Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Đức Nhân Của Samurai – Giá Trị Và Bài Học Vô Giá Cho Giới Trẻ Nước Việt

Tầm Quan Trọng Của Đức Nhân Đối Với Người Lãnh Đạo
Tình yêu, sự đồng tình, lòng thương cảm và độ lượng xưa nay vẫn là những mỹ đức được người đời công nhận, là phần cao thượng nhất trong tâm hồn con người. Lòng Nhân được xem là đạo đức tối thượng trên hai khía cạnh. Trước hết, nó là cái cao quý nhất trong số những mỹ đức cần thiết đối với đạo của kẻ bề trên. Đồng thời, nó là chuẩn mực tạo nên phong thái mà kẻ làm vua tất phải có. Dùng lòng nhân từ để đội lên đầu kẻ làm vua có lẽ thích hợp hơn là dùng vương miện; dùng lòng nhân từ để thống trị đất nước thì có lẽ hơn hẳn kẻ chỉ biết dùng quyền thế để thống trị đất nước. Đây là một quan niệm minh bạch được thể hiện trong nền văn hóa của tất cả các nước. Các nhà hiền triết Trung Hoa, dù là Khổng Tử hay Mạnh Tử, đều nhiều lần nhấn mạnh ý nghĩa của việc dùng Nhân để cai trị xã hội; điều kiện đầu tiên để làm người quân tử là phải có lòng Nhân. Khổng Tử trình bày sự quan trọng của đức hạnh như sau: “Cho nên, người có phẩm chất cao thượng trước hết đều coi trọng sự tu dưỡng đức hạnh. Có đức hạnh thì mới có người ủng hộ, có người ủng hộ thì mới có được đất đai, có đất đai thì mới có của cải, có của cải thì mới có cái cung cấp để sử dụng. Đức là gốc, của cải là ngọn”. Qua đó, ta thấy Khổng Tử coi đức là quan trọng hơn tất cả. Ông còn nói: “Trên ưa việc nhân mà dưới không chuộng việc nghĩa, điều này chưa chắc đã có”. Khi luận bàn câu này, Mạnh Tử nói: “Kẻ bất nhân mà giành được đấy nước, chuyện ấy có đấy; kẻ bất nhân mà giành được thiên hạ chi nhân tâm, chuyện này không có”. Các nhà nho ngày xưa của Trung Quốc, kể cả Khổng Tử, Mạnh Tử, đều coi nhân là điều kiện tiên quyết của kẻ làm vua. “Nhân là yêu thương người”. Nhân ở đây cũng có nghĩa là thấu hiểu tình người, biết nhân đạo.

Chế độ thống trị phong kiến có một tệ nạn là dễ sinh ra chủ nghĩa quân phiệt (chủ nghĩa lạm dụng vũ lực), mà Nhân là lối thoát nảy sinh từ tệ nạn đấy. Kẻ bị thống trị thì hiến dâng hết tính mạng, thân xác, sự tôn nghiêm của mình; còn kẻ thống trị thì chỉ dựa vào ý chí của bản thân để ban phát lòng nhân cho kẻ bị trị. Cho nên, nếu không thực hành Nhân thì chủ nghĩa cực quyền sẽ phát triển hết mức, chế độ chuyên chế cũng được đội cái mũ có tên “nền chuyên chế phương Đông).

