Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Cho Và Nhận

Nếu là con chim, là chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”

                                               Tố Hữu

Tôi đã, đang và tôi nghĩ rằng tôi sẽ tiếp tục “nhận”. Chỉ mong rằng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục “cho”.

Tôi là ai giữa thế gian này, làm sao bạn biết được khi bạn chưa từng tiếp xúc với tôi, chưa từng nói chuyện hay nhìn thấy tôi, chưa chứng thực qua giấy khai sinh hay giấy chứng minh nhân dân! Để tôi trả lời nhé: tôi chỉ là một con người có ngoại hình giống như con người và tính cách giống như con người. Tôi sinh ra trong một làng quê yên bình, bao quanh bốn bề là những cánh đồng dài bất tận, bạn nghĩ trên những cánh đồng ấy cò bay thẳng cánh? Đúng vậy có cả “Cò” và “Cói” nữa. Tôi lớn lên trong một gia đình bình thường có Cha Mẹ, Ông Bà mọi người đều yêu thương tôi, ở bên cạnh tôi và luôn mong tôi sẽ sống hạnh phúc. Điều này nghe thật bình thường nhưng thực sự lại là điều mà tôi rất biết ơn vì có được, chẳng phải đứa trẻ nào cũng được lớn lên trong môi trường như vậy, chẳng phải đứa trẻ nào cũng có Cha mẹ và gia đình ở bên trong suốt thời thơ ấu và cũng chẳng phải đứa trẻ nào cũng biết đâu là con “Cò” đâu là con “Cói” như những đứa trẻ “ bình thường” ở làng tôi. Tôi chỉ muốn nói rằng tôi đã được “nhận”, được nhận nhiều ấy chứ.


“Nếu là con chim thì chim phải hót, nếu là chiếc lá thì lá phải xanh”, nếu là con người thì phải là con người biết cho đi. Tại sao? Vì nếu chim không hót  thì nó còn biết làm gì, chim sống để làm gì. Vì nếu lá không xanh để quang hợp đem lại oxi cho con người, thì sẽ là một chiếc lá vàng và rồi sẽ nhanh chóng rụng xuống trên mặt đất. Vì nếu con người sống mà chỉ biết nhận mà không biết cách cho đi thì cuộc sống còn gì ý nghĩa nữa.Trông cuộc đời con người tôi không biết bạn là ai, không biết tính cách bạn thế nào, ăn mặc học vấn ra sao nhưng tôi biết chắc rằng ai trong mỗi người chúng ta ai cũng đều đã được “nhận”, khác nhau ở chỗ là bạn và tôi có biết “cho”, cho bao nhiêu lần, cho ai, cho lúc nào, cho ở đâu và cho như thế nào.Tôi còn nhớ lúc tôi học tiểu học, tôi thường đi bộ đi học vì tôi chưa biết đi xe đạp và bố mẹ thì phải đi làm hàng ngày nên mỗi ngày ttoi chẳng còn cách nào khác là đi bộ đến trường, tôi biết ơn tháng ngày đó vì nhờ việc luyện tập môn “thể dục bất đắc dĩ” ấy tôi mới có chiều cao ok như bây giờ. Tôi cứ đi bộ như thế cho đến khi tôi chỉ cần đi bộ đi học và lúc về được đi xe đạp, không phải là tôi đã biết đi xe đạp mà là do mỗi lần trên đường về tôi đều gặp một chị học cấp 2  chở tôi về vì thấy tôi còn nhỏ mà phải đi bộ một mình về nhà, tôi đã rất biết ơn điều đó và mấy năm cấp 2 của tôi ngày nào trên đường về, phía sau xe của tôi luôn có một đứa trẻ tiểu học nào đó dù tôi quen biết hay là không, tôi hiểu cảm giác hạnh phúc của bọn trẻ vì thế tôi luôn muốn giúp đỡ chúng, tôi đã được nhận và tôi đã cho đi. Một lần khác tôi được lên thị trấn đi tham dự một chương trình hội chợ ẩm thực và có ca sĩ yêu thích của tôi biểu diễn, tôi đã háo hức cả tuần và chỉ mong đến ngày đó, lúc ấy tôi chỉ là trẻ con và chẳng có đồng xu nào dính túi, tôi tự hứa sẽ chẳng để mắt đến mấy món ăn và chỉ đến chỉ để một lần được thấy ca sĩ yêu thích mà bấy lâu nay chỉ xuất hiện trên truyề hình. Tôi đén đó với “hai bàn tay trắng” và....tôi không có tiền để giữ xe, không thể nào được tôi đã tìm hiểu trước là ở hội chợ có chỗ giữ xe hoàn toàn miễn phí mà....chú bảo vệ bảo là hết chỗ rồi vì đông quá phải ra phía ngoài gửi xe nhưng tôi đâu có tiền, chẳng lẻ phải đạp xe 20 cây số trở về nhà. Không, chú bảo vệ thấy thương quá nên đã đưa tôi 2 nghìn đồng và tôi có thể gửi xe và vào hội chợ xem ca nhạc, tất nhiên là không nhìn đến các món ăn được bày biện ngon mắt trong khu ẩm thực rồi. Đó là một món quà lớn với con, chú bảo vệ ạ. Những điều chúng ta được nhận đôi khi thật nhỏ bé nhưng không có nghĩa là tầm thường, không đáng kể vì nó đem lại sự động viên, an ủi và giá trị tinh thần vô cùng lớn lao. Đôi khi chỉ là một nụ cười thân thiện trong buổi gặp đầu tiên để khiến đối phương thoải mái tự tin hơn , đôi khi chỉ là cái vỗ vai động viên khi ai đó mệt mỏi, đôi khi chỉ là câu hỏi “ăn cơm chưa” với một đứa bạn đang vùi đầu trong đống tài liệu thi cử và đôi khi chỉ là 2 nghìn đồng như chú bảo vệ ấy đã giúp tôi, tôi tin chắc rằng ai nhận được những điều ấy đều cảm thấy hạnh phúc vô cùng và biết rằng họ được, nên, và phải cho đi.


