạn thảo mã để những nhà phát triển khác có thể hiểu và đóng góp vào;
  • Tham dự và nói ở các hội nghị phát triển web và workshop;
  • Thiết kế kiến trúc thông tin trong một ứng dụng.

Lương: 5,000,000 - 7,000,000 VND.

  1. Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần có

Kiến thức chuyên môn

Kiến thức kỹ thuật trong lĩnh vực như bộ phận chăm sóc  khách hàng,ngôn ngữ bộ phận máy chủ, nền tảng ứng dụng web và hệ thống quản lý cơ cở dữ liệu, cũng như kinh nghiệm với hệ thống quản lý phiên bản và hiểu biết sâu rộng và kiến trúc của ứng dụng web, bảo mật web và mật mã hóa (encryption).

Bằng cấp chuyên môn các lĩnh vực:

  • Khoa học máy tính;
  • Tin học;
  • Kỹ sư phần mềm;
  • Thiết kế và phát triển web.

Bạn cũng có thể tích lũy kiến thức qua các khóa học ngắn bền ngoài như phát triển ứng dụng web trong PHP và MySQL, chứng chỉ quốc gia cho môn học như khoa học máy tính.

Kỹ năng

  • Chú trọng vào chi tiết;
  • Tiếp cận logic khi giải quyết vấn đề;
  • Khả năng làm việc độc lập và phối hợp nhóm;
  • Kinh nghiệm về phương pháp phát triển (như agile và waterfall);
  • Khả năng quản lý hàng tá nhiệm vụ phức tạp và đạt được deadline;
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.

Kinh nghiệm

Một số nhà tuyển dụng yêu cầu chứng chỉ chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Ví dụ, họ có thể tìm kiếm chứng chỉ Oracle cho người làm việc với cơ sở dữ liệu Oracle hay chứng chỉ Microsoft cho những ai xây dựng ứng dụng web trên .NET.

  1. Rèn luyện những kỹ năng này ở đâu?
  • Tham gia hội nghị, workshop, trại huấn luyện, những sự kiện liên quan đến phát triển web, nền tảng và công nghệ;
  • Tham gia các khóa học online tại Udemy, Udacity hay đi học thêm bên ngoài như học ở trung tâm Green Academy ở TPHCM;
  • Ngoại ngữ: Tiếng Anh tốt để có thể đọc được thêm các tài liệu và sách liên quan, quan trọng hơn là có những từ ngữ chuyên ngành mà tiếng Anh có thể diễn đạt dễ dàng và riêng biệt so với tiếng Việt, và tham gia các khóa học online dễ dàng. Một giao diện web tốt là khi có thể mang nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau để bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận;
  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp tốt giúp bạn trao đổi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi đối tượng, đồng thời tạo cơ hội cho bạn mở rộng mối quan hệ với những người cùng lĩnh vực và các bộ phận khác trong lĩnh vực CNTT.
  1. Tích lũy kiến thức thực tế từ đâu?
  • Cách hay nhất để có được kinh nghiệm chính là chứng nhận về việc đã thực tập một năm trong ngành (ở trường đại học) hay tự đi thực tập và xin nơi đó cấp cho chứng chỉ. Mặt khác, bạn có thể lấy kinh nghiệm qua tình nguyện, xây dựng trang và ứng dụng của riêng mình;
  • Tham gia cộng đồng phát triển web và cộng đồng coding ở đại học;
  • Tham gia vào dịch vụ hay cộng đồng khởi nghiệp ở đại học, khi nơi đó thường có các workshop và sự kiện coding;
  • Tham gia 'hackathons', hội nghị và workshop;
  • Tham dự các buổi gặp mặt cho các ngôn ngữ lập trình khác nhau và những nhóm liên quan đến lĩnh vực;
  • Đóng góp vào phần mềm nguồn mở.

Nhớ lưu giữ tất cả những công việc mình từng làm vào một portfolio. Dùng các nhà kho mã (code repositories) như GitHub và Bitbucket để cho thấy bạn làm được những gì.

