Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Du Học, Covid-19, Học Online Và Sự Ngộ Nhận Về Giáo Dục.



" ...Nếu muốn chuẩn bị một lực lượng nhân sự tốt cho một đất nước có thể phát triển bền vững không chỉ trong thời bình mà trong cả những thời gian gian khó như thế này thì chúng ta cần phải tôn trọng khoa học, cần phải tôn trọng tư duy phản biện và cần phải tôn trọng tự do học thuật..”

                                                                                                                                                                                                                PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh


Đã từ lâu, việc học ở Việt Nam, đã trở thành một truyền thống, nó còn có tên là truyền thống hiếu học, mà cũng chính quá mang tính chất truyền thống, tự nó đã trở nên khó đổi mới đến nhường nào,


Trở về những năm phong kiến, nhân dân ta cũng hô vang tự hào về những trang sử hào hùng thời đó, không chỉ bởi những trận chiến oanh liệt lẫy lừng, mà còn bởi kho tàng văn học và kiến thức để lại cho hậu thế. Quả thực, từ khi còn nhen nhóm là một quốc gia bị trị, nhân dân ta đã nhận thức tầm quan trọng của việc học. Để rồi từ đó, chẳng có lẽ nào mà chúng ta lại không biến nó trở thành một trong những giá trị được trân quý nhất, bền bỉ nhất. Từ những tác phẩm mang hơi hướng nghệ thuật thời xa xưa, cho tới những tác phẩm chính trị hiện thực của những năm kháng chiến, quả thực là chưa bao giờ việc học bị xem nhẹ, nó như một ngọn lửa ấp ủ từ mỗi đứa trẻ sinh ra trên đất Việt, chỉ chờ đợi được thổi bùng lên một cách mãnh liệt.


                                                                Nguồn: google


Trải qua những năm tháng. thăng có trầm có, việc học luôn được giữ gìn như một báu vật vô giá của cả dân tộc, một truyền thống mang ý nghĩa lịch sử cũng như cho cả tương lai về sau. Tuy học hành là không thể thiếu, nhưng một thứ dù bất kể là gì, muốn nó bền vững thì phải phát triển nó theo từng giai đoạn. Và chúng ta có làm được đó không? Có, tất nhiên rồi, nếu không thì bây giờ chẳng có chuyện, cứ mỗi lần các kì thi Olympic thì nước nhà lại rinh huy chương về như quà giáng sinh đâu. Nhưng việc phát triển có đủ đáp ứng nhu cầu và đủ chất lượng không? Tôi nghĩ là không. Thế giới ngày xưa rất khác thế giới bây giờ. Những đột phá công nghệ đã khiến toàn bộ những lĩnh vực khác phải thay đổi một cách chóng mặt. Ngày xưa việc học có thể từ từ thích ứng với thay đổi một cách tự nhiên, nhưng từ khi chúng ta có Internet hay các thiết bị di động, ngồi vào bàn và viết dường như nghe rất cổ điển. Để mà hiểu được rằng, cần thay đổi không chỉ là cách học ở thang độ vi mô, mà là cả hệ thống giáo dục ở mức độ vĩ mô, thì cần tới một nỗ lực không ngừng nghỉ.


Một làn gió mới - một cơ hội phát triển - một thách thức khả năng, DU HỌC.


Một trong những biến số xuất hiện gần đây nhất, thách thức hệ thống giáo dục cổ điển chính là du học - một xu hướng học tập chỉ mới xuất hiện những năm gần đây. Đưa con người con người tới một môi trường mới, trải nghiệm mới và tạo nên những tư chất mới cho họ. Du học dường như là một “lối thoát” cho những ai đang luẩn quẩn trong vòng tròn của những phương pháp học tập cũ kĩ, thể hiện càng rõ hơn trong thời kì hội nhập. 


Quả thật, mặc dù đã xuất hiện từ những năm 2010 nhưng phải tới vài năm trở lại đây, du học mới trở nên thực sự bùng nổ. Từ những bài blog cảm nghĩ sâu sắc, tới những câu chuyện trong mơ của du học sinh A bước đi từ con số 0, du học đã từ một hướng đi cho việc học trở thành mục đích tối thượng trong con đường học tập của những học sinh ưu tú. Chẳng thể nào phủ nhận sự quan trọng của việc du học, cũng như những gì truyền thông nói về việc này. Những lợi ích đem lại quả là khổng lồ, từ kiến thức, kỹ năng cho tới trải nghiệm và mạng lưới quan hệ. Và tin tôi đi, nếu bạn lấy profile của bất kì ai trong danh sách những người có nhiều tài sản nhất Việt Nam thì nó đều có mục “học tập tại nước X,Y hay Z”. 


