Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Bạn Định Lười Đến Bao Giờ Nữa?


      BẠN ĐỊNH LƯỜI ĐẾN BAO GIỜ NỮA?
⚠Cảnh báo: Bài viết có “pha” chút tiếng Anh. Hãy cố đọc hết để “thu thập” chút vốn tiếng Anh nếu bạn quá Lazy !
Lazy là một illness nguy hiểm và đáng sợ. Đặc biệt là ở young people, tầng lớp cốt lõi của đất nước. Illness này ngày càng trở nên nặng nề và trở thành gánh nặng lớn cho xã hội. Như một thứ virus lây bệnh, lazy không chỉ ở một cá nhân mà còn lan rộng trên toàn thế giới.  Liều thuốc tốt nhất hiện giờ,chỉ có thể dựa vào ý thức của con người về cuộc sống mà mình đang có nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Không chỉ nói suông, lazy là một vấn nạn nguy hiểm và rất khó chữa nếu như tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài.


Theo thống kê, có đến 1/3 dân số Việt Nam mắc bệnh lazy. Lazy học, lazy động não, lazy sinh hoạt, lazy lao động, lazy giao tiếp, lazy ước mơ,... Và hơn thế nữa! Những người lazy lại thêm biếng. Bắt đầu từ cảm xúc chán ngán, ngại ngùng với tất cả mọi việc. Bạn không biết mình lazy từ khi nào, nhưng khi bệnh ăn sâu vào con người bạn, bạn mới nhận ra. Đôi khi, bạn còn ỷ lại cho người khác, trốn tránh trách nhiệm của bản thân, và viện mọi lý do để “an ủi” bản thân khỏi phải động não, động chân tay. “Việc hôm nay cứ để ngày mai”, “ Để mai tính”, hay “ Thôi, để lát nữa làm, nhất định lát nữa sẽ làm” ... Có lẽ đã trở thành câu cửa miệng của rất nhiều người đặc biệt là những bạn trẻ. Sự lazy của bản thân như một cái rễ cây, chúng nhanh chóng gìm chặt ta ở một chỗ.

Vậy mà vẫn có người nuôi cái rễ ấy mọc sâu và chắc hơn.
     
Bệnh lazy như một cái bẫy vô hình. Chúng ta như những con mồi non tơ và ngơ ngác. Nếu biết có ngày phải trả giá, thì tại sao bạn vẫn cứ bước tiếp con đường tối tăm?!. 

 Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến con người ngày càng không tìm được lối thoát của vực thẳm mang tên: Lazy. 

Cuộc sống công nghiệp hóa hiện đại hóa là nguyên nhân khiến con người trở nên dependent. 

Tương lai liệu bạn có trở thành nô lệ của công nghệ không?

Bạn đừng quên sự ra đời của Internet đã giúp cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn rất nhiều. Nhắn tin, gọi điện qua internet trong nháy mắt, đọc báo qua internet để biết tất cả những gì đang xảy ra quanh ta, không cần đến tận nơi cũng có thể xem được trực tiếp bóng đá... Nghe có vẻ thú vị đấy! Nhưng bạn ngày càng lấn sâu một cách mù quáng. Giờ đây, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh mọi người cầm điện thoại trên tay. Người người cầm điện thoại, từng phút từng giờ sờ đến điện thoại. Mạng internet khiến con người càng lazy hơn. Người ta thường nói với nhau rằng cái gì không biết thì tra Google. Thay vì to try tìm cho ra cách giải thì chưa cần đọc câu hỏi bạn đã lên mạng tìm kiếm rồi chép sẵn đáp án... Càng ngày đầu óc càng lú lẫn, đần độn, thậm chí còn gây ra những rắc rối không đáng có. Internet, đó là một con dao hai lưỡi. Nếu không sử dụng hợp lý, nó sẽ phản tác dụng. Không còn cách nào khác ngoài việc tự bạn phải khống chế bản thân tránh xa những vực sâu, gạt bỏ những cám dỗ đến từ internet. 