  1. Công ty tiêu biểu trong ngành

Trong nước

  • TRUST.vn
  • Website 500K: Cung cấp dịch vụ giá trẻ cho các doanh nghiệp nhỏ
  • Công ty Trí Tuệ Việt
  • Công ty V&A
  • Công ty của Đơn vị Nhơn Hòa
  • Công ty URL

Đa quốc gia

Grey Global Group

  1. Con đường sự nghiệp

Chuyên viên phát triển web (vị trí nhỏ) → Chuyên viên cấp bậc trung → Chuyên viên cấp cao (có thể quản lý một số chuyên viên nhỏ) → Chuyên viên phát triển hàng đầu, hoặc technical lead hay trưởng phòng phát triển → Giám đốc kỹ thuật (CTO) hay phó chủ tịch công nghệ.

Một số chuyên viên phát triển web chọn thay đổi sự nghiệp và rời xa công việc phát triển thực hành để đi vào vai trò kỹ thuật chiến lược hơn như phân tích hệ thống, phân tích doanh nghiệp, kiến trúc sư giải pháp hay tư vấn kỹ thuật. Những vai trò này đòi hỏi kỹ năng quản lý dự án, giao tiếp và suy nghĩ chiến lược tốt.

Qua thời gian, các chuyên viên phát triển web thường mở rộng kiến thức lập trình nhưng cải thiện bản thân là chuyên gia trong một hay hai ngoại ngữ, thử nghiệm cải tiến mới và đưa nó vào tổ chức nếu thấy phù hợp.

Bạn có thể giúp bản thân tiến xa hơn trong công việc bằng cách chủ động học ngoại ngữ mới, tham gia giúp đỡ các dự án khác, dẫn đầu các dự án mới, hỗ trợ nhân viên mới và tham dự gặp gỡ khách hàng.

Tiến triển sự nghiệp sẽ nhanh hơn trong một tổ chức nhỏ: chắc hẳn bạn sẽ đương đầu với nhiều trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, thăng tiến thì dễ thấy được hơn và ít khuôn khổ hơn.

  1. Các công việc liên quan
  • Front-End Developer;
  • Back-End Developer;
  • Full-Stack Developer;
  • UI/UX Designer: Thiết kế giao diện người dùng/ Thiết kế về trải nghiệm người dùng.

---

VII. Bridge System Engineer (Kỹ Sư Cầu Nối)

Giả sử địa điểm A là khách hàng và B là một đội ngũ chuyên viên CNTT. Khách hàng thì hầu như không biết gì về kiến thức chuyên môn về CNTT, nhưng họ có nhu cầu - còn những chuyên viên, họ có kinh nghiệm kỹ năng. Vậy ai sẽ là người giúp hai bên đều đạt được mục đích và lợi nhuận? Đó chính là Kỹ sư cầu nối - bridge system engineering - người xây dựng “chiếc cầu” nối giữa hai bên.

  1. Mô tả công việc

Chức năng chính của Kỹ sư cầu nối là kết nối giữa khách hàng và người làm kỹ thuật, chịu trách nhiệm truyền đạt yêu cầu, dung hoà cách làm việc giữa các quốc gia có văn hoá khác nhau.

Trong một số trường hợp khác, kỹ sư cầu nối là người quản lý dự án hoặc quản lý phát triển, nhưng công việc chủ yếu tập trung vào tương tác giữa bên khách hàng và đội ngũ CNTT.

Đây là công việc chỉ có trong các công ty outsourcing, tùy tính chất dự án mà bạn có thể tham gia vào các giai đoạn khác nhau của sản phẩm.

