Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Đừng Chỉ Mong Một Con Đường Luôn Bằng Phẳng Dễ Đi Bởi Vì Khó Khăn Sẽ Dạy Cho Bạn Nhiều Hơn Bạn Nghĩ

Hai năm sau ngày tốt nghiệp. Tôi bắt đầu nhìn lại quãng đường gần nhất của mình.

Vừa nộp khóa luận khỏi tay cũng là lúc tôi gửi đi lá đơn xin nghỉ việc đã được chuẩn bị sẵn. Đó là công việc full-time đầu tiên mà tôi được nhận ngay cả khi chưa nhận được bằng cử nhân. Một công việc với vị trí được coi là ổn định đối với một bạn trẻ chuẩn bị ra trường như tôi ngày ấy. Và tôi quyết định gap –year. Gọi là gap-year nhưng thực ra chuyến hành trình chỉ mới thực sự bắt đầu vào tháng 5 năm 2017. Tôi ra Lý Sơn dạy học một tháng, sống với những người dân ở đây, ngày ngày quan sát và lắng nghe cuộc sống mang đậm hơi thở của biển cả. Đó là những ngày thật đẹp. Rồi tôi vào Sài Gòn, ra Đà Nẵng và quyết định dừng lại 5 tháng để trồng hoa ở Đà Lạt. Tôi đã thực hiện điều mình mong muốn bây lâu và trở thành một nông dân chính hiệu ở miền đất mà tôi từng ao ước đặt chân tới từ hồi nhỏ. Nhưng cũng chính khoảng thời gian đó, đã khiến tôi nhận ra một điều: À thì ra, điều này không phải dành cho mình. Hay đúng hơn thì mình sinh ra không dành cho nó.

Vậy là tôi rời Đà Lạt vào một ngày trời rất cao và xanh như mọi ngày vẫn thế. Ngày hôm ấy, hoa anh đào bắt đầu lác đác trên những con đường của thành phố.


Nhưng cũng chính khoảng thời gian đó, đã khiến tôi nhận ra một điều: À thì ra, điều này không phải dành cho mình. Hay đúng hơn thì mình sinh ra không dành cho nó”

Ngun nh: Tác gi t chp

Tôi trở về Hà Nội và bắt đầu những bước đầu tiên trong công việc của mình. Rủi một lẽ, dù từ khi học Đại học tôi đã làm kha khá công việc khác nhau nhưng ngoài hai tháng thực tập ngắn ngủi không đọng lại gì nhiều thì tôi không hề có chút kinh nghiệm nào trong ngành mình học cả. Đó còn chưa kể đến việc 5 tháng trời sống trong một khu rừng ở Đà Lạt, rất ít tiếp xúc với con người và nếu có thì cũng là những người khá khác biệt. Do đó tôi dường như phải bắt đầu hòa nhập lại với xã hội vậy. Nói thì hơi quá, nhưng những lần đi làm tắc đường hàng tiếng đồng hồ, đợi chờ chen chúc vào thang máy để đến công ty ở thành phố đều đòi hỏi ở tôi nhiều nỗ lực hơn bình thường.

Sau khi loanh quanh rải hồ sơ tìm việc không thành vì nơi nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm, tôi xin vào học việc ở một công ty đúng ngành mình học. Trải qua hơn 2 tháng trời làm việc với mức trợ cấp ít ỏi, dù đồng nghiệp và sếp không có gì phải phàn nàn, tôi đã quyết định rời đi. Sau đó tôi lại bắt đầu ở một công ty mới và một lần nữa phải rời đi cùng với khối stress to đùng ngay khi chưa kết thúc thời gian thử việc bởi vì không phù hợp với môi trường làm việc và văn hóa công ty.

Tôi nghỉ ở nhà một tháng, ngẫm nghĩ lại khoảng thời gian từ ngày trở về và tự hỏi rút cuộc mình đã sai ở đâu? Nếu bạn là một người luôn nghiêm túc với mọi công việc mình làm, luôn cố gắng nuôi dưỡng và thực hành tinh thần sẵn sàng học hỏi, mà một khoảng thời gian liên tiếp phải đổi công việc vì những điều không phù hợp, hẳn bạn sẽ hiểu tâm trạng những ngày đó của tôi. Nghi ngờ năng lực bản thân không? Có chứ. Thất vọng không? Cũng có. Tôi cũng tự hỏi như cách bạn có thể đang nghĩ khi đọc những dòng này, rằng chắc mình phải như thế nào thì mới không thích nghi được với môi trường làm việc như vậy? Rồi thì, bây giờ đi làm ở chỗ nào chẳng như vậy, không có điều này thì sẽ có điều kia, tại sao người ta chấp nhận được còn mình thì không? Mình cứ như thế này rồi bao giờ mới làm được điều gì cho ra hồn, cho  “giống” người ta? Chưa cần người khác đặt câu hỏi, tôi cũng tự chất vấn mình hàng nghìn lần như thế rồi. Bạn, người đang đọc những dòng này, đã từng trải qua những cảm giác như vậy chưa? Nếu có thì cho tôi ôm bạn một cái.