Bắt nguồn từ cảm giác nhàm chán với mọi việc, hoặc bạn đã “ ăn không ngồi rồi” quá lâu.
       Bạn tự thỏa mãn với cuộc sống của mình và cho phép mình được “ nghỉ ngơi dài hạn” , thỏa sức ăn chơi. Có lẽ cũng vì dependent vào điện thoại quá nhiều nên khi rời xa nó, chưa đụng vào việc bạn đã thấy nhàm chán, ngại việc. Bạn chẳng tìm ra được động lực để chăm chỉ làm việc, và cứ thế, bạn cứ ở không, dần dần biến mình thành kẻ vô dụng, bất tài, nặng hơn là bạn sẽ trở thành gánh nặng cho những người xung quanh. 

  Cảm giác được hưởng thụ thật là thích thú.

Hoặc cũng không ít những tiểu thư, công tử được chiều chuộng từ nhỏ, được hầu hạ quá lâu nên khi ra ngoài đời thì chẳng biết việc gì, luôn luôn ỷ lại vào người khác. Mặc dù có thể nhà bạn chẳng mấy khá giả, nhưng vì bố mẹ quá chiều chuộng nên bạn luôn ở thế passive và tận hưởng cảm giác sung sướng trong thời gian dài. Nhưng bạn cần phải hiểu rằng khi họ không còn ở bên cạnh chăm sóc bạn, thì bạn sẽ đi đâu, về đâu?!.


Không xác định được goal/target để “bắn”.

  Bạn mơ ước điều gì?
  Bạn thích nhất làm công việc như thế nào?
  Giữa công việc có thời gian rảnh rỗi và công việc đòi hỏi sự chăm chỉ, bạn chọn cái nào?
Có phải bạn đang hoang mang với con đường phía trước? Hai bạn đã xác định được goal/target nhưng chẳng biết phải làm gì! Đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ điều gì. Nếu bạn không chịu serious làm việc chăm chỉ và kỷ luật hơn thì bạn đâu đến nỗi này. Cứ rảnh một tí là cầm điện thoại thì lấy đâu ra mà đòi success.

           lazy sẽ không giúp bạn success nếu không xác định được goal đúng đắn.

 Có bao giờ bạn nghĩ, chỉ cần đủ ăn là được, làm nhiều thì cực nhiều, có khi lại vướng thêm rắc rối? Nhiều khi bạn cố tình” cao su” thời gian, công việc, ngày này qua ngày khác bạn chạy theo cuộc vui mà quên đi công việc đang chờ đợi. 
Có lẽ không phải vì bạn không xác định được goal mà là bạn lười xác định goal mà thôi.
Giống như một bản năng, cái xấu bao giờ cũng dễ ăn theo hơn là cái tốt. Điều này là phải thôi, giữa ăn chơi xả láng, làm những điều mình thích và mệt mỏi làm hết đống việc nhà, việc ở cơ quan... đôi khi chán chường, cô đơn... Thì bạn sẽ chọn cái nào? Câu hỏi nghe có vẻ quen thuộc, và câu trả lời có thể cũng có cả hai. Nhưng hãy thử lặng lại và suy nghĩ, đặt mình vào chính hoàn cảnh ấy, để xem bạn vui vẻ ăn chơi tụ tập hay chọn đầu tắt mặt tối trong công việc! 
Người poor nhất không phải người không có một đồng xu mà là người không có lấy một ước mơ. Hãy cứ mơ lớn vì không ai đánh thuế ước mơ cả! 