 Nhưng cho đi là cho như thế nào, cho ai, cho lúc nào và cho ở đâu. Cha ông ta có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ”, “mâm cỗ” quân trọng thật đấy nhưng “lời chào còn quan trọng hơn nhiều”, lời chào thể hiện thái độ sự chân thành của người mời nên người ta mới cần “lời chào” hay hơn là “mâm cỗ” đầy.Chính vì thế “cách cho” còn quan trọng hơn là thứ được cho.Bạn cho người ta một món quà, một món tiền nhưng vớ vẻ kênh kiệu, bố thí, xem người ta như là của nợ thì ai hạnh phúc cho nổi, người ta còn chưa ném món tiền ấy vào mặt bạn là còn may, tôi chỉ nói quá một chút thôi nhưng sự thật là thế đấy. Có những người “cho” chỉ để “nhận, cho chỉ để thể hiện mình, chỉ để đánh bóng cái tôi cá nhân, thì cái “cho” ấy thật không đáng tí nào, nhiều khi bạn cho theo cách ấy còn khiến người nhận cảm thấy bị tổn thương, khinh bỉ và thiếu tự tin. Chính vì thế bạn không chỉ phải biết “cho đi” mà còn phải học cách “cho đi”, đẻ khiến món quà của mình trở nên giá trị hơn, để khiến người nhận cả m thấy hạnh phúc hơn và họ xứng đáng với món quà đó, để rồi học vươn lên trong cuộc sống và một ngày nào đó cũng biết cho đi một cách chân thanh, thật lòng như chính cái cách mà họ được nhận. “ Niềm vui ban tặng cho người, trong ta cũng có niềm vui bội phần, cho là còn có mất đâu, gieo nhân hái quả cũng thâu về mình” Như trong những câu thơ trên, cho chính là sự nhận lại, là “nhân quả” trong cuộc sống.

Sống là tìm cầu hạnh phúc, là ước vọng bình yên. Do vậy, trong cuộc sống ai cũng muốn có được niềm vui và hạnh phúc cho bản thânTrong nhiều cách thức để tìm kiếm niềm vui và hạnh phúc cho cuộc sống, có một cách thức mà mọi người đều có thể làm được, đó là sự cho đi, sự ban tặng hay có thể gọi là bố thí, cúng dường. Tuy có thể gọi dưới nhiều danh từ khác nhau tùy theo đối tượng, hoàn cảnh, cách thức, nhưng việc làm này đều có chung một ý nghĩa là đem những thứ thuộc sở hữu của mình, những thứ mà cá nhân mình có đến cho người khác. Khi chúng ta cho đi như thế là chúng ta đã thắng được lòng ích kỷ của mình, chúng ta nghĩ đến người khác, muốn giúp đỡ người khác, muốn đem niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác. Khi chúng ta cho đi, chúng ta không nghĩ rằng mình cho đi như thế để tìm niềm vui và hạnh phúc nhưng niềm vui và hạnh phúc vẫn đến với mình, không tìm cầu cũng tự nhiên đến. Đó là những suy nghĩ “vẩn vơ” của tôi, chỉ mong ai cũng được “nhận” và biết cách “cho đi”.


Tác Giả: Phạm Thị Ngọc Trâm, Sinh viên @ĐH Duy Tân
Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: https://www.facebook.com/lily.pham.39108297

--------------------------------
Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 21 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

175 lượt xem, 169 người xem - 169 điểm