Lê Ngân@Triết Học Tuổi Trẻ
3 năm trước
Đừng Khiến Tự Sát Trở Thành Con Đường Giải Thoát Duy Nhất Của Những Đứa Trẻ
Trong cuộc sống này, bạn đã bao nhiêu lần nghĩ đến hai
từ tự sát rồi? Nếu đã từng nghĩ đến, vậy lý do nghĩ đến là gì? Mỗi lần đó, đều
là một lý do hay rằng mỗi lần đều khác nhau?
Hẳn là ai cũng đã từng nghĩ đến, ít nhất là một lần.
Nếu như giờ mình lao ra đường liệu còn toàn thây không?
Rơi từ trên cao mất bao lâu thì mình sẽ rơi xuống đất? Chết đuối hình như không
thoải mái lắm, dù nó được gọi là cái chết gột rửa linh hồn. Cắt tay thì hình như
hơi lâu, nhìn từng dòng máu chảy xuống, liệu rằng mình có hối hận?
Thực ra mà nói, “tự sát” “tự tử” không phải là sự mới
mẻ gì.
Trên thế giới, tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng
thứ 2 đối với lứa tuổi 15-29 tuổi chỉ sau tai nạn giao thông. Tại Việt Nam, tình
trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang ngày càng gia tăng nhưng người lớn, các bậc
phụ huynh hoàn toàn vẫn chưa nhận thức được sự nghiêm trọng của sự việc này.
23/3/2021, vụ hai cô gái trẻ rơi từ tầng cao chung cư ở
quận 12 (TP.HCM) tử vong. Hai cô bé còn rất trẻ, một tóc dài, một tóc ngắn, bước
vào thang máy toàn nhà chung cư cao tầng trên vai đeo ba lô và tay cầm ván trượt.
Trong mấy phút ngắn ngủi đi lên tầng 20, các em còn bình thản trò chuyện và vuốt
tóc nhau. Không bao lâu sau, tiếng động mạnh do va đập dội lên, bảo vệ chung cư
chạy ra đã thấy hai em năm trên mặt đất…
Vụ nam sinh Nguyễn Văn N (Bình Định) đến Thành phố Hồ
Chí Minh nhập học. Sau đó mất tích, tử vong và được kết luậ do tự tử.
Ngày 1/4/2022, sự việc nam sinh cấp 3 nhảy từ tầng 28
chung cư xuống đất tại quận Hà Đông (Hà Nội), với đoạn thư tuyệt mệnh để lại.
Không riêng gì tại Việt Nam, trên thế giới, chỉ sổ tử
vong do tử tự rất cao.
Theo thống kê từ The Economist, cho thấy tỷ lệ tự tử của
thanh thiếu niên Trung Quốc đứng đầu thế giới. Cụ thể, con số lên đến 100.000 người
mỗi năm. Trung bình cứ 1 phút lại có 2 người tìm đến cái chết và 8 người khác có
ý định tương tự.
Hay tại Hàn Quốc, trong 2 thập niên qua, là nước có tỷ
lệ người tự tử cao nhất trong số các quốc gia phát triển. Năm 2019, nước này có
gần 25 vụ tự tử trên mỗi 100.000 người dân (tỷ lệ này ở Mỹ năm 2017 là 14,5).
Những cô bé, cậu bé mới đang trong độ tuổi đẹp đẽ đó đã
quyết định kết thúc cuộc sống của mình. Lý do là gì?
Là do các em ấy? Hay do xã hội giờ đây quá khắc nghiệt
với những đứa trẻ này.
Vị thành niên, người trẻ tìm đến cái chết
do tâm lý hay bệnh lý?
Theo số liệu của một vài nghiên cứu tại Việt Nam, tỷ lệ
trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ
lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%.
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tự tử là căn bệnh tâm lý trầm
cảm. Nhưng nếu suy ngược lại thì chúng ta sẽ thấy xuất hiện rất nhiều vấn đế
khác nữa.
Trong giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học đường, vấn đề
lớn nhất khiến các em trầm cảm và dẫn đến con đường tự sát. Chính là áp lực đến
từ học tập, cha mẹ, xung đột trong nhà trường.
Thi Đại học, là kỳ thi quan trọng trong đời học sinh, là kỳ thi quyết định cuộc sống sau này của các em đi như thế nào. Đó là theo nhiều người, cũng như một số bậc cha mẹ nghĩ vậy. Điều này gây áp lực lên vai của các em rất nhiều. Bắt đầu từ lúc vào lớp 10, những buổi học thêm, học khuya đến 2,3 giờ sáng trở thành lẽ thường tình của các em. Không còn các cuộc đi chơi, hay thỏa thích ngủ nghỉ nữa, ngày nghỉ cũng như ngày học, từ sáng đến tối.
Nhà trường là mái ấm thứ 2 của thế hệ trẻ. Từ khi còn
nhỏ, chúng ta học từ mẫu giáo, cho đến khi lớn lên chúng ta học đến cấp 3. Dường
như toàn thời gian chúng ta đều dành cho hai từ nhà trường. Giáo viên trở thành
người mẹ, người cha thứ hai của chúng ta. Nhưng không ai nghĩ rằng có một ngày,
họ chính là lý do khiến chúng ta trở nên trầm cảm, đau đớn, tuyệt vọng để rồi
chả còn thiết sống nữa.
Hay những người bạn quanh ta. Những cánh tay đẩy chúng ta đến sự cô lập. Bạo lực học đường trở nên quen thuộc hơn trên các tờ báo, báo mạng. Những hình ảnh không hợp ở môi trường tuổi học trò.