Công việc cụ thể:

  • Giai đoạn chào hàng: Liên hệ khách hàng, phân tích yêu cầu, lên kế hoạch, trực tiếp code và thử nghiệm sản phẩm demo để chào hàng, bảo mật mọi tài liệu liên quan;
  • Khi dự án chính thức triển khai:
  • Business Analyst: Nắm nội dung chính về yêu cầu của khách hàng;
  • Quản lý dự án (Project Manager): Chia việc, giám sát công việc, chịu trách nhiệm chung cả dự án để báo cáo cho khách hàng;
  • Nghiệp vụ kỹ thuật: Đưa ra phương án xử lý, tiếp cận giải pháp của hai bên.

Lương khởi điểm: 500 - 800 USD.

  1. Kinh nghiệm & Kiến thức cần có

Kinh nghiệm

Vì đây là ngành còn khá mới, dù đã được đào tạo bài bản vẫn cần những người lớp trước hướng dẫn và chỉ dạy lại nên trước hết cứ đầu tư vào kỹ năng code tốt và tiếng Nhật trình độ N3. Bình thường thì bạn sẽ mất 2 năm để trở thành kỹ sư cầu nối làm việc độc lập.

Kiến thức

Chứng chỉ về Kỹ sư phần mềm ở trường đại học cao đẳng. Hiện tại trường đại học FPT có Chương trình 10000 kỹ sư cầu nối của FPT Software liên kết với Nhật học tập trong vòng một năm, nhằm hướng đến việc kết nối giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Kỹ năng

  • Kỹ năng code: Quan trọng là code giỏi, để theo hết mọi thứ từ đầu đến đuôi trong dự án chào hàng, hiểu rõ và đúng các giải pháp kĩ thuật để truyền đạt đúng, đủ cho cả hai bên. Cần code cứng cho một ngôn ngữ +framework, biết tổng quan một vài ngôn ngữ +framework khác;
  • Kỹ năng ngoại ngữ: Với những nghề khác trong ngành IT, tiếng Anh chiếm ưu thế. Tuy nhiên trong nghề này, ngoài tiếng Anh ra, việc THÀNH THỤC TIẾNG NHẬT là điều có thể bắt buộc, đặc biệt khi hiện nay các công việc về kỹ sư cầu nối đa phần có thị trường bên Nhật. Ngoài IELTS từ 6.5 trở lên thì chứng chỉ tiếng Nhật ít nhất từ N2 trở lên;
  • Kỹ năng giao tiếp: Khi bản thân là người xây cầu gắn kết thì giao tiếp không tốt là hỏng việc. Đặc biệt là khi làm việc với người Nhật, biết lắng nghe là yêu cầu chủ chốt. Chú ý tránh xung đột ngay từ đầu để quá trình chào hàng suôn sẻ. Đồng thời phải biết thu thập thông tin đầy đủ, giải quyết vấn đề ngắn ngọn;
  • Kỹ năng tự học: Vì bản chất của nghề là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau nên phải chịu khó tìm hiểu, học hỏi từ trên mạng, người trong lĩnh vực, sách vở và  các diễn đàn;
  • Kiên nhẫn và chịu đựng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng;
  • Khả năng làm việc tốt dưới áp lực cao, kèm với óc nhạy bén.
  1. Rèn luyện những kỹ năng đó ở đâu?
  • Bạn có thể tham gia các khóa học tiếng Nhật và đầu tư nhiều để biết giao tiếp, email;
  • Đồng thời đọc thêm sách và các trang mạng nói về văn hóa ứng xử của người Việt như quyển “Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi,…
  1. Tích luỹ kiến thức thực tế ở đâu?
  • Mỗi dự án dùng một ngôn ngữ, framework khác nhau. Học về javascript knockout (tự mày mò về trang chủ), tự nghiên cứu và tự vọc. Nghiên cứu thêm về các tài liệu Âu Mỹ;
  • Tham khảo kinh nghiệm của người trong ngành: https://itviec.com/blog/ky-su-cau-noi-la-gi/;
  • Học từ đàn anh giỏi trong ngành về tiếng Nhật, kỹ thuật: với tiếng Nhật thì xem cách làm sao người ta giao tiếp với khách hàng Nhật sao cho hiệu quả, phân tích những sai lầm mắc phải do bất đồng trong ngôn ngữ và văn hóa; về kỹ thuật thì xem cách suy luận và quyết định vấn đề của họ;
  • Nếu giỏi code mà chưa giỏi ngoại ngữ, đầu tư vào học ngoại ngữ;
  • Giỏi ngoại ngữ mà chưa giỏi code, học code trong 6 tháng đến 1 năm, làm tester hay BA khoảng 6 tháng để làm quen với quy trình làm phần mềm để đọc hiểu tài liệu kỹ thuật, nắm bắt kỹ thuật, giao tiếp với bên phát triển tốt hơn.
  1. Những công ty tiêu biểu trong ngành

