Uyên Đoàn@Triết Học Tuổi Trẻ
9 tháng trước
4 Dạng Hướng Nội (4 Types Of Introversion)
Khi nghĩ về người hướng nội, bạn sẽ nghĩ đến một người yên lặng hoặc nhút nhát. Nhưng bạn nghĩ sao nếu tôi nói với bạn rằng người hướng nội xuất hiện với nhiều “hình hài” và “kiểu cỡ”? Đương nhiên, hướng nội được định nghĩa bởi sự ít nói, dựa vào bản thân và dè dặt nhưng không phải người hướng nội nào cũng phù hợp với khuôn mẫu này.
When you think of an introvert, a quiet or timid person might come to mind. But what if we told you that introverts come in all shapes and sizes? Of course, introversion is defined by quietness, self-reliance, and reservedness but not every introverted person fits this archetype.

4 Nhóm người hướng nội. 4 Types of Introverts
Trong thực tế, một số nhà nghiên cứu cho rằng có bốn nhóm người hướng nội chính: hướng nội xã hội, hướng nội tư duy, hướng nội lo âu và hướng nội ức chế. Theo các nhà tâm lý học tại Wellesley College, tất cả người hướng nội đều có những đặc tính này với ít nhiều dao động. Những khuynh hướng chính của một người sẽ quyết định dạng hướng nội của họ.
In fact, some researchers suggest that there are four main types of introverts: social introverts, thinking introverts, anxious introverts, and inhibited introverts.1 According to psychologists at Wellesley College, all introverts have these traits to varying degrees. A person’s dominant tendencies determine which type of introvert they are.
Người hướng nội thường bị hiểu nhầm và nhút nhát hoặc lo âu. Một số có thể có các đặc tính này, nhưng một người hướng nội không phải lúc nào cũng bẽn lẽn, hoặc bị đánh đồng với sự rụt rè hay nỗi sợ. Thay vào đó, người hướng nội chỉ cần thời gian để sạc lại năng lượng sau những sự kiện xã hội.
Introverts are commonly misconstrued as shy or anxious. Some may exhibit these traits, but being introverted doesn’t necessarily mean being bashful. Or be synonymous with timidity or fear. Rather, introverts just need time to recharge after social events.
Điều quan trọng là ta phải tránh đánh đồng người hướng nội (họ không phải là một khuôn y như nhau)! Đúng vậy, có đến 4 nhóm hướng nội, nhưng mỗi loại đều có những đặc tính và sở thích xã hội độc nhất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về 4 dạng hướng nội, điều gì làm nên sự khác biệt của từng loại và sự khác biệt giữa tất cả các nhóm.
It’s important to avoid pigeonholing introverts (they’re not a monolith)! Yes, there are four types, but each has its own unique characteristics and social preferences. IBelow, we take a closer at the four types of introverts, what makes each type unique, and the differences between them all.
Hướng nội xã hội. Social Introverts

Hướng nội xã hội nghe ngược ngạo nhưng lại có thật. Họ là những người hướng nội thích ở một mình, nhưng không phản đối các nhóm tụ tập xã hội lớn. Họ đơn giản thích dành thời gian với những người thân yêu hoặc trong những bối cảnh tương tác xã hội nhỏ hơn. Ở trong một nhóm lớn có thể khiến họ kiệt sức và cần nhiều thời gian để nạp lại năng lượng.
Social introverts sound like an oxymoron but it’s a real thing. They’re introverts who prefer spending time alone, but they’re not against large social gatherings. They simply like spending time with close loved ones or in smaller social settings. Being in large groups can be draining and will require lots of recharge.
“Người hướng nội xã hội thường giao tiếp theo phong cách tinh tế, bĩnh tĩnh và trực tiếp, theo trị liệu viên, nhân viên công tác xã hội Jenny Flora. “Những người này không xấn xổ trả lời ngay, mà thay vào đó, họ tận dụng thời gian để chuẩn bị một phản hồi chính chắn.”
”People who are social introverts tend to communicate in a subtle, collected, and direct style, says holistic therapist Jenny Flora Wells, MSW, LSW, ACSW. “These individuals are not aggressive in responding right away, but instead, they take their time to cultivate a thoughtful response.”