Sự Lazy bước đi rất chậm, để cái  poverty lúc nào cũng đuổi kịp. 
Gia đình nhà Shahil nằm trong danh sách các gia đình nghèo nhất vùng, nghe nói sắp tới sẽ có đoàn từ thiện của Hội Chữ thập đỏ đến tặng quà cho các gia đình nghèo nên hai vợ chồng Shahil rất vui mừng.
Đoàn từ thiện tới mang theo những xe tải lớn chở gia súc - phương tiện sẽ giúp các gia đình cải thiện cuộc sống  khá lên. Tùy từng gia cảnh mà mỗi gia đình được tặng ngựa, bò, trâu hay cừu, lợn. Gia đình Shahil được tặng một con bò.
Shahil rất hào hứng cùng với vợ bàn bạc kế hoạch sẽ trồng gì, nuôi bò ra sao rồi bò sẽ sinh sôi thế nào, họ bán được tiền ra sao, thành đàn bò lớn thế nào và cuối cùng là họ sẽ giàu có ra sao. Hai vợ chồng bàn bạc xong rồi lăn ra ngủ, quên bẵng việc làm cho con bò cái chuồng che mưa che nắng.
Mấy ngày sau, cả hai vợ chồng Shahil cứ hết đứng lại ngồi, lại bàn bạc và nhìn con bò rồi vẽ ra viễn cảnh giàu có trong tương lai, chả ai ra đồng.
Một tháng sau thì lương thực hết, vợ Shahil giục chồng ra đồng, Shahil bảo vợ: "Tôi vừa nghĩ ra một kế hoạch tuyệt vời, chúng ta chả tội gì mà nuôi con bò cho mệt, chúng ta bán con bò, mua được hai con dê còn thừa tiền mua đồ ăn được cả tuần, chả phải làm mà nuôi dê cũng nhàn hơn, hai con dê này sẽ đẻ ra cả đàn dê, lúc ấy chúng ta bán tha hồ kiếm tiền".
Vợ Shahil khen chồng giỏi, thế là họ bán con bò, mua hai con dê, hai vợ chồng mua đồ ăn về ăn uống no say, hết ăn lại nằm rồi bàn chuyện giàu có, loáng cái một tuần trôi qua lại hết đồ ăn.
Shahil lại bảo vợ bán cặp dê, mua đàn gà và lại dư tiền ăn uống no say được thêm một tuần nữa. Rồi dần dần họ cho gà vào nồi mỗi ngày, cho đến khi còn 2 con, vợ Shahil bảo: "Thôi mình ăn nốt một con thôi, con kia để nuôi gây giống", Shahil bảo: "Một con thì giống kiểu gì, thôi bán nốt con ấy đi mua thêm rượu về uống với con gà này cho ngon, mai rồi tính".
Thế là trong khi các gia đình nghèo khác chăm chỉ làm lụng ngoài đồng mỗi ngày với những gia súc được tặng để mong một cuộc sống khấm khá hơn thì hai vợ chồng nhà Shahil lại quay về tay trắng như cũ, chạy ăn từng bữa.
(Sưu tầm: internet)
Sự thoải mái, an nhàn không dưng mà dễ có. Để chạm đến ngưỡng cửa ấy, con người ta phải trải qua một quá trình dài nỗ lực, chăm chỉ. Dù là may mắn đến đâu mà mắc bệnh lazy thì vận may ấy sẽ sớm biến mất.
 Bạn nghĩ thế nào về câu thơ này: 
“Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt
    Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.”?
( Xuân Diệu)
 Ý thơ Xuân Diệu là muốn nói đời người không là bao, vậy nên hãy cống hiến hết mình cho xã hội, cho con cháu của mình sau này chứ không phải một ai khác. Hãy làm việc chăm chỉ bằng cả nhiệt huyết, sự tận tình và tâm thế vui vẻ. Nhưng có thể những người lười sẽ viện cớ như thế này: đời người sống được bao nhiêu đâu, cứ vui vẻ, hưởng thụ, thích làm thì làm, còn không thích thì thôi. 
Không ai có thể quyết định cuộc sống của bạn. Nhưng bạn thì hoàn toàn thay đổi được cuộc sống của mình. Giữa sự thoải mái “ ngắn hạn” rồi khổ cực suốt đời và khổ cực “ ngắn hạn” rồi hạnh phúc suốt đời, bạn sẽ chọn gì đây?