Vì đây là nghề còn khá mới mẻ nên hiện giờ chưa có công ty tiêu biểu nào trong ngành, và đây cũng là nghề mà bất kỳ đơn vị doanh nghiệp CNTT cần có.

  1. Tiến triển sự nghiệp

Theo bài phỏng vấn với anh Nguyễn Văn Trọng, onsite lead tại Hitachi Consulting trên blog itviec, con đường có thể vô cùng.

Chưa làm việc độc lập, cần được chỉ dạy → Làm việc độc lập → Vị trí onsite lead/ PM external (quản lý dự án mảng bề ngoài) → PreSale (gặp gỡ khách hàng bàn định hướng, làm thỏa thuận và ký kết hợp đồng → Tự làm chủ mở công ty riêng.

  1. Công việc liên quan
  • Senior Games Unity Developer (Lập trình game Unity cấp cao);
  • Senior Android Apps Developer (Nhà phát triển ứng dụng Android cấp cao).

---

VIII. Game Developer (Chuyên Viên Phát Triển Game)

Từ những trò chơi gắp thú, đua xe, ném bóng rổ ở khu trò chơi ở siêu thị đến chiếc máy chơi bé tin hin, trò chơi rắn bò trên điện thoại cục gạch, và rồi Boom Online, Võ Lâm Truyền Kỳ, Audition - một thời huy hoàng của lứa trẻ 9x. Ngày cuối tháng 5 năm 2013, Flappy Bird trên ứng dụng Android của Nguyễn Hà Đông đã trở thành một cơn sốt khắp thế giới. Hễ một xu hướng game nào đó thoái trào, thì một thời gian sau đó một game mới lại gây ra cơn bão trong cộng đồng. Nhưng bây giờ, game không chỉ đơn thuần là trò chơi giải trí, cụ thể là cuộc thi iOE tiếng Anh và Violympic Toán của Bộ Giáo dục với giao diện trò chơi cho mỗi vòng thi. Một công việc thú vị, ai mà chả thích?

  1. Mô tả công việc

Là một chuyên viên phát triển game, bạn sẽ tham gia vào sáng tạo, sản xuất game cho máy tính cá nhân, máy chơi game console, trò chơi trên mạng xã hội/ online, trò chơi được lắp trong các máy ở  các trung tâm thương mại (arcade game), tablet, điện thoại di động và các thiết bị cầm tay khác. Công việc thường liên đới đến thiết kế (mỹ thuật và hoạt hình) hay lập trình.

Làm ra một sản phẩm game hay có thể mất mấy năm và có cả một đội xuất sắc. Có rất nhiều bước, sáng tạo và thiết kế giao diện game và xem cách chơi, tạo hình nhân vật và đồ vật, tạo hiệu ứng âm thanh, lập trình, chuyển biến ngôn ngữ , kiểm định chất lượng trò chơi (test game).