Các nhà pháp luật học đã đúng khi đánh giá rằng câu nói của Đại Đế Fredrich đã mở ra thời đại dân chủ đầu tiên: “Quốc vương là kẻ đầy tớ [công bộc] số một của quốc gia”. Cũng vào thời ấy, Vua Yozan ở Yoneyawa, một vùng hẻo lánh tại Đông Bắc Nhật Bản cũng nói: “Vua là kẻ lập quốc, chứ không phải lập dân. Vua là do dân lập nên”. Điều đó cho thấy chế độ phong kiến cũng không quá hủ bại như nhận định của đại đa số chúng ta. Có thể các vua chúa phong kiến không cho rằng họ có trách nhiệm trước thần dân của mình, nhưng không phải vị vua nào cũng ăn chơi hưởng lạc, rũ bỏ trách nhiệm với tiên tổ và trời đất. Theo quan điểm phong kiến, vua là cha mẹ của dân, được trời cử xuống để trông coi và bảo vệ dân. Trên thực tế, quan điểm này không đúng hoàn toàn nhưng cũng không sai hoàn toàn, xét đúng sai dựa trên quan điểm nauỳ phải dựa vào chủ thể (vị vua đó là ai?). Quan điểm này mang tính chất tuyên truyền nhưng đồng thời cũng là chuẩn mực chung của hệ tư tưởng phong kiện mặc định cho đấng Thiên Tử. Trong Kinh Thi , một kinh điển của Trung Hoa cổ đại có viết: “Khi triều đình nhà Ân còn chưa mất lòng dân thì họ còn có thể hợp ý trời”. Khổng Tử cũng nói trong sách Đại Học rằng: “Kẻ làm vua một nước, chỉ khi nào yêu cái dân yêu, ghét cái dân ghét, thì mới đáng là cha mẹ dân”. Quan điểm này của Khổng Tử vẫn có chỗ chưa thỏa đáng, nó không hoàn toàn đúng nhưng nó đúng ở mức độ căn bản, nó không phải là hoàn toàn vô giá trị, bậc vua chúa tài đức vẫn phải tôn trọng và học tập quan điểm này của Khổng Tử. Theo quan điểm này, nhà vua yêu cái dân yêu, ghét cái dân ghét thì yêu cầu của dân mới thống nhất được với ý chí của đức vua, hay nói cách khác dựa theo quan điểm này là dân chủ sinh ra trong cực quyền. Chính vì thế mà võ sĩ đạo kiên quyết ủng hộ sự thống trị phụ quyền vì thống trị phụ quyền khác với chuyên chế. Trong chế độ chuyên chế, nhân dân chẳng qua miễn cưỡng phải phục tùng; còn dưới sự thống trị phụ quyền, nhân dân có sự quy thuận tự hào, sự phục tùng tôn nghiêm. Ngạn ngữ cổ từng nói, vua nước Anh là Vua Của Ác Quỷ, vì bầy tôi của vua nhiều lần phản nghịch và cướp ngôi, các bầy tôi đều như loài quỷ dữ. Còn vua của nước Pháp là Vua Của Thuế Má vì ông ta đánh thuế dân chúng rất nặng. Chỉ vua Tây Ban Nha được gọi là Vua Của Con Người vì dân chúng Tây Ban Nha cam tâm tình nguyện phục tùng nhà vua. Truyền thuyết trên chưa chắc sai nhưng cũng chưa chắc đúng nhưng nó đã cho chúng ta thấy khả năng về quan điểm của lịch sử đối với những vị vua kể trên.

Nhà chính trị người Nga Pobyedonostseff từng so sánh chính xác cơ sở xã hội nước Anh với nước Nga. Ông cho rẳng, xã hội các nước đại lục châu âu xây dựng trên cơ sở lợi ích cộng đồng, riêng xã hội nước Anh có đặc điểm phát triển cao nhân cách độc lập. Ông nói, tại các nước đại lục châu Âu, đặc biệt là các quốc gia của dân tộc Slave, nhân cách cá nhân có liên quan tới một kiểu liên kết xã hội nào đó, nói cho đến cùng nhân cách cá nhân của họ hòa nhập nhưng không hòa tan vào nhân cách chung của xã hội hay nói cách khác là đồng điệu nhưng không bị đồng hóa. Kết luận này cũng có thể áp dụng cho tầng lớp samurai – những người đàn ông chân chính trên đất nước mặt trời mọc. Bởi lẽ các samurai không căm ghét chế độ quân chủ như người Châu Âu. Tình cảm của giới samurai đối với nền quân chủ giống như tình cảm đối với cha đẻ của họ; nhờ đó mâu thuẫn giai cấp được xoa dịu. Bismarck từng nói: “Sự chuyên chế trước hết đòi hỏi kẻ thống trị phải có lòng vô tư, trung thực, tận tụy với nhiệm vụ, có nghị lực và nội tâm khiêm nhường”. Về vấn đề này, xin cho phép tôi tiếp tục trích một câu của hoàng đế nước Đức nói tyại Coblenz: “Ngôi vua là sự bố thí của thượng đế, nó có ý nghĩa là hoàng đế phải thực thi nghĩa vụ nặng nề và trách nhiệm to lớn trước thượng đế nếu đức vua thực hiện được nghĩa vụ và trách nhiệm này thì không ai có thể bãi miễn được nhà vua, dù là nghị viện, các đại thần hoặc bất kỳ cơ quan nào”.

