Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Hãy Cứ Khát Khao, Hãy Cứ Dại Khờ

STAY HUNGRY, STAY FOOLISH

KEEP LOOING, DON’T SETTLE

 Đây 2 câu trích dẫn từ bài phát biểu của Steve Jobs mà tôi muốn dành cho bản thân mình và cả những người trẻ. ƯỚC MƠ không phải là đặc quyền của tuổi trẻ, nhưng khi ta còn trẻ, ta có tinh thần và nhiều thời gian hơn để cống hiến cho những điều ta khao khát. Vì vậy, tôi mong rằng giữa thời thanh xuân tươi đẹp, ai cũng có thể sống hết mình với một cuộc sống ý nghĩa nhất, để ta không bao giờ phải tiếc nuối khi nhìn lại đoạn đường đã qua.

 Người ta thường nói càng lớn thì ước mơ càng bé lại, điều này nghĩ kĩ ra, rất đúng. Khi còn nhỏ, bản thân chưa có chút ý niệm nào về cuộc sống xung quanh, ta cứ tự trải nghiệm và khám phá một cách vô thức. Trẻ con học tập từng ngày và chúng không sợ sai lầm hay vấp ngã. Bản năng sinh tồn làm trẻ nhỏ không ngừng phải học hỏi những kĩ năng cần thiết để tồn tại: trẻ em tập đi, ngã rồi lại đứng, tập nói, bập bẹ rồi dần dần cũng quen. Nhưng khi lớn lên một chút, khi ta bắt đầu có ý niệm về thế giới thì dường như những bản năng học hỏi này không còn mạnh mẽ như trước: ta dè chừng về con đường mình đi, sợ mắc sai lầm, kép bản thân lại trong vùng an toàn, không dám hành động và theo đuổi khát khao của mình.


  Dẫu biết rằng mỗi cá nhân đều là một bản thể là độc nhất với những đặc tính của riêng mình, ai cũng có những ưu điểm và khuyết điểm, sở trường và sở đoản riêng nhưng nó không phải theo cái cách định nghĩa là ta sinh ra đã như vậy, không thể thay đổi. Nói một cách đơn giản hơn là những thứ ta được trải nghiệm và chọn trải nghiệm hình thành con người chúng ta. Cũng giống như việc rèn luyện bản thân mỗi ngày, một đứa trẻ được xem là ‘có tư duy tốt’ thực ra không phải sinh ra đã sẵn có, mà là trong quá trình phát triển, đứa trẻ được thúc đầy và rèn luyện tư duy, nên nó trở trên nhanh nhạy hơn. Tương tự như vậy, việc bản không giỏi nói trước đám đông hay thiếu tự tin mà là do bạn chưa luyện tập đủ nhiều về các lĩnh vực này. Nói tóm lại, chúng ta không có bất kì một khả năng hay tính cách nào là cố định, là sinh ra đã có. Tất cả đều là sự hình thành trong quá trình luyện tập, vì vậy, nếu bạn muốn học thứ gì, theo đuổi thứ gì hay làm điều gì mà vẫn đang bị trở ngại tâm lí về khả năng của mình, hãy nhớ rằng chỉ cần bạn dành thời gian và sự kiên trì, mọi thứ đều có thể rèn luyện được. Đừng để những định kiến về bản thân mình khóa lại cánh cửa học tập và trưởng thành của chính mình.

 Ngày nay, có một câu cửa miệng của các bạn trẻ rằng: “BE YOURSELF”- hãy là chính mình. Và đây là một dòng dẫn trích từ một bài báo “Trong cuộc sống, người giỏi hơn bạn có vô vàn, nhưng người kém hơn bạn cũng không hề ít. Một điều bạn cần nhớ chính là bạn là duy nhất trên thế giới này. Hãy là chính mình, chỉ khi đó bạn mới thực sự hạnh phú”’. Ý tưởng chung của những ý kiến trên là khuyên mọi người hãy chấp nhận bản thân mình, yêu bản thân dù là những khuyết điểm vì đó là con người của bạn, bạn được sinh ra đã vậy rồi và chỉ có chấp nhận thì ta mới là chính ta và mới thực sự tìm được hạnh phúc của mình. Làm theo những gì bản thân thích và cảm thấy đúng thì mới thực sự hạnh phúc. Thực sự có phải như vậy? Tôi đồng ý rằng những lời khuyên kiểu như trên có thể giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu phần nào và giảm bận tâm về sự thiếu sót của bản thân. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó làm ta tốt lên. Nói một cách chính xác hơn, tôi tin rằng những câu kiểu trên là một cái cớ hoản hảo để ta tự thỏa hiệp với mình, ngừng thách thức bản thân mỗi ngày. Vì sao lại vậy ư? Vì bạn đâu thực sự biết mình là ai, thực sự ẩn chứa những khả năng nào. Bản thân mỗi người là một sự hỗn độn những trải nghiệm. Những gì bạn trải nghiệm hình thành quan điểm và cách bạn nhìn cuộc sống, thứ mà bạn gọi là cái tôi hay con người của mình, nhưng thực ra con người ta không chỉ ngắn gọn và đơn giản như vậy. Càng có nhiều trải nghiệm mới lạ, bạn càng cảm thấy sự đa dạng của chính mình – để nhận ra rằng ta chẳng có cái gì gọi là con người cố định. Cũng giống như một người chỉ ngồi tại chỗ thì sẽ không thấy được cái thú vui của việc bước ra ngoài kia và khám phá thế giới, nhưng khi người đó được đi,chắc chắn sẽ tự cảm nhận và thay đổi chính cảm quan của mình. Sự thay đổi này là tiền đề cho sự phát triển của mỗi chúng ta. Chỉ khi thay đổi quan điểm và cách nhìn nhận cuộc sống, ta mới thấy sự giới hạn của bản thân, để biết mình và hoàn thiện mình.