Trách nhiệm

  • Phát triển thiết kế hay thiết kế ý tưởng ban đầu cho game gồm cả gameplay (tất cả những gì người chơi có thể thực hiện trong game);
  • Truyền tải cốt truyện game và bảng vẽ lại câu chuyện kể ra (storyboard);
  • Sáng tạo khía  cạnh hình ảnh của game ở giai đoạn nội dung (concept stage) sử dụng thiết kế 2D hay 3D và phần mềm đồ họa, như Maya ở giai đoạn sản phẩm;
  • Tạo mảng âm thanh cho trò chơi, như giọng nhân vật, nhạc và hiệu ứng âm thanh;
  • Lập trình game sử dụng ngôn ngữ lập trình như C++;
  • Kiểm tra chất lượng game một cách hệ thống và thành thục để tìm ra vấn đề hay lỗi và ghi nhận chính xác vấn đề được phát hiện ở đâu;
  • Giải quyết vấn đề kỹ thuật phức tạp xảy ra ngay trong quá trình sản xuất;
  • Phổ biến kiến thức cho đồng nghiệp, khách hàng, nhà xuất bản và người chơi game;
  • Hiểu được thông tin viết phức tạp, ý tưởng và hướng dẫn;
  • Làm việc thân cận với các thành viên trong đội để đáp ứng yêu cầu của dự án;
  • Soạn ra các nguồn để lấy, quản lý nhóm và quá trình;
  • Hoàn thành hiệu quả dưới áp lực và hoàn tất deadline để đảm bảo game được hoàn thiện đúng thời gian.

Mức lương: 5.000.000 đồng - 15.000.000 VND.

  1. Kiến thức, kinh nghiệm cần có

Chuyên môn

Thực ra đây là ngành không đòi hỏi bằng cấp, nhưng bằng cấp về các lĩnh vực sau đây có thể làm tăng cơ hội được chọn của bạn:

  • Họa sĩ hoạt hình (Animation)
  • Phát triển trò chơi máy tính hay thiết kế trò chơi máy tính
  • Khoa học máy tính
  • Thiết kế đồ họa
  • Truyền thông tương tác
  • Toán - Tin
  • Thiết kế đa phương tiện (Multimedia design)
  • Kỹ sư phần mềm

Sự liên tục đổi mới của về xu hướng trò chơi và cải tiến công nghệ, ngành công nghiệp hứa hẹn nhiều cơ hội, nhưng vô cùng cạnh tranh và khốc liệt. Để tồn tại trong ngành, cần có sự tâm huyết vô cùng lớn và đạt được nhiều thành tựu.

Kỹ năng

  • Khả năng về công nghệ, rành và quen thuộc với các gói phần mềm và ngôn ngữ lập trình;
  • Khả năng làm việc nhóm và liên lạc được với những người chuyên nghiệp để hoàn tất các trò chơi phức tạp;
  • Tinh thần cầu tiến và khả năng làm việc độc lập với dự án của riêng bạn;
  • Sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề;
  • Kỹ năng giao tiếp;
  • Linh động khi gặp deadline và đòi hỏi của khách hàng;
  • Tâm huyết với ngành công nghiệp game;
  • Bạn cũng cần thể hiện kỹ năng trong kỹ thuật điện ảnh hoặc viết truyện do xu hướng trò chơi gần với phim xét về mặt tiến bộ công nghệ. Đồng thời phải nắm bắt về mặt văn hóa để đảm bảo trò chơi phù hợp với thị trường quốc tế.

Kinh nghiệm làm việc

Việc tạo một portfolio - thể hiện năng lực và kinh nghiệm của bạn - thể hiện năng lực và kinh nghiệm của bạn thông qua những sản phẩm đã thực hiện. Điều này tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng về tài năng và sự sáng tạo của bạn. Khả năng code trong ngôn ngữ lập trình như C++, kinh nghiệm script (một tập các chỉ lệnh dùng để báo cho chương trình biết cách thực hiện một thủ tục quy định, như đăng nhập vào hệ thống thư điện tử chẳng hạn) và hiểu biết về công cụ phần mềm đặc biệt cũng là những kỹ năng hữu ích.

Kinh nghiệm nghề nghiệp liên quan tích lũy được, ví dụ, qua các doanh nghiệp, vốn vô cùng quý giá và có thể giúp bạn xây dựng mạng lưới (network) và có được các mối quan hệ.