Đức Nhân Của Chiến Binh Chân Chính – Của Đàn Ông Chân Chính
Nhân là đức hạnh như mẹ hiền. Nếu nói đạo nghĩa chính trực và sự răn dạy nghiêm khắc là phẩm chất của đàn ông, thì theo cách nói này, nhân từ thể hiện sự dịu dàng của phụ nữ. Sammurai luôn được nhắc nhở rằng chớ nên chìm đắm trong lòng nhân từ vô nguyên tắc, mà phải có đầy đủ những lời răn bảo chính nghĩa. Người Nhật thường dẫn một câu nói của lãnh chúa Masamune: “Quá ư Nghĩa thì cứng rắn, quá ư Nhân thì mềm yếu.

May sao, nhân từ là đức hạnh chứ không phải của hiếm. Có một lời bàn bất thành văn: “Người cương nghị nhất lại là người hiền lành nhất; nhân ái gần với dũng cảm”. Thật cảm động khi dùng từ “Bushi no nasaké” (tình thương của võ sĩ) để hình dung tình cảm của võ sĩ. Tình thương của người võ sĩ và lòng nhân ái thường tình đều cùng một loại tình thương yêu, chỉ có điều lòng nhân ái của võ sĩ không mù quáng mà trước hết lấy chính nghĩa làm đầu. Tình thương đó không những chỉ là một loại tình cảm, mà tiềm ẩn sau nó là sức mạnh dùng để cứu sống người lương thiện hoặc hạ thủ kẻ thủ ác đáng bị trừng phạt. Cũng như khái niệm hữu hiệu và vô hiệu trong kinh tế học, tình thương của người võ sĩ có tính hữu hiệu, nó chứa đựng hàm nghĩa dùng hành động thực tế để giúp đỡ kẻ khác.

Võ sĩ tự hào mình có sức mạnh hơn người và có đặc quyền sinh sát; song đồng thời họ cũng là tín đồ đạo Nhân của Mạnh Tử. Mạnh Tử nói: “Nhân thắng bất nhân cũng giống như nước dập được lửa”. Nhưng thật đáng buồn là ngày nay những người phụng sự đạo Nhân tựa như dùng một chén nước dập lửa một xe củi đang cháy, vì những người phụng sự đạo Nhân sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp theo tinh thần samurai võ sĩ đạo còn quá ít, số đông chỉ biết im lặng vì sợ rắc rối liên lụy đến bản thân họ. Lại nói: “Lòng trắc ẩn là khởi đầu của Nhân. Mạnh Tử đã làm như thế rất lâu trước khi Adam Smith lấy sự đồng tình làm nền móng cho toàn bộ triết học của ông.

Các lời răn của võ sĩ đạo Nhật Bản cló mối liên hệ khăng khít như vậy với triết học truyền thống Trung Quốc, hiện tượng này làm người ta ngạc nhiên. Nói cách khác, toàn bộ phương Đông đều có nền triết học gần giống nhau. Ở Châu Âu cũng có những cách ngôn tương tự vậy. Thí dụ câu thơ nổi tiếng dưới đây của thi sĩ người Ý Virgil:
Chức trách của bạn chẳng qua là
An ủi kẻ thua, bắt kẻ thắng kiêu ngạo phải cúi đầu