Lý do du học bùng nổ cũng vốn cực kì đơn giản, bởi sự thay đổi của thời thế kéo theo mọi sự theo đổi khác, trong đó, khi hệ thống giáo dục nước nhà vẫn còn có những giới hạn nhất định, thì nhu cầu phát triển cao hơn sẽ thúc ép những cá nhân xuất chúng tìm những môi trường phù hợp hơn. Và rồi, tất cả đều tăng lên theo thời gian, đi kèm với sự cộng hưởng từ mạng xã hội và truyền thông,  du học thực sự là một ước mơ cho những bạn trẻ khát khao chinh phục những nấc thang trong cuộc sống. Nhưng khi mà phong trào ấy đang trên đà lớn lên mạnh mẽ nhất, nó đã bị thách thức, không chỉ mình nó mà còn là tất thảy các khía cạnh giáo dục khác, bởi một ngoại lực tưởng như là vô hình.


COVID-19 - đại dịch làm xoay chuyển mọi thứ, hồi chuông cảnh tỉnh về cách học lâu nay cũng như về cách nhìn nhận về du học. 


Giáo dục nằm trong mục tiêu thứ 3 của 17 mục tiêu phát triển bền vững NGOs, tuy nhiên nó ảnh hưởng cực kỳ lớn tới tất thảy 16 điều còn lại. Chỉ khi được giáo dục về những mục tiêu đó và được nhận thức về tầm quan trọng của phát triển toàn cầu, thì chúng ta mới thực hiện được cả 17 goals. Và cũng chính vì, chúng ta, đã thiếu trách nhiệm, thiếu kiên định, thiếu sự nỗ lực đạt được những mục tiêu đó, thậm chí còn quay lại xâm phạm chính nó, và rồi tạo ra một trong những hậu quả lớn nhất trong lịch sử loài người, kéo dài từ cuối năm 2019 và chưa có dấu hiệu dừng lại, đứa con tàn nhẫn của mẹ thiên nhiên - COVID-19.


Chẳng phải nói nhiều về ảnh hưởng của đại dịch này, vì đài báo và truyền thông vốn đã làm thay việc đó từ lâu rồi. Tuy vậy, với những người trẻ như chúng ta, ảnh hưởng lớn nhất vẫn là với giáo dục. Từ khi đại dịch xuất hiện, chúng ta đã phải chấp nhận rất nhiều mất mát, một trong số đó, là sự biến mất của một lớp học với mấy chục con người ngồi dưới và lắng nghe một con người đứng trên bục giảng. Một sự thay đổi chóng vánh, nhưng, nó lại là thiết yếu.


Có một so sánh cực kì thú vị, tôi xem được từ chiếc video nói về giáo dục của Prince Ea - một youtuber bàn luận khá nhiều các vấn đề toàn cầu dưới dạng video tự thuật khá thú vị, đó là một so sánh về lớp học và những thứ quen thuộc khác xoay quanh chúng ta. Chiếc ô tô, điện thoại hay ngôi nhà của bạn, 100 năm trước, thực sự khác biệt so với bây giờ, tuy vậy, một lớp học 100 năm trước so với bây giờ thì sao...



HÃY SO SÁNH BẰNG VÍ DỤ MINH HỌA DƯỚI ĐÂY

















                                                                                         

(Nguồn: google)



Vâng, có lẽ câu trả lời đã quá rõ ràng - chẳng có gì thay đổi! Chính vì thế, với một thời đại như bây giờ khi mà mọi thứ của 100 năm trước gần như biến đổi hoàn toàn, một lớp học cũng sẽ phải biến đổi, thậm chí phải là mạnh mẽ hơn. Buồn thay, phải đợi đến khi một dịch bệnh xuất hiện - thứ mà chẳng ai mong muốn, thì việc học mới được đặt lên bàn cân để so sánh và thay đổi. Và rồi, điều gì đến cũng phải đến, lớp học thường thấy đã không còn, thay vào đó, là hình ảnh một mình bạn đứng trước chiếc màn hình. Một hình ảnh phải đến 90% người nhìn sẽ thấy lạ lẫm. Nhưng theo tôi, nó chính là thứ ắt sẽ phải đến. Có thể sẽ không thể thay thế hoàn toàn tiết học cổ điển trên lớp, nhưng thực sự là nó phản ánh một trong những yếu tố cốt lõi nhất trong giáo dục, đó là tự học.


