Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

"Con Cũng Là Lần Đầu Tiên Làm Con"

       '' Không chỉ bố mẹ lần đầu tiên làm bố mẹ, con cũng là lần đầu làm con" 

      Có lẽ chúng ta đã từng nghe qua một câu nói xúc động trong một bộ phim nổi tiếng của Hàn Quốc ( REPLY 1988) - ''"Bố không phải vừa sinh ra đã làm bố, bố cũng là lần đầu tiên làm bố ". Nó cho chúng ta cái nhìn khác về bậc làm cha làm mẹ, họ cũng là lần đầu làm cha làm mẹ thôi, ta nên thấu hiểu thông cảm vì đôi phút sai lầm hay nóng gắt của cha mẹ mình, '' nhưng cha mẹ ơi từ khi con đến thế giới này con cũng là lần đầu làm con''. Dù có đôi lúc chệch hướng, ương bướng khó bảo nhưng ''con'' cũng cần được cảm thông và thấu hiểu. 

     Ai cũng nói cha mẹ đi làm mệt mỏi, lao lực chỉ vì con cái có thể ăn học đàng hoàng, cho con cuộc sống tốt hơn thì cha mẹ có nói đôi lời ''nặng'' chút thì có sao, con cái cũng nên thấu hiểu cho cha mẹ. Cha mẹ la mắng vì con không làm theo ý mình nhưng cha mẹ làm việc có lý do thì ''con'' cũng vậy. Đôi khi thay vì trách mắng con mình tại sao lại không tìm hiểu quan sát tại sao con lại làm vậy. Đương nhiên khi cha mẹ có những câu chuyện của riêng mình những mong ước kì vọng đối với con cái, thì những đứa con cũng có những mong muốn và kì vọng với cha mẹ mình, và chúng ta đều coi đó là lẽ dĩ nhiên. Chỉ bởi vì chúng ta là gia đình.       

     Cũng có thể là một định nghĩa của gia đình. Những người ta đôi khi còn chẳng nhớ đến họ nhưng lại là những người ta muốn chia sẻ đầu tiên khi có điều hạnh phúc. Là nơi có người có thể hy sinh tất cả vì ta và ta cũng hy sinh vì những người ấy. Nhưng đến cuối cùng cũng có thể là những người gây nên tổn thương lớn nhất nếu chẳng biết cách thấu hiểu nhau.

      '' Cha mẹ có những áp lực của cha mẹ thì con cũng có những áp lực của riêng con''

                               Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con ?

                                                                                            Nguồn : Internet

     Có thể chúng ta đều nhận ra rằng nhiều khi cha mẹ hay cả chúng ta đang đối xử tốt với người ngoài hơn cả người thân trong gia đình mình. Cha mẹ luôn cho những đứa trẻ khác kẹo ngọt mà đã từng nghĩ rằng con mình cũng thích kẹo hay chưa? Hay cha mẹ luôn thoải mái với những đứa trẻ xung quanh mà luôn khắt khe áp lực với chính đứa con của mình ? ''Con'' biết, ''con'' cũng hiểu cha mẹ muốn khắt khe với ''con'' đặt nhiều kì vọng vào ''con'' chỉ mong rằng sau này con có cuộc sống tốt hơn, mong muốn con thành công nhưng có bao giờ ''hai người'' dừng lại chợt nghĩ con đường mà được định sẵn từ đầu đến cuối đấy có phù hợp, có thỏa mãn được mong muốn ước mơ của con mình hay chưa? những kế hoạch mà cha mẹ dựng lên cho con mình có phải là điều đứa con muốn hay không? Phải chăng đôi khi chỉ là điều bố mẹ muốn. 

      Sau ngày dài mệt mỏi về nhà, khi " những tấm mặt nạ'' được gỡ bỏ, những gánh lực áp lực cha mẹ mang trên vai trút nó xuống chính gia đình của mình. Tự hỏi rằng điều đó có đáng buồn không? Có lẽ bố mẹ quên đi hoặc cũng có thể là không biết ''con'' cũng có những áp lực từ thế giới ngoài kia, ''con'' cũng muốn được trút bỏ những gánh nặng của mình xuống, ''con'' cũng muốn được chia sẻ được thấu hiểu chứ không phải nơi trút gánh nặng cho cha mẹ.

      Con có thể nhẫn lại một lần, hai lần, ba lần những cảm xúc cũng có giới hạn cũng có lúc sẽ bùng nổ mà cảm xúc khi dồn nén lâu ngày khi bùng nổ càng ác liệt. Những trận cãi vã cứ thế tiếp diễn, những tổn thương cứ thế dần lớn hơn trong lòng mà vết thương lòng thì luôn là vết thương sâu, những giọt nước mắt đã khô nhưng nhưng vết thương trong lòng thì bao lâu mới có thể lành lại. Chúng ta cứ thế tổn thương lẫn nhau chỉ vì thiếu sự thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái.

     Có phải làm con chúng ta cũng từng nghe rằng : '' mày nên cảm thấy may mắn vì mày đã đầy đủ hơn nhiều người ngoài kia, có những người bất hạnh hơn mày'' . Đôi khi áp lực ở đâu xa áp lực ở ngay chính trong căn nhà nhỏ cơ mà. Nhiều bố mẹ có khi còn vô tâm nói rằng :'' trẻ con thì có gì mà phải áp lực, bố mẹ đi làm không kêu áp lực thì thôi ở nhà chỉ ăn với học thì áp lực điều gì ". ''Con'' nghĩ rằng trước khi làm bố mẹ thì hai người cũng làm một người con mà tại sao lại quên đi những áp lực vô hình mà mình chịu từ gia đình. Đáng lẽ ra cha mẹ cũng có thể hiểu con cái hơn mà tại sao lại không chịu thấu hiểu, lẽ ra nên cùng đưa ra ý kiến lại chọn tự mình quyết định cuộc đời con cái. Nhiều lúc nên tự hỏi rằng: ''là con đã quá nhạy cảm hay do cha mẹ quá vô tâm''.