  1. Rèn luyện những kỹ năng này ở đâu?

Ngoại ngữ: Những trò chơi hay đều được sáng tạo từ sự học hỏi từ các phiên bản ở nhiều quốc gia khác nhau. Càng biết và rành nhiều ngoại ngữ càng tốt, điều này giúp bạn hiểu được văn hóa, và quan trọng là CHƠI ĐƯỢC GAME. Chơi được thì mới nghiên cứu tài liệu và phát triển thêm được.

Điều cốt yếu nhất vẫn là niềm đam mê mãnh liệt với game và kiến thức trong ngành công nghiệp này. Điều đó có nghĩa là: ĐỂ LÀM ĐƯỢC GAME, TRƯỚC HẾT PHẢI BIẾT CHƠI GAME. Chơi càng nhiều thì càng tích lũy càng nhiều kinh nghiệm, đồng thời phát hiện những cái hay, cái dở của các trò chơi để phát triển cho trò chơi của mình.

  1. Tích lũy những kiến thức thực tế từ đâu?
  • Làm được game thì trước hết phải HỌC LẬP TRÌNH. Phát triển game là một mảng trong phát triển phần mềm;
  • Tự đọc và nghiên cứu các tài liệu về game;
  • Ngoài khả năng phân tích và lập trình, bạn cần có thêm tố chất của một nghệ sĩ. Tham gia các khóa học về  thiết kế, hiệu ứng âm thanh hoạt hình. Các khóa học về thiết kế trên Color ME, Green Academy. Hay các khóa học trên Udemy và Coursera cũng là đề xuất hay;
  • Tham gia các diễn đàn online nhằm tăng kiến thức về ngành công nghiệp hiện tại, các chủ đề hot và đọc về các game liên quan và các tạp chí phát triển trò chơi, như:Gamasutra, 3D World;
  • Tham gia thực tập ở các công ty.
  1. Các công ty tiêu biểu trong ngành

Trong nước

  • VinaGame: Một phần tuổi trẻ của thế hệ 8x, 9x gắn liền với các game bom tấn như Boom Online, Võ Lâm Truyền Kỳ, Kiếm thế;
  • VTC Game: Với game Audition mà 9x nhắc lại đều nhung nhớ;
  • VietNam Esports: Với game Liên Minh Huyền Thoại và Fifa Online 3 và cả kênh truyền hình về thể thao điện tử (Vietnam Esports TV);
  • Game Loft: Chuyên thiết kế các game dựa trên các nhân vật hoạt hình như Minion, Ice Age,.. Đây là công ty đa quốc gia với nhiều trụ sở;
  • Soha Game.

Ngoài nước

  • Nintendo;
  • Ubisoft;
  • Konami;
  • Microsoft Studios (ứng dụng trò chơi trên XBOX);
  • Sony Computer Entertainment.
  1. Con đường sự nghiệp

Người kiểm thử chất lượng (Quality Assurance Tester) → Nhóm trưởng kiểm định chất lượng → Thiết kế hay sản xuất hay quản lý.

Ở vai trò thiết kế hay hoạ sĩ, đường vào sẽ bằng phẳng hơn nhiều nhưng cần kinh nghiệm trước đó.

Nhìn chung, quá trình thăng tiến sự nghiệp trong ngành công nghiệp game thường rất nhanh. Nhiều người ở vị trí nhỏ, đến vị trí lead trong vòng 5 đến 7 năm và đến vị trí cấp cao trong 10 năm đầu. Vị trí cấp cao: chỉ đạo kỹ thuật, quản lý phát triển, quản lý sản xuất, quản lý nhóm.

  1. Công việc liên quan
  • 2D Games Artist (Họa sĩ Game 2D);
  • QC Engineer (game) - kỹ sư kiểm soát chất lượng game;
  • Game operation manager - chuyên viên quản lý vận hành game.

Theo 4sv.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

8,200 lượt xem