 Vậy thì tại sao lại coi một thời điểm cụ thể của bản thân là cái tôi cố hữu của mình? Và khi khi chấp nhận con người đó là một bản thể cố định của mình, liệu bạn có còn khát khao khám phá những khía cạnh mới? Khi đã mặc định rằng bản thân không giỏi toán, liệu bạn có đủ tự tin theo đuổi môn học này? Khi bạn chỉ khăng khăng một ý niệm rằng mình chỉ giỏi làm việc một mình- cánh cửa nào sẽ mở ra để bạn đến với mọi người? Những sự mặc định này chính là rào cản lớn nhất đối với những khả năng và cơ hội để bạn rèn luyện và khai phá các khía cạnh khác của mình, ta không thể biết được khả năng của mình thực sự đến đâu.

 Vậy những bạn trẻ có rất nhiều mong muốn nhưng cũng không thiếu những sợ hãi thì nên làm gì? Hãy giữ một tâm lí thoải mái và chấp nhận rằng rủi ro là một phần tất yếu của cuộc sống, có một từ tôi rất thích dùng để diễn đạt loại cảm giác này, đó là “beautiful uncertainty”. Vì chúng ta không thể biết ngày mai cuộc sống sẽ mang đến cho mình điều gì, right? Nhưng đó cũng chính là phần làm cuộc sống của ta trở nên thú vị mà, hãy tận hưởng thay vì sợ hãi. Bước ra khỏi vùng an toàn của bạn. Theo đuổi những thứ mình thích và thử cả những thứ mình không thích, biết đầu sau khi thử rồi bạn lại có cái nhìn khác. Làm mới trải nghiệm bản thân mỗi ngày, học thứ gì đó bạn ít nghĩ là mình sẽ học nhất. Lựa chọn để bước ra khỏi vùng an toàn chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhưng kết quả nó mang lại sẽ làm bạn bất ngờ, bạn sẽ nhìn thấy một sự thay đổi của bản thân mà chưa từng ngờ đến. Điều quan trọng là bạn đã vượt qua được thứ cản trở bản thân mình và trưởng thành hơn, nhìn bản thân mình toàn diện hơn.

(Nguồn ảnh: internet)

 

 Có một sự thực rằng sự khôn ngoan đôi lúc làm người ta không dám mạo hiểm. Sự khôn ngoan ở đây là những kinh nghiệm, từ những lời khuyên của người khác, là lí trí và sự tính toán kĩ lưỡng hơn thua. Trong thực tế cuộc sống, khi đạt đến một ngưỡng nhất định nào đó, người ta thường nghĩ mình đã đạt được mục tiêu của đời mình và thường ngại thử thách, đổi mới. Ví dụ như tuổi 25, con gái phải yên bề gia thất, lương tháng nghìn đô là cuộc sống đủ đầy rồi; nhà lầu, nghe 4 bánh còn cần gì nữa…Những điều này đến từ tâm lí “ổn định”, một dạng cảm giác có sức mê hoặc lạ kì vì nó mang lại cho con người cảm giác thành tựu và dễ chịu, theo cái cách mà những “chuẩn mực” xã hội đặt ra.

  Chúng ta đôi lúc cần vượt qua những thứ gọi là “chuẩn mực này”, đôi lúc phải quên hết những gì mình đã biết, đôi lúc phải trở nên dại khờ. Nghe thì có vẻ vô lí, nhưng thực sự chỉ khi ta làm mờ đi những gì đã định hình mình, ta mới có một cảm quan rộng mở với cuộc sống, để lại bắt đầu những chặng đường của mình trong đời, chứ không phải dừng lại ở một “ngưỡng” nào đó.

Kết quả hình ảnh cho challenge yourself

 (nguồn ảnh : internet)

Vingroup, tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam: với trải dài thị trường ở đa dạng ngành từ bất động sản, du lịch dịch vụ, giáo dục, bán lẻ, công nghệ thông tin,..đã tục vươn lên những đỉnh cao mới, đưa chủ tịch Phạm Nhật Vượng lọt top 500 người giàu nhất thế giới…, Có một thứ làm Vingoup khác biệt với các doanh nghiệp khác, đó chính là tinh thần: Mãi mãi văn hóa khởi nghiệp, luôn luôn đổi mới và không ngừng học tập. Vingroup chủ trương về một doanh nghiệp học tập, không ngại khó khăn để học, tự học và “vượt lên chính mình”. Vâng, điều quan trọng ở đây là VƯỢT LÊN chính mình, để khai khá bản thân, để “tiềm năng” không còn tiềm ẩn, không để bất kì suy nghĩ hay định kiến nào về bản thân cản trở sự phát triển của chính mình, không lấy bất kì cái “ngưỡng” nào làm thước đó thành công. Một ví dụ điểu hình khác ở chính dân tộc của chúng ta. Nếu không có một tinh thần này thách thức bản thân và nỗ lực vượt khó, dân tộc Việt Nam chẳng thể nào giành được độc lập trước những đế quốc như Mỹ, Pháp, không thể từ chiến tranh khói lửa đi ra và từng bước chuyển mình. Những ví dụ nghe có vẻ mang tính vĩ mô, nhưng lại là những minh chứng sinh động và phổ quát nhất để ta có thể nhận ra rằng để sống trọng vẹn và ý nghĩa, ta phải luôn có khao khát vượt qua bản thân và thách thức mình mỗi ngày.

Tác Giả: Mai Hương

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 21 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info


(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

671 lượt xem, 613 người xem - 617 điểm