Một số dấu hiệu có thể cho thấy bạn là một người hướng nội xã hội bao gồm: Some signs that you might be a social introvert include:
– Thích dành thời gian trong các nhóm nhỏ. Preferring to spend time with small groups of people
– Cần thời gian một mình để tái tạo năng lượng, đặc biệt là sau các buổi tương tác xã hội. Needing time alone to regain your energy, especially after socializing
– Chọn lọc người bạn tương tác và khi nào dành thời gian bên người khác. Being selective about who you socialize with and when you spend time around others
– Thích những cuộc hội thoại có ý nghĩa, thực chất hơn là những câu chào hỏi xã giao. Preferring meaningful, substantive conversation over small talk
– Cần có quyền kiểm soát lịch trình và tương tác xã hội. Needing to have control over your social schedule and interactions
– Không thích các sự kiện xã hội tự phát hoặc không có kế hoạch.Disliking spontaneous or unplanned social events
– Thích gặp người mới trong những bối cảnh quen thuộc. Preferring to meet new people in familiar settings
Các buổi tụ tập nhỏ, thân thiết chính là cuộc chơi của những người hướng nội xã hội. Bằng cách này, họ có thể xây dựng những cuộc hội thoại sâu sắc. Họ thích dành thời gian với một người bạn thân thiết hơn là tham gia vào một bữa tiệc đông người hoặc gặp người mới. Vì họ rất chu đáo và thích chiêm nghiệm, nên họ thường là những người biết lắng nghe, tập trung và thấu cảm. Small, close-knit gatherings are the name of the game for social introverts. This way, they can have deep conversations. They’d much rather spend time with a trusted friend than attend a crowded party or meet new people. Because they are so thoughtful and reflective, they tend to be attentive and empathic listeners.
“Hướng tiếp cận chu đáo này giúp họ kiểm soát được năng lượng và đảm bảo mình có thể gắn kết theo hướng chân thật và thoải mái với bản thân.” TS Tâm lý. Nhà tâm lý học lâm sàng Lilit Ayrapetyan giải thích.
“This thoughtful approach allows them to manage their energy and ensures that they can engage in a manner that feels authentic and comfortable to them,” explains clinical psychologist Dr. Lilit Ayrapetyan, PsyD.
Vì những người hướng nội xã hội thích độc cư và cẩn trọng với cách thức và thời gian họ hòa nhập xã hội, nên đôi khi họ bị gắn mác một cách thiếu công bằng (và thiếu chính xác) là nhút nhát, chống đối xã hội, lãnh đạm hoặc bất an.
Because social introverts enjoy solitude and are careful about how and when they socialize, they sometimes acquire an unfair (and inaccurate) reputation for being shy, antisocial, aloof, or insecure.
Nhiều người hướng nội xã hội là những nhà tư tưởng nhiều trí thức, lỗi lạc, và thích gắn mình vào kết nối sâu sắc với người khác thay vì những cuộc thoại thoại trên bề mặt.
Many social introverts are intellectual and existential thinkers, and prefer to engage in deep connection with others versus surface-level conversation.
— JENNY FLORA WELLS, MSW, LSW, ACSW
Thực tế, người hướng nội xã hội thường khá tận hưởng hòa nhập xã hội, đặc biệt là với những người họ thân thiết. Họ thường khá ấm áp, gắn kết và tự tin – miễn là họ ở trong vùng an toàn của họ.
The reality is that social introverts often enjoy socializing, particularly with people they’re closest to. They tend to be warm, engaging, and confident—as long as they are in their comfort zone.
Hướng nội lo âu. Anxious Introverts

Hướng nội lo âu thường khó yên và hay lo lắng trong các tương tác xã hội. Trong khi những người hướng nội xã hội thích các buổi tụ tập nhỏ, thì người hướng nội lo âu lại né tránh tương tác xã hội vì họ sợ phạm sai lầm, sợ bị bẽ mặt, hoặc bị phán xét.
Anxious introverts tend to feel uneasy and self-conscious in social situations. Where social introverts prefer small gatherings, anxious introverts avoid social interactions because they fear making mistakes, being embarrassed, or being judged.
Người hướng nội nào có mức độ bất ổn cảm xúc cao thường dễ có cảm giác lo âu.