Hãy đọc tiếp câu chuyện này: 
    Cậu ngồi ngủ gật suốt trên đường đi mặc cho người cha lầm lũi đánh xe trên con đường gồ ghề sỏi đá. Đang đi người cha bỗng nhìn thấy trên đường có một chiếc móng sắt bịt chân ngựa ai đó đánh rơi. 
Người cha lay Kumar dậy và bảo hãy nhảy xuống nhặt chiếc móng kia lên, mang ra chợ bán nhưng Kumar mặc dù nghe thấy nhưng lazy cứ ngồi im giả vờ ngủ gật.
Người cha lại lay cậu con trai lần nữa, nhớ ra Kumar rất thích ăn quả anh đào, ông nói: "Nhảy xuống nhặt đi con, tới chợ cha bán nó đi rồi mua quả anh đào cho con ăn" nhưng cậu bé Kumar vẫn không nhúc nhích, mắt vẫn nhắm nghiền giả vờ ngủ. Tiếc của, người cha đành hãm xe ngựa lại và nhảy xuống nhặt chiếc móng sắt lên.
Đến chợ, sau khi bán hết rau, người cha đến chỗ nhà rèn sắt và bán chiếc móng ngựa được 100 đồng, ông mua một túi quả anh đào và cất đi. Trên đường về nhìn thấy túi quả anh đào ngon lành treo trước xe, mặc dù thèm lắm nhưng cậu bé Kumar không dám xin cha vì đã lazy.
Người cha muốn dạy cho con trai mình bài học về sự lazy nên ngồi im lặng, phớt lờ sự thèm thuồng của cậu con trai, ông giả vờ đánh rơi một quả anh đào xuống đường.
Chẳng cần phải để cha thúc giục hay nói gì, Kumar ngay lập tức nhảy ngay xuống xe, nhặt quả anh đào nhai ngấu nghiến rồi lại đuổi theo xe và nhảy lên. Cứ thế, cậu bé vừa nhảy lên xe ngồi chưa ấm chỗ, người cha lại giả vờ đánh rơi một quả anh đào, Kumar lại nhảy xuống, người cha cũng vẫn đánh xe đi bình thường, không chờ.
Và Kumar lần nào cũng phải đuổi theo xe để nhảy lên. Vừa đúng đến nhà thì hết túi quả anh đào mấy chục quả, Kumar thì mặt mũi phờ phạc vì ăn được một quả anh đào lại phải chạy theo xe thở dốc rồi lại nhảy lên, nhảy xuống.
Người cha hỏi: "Con có mệt không?",Kumar gật đầu vì không còn sức để trả lời, người cha nói: "Vậy con thích nhảy xuống một lần rồi nhảy lên ngay hay vài chục lần và chạy đuổi theo xe?", Kumar cúi đầu hiểu ra: "Dạ con đã hiểu thưa cha, từ giờ con sẽ không để sự lazy theo mình nữa ạ".
(Sưu tầm: internet)
    Cứ ngỡ rằng sự lazy sẽ giúp bạn có được sự nhàn rỗi, may mắn vì không phải làm việc như người khác. Nhưng bạn thật sự đã lầm. Khi bạn lazy là bạn đã bỏ lỡ cơ hội của mình. Rồi khi bạn khao khát, thèm thuồng nó, bạn phải tăng tốc gấp 5 gấp 10 lần để đuổi kịp người khác. Tự bạn đã khiến mình bị bỏ lại phía sau, tự bạn khiến bản thân đau khổ hơn, mệt mỏi hơn. 
   
.       
            Mọi lý do chỉ là cái cớ! 

Và hãy đọc nốt câu chuyện này: 
     Có một người vận chuyển hàng cần chở một lượng hàng nhất định và thường xuyên nên đã tìm 2 con ngựa để giúp mình thực hiện công việc này.
Người vận chuyển chia hàng làm đôi, mỗi con chở một nửa. Ban đầu cả hai con đều làm việc chăm chỉ.
Nhưng càng ngày, một con thì chăm chỉ và đi nhanh, một con trở nên lazy vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Người chuyển hàng thấy vậy đã mang toàn bộ số hàng trên lưng con ngựa chậm chạp chất lên lưng con ngựa đi nhanh.
Con ngựa lazy thấy vậy càng khoái chí và nghĩ mỉa mai con ngựa nhanh: "Khà khà! Càng nỗ lực, càng siêng năng thì càng cực nhọc, như ta đây có khỏe hơn không?!".
Nhưng thật không may, người vận chuyển thấy một con cũng có thể kham nỗi khối lượng công việc và nghĩ: "Tại sao mình lại phải nuôi thêm một con lazy vô tích sự kia?"
Thế là người vận chuyển đã bán con ngựa lazy cho người ta giết thịt.
(Sưu tầm: internet)
   Dùng những thủ đoạn, mưu mô sẽ giúp những bạn lazy success hơn sao? Đừng mơ! Chẳng có con đường tắt nào dành cho những kẻ lazy cả, nếu có cũng chỉ là con đường mãi mãi không có ánh sáng. 

