Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Hội Chứng Peer Pressure (Áp Lực Đồng Trang Lứa)

      Bạn có đang cảm thấy xung quanh bạn toàn những người giỏi giang, sau đó nhìn lại mình rồi so sánh, cảm thấy bản thân luôn giậm chân tại chỗ không? Mỗi ngày bạn lướt Facebook, Tiktok, Instagram,… hay bất kì trang mạng nào khác, bạn dễ dàng bắt gặp những người trạc tuổi mình kiếm được trăm triệu một tháng; lương nghìn đô mỗi tháng nhờ đầu tư; rồi có những bạn ít tuổi hơn đã tự kiếm tiền mua nhà, có tài khoản tiết kiệm; đi thi đạt được nhiều giải quốc gia; hay không ôn gì đi thi cũng đạt Ielts 8.0 - 9.0 ; thực tập sinh tại các công ty, tập đoàn quốc gia ngay khi còn là sinh viên năm nhất, năm hai;…Bạn có cảm thấy áp lực, mệt mỏi khó chịu khi bắt gặp những thành tích đó không?  Nếu câu trả lời là có thì chắc chắn một nỗi sợ mang tên “Peer pressure” đang gõ cửa nhà bạn mất rồi. Đó là một trong những vấn đề mà giới trẻ đang gặp phải.

 

  VẬY PEER PRESSURRE LÀ GÌ?

Peer Pressure – Áp lực đồng trang lứa là một hội chứng tâm lý mà hầu hết chúng ta đều đã và đang mắc phải, là khi cá nhân chịu ảnh hưởng của những người thuộc cùng một nhóm xã hội và phải thay đổi thái độ, giá trị hoặc hành vi của họ để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm. Từ đó làm nảy sinh những áp lực và cảm xúc buồn bã không đáng có.

Mặc dù có một số lượng lớn thanh thiếu niên chịu áp lực bạn bè, nhưng điều đó không có nghĩa là người lớn được "miễn nhiễm". Đây cũng là một áp lực vô hình giữa đồng nghiệp và bạn bè cùng trang lứa. Theo một nghiên cứu, cứ 10 người thì có 6-7 người phải chịu áp lực từ bạn bè, đặc biệt là trong môi trường học tập và làm việc. Vì vậy, có thể nói áp lực bạn bè có thể xuất hiện với bất kỳ ai và mọi người ở mọi lứa tuổi.

    DẤU HIỆU CỦA PEER PRESSURE

Áp lực đồng trang lứa có thể dao động từ nội tâm đến công khai. Có nghĩa là một số hình thức áp lực bạn bè có thể dễ hàng phát hiện hơn những hình thức khác. Một số dấu hiệu của áp lực từ bạn bè:

-      Tránh trường học, môi trường làm việc, hay các hoạt động xã hội cộng đồng như câu lạc bộ, làm việc nhóm,…

-      Có những biểu hiện thay đổi hành vi

-      Cảm thấy tự ti, mặc cảm về bản thân, tâm trạng tiêu cực kéo dài

-      Luôn cảm giác mình không phù hợp với môi trường làm học tập, làm việc

-      So sánh bản thân

-      Khó ngủ

 ĐIỀU GÌ GÂY RA PEER PRESSURE VÀ NÓ ĐẾN TỪ ĐÂU?

 Có nhiều lý do khiến chúng ta phải chịu áp lực từ các đồng nghiệp bên trong và bên ngoài. Dưới đây là một số lý do tiêu biểu.

1.   Nguyên nhân sâu xa của hội chứng này là do ngay từ khi đặt chân đến trường, các bậc phụ huynh đã so sánh với “con nhà người khác” . Từ đó, chúng ta dần hình thành quan niệm rằng mình phải vượt trội hơn người khác, dẫn đến căng thẳng, ghen tị, thậm chí rối loạn nhân cách để có thể vượt mặt người khác hoặc khiến người khác thua kém mình.

2.   Một lý do khác là sự gia tăng nhu cầu. Theo tâm lý học, trong hệ thống phân cấp như cầu của Maslow, thế hệ chúng ta đã đáp ứng được ba nhu cầu cơ bản nhất:

-      Thứ nhất là nhu cầu sinh lý trong đó bao gồm các nhu cầu như : hơi thở, thức ăn nước uống, quần áo, nơi ở,…

-      Thứ hai là nhu cầu đảm bảo an toàn, trong đó bao gồm như : an toàn về sức khỏe, an toàn về tài chính, an toàn tính mạng, không gây thương tích,...