Introverts who tend to have higher levels of neuroticism are more prone to experiencing anxiety.2
Bạn có thể là người hướng nội lo âu nếu bạn hay: You might be an anxious introvert if you tend to:
– Cảm thấy lo lắng khi ở cạnh mọi người. Feel nervous being around other people
– Đằm chìm vào các tương tác xã hội trong quá khứ. Ruminate about past social interactions
– Lo lắng về các sự kiện sắp tới. Worry about upcoming social events
– Cảm thấy bồn chồn. Feel highly self-conscious
– Khó bắt chuyện hoặc chào hỏi xã giao. Have a hard time starting conversations or making small talk
– Cực kỳ nhạy cảm với các gợi ý và phản hồi từ xã hội. Tend to be extremely sensitive to social cues and reactions
– Suy nghĩ quá nhiều về các cuộc trao đổi và các bối cảnh xã hội. Overthink conversations and social scenarios
Người hướng nội lo âu thường cảm thấy bồn chồn về các tương tác xã hội. Họ thường cố né tránh các tình huống này và có vẻ khá lo lắng hoặc thậm chí sợ hãi khi buộc phải hòa nhập. Để kiểm soát nỗi lo âu, họ thường chọn những tình huống quen thuộc, có cấu trúc và tìm kiếm thời gian ở một mình, để có thể nạp lại năng lượng và xả “xì trét”. Anxious introverts tend to feel self-conscious about social interactions. They often try to avoid these situations and may seem nervous or even fearful when they do have to socialize. To manage this anxiety, they often stick with familiar, structured situations and seek out time alone, so they can recharge and de-stress.
Các dạng hướng nội này có thể dễ xuất hiện chứng lo âu xã hội. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/3 người mắc lo âu xã hội cũng thuộc nhóm tính cách hướng nội lo âu.
These types of introverts may be more prone to experiencing social anxiety. Research suggests that about a third of people with social anxiety have an anxious introverted personality type.3
Gợi ý cho nhóm hướng nội lo âu. Tips for Anxious Introverts

“Hướng nội lo âu có thể chuẩn bị trước cho các tương tác xã hội,” TS. Ayrapetynan chia sẻ. “Có thể là tập dợt lại các cuộc hội thoại, lên trước các chủ đề sẽ thảo luận, hoặc thiết lập các ranh giới cá nhân trong khoảng thời gian họ ở trong một sự kiện xã hội.”
“Anxious introverts can benefit from preparing for social interactions ahead of time,” Dr. Ayrapetyan says. “This might involve rehearsing conversations, planning topics to discuss, or setting personal boundaries on the duration of their stay at a social event.”
Bà cũng khuyến khích bắt đầu bằng những tương tác xã hội ngắn hơn, và tận dụng cơ hội tìm nơi sạc năng lượng. Thử sử dụng các chiến lược ứng phó dưới đây để định hướng tốt hơn các tình huống tương tác xã hội – TS. Ayrapetynan khuyên ta nên:
She also recommends starting with shorter social interactions and taking opportunities to step away to recharge. Try using the following coping strategies—Dr. Ayrapetynan’s recommends them for helping anxious introverts better navigate social situations:
– Tập trung vào lắng nghe: “Chuyển dời chú ý từ nói sang nghe có thể làm dịu bớt áp lực từ các bối cảnh tương tác xã hội,” bà giải thích. “Bằng cách tập trung vào những gì người khác đang nói, người hướng nội lo âu có thể gắn kết một cách có ý nghĩa mà vẫn không bị căng thẳng khi là trung tâm của sự chú ý.”
Focus on listening: “Shifting the focus from speaking to listening can alleviate some of the pressure in social settings,” she explains. “By concentrating on what others are saying, anxious introverts can engage meaningfully without the stress of being the center of attention.”
– Tập các kỹ thuật thư giãn: Sử dụng các kỹ thuật thư giãn như hits thở sâu, thư giãn cơ cấp tiến, hoặc thiền chánh niệm có thể giúp giảm bớt cảm giác lo âu xã hội.
Practice relaxation techniques: Using relaxation techniques like deep breathing, progressive muscle relaxation, or mindfulness meditation to help alleviate feelings of social anxiety.