            Nguồn: internet  Tương lai sẽ ra sao nếu bạn cứ bước đi một cách mù quáng?

Ngoài những điểm sáng, người Việt còn có những những khuyết điểm cần phải khắc phục. 


Thư ký người Mỹ mang hồ sơ còn thư ký người Việt mang son phấn.
Nhà hàng Mỹ giới hạn khách uống rượu còn nhà hàng Việt rủ rê khách uống rượu.
Buổi trưa, người Việt ngủ, còn người Mỹ đọc sách.
Khi đến nhà một người Việt và một người do Thái, người ta nhận ra rằng người Việt có nhiều tủ rượu, con người do Thái thì chứa nhiều tủ sách. Theo thống kê, người Việt đọc trung bình 4 cuốn/ năm, trong khi đó người Singapore đọc đến 14 cuốn/năm và người Nhật là 20 cuốn. Đọc nhiều sách chính là nguyên nhân giúp các nước trở nên phát triển và văn minh. “nhàn cư vi bất thiện”, rất nhiều người Việt lười lao động rủ rê nhau nhậu nhẹt mà không quan tâm người khác đang làm việc chăm chỉ như thế nào. 

   
Những loại Lazy thường gặp: 

1. Lazy học, lazy động não.
 Học sinh lười học ngày càng phổ biến. Bạn có thấy mình ở đâu đó ?

Trong các “ biến chứng” của bệnh lazy  nguy hiểm nhất phải kể đến lazy học. Bởi vì nó lan truyền sang young people, những nguồn nhân lực trụ cột,tương lai của đất nước. Nhiều bạn viện lý do là đã có rất nhiều người giàu có mà không cần vào tấm bằng đại học như Bill Gates, Steve Jobs, Henry Ford, hay Larry Ellison... Nhưng bạn có chắc chắn rằng mình có tài năng và nghị lực phi thường như những con người không hề tầm thường ấy không mà đòi không cần học cũng có thể giàu có. Và một điều nữa, họ chỉ là số rất ít những người success trong xã hội mà thôi! 
Lênin nói: “học, học nữa, học mãi”, như vậy học tập là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự chăm chỉ. Những kiến thức chúng ta có chỉ như một giọt nước nhỏ, những điều chúng ta nghĩ chúng ta chưa biết giống như một cốc nước, còn thực tế điều chúng ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông. Điều sai lầm lớn nhất trong cuộc đời là nghĩ rằng mình giỏi và không chịu cố gắng. 
            Nếu còn có thể, hãy làm việc hết mình.

Đó là điểm chung của những bạn lazy sao? Đúng vậy! Và điều này đang là mối nguy hiểm khủng khiếp với young people. Lazy học sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác. Kiến thức không những hạn hẹp mà còn mất dần đi vì lâu ngày không đụng đến. Bạn thử nghĩ mà xem, nếu có một người hỏi bạn về một điều gì đó, nhưng bạn lại chẳng biết gì về nó, người ấy sẽ sẽ thấy bạn thật nhàm chán và xa lạ không muốn giao tiếp với bạn. Chẳng những lazy học, bạn còn lazy rèn luyện, tiếp thu, học hỏi người khác. “ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” nhưng có nhiều khi không biết mà bạn cũng chẳng thèm hỏi. Nguyên nhân cũng chỉ vì một chữ: Lazy. Khi bạn không học,cũng có nghĩa là bạn đang thui chột khả năng tư duy của mình. Các nơron thần kinh ( não) dần dần bị đóng băng. Bạn sẽ đần đội đi, chậm chạp hơn, lạc lõng với mọi người, cảm giác đau đớn hơn là bị bỏ lại phía sau. 

         Không ai ưa một kẻ ngu đần hết.