Lòng nhân của võ sĩ thường ban phát cho kẻ yếu hoặc kẻ bại trong chiến trận. Những người có nghiên cứu qua về hội họa Nhật Bản đều biết bức tranh nổi tiếng vẽ một nhà sư ngồi trên con bò, lưng quay về phía trước. Nhà sư có pháp danh Liên Sinh này trước đây từng là một võ sĩ chiến công hiển hách; tên thật của ông là Kumagayé, kẻ địch chỉ mới nghe uy danh ông đã kinh hồn bạt vía. Trong trận chiến Sumano – ura khủng khiếp năm 1184 – một trong những trận đánh mang tính quyết định nhất trong lịch sử Nhật Bản, ông đuổi theo và quật ngã một địch thủ. Theo luật thời bấy giờ, kẻ thắng trận chỉ giết những đối thủ có võ công tương đương, hyoặc đối thủ là một võ sĩ nổi danh; nếu không thì không cần giết. Vì vậy, Kumagayé bèn hỏi tên họ của đối thủ, nhưng người đó không nói. Khi lật chiếc mũ giáp của địch thủ ra xem, ông rất đỗi kinh ngạc vì bên trong chiếc mũ là một khuôn mặt trẻ măng, khôi ngô tuấn tú. Kumagayé bèn đỡ chàng thiếu niên đứng dậy, bảo cậu bé bằng giọng của người cha: “Hãy đi đi con! Chàng hoàng tử trẻ này, hãy về với mẹ con đi. Thanh gươm của Kumagayé này quyết không bao giờ nhuốm máu con. Ta xin con hãy cao bay xa chạy ngay cho”. Nhưng người thiếu niên từ chối đề nghị ấy, và vì để giữ danh dự, chàng trai cầu xin ông chặt đầu mình. Kumagayé lòng đau như cắt, trước mắt ông như hiện lên cảnh đứa con trai của mình đang xung trận. Thanh gươm của ông tuy từng lấy đầu hàng trăm nghìn địch thủ, nhưng lần này ông khó lòng có thể dùng đến nó. Lúc ấy bỗng vang lên tiếng chân rầm rập của truy binh bên phía Kumagayé đuổi sát đến nơi; thấy thế ông bèn thét lớn: “Bây giờ ngươi không kịp chạy nữa rồi! Chết bởi tay một võ sĩ vô danh thì không bằng để lão phu kết liễu đời ngươi! Lão phu cầu chúc ngươi mãi mãi được hưởng phúc dưới suối vàng!”. Nói đoạn, ông niệm phật, rồi hạ kiếm. Thế là đầu rơi máu chảy, lưỡi gươm sắc nhuốm đầy máu đỏ. Xong chiến trận, Kumagayé thắng lợi trở về, nhưng trong lòng ông đâu còn niềm vui chiến thắng, khát vọng công danh cũng biến đâu mất. Ông từ giã cuộc đời võ sĩ, bỏ đi chu du bốn phương rồi trở thành nhà sư từ đây.

Văn Học, Âm Nhạc – Mảnh Đất Nuôi Dưỡng Đức Nhân Của Những Người Đàn Ông Chân Chính – Những Chiến Binh Chân Chính
Có lẽ nhà phê bình sẽ vạch ra một vài chỗ mà họ cho là bất hợp lý của câu chuyện trên. Dù nó chứa đựng một vài chi tiết không ăn nhập với thực tế, nhưng lòng nhân từ của người võ sĩ thể hiện trong câu chuyện này là hoàn toàn chân thực. Người võ sĩ sử dụng vũ lực tàn không nhất, song lòng họ lại tràn đầy tình nhân ái và thương cảm; tình cảm ấy làm nhẹ bớt bầu không khí chém giết nặng nề. Người xưa nói: “Người đi săn không giết con chim cùng đường sa vào tay mình”. Trên cái nền ấy, chúng ta có thể hiểu tại sao phong trào Chữ Thập Đỏ của ki-tô giáo lại dễ dàng phát triển ở Nhật Bản đến thế. Vài chục năm trước ngày Công Ước Chữ Thập Đỏ Quốc Tế được ký tại Geneva, nhà văn lớn nhất Nhật Bản là Bakin từng viết một cuốn tiểu thuyết về đề tài nhân đạo, trong đó ông nêu ra việc cứu chữa thương binh đối phương. Tiểu thuyết của ông được người Nhật khen ngợi. Satsuma là một địa phương nổi tiếng tại Nhật về tinh thần thượng võ, thế nhưng rất nhiều thanh thiếu niên vùng này lại đặc biệt yêu thích âm nhạc. Thứ âm nhạc họ say mê không phải là tiếng kèn hoặc tiếng trống xung trận sặc mùi máu me chết chóc như khi mãnh lang xuống núi, mà là tiếng đàn tỳ bà sầu cảm, ủy mị, réo rắt; nhớ đó mà tinh thần chiến lang được thư thái, khuây khỏa, đầu óc được tạm thời xa lánh cảnh binh vây thành đổ, nội tâm trở nên bình thản tĩnh lặng. Qua khảo sát nghiên cứu, nhà sử học Polybius nhận thấy tại vùng Arcvadia giàu tinh thần thượng võ nhất, luật lệ của địa phương này yêu cầu thanh niên dưới 30 tuổi đều phải học âm nhạc, với mục đích dùng loại nghệ thuật êm dịu này để làm cho tính cảnh dữ dội, khốc liệt của người dân vùng này trở nên hiền dịu hơn. Nhờ tác dụng của âm nhạc, tuy vùng rừng núi này rất hoang vắng nhưng không người dân nào có tính cách man rợ cả.