Tất cả, mỗi thứ đều khiến cho các em – những bông hoa nở rộ dần héo khô, tàn lụi.
Làm sao để nhận biết một người muốn tự sát?
Trước đó, xin các bậc phụ huynh người lớn đừng coi những
hành động đó của con cái mình chỉ vì nó đang đua đòi, bắt chước các bạn. Bởi một
khi đã muộn, thì cho dù có khóc, có hối hận, có xin lỗi thế nào thì con cái của
các vị cũng không quay trở lại được, và các vị sẽ là: đầu bạc tiễn đầu xanh.
Đừng để sai lầm của gia đình nhà khác thành sai lầm của
nhà mình. Đừng để bi kịch của nhà người ta trở thành nhà của mình.
Trầm cảm là một trong những nguyên nhân chính khiến dẫn
đến con đường “tự sát”. Các biểu hiện: cảm thấy buồn rầu; mệt mỏi; mất hứng thú
với các hoạt động yêu thích; tự ti; đánh giá thấp về bản thân; không thể tập
trung; suy giảm trí nhớ; ngủ nhiều hoặc mất ngủ; ăn quá nhiều hoặc không muốn ăn;
cố gắng tự sát. Đối với trẻ vị thành niên, đôi khi triệu chứng còn ẩn sau các hành
vi như cáu kỉnh, giận dữ, hay bị nhầm lẫn với “sự nổi loạn của lứa tuổi ẩm ương”.
Rất ít những đứa trẻ dám nói ra ý định tự tử của mình,
bởi khi nói ra hay biểu hiện ra thứ chúng nhận được chỉ là “sự thờ ơ” của cha mẹ,
những lời nói “chỉ nói vớ vẩn thôi”. Nên
hãy nghi ngờ ngay khi trẻ có ý định tự tử: than thở buồn chán, nghĩ mình đầy tội
lỗi xấu xa, cảm thấy bất tài vô dụng, hay có hành vi giấu những vật dụng như: tích
trữ thuốc ngủ, dao lam,…
Bạn biết “Hội những người muốn tự tử” không?
Hiện nay, không khó để tìm kiếm trên mạng xã hội về hội
nhóm những người muốn tự tử. Chỉ cần tìm kiếm, kết quả chỉ trong vài giây, “Hội
những người muốn tự tử”, “Những người muốn chết”,…sẽ xuất hiện trước mặt bạn. Các
nhóm này không chỉ có vài người mà có hàng trăm, hàng nghìn thậm chí lên chục
nghìn thành viên tham gia.
“Có ai biết cách nào mà tự tử không đau không
chứ em áp lực quá. Áp lực việc học. Áp lực gia đình. Áp lực bạn bè”
“Ai uống thuốc gì để đi nhẹ nhàng không…thực
sự rất cần. Nghiêm túc.”
“Đừng hi vọng thay đổi phụ huynh, họ chỉ
quan tâm sĩ diện của bản thân mình”
“Thích chết thì thiếu gì cách, sống mà như
chết thì chết quách cho xong…”
Những người trong những hội nhóm đó chỉ cần một cú thúc
đẩy là sẽ đi đến bước cuối cùng.
Sẽ có rất nhiều câu nói được đặt ra: “Tự sát thì được
gì?” “Thật là đứa trẻ bất hiếu!” “Động một tí là đòi tự sát các kiểu,” “Dám không?
Thử đi”
Người lớn biết không, sự thử thách mà các vị đặt ra một
lúc nào đó, các con của các vị sẽ trở lời bằng chính hành động của mình.
Có một bộ phim ngắn của Hàn Quốc dựa trên sự kiện có thật. Nói về một cô gái học sinh cấp 3, học hành dưới áp lực từ mẹ mình. Cô đã học rất chăm chỉ, để đỗ đại học mà mẹ cô muốn. Ngày mà mẹ cô làm bữa cơm chúc mừng cô, cô gái đó đã từng tầng thượng mà nhảy xuống. Mà mẹ cô gái đó vẫn đang mỉm cười vì con gái đã đỗ đại học nổi tiếng.
Mạng sống mong manh, cái chết là điều chắc
chắn. Nhưng đừng khiến cái chết đó đến quá nhanh cho những đóa hoa đang nở rộ đó.
Các em ấy còn chưa đi được nửa chặng đường của cuộc sống.
Một người tự sát có thể không yêu cầu sự giúp đỡ, nhưng
điều đó không có nghĩa là không muốn được giúp đỡ. Hầu hết những người tự sát
không muốn chết, họ chỉ muốn dừng sự đau khổ. Vậy nên, ít nhất chúng ta vẫn còn
cơ hội để kéo họ lại. Nhất là các bậc phụ huynh, đừng đánh mất sợi dây đó.
Tự sát là một nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi những đau
khổ đã trở thành không thể chịu nổi. Không có lối thoát bởi cảm giác tự ghê tởm,
vô vọng và cô lập, một người tự sát không thể nhìn thấy bất kỳ sự giải thoát nào
khác ngoài cái chết.
Hầu hết những người tự sát đều có các dấu hiệu cảnh cáo
hoặc tín hiệu về ý định của họ. Cách tốt nhất để ngăn cản sự tự sát là nhận ra những
dấu hiệu cảnh báo.
Nên mong rằng, mọi người hãy cố gắng nhận thấy những biểu hiện dù là nhỏ nhất. Đặc biệt là các bậc phụ huynh. Đừng để bản thân phải thốt ra rằng: “Mọi người đừng đi vào vết xe đổ như tôi”.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
373 lượt xem, 348 người xem - 348 điểm