2. Lazy vận động, lazy làm việc.

  đi làm không tập trung, lười biếng, làm việc không hiệu quả

Ở Việt Nam, ngày nào cũng bị tắc đường, nhất là buổi sáng. Vì sao vậy? Vì mọi người ra đường để đi làm. Vậy tại sao lại nói là người Việt Nam lazy làm việc! 
Đúng là họ có đi làm, nhưng hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy đó là những nhân viên không tập trung vào công việc của mình mà lai rai, đến chỉ để tích điểm, đến cho có rồi đến giờ thì về.
Ông bà xưa đã nói: “ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” , “ Có làm thì mới có ăn” , đó là quy luật tất yếu. Bạn luôn khát khao tới những điều tốt đẹp, hạnh phúc và success. Thế nhưng rất ít người hiểu được muốn có được những điều tốt đẹp lâu dài thì phải bắt tay hành động một cách serious và có trách nhiệm. Bạn lazy thì chỉ luôn mong muốn ngồi không mà lại được hưởng quả ngọt. Muốn ăn phải lăn vào bếp. Bạn cũng có đầy đủ chân tay, may mắn hơn một số người rất nhiều, đừng mong ngồi không mà đợi người khác đưa đến tận nơi.


Lazy vận động ở đây còn là lazy rèn luyện thân thể, lazy chăm sóc bản thân,Lazy tắm gội, lazy giặt rũ, lazy lau nhà, lazy dọn phòng... Hãy nhớ lại trong vòng một tuần, bạn đã “ lập thành tích”, “ghi điểm” độ lazy của mình được bao nhiêu lần. Nếu bạn đã đạt kỷ lục lazy tất cả những thứ này, có lẽ bạn nên được gọi với cái tên “ Chúa lazy ” mất!!! Làm sao bạn có thể lazy đến như vậy chứ!? 
Tiếp nữa, một năm có bao nhiêu lần bạn đã thức dậy sớm để tập thể dục ít nhất 15 phút? Có thể bạn biết chắc chắn lợi ích của việc tập thể dục buổi sáng, nhưng vì sức hấp dẫn của giấc ngủ và căn phòng ấm áp kia khiến bạn không thể từ chối... Tất cả cũng vì lazy mà thôi. Bạn à! Nếu tiếp tục làm bạn với lazy, bạn sẽ không thể trụ vững được trên cuộc sống này đâu!
 
Nếu lazy, hãy lazy có kế hoạch như những chú kiến.

3. Lazy yêu thương.

Có khi nào, bạn bị rơi vào tình trạng cô đơn, lẻ loi, cảm giác như thiếu đi một thứ gì đó mà không thể hiểu nổi? Hay đôi khi cáu giận vô cơ rồi lại hối hận? Đó là bạn lazy, lazy đến nỗi không muốn yêu thương, không muốn chia sẻ, cảm thông, thấu hiểu cho một ai, bạn chỉ ích kỷ nghĩ cho riêng bản thân mình mà thôi. Suốt ngày bạn cắm mặt vào điện thoại, mối quan hệ tốt đẹp dần bị thu hẹp, có khoảng cách lớn hơn. Bạn đang tự xây cho mình một bức tường làm rào chắn chứ không phải xây nên những cây cầu nối mọi người gần nhau hơn. Bạn biết không, nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương! Cho dù cuộc sống có khó khăn, khắc nghiệt đến đâu, thì tình thương giữa con người với con người luôn luôn sưởi ấm tâm hồn, xưa đi những băng giá và lấp đầy những khoảng trống...
 
   Mọi thứ trên đời sẽ mất đi, chỉ có tình yêu thương là còn mãi

4. Lazy tranh đấu. 
Cuộc sống là gì. Cuộc sống là không ngừng tiến lên phía trước, không ngừng phát triển bản thân, là đôi khi phải có những tranh chấp. Chỉ cần điều mình làm là đúng, thì hãy tranh đấu tới cùng. Có thể điều xấu sẽ lấn hơn, nặng hơn, nhưng cuối cùng rồi cán cân công lý cũng sẽ nghiêng về những điều tốt đẹp! 
     Điều đáng nói ở đây là, biết đúng là không thèm đấu tranh.