Tầng lớp võ sĩ đạo xưa nay vẫn có truyền thống nho nhã. Bút ký của một hoàng tử vùng Shirakawa có viết những câu như: “Đêm khuya bên gối hoa thơm ngát. Xa xa vẳng lại tiếng chuông chùa. Gió đưa trong trẻo lời giun dế. U tịch niềm riêng gợi ý thơ”.

Xưa nay, người ta đều khuyến khích các samurai làm thơ để thể hiện những tình cảm tốt đẹp đó. Nhiều người biết giai thoại sau đây về một võ sĩ vùng thôn quê: khi lần đầu tiên được khuyến khích nên học làm thơ về đề tái chim họa mi, mới đầu võ sĩ làm câu thơ:
Dũng sĩ vừa quay lưng
Chim đã hót vang lừng
Dù thấy câu thơ thô kệch, nhưng thầy của võ sĩ ấy vẫn khuyến khích học trò mình làm thơ. Cuối cùng một ngày nọ, tình cảm tinh tế của người võ sĩ được thức tỉnh; khi nghe tiếng họa mi hót, samurai ấy đã viết nên câu thơ như sau:
Đứng lâu võ sĩ lắng nghe
Véo von tiếng hót họa mi vọng về.

Thi sĩ trẻ người Đức Korner bị trọng thương trên chiến trường, trong lúc hấp hối đã kịp ứng khẩu sáng tác bài thơ nổi tiếng Vĩnh Biệt Cuộc Đời. Cuộc đời opanh liệt nhưng ngắn ngủi của Korner thật đáng để chúng ta ngưỡng vọng. Nên biết rằng ở N hật và cả ở Việt Nam cũng có những người lính làm thơ ngay trên sa trường. Thi ca Nhật có cách ghép vần đơn giản và có khả năng kéo dài triền miên, thích hợp nắm bắt các tình cảm ngẫu hứng nảy ra trong phút chốc. Tất cả samurai đều biết làm thơ ca và hát đối. Trên chiến trường Nhật Bản thường có chuyện người võ sĩ tựa lưng ngựa làm thơ rồi tử trận, khi người khác lục túi áo giáp tìm được các bài thơ đó, ai nấy đều xúc động đến rơi lệ.

Phải có sức mạnh tinh thần như thế nào thì các chiến binh samurai mới tìm được giây phút xúc cảm và làm thơ trong khung cảnh ác liệt, chết chóc trên chiến trường. Ở phương Tây, sức mạnh ấy thường do ki-tô giáo mang lại. Còn tại Nhật Bản và Việt Nam, đó là sức mạnh kết hợp giữa âm nhạc, văn học và tinh thần chiến binh. Nhờ đó tình cảm ôn hòa ấy được chăm bón, nó sinh ra sự đồng tình và tình thương. Xuất phát từ tình cảm ấy, người chiến binh sẽ có thái độ ứng xử khiêm nhường và sẵn giúp đỡ người cần giúp đỡ, chiến đấu vì người cô thế, cứu vớt kẻ đương cơn hoạn nạn.

Tác Giả: Thần Ánh Sáng 

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng giá trị +22,000,000 VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info 

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

207 lượt xem, 191 người xem - 191 điểm