Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Cảm Giác Trống Rỗng Của Tuổi Gần Trưởng Thành

Đã bao giờ bạn cảm thấy không còn hứng thú với cuộc sống hiện tại, cảm thấy như mình thiếu hụt một thứ gì đó và rơi và có cảm giác như có một lỗ trống sâu thẩm trong lòng? Vậy thì bạn không phải người duy nhất đâu, rất nhiều người từng trải cảm giác này, nhất là khi ta vừa bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời. Cảm giác này xảy ra thường xuyên hơn khi tớ bắt đầu cuộc sống đại học. Nhiều người sẽ cố gắng vùi lấp khoảng trống trong lòng bằng cách mở rộng mối quan hệ, cố gắng tìm người yêu, đi chơi thật nhiều, đi mua sắm, lướt điện thoại,... có người tiêu cực hơn còn tìm tới những mối quan hệđọc hại, chất kích thích,… Thế nhưng, cảm giác ấy vẫn xuất hiện và thậm chí ngày càng tệ hơn nữa. Gần đây, tớ đã tìm hiểu về cảm giác này một cách rõ ràng hơn và biết được rằng đó là cảm giác trống rỗng. Từ đó, tớ bắt đầu sống tích cực hơn và dần đẩy lùi được nó.

Bài viết này dựa trên một chút hiểu biết và những ý kiến chủ quan của tớ - một người từng trải một cuộc khủng hoảng kéo dài khi bắt đầu cuộc sống đại học. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được các bạn.

 

Cảm giác trống rỗng là gì mà đáng sợ đến thế?

Đó là một sự thiếu hụt trong cảm xúc. Khi trải qua cảm giác này, chúng ta sẽ mất đi hoàn toàn niềm vui và động lực để tiếp tục công việc của mình. Nó thường được nhắc đến như là một nguyên nhân hay biểu hiện của những căn bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, chứng nghiện rượu và ma túy (nhưng không có nghĩa chúng ta mắc bệnh này đâu nhoa)... Khi một “cơn” trống rỗng ập đến, tớ sẽ cảm thấy như rơi vào vực thẳm vậy, nhưng thay vì rơi xuống theo trọng lực, tớ chỉ dần dần chìm xuống vực thẳm ấy. Tớ sẽ tự cho rằng, tớ chẳng có ý nghĩa gì với cuộc sống này cả, tớ không được quan tâm bởi mọi người xung quanh , tớ không đủ tốt,… hàng tá những suy nghĩ tiêu cực cứ thế hiện lên làm tớ thấy ngột ngạt, nặng nề và cô đơn. Đôi khi tớ sẽ khỏa lấp khoảng trống bằng cách cố làm một việc gì đó để bận rộn, nhưng khó có thể tập trung được và rồi cảm giác ấy vẫn cứ ập đến. Từ khi bắt đầu là sinh viên, tớ đã phạm rất nhiều sai lầm khiến cuộc sống của tớ cứ bị rối cả lên. Thế nhưng, việc trải nghiệm những “cơn” trống rỗng này vẫn là đáng sợ nhất đối với tớ.


Vì sao mà một ta lại rơi vào cảm giác trống rỗng?

Tớ đã tự hỏi bản thân và đặt ra câu hỏi cho những người bạn xung quanh tớ, nguyên cớ nào mà chúng ta lại thi thoảng thấy trống rỗng trong lòng? Những câu trả lời sẽ là “không biết nữa”, thiếu tiền, thiếu người yêu, không có bạn thân, mới chia tay, chán người yêu,…nhiều lắm, nhưng theo tớ có 3 nguyên do chính gây nên sự trống rỗng ở tuổi gần trưởng thành

Thứ nhất là cảm giác “tôi không đủ…”

Chắc hẳn khi bước chân vào một môi trường mới như trường đại học, rất nhiều bạn ở đây thường hay so sánh bản thân mình với người khác và cảm thấy mình thua thiệt về nhiều mặt. “Tại sao cùng là sinh viên năm nhất nhưng trông bạn kia có nhiều bạn bè hơn mình?”, “Tại sao trong trường có nhiều người xinh thế, mình phải nên như họ?” rồi thì “Bố mẹ nó lo cho nó nhiều tiền thế?”…Những người hay đặt ra những câu hỏi kiểu so sánh mình với người khác như vậy sẽ lấy người khác ra làm tiêu chuẩn để ngưỡng mộ và phấn đấu. Họ cố gắng làm cho bản thân hoàn hảo hơn, theo đuổi những xu hướng thịnh hành mà quên mất tâm hồn họ thực sự cần gì. Nên khi chỉ còn một mình họ luôn cảm thấy mình vẫn còn thiếu một điều gì đó và mất động lực. Tâm hồn bạn đang biểu tình rồi đấy!