– Thiết lập mong đợi thực tế: Ayrapetyan cũng khuyên ta nên đặt ra các mong đợi thực tế về các tương tác xã hội để tránh cảm giác lo âu. “Việc hiểu rằng việc rời đi sớm trong một sự kiện hoặc không tham gia mọi cuộc hội thoại là bình thường có thể làm giảm bớt áp lực và giúp kiểm soát lo âu,” bà nói.
Set realistic expectations: Ayrapetyan also recommends setting realistic expectations about social interactions to avoid feeling anxious. “Understanding that it’s okay to leave an event early or to not engage in every conversation can reduce pressure and help manage anxiety,” she says.
– Nạp lại năng lượng: Lên lịch dành thời gian ở một mình sau khi tham gia sự kiện xã hội có thể giúp bạn tái tạo năng lượng.
Recharge: Scheduling some alone time after a social event can help replenish your energy.
Người hướng nội tư duy. Thinking Introverts

Người hướng nội tư duy thường hướng nhiều vào nội tâm và khá sáng tạo. Dạng hướng nội này thường có óc tưởng tượng cao và dành nhiều thời gian mơ màng và đắm chìm trong suy nghĩ.
Thinking introverts tend to be introspective and creative. These types of introverts are highly imaginative and spend a lot of time daydreaming or lost in their own thoughts.“
“Người hướng nội tư duy thường được cho là những “kẻ hay mơ mộng” và có trí tưởng tượng phong phú,” Well giải thích. “Người hướng nội tư duy là những người hay phân tích, có khả năng tư duy phản viện, sáng tạo và có lòng thấu cảm cho mọi người.”
“Thinking introverts are commonly seen as ‘dreamers’ and having a vibrant imagination,” Wells explains. “Thinking introverts are analytical individuals who exude critical thinking abilities, creativity, and empathy for others.”
Dạng hướng nội này có thể có liên đới với nhiều khác biệt trong não bộ. Nghiên cứu cho rằng người hướng nội và người hướng ngoại có nhiều khác biệt trong cấu trúc nãoộ. Một nghiên cứu trước đây phát hiện ra rằng người hướng nội có lượng chất xám ở não trước trán dày hơn, đây là vùng liên đới với quá trình ra quyết định và các suy nghĩ trừu tượng.
This type of introversion may be connected to differences in the brain. Research suggests that introverts and extroverts have differences in their brain structure. One older study found that introverts have thicker gray matter in the prefrontal cortex, the region of the brain connected to decision-making and abstract thought.4
Một số thế mạnh độc đáo bạn có thể có nếu là một người hướng nội tư duy: Some unique strengths you may have as a thinking introvert include:
– Một phân tích chu đáo, sâu sắc. A love for deep, thoughtful analysis
– Có óc logic và phân tích cao. Being highly analytical and logical
– Có tài tư duy độc lập. A talent for thinking independently
– Có khả năng tự giải quyết vấn đề. The ability to solve problems on your own
– Coi trọng sự tự chủ. Placing a high value on autonomy
– Tìn vào phán đoán của bản thân. Trusting your own judgment
– Chú ý đến chi tiết. Paying attention to details
– Tìm ra những thứ người khác bỏ lỡ. Spotting things that others miss
Người hướng nội tư duy có óc logic cao khi đưa ra quyết định. Họ cân nhắc nhiều góc nhìn và cân đo thiệt hơn từ các lựa chọn. Tuy nhiên, sự suy nghĩ cẩn trọng này đôi khi có thể là con dao hai lưỡi – họ khó khăn khi đưa ra quyết định và là những kẻ cả nghĩ “mãn tính”, điều này có thể gây cảm giác dè dặt và lo âu, theo Wells.
Thinking introverts are highly logical when making decisions. They consider multiple perspectives and weigh each option’s potential pros and cons. However, this thoughtfulness can also be a double-edged sword at times—they struggle with decision-making and are chronic overthinkers, which can bring up hesitancy and anxiety, says Wells.
Trong bối cảnh xã hội, người hướng nội tư duy thích tương tác một-một giúp họ thảo luận sâu hơn về vấn đề. Họ có thể hơi dè dặt lúc đầu, nhưng thường sẽ dần cởi mở khi biết rõ mọi người hơn – đặc biệt là nếu cuộc hội thoại chân thật, thú vị và kích thích trí tuệ.