Từ những câu chuyện du học, cho tới dịch bệnh và việc học online, ta có thể kết luận rằng: Học là một quá trình cá nhân hóa sâu sắc.


Quả thực, việc học online có một tác động rất lớn bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. Tôi xin mạn phép không nói về mặt tiêu cực, vì hầu như, một giải pháp tạm thời cho thời điểm dịch bệnh thì ngẫu nhiên mặt tiêu cực của nó sẽ được nhấn mạnh rất nhiều. Những nó luôn tồn tại mặt tích cực, ở đây là việc, thúc đẩy quá trình tự học, tự phát triển bản thân. Quan trọng hơn, nó hiện hữu ở mọi lúc mọi nơi trong quá trình học tập.


Khi bước chân vào con đường du học, một điều chẳng thể tránh khỏi với chúng ta đó là chúng ta sẽ hoàn toàn cô độc trên con đường ấy. Tất nhiên đó chỉ là nghĩa đen, nhưng hãy thử tưởng tượng một mình bạn ở chốn đất khách quê người, nơi mà mọi thứ đều khác xa so với những gì bạn nghĩ, đó quả thực là một thử thách đầy chông gai ở ngay bước đầu mà chưa đụng gì tới giáo dục. Tất cả những gì ta cần làm, là phải tự lập, tự lập và tự lập. Quản lý bản thân, thực sự đó mới là yếu tố then chốt ảnh hưởng tới quá trình phát triển của chúng ta, chứ không phải là chất lượng giáo dục..


Khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, nó đã nhắc nhở chúng ta rằng, một cộng đồng là quan trọng như thế nào, và nó cũng tạo ra một sự khoảng cách cả về vật lý lẫn tâm lý. Chính trong những thời điểm này, ta mới có thể nhìn nhận lại bản thân và phải tự xử lý mọi vấn đề của cuộc sống mà chẳng cần đi tới một quốc gia nào khác. Khi học online thể hiện một sự khó khăn trong giám sát và quản lý tới từ thầy cô, thì chính chúng ta phải tự quản lý mình, và nó cũng là một cuộc chắt lọc về ý thức tự học cũng như tinh thần ham học hỏi lâu nay là do điểm số thành tích, hay do đam mê thực sự.


                                                                              (Nguồn: google)


Chính vì lẽ đó, thời tới cản không kịp, chính ta phải tự đặt dấu hỏi về bản thân, tự thích nghi với cách học mới, tự cải thiện và phát triển cách học của bản thân mình. Cá nhân tôi thực sự rất xem trọng việc du học cũng như cách học online, chúng thực sự có ý nghĩa trong việc cá nhân hóa việc học, biến việc học trở nên linh hoạt, chủ động và tạo ra những bước ngoặt lớn một khi bạn đã làm chủ được nó. Mỗi người đều có những suy nghĩ quan điểm khác nhau, có người sẽ cho rằng việc học online luôn gây hậu quả xấu hơn, và nó sẽ chỉ là một giải pháp tạm thời trong thời điểm chống dịch, còn có người cho rằng giấc mơ du học chỉ được vẽ ra trên thiểu số và hầu như những ai không thực hiện được thì đều bị giấu nhẹm đi, tất cả là chiêu trò truyền thông, vân vân.


Đồng ý là có những tồn tại đó, nhưng nếu chúng ta cứ mãi bám vào cách học truyền thống và cố gắng bảo vệ nó thì hậu quả đem lại còn xấu hơn, rõ ràng nhất, chính là việc cực kỳ khó để thích nghi vào một cách học mới. Sẽ có lúc, chúng ta phải đặt dấu hỏi rằng, những sự thay đổi trong giáo dục hiện tại, từ du học, học bổng các trường quốc tế tại Việt Nam cho tới việc học online - đó là những giải pháp tạm thời hay là xu hướng trong tương lai? Cá nhân tôi đã có câu trả lời, và cũng mong các bạn đều có chung câu trả lời ấy với tôi,


CHUYỂN MÌNH TRONG GIÁO DỤC LUÔN LÀ MỘT XU HƯỚNG, ĐƠN GIẢN VÌ MỌI THỨ ĐỀU CÓ XU HƯỚNG THAY ĐỔI.


Tác Giả: Quang Minh

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 22 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info 

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

103 lượt xem, 94 người xem - 96 điểm