Thứ hai là bạn không biết mình là ai và không tự định hướng được cuộc sống

Chính vì chỉ tân trang bề ngoài theo người khác nên họ cũng không thực sự biết mình muốn gì. Nhiều bạn trẻ đã lên đại học rồi mà vẫn chưa biết bản thân mình giỏi gì. Học hay làm những thứ bản thân không thích sẽ tạo ra một áp lực. Họ sẽ học, sẽ làm trong trạng thái chán nản, nặng nề. Những người này thường xuyên cả thấy trống rỗng. Để rồi, khi cố gắng lấp đầy khoảng trống trong lòng, họ tìm đến những trò giải trí xáo rỗng. Những trò vui đó chỉ làm họ khá lên trong vài phút, vài giờ. Nhưng rồi cuộc vui nào cũng đến kết thúc, họ bị bỏ lại một mình, vẫn trơ trọi với tâm khoảng trống hoang tàn

Thứ ba là có nhiều sự ức chế trong lòng mà không thể giải tỏa

Ai ai trên thế gian này cũng có những nổi buồn riêng ám ảnh sâu sắc đến tâm trí. Khi những cảm xúc này ập đến, thay vì tìm cách giải tỏa nó, một số người lại tìm cách kìm nén nó và cố hành xử thật bình thường như chẳng có gì xảy ra. Vì không thể giải tỏa, cảm xúc ấy vẫn ở đó và chi phối cảm xúc của họ trước những sự việc khác. Họ sẽ dần trở nên tê liệt cảm xúc và luôn luôn nhàm chán. Lần tới, khi có những cảm xúc tiêu cực, bạn hãy giải tỏa nó bằng cách tâm sự với những người bạn yêu hay làm những điều bạn thích nhé. Đừng để nó tích tụ quá lâu như đống mỡ thừa thì khó mà đốt đi lắm ấy.


Có cách nào đẩy lùi được cảm giác tiêu cực này không?

 

Khi phải trải nghiệm sự trống rỗng quá thường xuyên, tớ đã tìm hiểu, và từng thử rất nhiều cách  để đẩy lùi nó, nhưng tớ nhận thấy có 2 cách là hiệu quả nhất với tớ nên tớ sẽ bày cho các bạn nhé

Hãy tìm hiểu bản thân bạn

Bạn đang cảm thấy như thế nào hôm nay? Bạn thích cái gì? Muốn làm gì? Cần phải làm gì? Mỗi ngày hãy tự hỏi bản thân và trả lời những câu hỏi đó, bạn sẽ có mục tiêu để làm việc trong một ngày và đừng quên cố gắng hoàn thành hết mục tiêu đã đặt ra nhé.

Bạn cũng nên đi tìm ước mơ của mình để có một mục tiêu hướng đến nhé. Tìm như thế nào nhỉ? Với tớ thì tớ cứ thử hết thôi. Ngoài giờ học trên lớp, tớ sẽ thử học thêm một kĩ năng nào đó qua mạng, qua những người xung quanh, thử tập một vài môn thể thao mới, đi làm thêm nữa. Không hợp thì bỏ, không sao cả. Trong số những lần thử, bạn sẽ tìm đươc cái mình giỏi và ước mơ thực sự của mình thôi

Tìm và giữ những mối quan hệ lành mạnh

Chắc sẽ có nhiều bạn hỏi “mối quan hệ thế nào là lành mạnh”? Đó có thể là cha, mẹ, bạn, người yêu bất kì ai mà bạn cảm thấy an toàn và thoải mái khi chia sẻ những vấn đề riêng của mình và cho bạn những lời khuyên hữu ích. Mỗi ngày, tớ có thể giao tiếp với rất nhiều người, vài người trong số đó sẽ trở thành bạn bè, một người nào đó sẽ trở thành người yêu , nhưng chỉ có một vài người trong số đó là thực sự lành mạnh mà thôi, hãy trân trọng họ nhé. Nhưng nếu bạn không thể tìm được người bạn nào lành mạnh thì còn có những người thân yêu trong gia đình bạn, đó luôn là những người yêu thương bạn nhất. Khi cảm thấy tâm trạng trống rỗng, bạn có thể gọi cho họ hoặc đến gặp họ. Đó là những người sẽ làm tâm trang cảu bạn khá lên đó

  

Tương tự như cơ thể, tâm hồn cũng sẽ “biểu tình” khi bạn nuôi dưỡng nó không đúng cách. “Cơn” trống rỗng ập đến chứng tỏ tâm hồn bạn đói rồi đấy, hãy lấp đầy nó bằng nhưng món ăn tinh thần lành mạnh đi thôi. Mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn nhé  

Tác giả: Lê Minh Anh

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link https://www.facebook.com/profile.php?id=100009676332980

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng giá trị 22 tr VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link:  

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

21,687 lượt xem, 18,637 người xem - 18694 điểm