    Thay vì những lời la mắng trách cứ tại sao không thay bằng những lời động viên, khích lệ ?

                           
 
Sau vụ việc, không ít bài học được rút ra, cảnh tỉnh cho nhiều bậc phụ huynh về tình trạng trẻ em hiện nay. (Ảnh Zing.vn)

                                                                                          Nguồn: Internet

       Những đứa trẻ sinh ra đều là những tiềm năng vô cùng to lớn vậy thì tại sao không đưa ra những lời khuyên, lời động viên khích lệ tinh thần để mở ra cánh cửa tiềm năng đấy. Động viên hay khích lệ, đưa ra lời khuyên là phương pháp giáo dục hiệu quả, là phương châm giáo dục tốt nhất để thúc đẩy sự cố gắng cho trẻ. Ngay cả '' những đứa trẻ 20'' thậm chí là 30 cũng cần sự động viên từ gia đình để tiếp tục cố gắng mà. Đơn giản như khi con làm hỏng đồ chơi thay vì la mắng trẻ luôn tại sao không tìm hiểu xem tại sao lại như vậy? Từ đó có cách giải quyết hợp lí hơn mà không ảnh hưởng đến trẻ. Mỗi đứa trẻ thì luôn có dấu mốc khác nhau mà quan trọng hơn là cha mẹ làm thế nào để thúc đẩy con tiến xa hơn. La mắng chưa bao giờ là phương pháp hiệu quả cho việc giáo dục trẻ nhỏ vậy tại sao bậc làm cha mẹ cứ luôn la mắng con mình mà không thử cách làm khác. 

     Hãy xem những điều này có quen thuộc không? Khi xảy ra xung đột ở trường với bạn bị nhà trường biết được mời phụ huynh lên thì thay vì hỏi con có sao không? tại sao lại đánh nhau với bạn? thì thường câu đầu tiên được phát ra " sao lại đánh nhau, bố mẹ cho tiền đi ăn học để đến trường đánh nhau hay sao? thích thì ở nhà đánh nhau đi. '' Nếu ở dưới góc nhìn của một đứa trẻ đang tuổi lớn, lúc mà luôn đặt cái ''tôi' của mình lên cao thì nghe câu hỏi xong có muốn trả lời hay không ? Biết là đánh nhau không đúng nhưng nói nhưng vậy liệu đã hợp lí chưa ? Vào tình huống thế cha mẹ đã thật sự hiểu con mình hay chưa? " 

    Hay một đứa trẻ luôn sống trong sung sướng, đủ ăn đủ mặc, nhà còn có của ăn của để nhưng cha mẹ luôn bận tối ngày chẳng quan tâm tới con, có cũng chỉ vài câu qua loa hỏi thăm thì liệu thật sự đứa trẻ có cần sự qua loa đấy không ? 

   ''Dù có chưa thấu hiểu nhưng con biết cha mẹ yêu con và con cũng yêu hai người'' 

Thực tế cho thấy, bố mẹ yêu thương nhau dễ nuôi dạy những đứa con xuất sắc

                                                                                                       Nguồn: Internet

     Đôi lúc thật sự bất lực vì cha mẹ và cha mẹ cũng bất lực vì con nhưng ''con'' cũng biết mình nên hiểu cho hai người. Ta từng được học rằng những vất vả khó nhọc của cha mẹ nhiều hơn những gì ta có thể tưởng tượng. Có lúc nóng giận là thế nhưng quan sát một chút ta đều thấy cha mẹ tất cả đều vì chúng ta, lâu lâu ngồi xuống chia sẻ không phải điều gì xấu. '' Con biết cha mẹ yêu con và con cũng yêu hai người '', người xưa nói rồi'' một giọt máu đào hơn ao nước lã'', đôi lúc chữ '' yêu'' không phải xuất phát từ lời nói mà từ hành động. Ta lắng nghe thấu hiểu một chút đều là bớt tổn thương nhau. ''Con'' biết cha mẹ cực khổ thế nào và còn cả hơn thế nữa, dù có thế nào cha mẹ cũng nuôi chúng ta khôn lớn, có khi nhường người lớn chút cũng là việc hay đúng không, đừng vì chút sự không thấu hiểu mà tạo vết thương sâu.

     Thật lòng giữa cha mẹ và con cái nên có những lời cảm ơn và xin lỗi. Xin lỗi về những lần nóng giận, nhưng lần không kiểm soát được bản thân, thiếu đi sự thấu hiểu, để những ngày trôi qua trở nên lãng phí và vô nghĩa. Cũng phải cảm ơn vì những lúc nhịn một chút để giữ hạnh phúc lâu dài, cảm ơn vì sau tất cả vẫn yêu thương nhau như thế.

    Giữa cha mẹ và con cái có khi thật giống nhau, con cái cũng như bố mẹ không phải khi vừa sinh ra đã làm bố mẹ, con cái cũng là lần đầu làm con. Chúng ta giống nhau ở những lần đầu như thế. Thông cảm một chút, thấu hiểu một chút để giữ tình cảm gia đình đẹp thêm một chút. 

Tác Giả: Kiều Trang 

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng giá trị +22,000,000 VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info 

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

318 lượt xem, 248 người xem - 256 điểm