-      Thứ ba là nhu cầu xã hội  bao gồm: tình bạn, sự thân mật, muốn có một gia đình hạnh phúc,…

Nhưng bây giờ, nhu cầu đã dần được nâng cao hơn, đó là nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu khẳng định bản thân

-      Cần có cảm giác được tôn trọng và tin tưởng

-      Muốn sáng tạo, được thể hiện tài năng, thể hiện bản thân,  và mong rằng thành quả của mình sẽ được người khác công nhận, tôn trọng và ngưỡng mộ

Sau Maslow, có nhiều người đã phát triển thêm tháp này như thêm các tầng như cầu khác nhau, ví dụ:

-      Tầng nhu cầu về nhận thức, hiểu biết

-      Tầng như cầu về thẩm mỹ

-      Tầng nhu cầu về tự tôn bản ngã

3.   Ngoài ra, không thể không kể đến do dự bùng nổ của mạng xã hội, nó là “con dao hai lưỡi” khi  vừa góp phần cung cấp thông tin, nhưng cũng khuếch đại áp lực đồng trang lứa, chúng ta dễ dàng có thể bắt gặp những hình ảnh nhìn đâu đâu cũng thấy người đẹp hơn, giỏi hơn hay giàu hơn. Từ đó ta không tránh việc so sánh và cảm thấy áp lực.

4.   Nguyên nhân thiếp theo là không có sự phát triển ổn định về tư tưởng và tính cách. Những người ở tuổi vị thành niên thường dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè và môi trường xung quanh khi tư tưởng và nhân cách chưa phát triển ổn định.

5.   Mong muốn hòa nhập - đây cũng là một trong những lí do khiến bản thân "“bịa"”ra những lý do để tạo ra áp lực đồng trang lứa. Trong một số trường hợp, khi bạn bị một nhóm bạn hoặc những người khác từ chối, khả năng " chiến đấu" của bạn sẽ rất khắc nghiệt. Điều này đã được chứng minh trong quá trình phát triển hàng triệu năm của loài người. Bản năng muốn trở thành một phần của cộng đồng sẽ giúp chúng ta điều chỉnh suy nghĩ, thái độ và hành vi của mình phù hợp với nhóm mà chúng ta muốn tham gia.

6.   Văn hóa Châu Á coi trọng chủ nghĩa tập thể hơn văn hóa Châu Âu. Những người sống và lớn lên trong nền văn hóa phương Đông thường có xu hướng hình thành sự so sánh xã hội. Điều này cũng dễ hiểu khi họ muốn xác định bản thân hoặc đánh giá vị trí của một người về một mặt mối quan hệ. Chủ nghĩa tập thể thường nhấn mạnh đến điểm số, chức vụ, vị trí,...vô tình khiến bản thân bị áp lực từ bạn bè. Khi so sánh mình với bạn bè, người thân, hay chỉ là người quen ở đâu đó, bản thân càng thấy áp lực hơn. Khi còn bé, hẳn trong mỗi tâm trí mỗi cô cậu học sinh luôn ám ảnh cái cụm từ "“con nhà người ta"” . Điều này cũng minh họa rõ nét trong áp lực đồng trang lứa.

7.   Ở mỗi một thời kỳ và môi trường khác nhau, người ta sẽ thường có một quy chuẩn hoàn toàn khác biệt. Đơn giản từ những suy nghĩ, tư duy và hành động của bạn phải được những người trong xã hội chấp nhận và cho nó là đúng đắn. Nó được thể hiện qua những việc như là phát biểu ý kiến cá nhân hay là đánh giá hành động từ cộng đồng, xã hội. Dễ hiểu hơn là trong một công ty nào đó, việc làm thêm giờ là quy tắc ngầm mà ai cũng phải biết. Và nếu bạn không muốn bị sếp đánh giá bạn là người không biết cống hiến và không nỗ lực thì bạn hẳn không nên “lạc quẻ" với những "“ quy tắc ngầm" ấy.

  LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA PEER PRESSURE?