Đa phần người lazy tranh đấu sẽ không hoạt ngôn vì trong tư duy họ không chịu logic, vẽ ra trước những điều mình sắp phải nói, nên khi nói ra sẽ rất lúng túng, dần dần không tự tin, nhanh chóng bỏ cuộc và có cảm giác mệt mỏi. Khi bạn mệt mỏi thì bạn sẽ không thích thú với bất kỳ điều gì, bạn chán ngán với vấn đề đó, và mặc kệ muốn tới đâu thì tới. Khi lazy tranh đấu, bạn sẽ thể hiện mình là một con người kém cỏi, và không nhận được sự tin tưởng từ mọi người, đặc biệt là những đối tác quan trọng trong công việc của bạn, và tất nhiên sẽ không thể thăng tiến trong công việc. Điều này rất nghiêm trọng, vì thế có một lời khuyên chân thành dành cho bạn lazy, đó là: hãy kiên trì tập luyện lâu dài. Một ngày nào đó bạn sẽ hối hận vì đã không làm điều này sớm hơn! 


5. Lazy quyết tâm.

Goal đã sẵn sàng đó rồi, con đường đi cũng rộng mở ra trước mắt, chỉ cần bạn nỗ lực đi hết con đường dài sẽ leo lên được đỉnh núi! Thế nhưng bước đi một bước bạn còn chẳng chịu làm nữa là đi hết cả đoạn đường dài. Đúng là “ Trên con đường success không có dấu chân của kẻ lazy ” mà! 

Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn!

Người lazy, họ có những cách bảo thù để bảo vệ cái hành động bảo thủ ấy của họ. Không xác định được goal đó là lỗi của hoàn cảnh, còn xác định được goal mà không chịu quyết tâm thì đó là lỗi của bạn rồi! Hãy yên tâm đi, vì sẽ chẳng ai tình nguyện chịu khổ chở bạn đến tận cái đích xa xăm mà bạn mong muốn đâu! Ngoại cảnh chỉ là những yếu tố phụ, còn lòng kiên trì, quyết tâm, ý chí cao mới chính là mấu chốt để bạn có thành công hay không.

Tuyển Việt Nam là mình chứng và là niềm tự hào cho nước nhà
     
  Bạn có sợ không? Còn tôi thì thực sự sợ đấy! Mỗi khi lazy, tôi lại cảm thấy mình có lỗi, hối hận vì sao lại không cố gắng dù chỉ một chút. Thay vì ngồi bấm điện thoại liên tục hàng giờ, thì sao không bỏ nó ra xa để giúp đỡ bố mẹ dù chỉ là những công việc nhỏ như giặt quần áo lau nhà...? Làm xong thì vẫn nhẹ nhõm hơn chứ! 
Cuộc sống này chính là một cuộc đua, và những bạn lazy thì như những con ốc sên, vác trên mình vỏ ốc nặng nề và bước đi chậm chạp. Trong khi những vận động viên điền kinh thì đang hối hả gấp rút chạy đến đích, bạn chỉ mải mê rong chơi và không nghĩ ngợi một điều gì cả. 
Khi bạn lazy, hãy nghĩ đến hậu quả. Giờ thì hãy hành động đi nào! Bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất và làm trong khoảng thời gian ngắn, mỗi ngày một ít, bạn sẽ thay đổi nhiều. Một người bình thường chăm chỉ còn hơn 10 người thông minh mà lazy. Sự lazy bây giờ giống như một trái táo độc, thuốc ngấm từ từ rồi ăn mòn cả tư duy bạn sẽ trở nên vô dụng. Nếu không sửa thì đừng mơ lớn! 

Hãy tự đặt câu hỏi Tại sao: Tại sao mình lại lazy đến thế?
Hãy vẽ nên một tương lai: Nếu mình cứ lazy như thế này thì...?
Hãy thức tỉnh và trưởng thành: Đừng bao giờ nói mà hãy hành động! 
Hãy serious và thắt chặt hành động: Đừng trì hoãn!


 Tác Giả: Trần Thu Phương, Học sinh@THPT Mỹ Đức A
Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: [https://m.me/phuongtran1107]
Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 21 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info


(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,548 lượt xem, 1,483 người xem - 1623 điểm