“Tôi tự hỏi: Phải chăng, vấn đề nằm ở chính bản thân mình?”

Ngun nh: unsplash.com

Hiện tại thì tôi đã tìm được công việc đúng nguyện vọng của mình, ở một công ty nước ngoài, tại một vị trí đáng ra phải là một người có ít nhất 2 năm kinh nghiệm mới được tuyển dụng, môi trường làm việc phù hợp và thú vị, sếp tâm lý, đồng nghiệp hợp tác và biết giới hạn. Công việc hiện tại có thể sẽ thay đổi, mọi thứ có thể tốt lên hay xấu đi không ai biết được. Nhưng điều quan trọng nhất là chặng đường khó khăn vừa qua khiến tôi nhận ra rất nhiều bài học, nhiều hơn những năm trước cộng lại.

Tôi nhận ra rằng, việc thất bại sau đó nỗ lực vượt qua chúng và trân trọng những trải nghiệm của mình tuyệt vời hơn nhiều so với việc chọn một con đường an toàn, bằng phẳng dễ đi. Hai năm trước, nếu ai đó hỏi tôi về một thất bại mà tôi gặp phải, tôi thực sự không biết lấy gì ra để kể vì tôi cho rằng những gì mình trải qua chẳng thấm là bao so với người khác. Nhưng mỗi con người có một cuộc đời với những giới hạn chịu đựng khác nhau và không ai là dễ dàng cả. Nên, mỗi trải nghiệm của chính mình thì người trước tiên cần trân trọng nó nên là chính mình mới phải.

Thứ hai là, bạn có thể sẽ phải đi một con đường rất xa, trải qua rất nhiều điều và mất rất nhiều công sức mới nhận ra một chân lý đơn giản rằng một điều gì đó không phù hợp với mình. Nhưng điều đáng nói là những trải nghiệm của bạn trên con đường ấy. Đó là lý do vì sao ta không chỉ đọc sách để tìm kiếm bí kíp cuộc đời từ những trải nghiệm của người khác, như vậy chẳng phải nhanh hơn sao. Ta phải tự đi con đường của chính mình, phải bầm dập đau đớn, sai lầm và thất bại, phải nhìn cuộc sống bằng con mắt của chính mình thì khi ấy ta mới có thể cảm nhận sâu sắc được giá trị của các bài học.

Tôi vẫn đọc được trong rất nhiều cuốn sách hay các bài viết. rằng, chúng ta phải biết mình muốn gì, cần gì, điều gì phù hợp với mình. Mình phải rõ ràng những điều đó rồi lên kế hoạch thực hiện. Thậm chí, theo quy luật hấp dẫn, nếu mình thực sự tha thiết với điều gì thì điều ấy sớm muộn cũng xảy ra theo cách này hay cách khác. Nhưng trớ trêu thay, có một khoảng thời gian dài, nếu ai đó hỏi tôi những câu hỏi trên tôi không thể nào trả lời một cách thuyết phục được. Nhưng, nếu ai đó hỏi tôi bạn không thích điều gì, không thích một môi trường làm việc như thế nào thì tôi có thể trả lời được ngay. Mỗi con người có một con đường riêng. Chúng ta của ngày hôm nay là tổng hòa của rất nhiều điều xảy đến trong quá khứ, hiện tại, hoàn cảnh sống, trải nghiệm khác nhau. Rất nhiều lúc trong đời, khi nhìn vào cuộc sống của người khác ta chỉ thấy giống như ánh trăng, luôn tỏa ánh sáng dịu dàng, đẹp đẽ. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ, phần đẹp đẽ nhất mà ta vẫn thấy trong cuộc sống của người khác, phải chăng chỉ là trailer của một bộ phim thôi. Cái ta thấy đó là những gì thú vị nhất, gay cấn nhất, đẹp đẽ và hi hp nht. Còn tại sao cuộc đời mình lại có vẻ buồn thảm như thế? Đó là bởi vì ta đang nhìn cuộc sống của mình từ hậu trường, với những gì đầy đủ và chân thật nhất. Điều quan trọng là ngừng so sánh với người khác và tập trung chăm lo cho cuộc sống của chính mình. 