In social settings, thinking introverts prefer one-on-one conversations that allow them to discuss topics in greater depth. They might seem a bit reserved at first but typically begin to open up as they get to know people better—especially if the conversation is authentic, interesting, and intellectually stimulating.
Người hướng nội kiềm chế. Restrained Introverts

Người hướng nội kiềm chế, hay người hướng nội ức chế, thường có mức ức chế hành vi cao hơn. Họ rất cảnh giác với các mối nguy tiềm tàng và dè dặt khi ở cạnh mọi người.
Restrained introverts, also known as inhibited introverts, tend to have higher levels of behavioral inhibition. They are more alert to potential threats and reserved around others.
Nói cách khác, họ khá chậm trong việc khởi động làm quen với mọi người và thường kìm nén bản thân trong các tình huống xã hội. Họ thường chờ đến khi cảm thấy thoải mái mới gắn kết với người khác.
In other words, they are slow to warm up to new people and tend to hold themselves back in social situations. They usually wait until they feel more comfortable before engaging with others.
Bạn có thể là một người hướng nội kiềm chế nếu bạn hay có những đặc tính sau: You might be a restrained introvert if you tend to have these traits:
– Rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định. Very cautious when making decisions
– Nghĩ trước khi nói hoặc hành động. Think before you speak or act
– Chậm kết thân/làm quen trong các tương tác xã hội. Slow to warm up in social situations
– Thích có chương trình và lịch trình trước. Prefer having a routine and a predictable schedule
– Né tránh các sự kiện bộc phát hoặc bất ngờ. Avoid spontaneous or unpredictable events
– Thích cẩn thận lên kế hoạch trước. Love to plan ahead carefully
– Thích đưa ra những phản hồi cẩn trọng và có cân nhắc. Give thoughtful and deliberate responses
– Thích tự chiêm nghiệm nội tâm. Enjoy engaging in inner reflection
– Chú ý nhiều đến chi tiết. Pay a lot of attention to detail
– Cần nhiều thời gian ở một mình, đặc biệt là sau tham gia một tương tác xã hội. Need lots of time alone, especially after you’ve been engaging in social interaction
Người hướng nội kiềm chế nhìn có vẻ khá dè dặt lúc đầu nhưng sẽ dần cởi mở hơn nhiêu một khi bạn đã biết rõ họ, và họ cảm thấy thoải mái bước ra khỏi chiếc vỏ của mình. Restrained introverts seem really guarded at first but become a lot more outgoing once you get to know them, and they feel comfortable coming out of their shell.
Khi tiếp cận một tình huống xã hội, một người hướng nội kiềm chế sẽ cảnh giác và rất thận trọng. Họ cảm thấy thoải mái hơn khi ngồi lùi lại và quan sát tình huống trước khi tham gia vào hay đưa ra ý kiến hiểu biết của mình. Họ có thể khá xa cách lúc đầu, nhưng họ có thể là những người biết lắng nghe tuyệt vời và đưa ra những quyết định cẩn trọng, có cân nhắc dựa trên quan sát của họ.
When approaching a social situation, a restrained introvert will be cautious and very deliberate. They feel more comfortable sitting back and observing the situation before participating and offering their insights. They might seem a bit aloof at first glance, but they are also great listeners and make careful, considered decisions based on their observations.
Mặc dù không phải tất cả ai hướng nội cũng nhút nhát và lo âu, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng người nào có mức kiềm chế hành vi cao hồi còn nhỏ sẽ có nguy cơ hình thành lo âu xã hội cao hơn về sau này.
While not all introverts are shy or anxious, research has shown that people who are high in behavioral inhibition as children have a higher risk of developing social anxiety later in life.5
Khi giao tiếp với mọi người, họ đôi lúc thích viết ra, giao tiếp không đồng bộ. Trao đổi bộc phát, như gọi điện thoại, có thể khiến họ hoảng sợ vì họ không có thời gian để làm quen và nghĩ về phản hồi đưa ra. Nhắn tin và email được yêu thích hơn vì chúng có thể cho họ thời gian suy nghĩ về những gì họ muốn nói và tổ chức lại suy nghĩ một cách cẩn trọng.
When communicating with others, they sometimes prefer written, asynchronous communication. Spontaneous exchanges, like phone calls, can be intimidating because it doesn’t give them time to get comfortable and think about their responses. Texting and email are preferred because they have the time to think about what they want to say and organize their thoughts more carefully.
Vì bản tính dè dặt, người hướng nội kiềm chế đôi lúc bị coi là không thân thiện hoặc không quan tâm. Điều này đôi lúc khiến họ bỏ lỡ cơ hội và bị áp lực buộc phải hành xử kiểu hướng ngoại hơn.
Due to their reserved nature, restrained introverts are sometimes perceived as unfriendly or uninterested. This can sometimes lead to missed opportunities and pressure to try to act more extroverted.

Gợi ý cho người hướng nội kiềm chế. Tips for Restrained Introverts
Các chiến lược có thể giúp họ vượt qua những thách thức này bao gồm đặt ra mục tiêu nhỏ, từ từ để bản thân tiếp xúc với những tình huống xã hội mới và tập chào hỏi xã giao.
Strategies that can help them overcome these challenges include setting small goals, gradually exposing themselves to new social situations, and practicing making small talk.
“Người hướng nội kiềm chế có thể chuyển đổi các thách thức họ gặp phải với kiểu tính cách “từ từ” bằng cách bồi đắp tình yêu thương bản thân và cố gắng trở thành người quan sát tò mò,” Wells đề xuất.
“Restrained introverts can transform the challenges they face with their ‘slow to warm’ personality by fostering self-compassion and their curious observer,” Wells suggests.
Với bất kỳ người hướng nội kiềm chế nào muốn tạo dựng tình bạn mới, Wells khuyên nên thiết lập ranh giới “xung quanh những sự kiện xã hội và tập giao tiếp lành mạnh với mọi người.” Như kiểu dùng những câu với đại từ “Tôi” (để tránh nghe như đe dọa hoặc đổ lỗi) và rõ ràng, thẳng thắn với cảm xúc của bản thân.
For any restrained introvert interested in fostering new friendships, Wells recommends setting boundaries “around social events and practicing healthy communication with others.” That looks like using I statements (to avoid sounding threatening or blaming) and being clear and upfront with your feelings.
Hiểu rõ dạng hướng nội của mình. Understanding Your Introversion Type

Vậy thì, bạn có thể làm gì để hiểu rõ được dạng hướng nội của mình, tận dụng tối đa sức mạnh, và ứng phó với những thách thức? Bước đầu tiên là cân nhắc dạng hướng nội nào mô tả đúng nhất bản thân bạn.
So, what can you do to understand your specific introversion type, make the most of your strengths, and cope with your challenges? The first step is to consider which type of introvert best describes you.
Để xác định dạng hướng nội, hãy tự hỏi bản thân:
To determine which type you might be, ask yourself:
– Bạn thích dành thời gian với các nhóm nhỏ? (Bạn có thể là người hướng nội xã hội). Do you prefer spending time with small groups of people? (Then you might be a social introvert).
– Bạn có cảm thấy lo âu trong các tình huống xã hội và nghĩ quá nhiều về những tương tác của mình? (Bạn có thể là một người hướng nội lo âu.) Do you feel anxious in social situations and overthink your interactions? (Then you might be an anxious introvert).
– Bạn có dành nhiều thời gian mơ màng hay phân tích thông tin? (Bạn có thể là người hướng nội tư duy). Do you spend a lot of time daydreaming or analyzing information? (Then you might be a thinking introvert).
– Bạn có tiếp cận các tình huống xã hội một cách chậm rãi và tận dụng thời gian để bắt đầu làm quen? (Bạn có thể là người hướng nội kiềm chế.) Do you approach social situations slowly and take time to start to feel comfortable? (Then you might be a restrained introvert).
Một khi đã hiểu được mình thuộc dạng nào thì bạn có thể bắt đầu xây dựng thái độ chấp nhận bản thân và giúp bản thân lớn mạnh. Once you understand your type, you can begin building self-acceptance and achieving personal growth
Tập chấp nhận bản thân. Practice Self-Acceptance

Hướng nội không phải sai sót. Nó là cách bạn tương tác và trải nghiệm thế giới, vậy nên học cách chấp nhận tính cách của bản thân và nắm bắt thế mạnh có thể giúp bạn tận dụng tối đa nó.