“Điều quan trọng là ngừng so sánh với người khác và tập trung chăm lo cho cuộc sống của chính mình”

Ngun nh: unsplash.com

Cũng nhờ hơn một năm chật vật với công việc sau khi quay về đã khiến tôi trân trọng hơn những gì mình đang có. Tôi biết đặt mục tiêu phù hợp với giai đoạn hiện tại của mình, không còn đứng núi này trông núi nọ, bình tĩnh và kiên trì cũng như luôn nhìn vào điểm tích cực của mỗi vấn đề. Bây giờ nhìn lại, nếu không có quãng thời gian hai năm vừa qua, hẳn tôi sẽ đi làm với tâm thế giống không ít người ngoài  kia: Một là chấp nhận một công việc nhàm chán, luôn kêu ca than thở nhưng vẫn tiếp tục ri c như vy vài chc năm cuc đời trôi qua trong chp mt. Hoặc là làm việc với tâm lý nhấp nhổm không yên vì còn có những việc chưa hoàn thành. Tôi thấy mình may mắn, vì đã dám làm những điều mình muốn t sm (dù không phải điu gì quá to tát cả) và đang bền bỉ cho mục tiêu mới của mình.

Có lẽ, ngày hôm nay khi viết những dòng này là lần cuối cùng tôi kể về những trải nghiệm trong hai năm vừa qua. Một điều gì đó thôi thúc trong tôi để biết rằng, chặng đường hai năm lỡ cơ ban đầu đã chấm dứt. Cũng như bạn, tất cả chúng ta không còn là những cô cậu sinh viên mới ra trường, đây thực sự là thời điểm bình tĩnh tích lũy kinh nghiệm, kiến thức để tiến về phía trước cho những trải nghiệm mới. Đối với tôi, trải nghiệm nào cũng có giá trị của nó. Ngày bạn hai mươi, điều gì cũng mới mẻ, lạ lẫm và phơi phới. Ngày bạn hai mươi lăm, chỉ chớp mắt vài năm trôi qua, bạn đã thấy mình ở đó, trưởng thành thêm một chút dù có lúc bạn vẫn cảm thấy ngốc, vẫn sai (điều mà có độ tuổi nào là không cảm thấy).

"Thất vọng, hay sự từ chối hay thất bại cũng chính là một câu trả lời. Nhưng nếu bạn không hành động, không dám làm thì câu hỏi “Nếu như...?” sẽ mãi mãi cào cấu trái tim bạn”.

Nguồn ảnh: unsplash.com

Tôi rất thích một bài viết của Xanhshop, đại ý như thế này: Sự trưởng thành của mỗi con người luôn do chính mình tự chiêm nghiệm, tự hiểu, rồi dần thành hình thành dạng, thành một mình biết suy nghĩ thấu đáo. Có những thứ mà chúng ta đã nghe người khác nói quá nhiều, mình nghĩ mình đã hiểu nhưng đến khi tự lập mới thật sự hiểu: trưởng thành là như thế nào. Mỗi chúng ta luôn phải can đảm bước đi trên con đường của chính mình, ra khỏi vùng an toàn của mình, không ai giúp được mình hết. Vậy nên, những bước chân đầu tiên chúng ta có thể sợ đôi chút, hỗn loạn đôi chút và cũng có thể va vấp vài thất bại nhỏ. Hoặc sẽ có lần tự hỏi, mình có đang làm đúng hay không? Đừng nản lòng, bạn nhé.

Cuối cùng thì, tôi vẫn mong cho mình và cho bạn, dù ở thời điểm nào, độ tuổi nào trong đời cũng luôn giữ trong tim sự lạc quan, tin tưởng và hết mình của tuổi trẻ. Mong chúng ta sẽ không sợ hãi thất bại mà ngẩng cao đầu, dấn bước về phía tương lai.

Bởi có ai đó từng nói một câu mà đến giờ tôi vẫn luôn luôn ghi nhớ: “Thất vọng, hay sự từ chối hay thất bại cũng chính là một câu trả lời. Nhưng nếu bạn không hành động, không dám làm thì câu hỏi “Nếu như...?” sẽ mãi mãi cào cấu trái tim bạn”.


Tác Giả: Andy (nickname)Legal Executive - MPTV
Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: https://www.facebook.com/phucngo.23

  --------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (1 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng củaYBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là ""Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ"". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

                                                                                                                                  

  .

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,514 lượt xem, 1,446 người xem - 1454 điểm