Introversion isn’t a flaw. It’s all about how you interact with and experience the world, so learning to accept your personality and embrace your strengths can help you make the most of it.
Thiết lập ranh giới. Set Boundaries
Bạn cần nhớ rằng dù bạn thuộc dạng hướng nội nào thì bạn vẫn cần thời gian để sạc lại năng lượng cho bản thân. Việc thiết lập giới hạn có thể giúp bảo vệ thời gian và đảm bảo bạn có thời gian một mình để cảm thấy tưới mới và tái tạo năng lượng.
It’s important to remember that no matter your introvert type, you need time to yourself to recharge your energy. Setting limits can help protect your time and ensure you get the time alone to feel restored and refreshed.
Thử những điều mới. Try New Things
Tùy thuộc vào dạng hướng nội mà bạn có thể cảm thấy những trải nghiệm khá khó nhằn. Chìa khóa ở dây là từ từ để bản thân tiếp xúc với những tình huống xã hội mới với tốc độ phù hợp với bản thân. Hãy cho bản thân thời gian để làm nóng những tình huống này để bạn có thể dần cảm thấy tự tin và thoải mái.
Depending on which type of introvert you are, you may find new experiences more daunting. The key is to gradually expose yourself to new social situations and move at your own pace. Give yourself the time you need to warm up to these situations so that you can start to feel more confident and comfortable.
Chú ý đến cảm nhận và hành vi của bản thân. Pay Attention to Your Feelings and Behaviors
Hãy bắt đầu để ý đến bạn cảm thấy thế nào trong các tình huống xã hội khác nhau. Hãy để ý đến mức năng lượng, nơi bạn cảm thấy nhẹ nhõm nhất, và môi trường nào bạn mong muốn được trải nghiệm. Tất cả những điều này có thể đưa ra gợi ý về cái bạn cần để thành công trong nhiều bối cảnh xã hội khác nhau.
Start noticing how you feel in different social situations. Pay attention to your energy levels, where you feel the most at ease, and which environments you thrive in. All of this can provide clues into what you need to succeed in various social settings.
Hãy nhớ rằng, hướng nội là một đặc trưng tính cách tự nhiên, không phải sai sót xã hội. Bằng cách nắm bắt thế mạnh và sử dụng các chiến thuật này, bạn có thể định hướng các tình huống xã hội bằng sự tự tin. Nếu lo âu xã hội đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thường nhật, hãy cân nhắc tìm kiếm hỗ trợ từ trị liệu viên.”
Remember, introversion is a natural personality trait, not a social flaw. By embracing your strengths and using these strategies, you can navigate social situations with confidence. If social anxiety is significantly impacting your daily life, consider seeking professional support from a therapist.”
— DR. LILIT AYRAPETYAN, PSYD
Điều cần nhớ. Takeaways
Người hướng nội có chung khuynh hướng – dành năng lượng trong các tình huống xã hội và nạp lại năng lượng bằng cách dành thời gian ở một mình. Tuy nhiên, người hướng nội không chỉ là rập khuôn một kiểu, họ biến chuyển tùy theo cách họ tiếp cận các tình huống xã hội.
Introverts share a common tendency—to expend energy in social situations and restore it by spending time alone. However, introverts are not a monolith and as such, they all vary in how they approach social situations.
Người hướng nội xã hội thích các nhóm nhỏ, trong khi người hướng nội lo âu lại lo lắng nhiều hơn về sự tương tác của mình. Người hướng nội tư duy là những người thích phân tích, tưởng tượng, trong khi người hướng nội kiềm chế lại cẩn trọng và biết cân nhắc. Hiểu được loại hướng nội là rất quan trọng vì nó giúp ta hiểu rõ hơn về những thứ ta cần để thành công và nỗ lực. Vậy, bạn thuộc loại nào?
Social introverts prefer small groups, while anxious introverts worry more about their interactions. Thinking introverts are analytical and imaginative, while restrained introverts are cautious and deliberate. Understanding your type is important since it can provide insights into the things you need to succeed and thrive. So, which one are you?
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
169 lượt xem, 149 người xem - 149 điểm