-          Thứ nhất, bạn phải luôn nhớ rằng “Mọi thứ trong cuộc đời đều có giá của nó, ít ai được trọn vẹn. Được cái này thì phải mất cái kia, muốn nhận thật nhiều thì phải cho đi tất cả, muốn được thành công và hạnh phúc lâu bền thì ta phải trả giá bằn nỗi lực và cố gắng trong kiên trì bền bỉ” . Những người bạn 8.0 -9 .0 Ielts, hay lương 8 chữ số ngay khi mới là sinh viên ra trường, … họ đã phải đánh đổi bằng rất nhiều đêm thức đến sáng để học nghĩa là họ đang đánh đổi sức khỏe của bạn thân, rất nhiều năm đi làm không lương hoặc lương thấp để đổi lấy kinh nghiệm. Tất cả những điều họ làm để đạt tới những thành quả ấy họ đều phải đánh đổi bằng sức khỏe, bằng công sức, mồ hôi,... Vì vậy, chúng ta  "đừng so sánh những cảnh quay hậu trường của mình với những cảnh quay hào nhoáng của người khác. Chúng ta nên học cách chấp nhận bản thân, Mỗi người có một tiềm năng khác nhau, một sở trưởng cực kì giỏi mà bạn cũng chưa khám phá ra chỉ vì bạn bận nhìn vào tài tăng của người khác mà thôi.

-         Thứ hai là hãy tập trung vào những thứ mà bạn có thể thay đổi được, bớt quan tâm những thứ mà bản thân không thể quyết định được. Đây cũng là một phần nội dung của “chủ nghĩa khắc kỷ”- một chủ nghĩa rất nổi tiếng đã làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều người (các bạn có thể tham khảo thêm tại cuốn sách "“Những bức thư đạo đức" của Seneca)

-      Thứ ba, bạn hãy sống có mục tiêu rõ ràng, có chí hướng sẽ nhanh chóng giúp bạn khỏi áp lực đồng trang lứa. Bạn hãy thử đặt mục tiêu cho bản thân bằng phương pháp OKR ( Objective Key Results). OKR được xây dựng bằng cách xoay quanh 2 câu hỏi:

·        Objective – Mục tiêu : Điều mà bạn mong muốn đạt được là gì?

·        Key Results – Kết quả then chốt : Bạn làm cách nào để hoàn thành mục tiêu mong muốn đó?

Objective có nghĩa là mục tiêu của cá nhân nào đó hướng tới. Key Results là những đo lường cụ thể cần thiết những yếu tố, nhân tố để đạt được mục tiêu đó. Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn xác định được những hướng đi phù hợp cho chính mục tiêu của mình, từ đó tập trung hơn vào bản thân, không còn hoang mang khi thấy người khác quá vượt trội nữa. Bởi giờ đây bạn đã có con đường đi riêng cho chính mình, việc của bạn là tập trung đi thật nhanh trên con đường đó. 

Cuối cùng là hiểu và yêu bản thân. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng mình đã thực sự yêu bản thân hay chưa? Nếu câu trả lời là chưa, ngay bây giờ bạn hãy vẽ một bảng SWOT về chính mình ngày thay vì ngồi đó đọc post này, nghĩ ngày đến vài điểm yếu và điểm mạnh của bản thân, những cơ hội và nguy cơ mà bạn đang phải đối mặt, từ đó bạn liên kết với OKR để có một lối đi độc nhất cho bản thân. Vậy còn yêu bản thân thì sao? Yêu bản thân là luôn ưu tiên niềm vui và sự an yên từ trong nội âm cho đến trân trọng cuộc sống bên ngoài của chính mình. Không bao giờ là quá muộn để bạn yêu bản thân, ngay bây giờ việc bạn cần làm là tìm kiếm những trang mạng xã hội tham khảo những cách giúp yêu bản thân mình hơn, chọn cách mà bạn cảm thấy phù hợp nhất bản thân và học cách duy trì nó để bạn luôn luôn cảm thấy được năng lượng tích cực. Đừng để mỗi sáng bạn mở mắt thức dậy, nào là thấy bạn bè check-in đang làm việc ở công ty xịn xò, hay đăng story khoe học bổng vài tỷ đồng, rồi lướt trang mạng xã hội nào cũng thấy người giỏi giang, xinh đẹp, giàu có,... rồi tự buồn một ngày trời chỉ vì thấy bản thân thật kém cỏi và cảm thấy thất vọng. Họ đăng gì là quyền tự do của họ, nhưng để điều đó ảnh hưởng tới cảm xúc của bạn thân thì hẳn là do bạn rồi. Hãy tiếp thu mọi thứ có chọn lọc, đừng để bất cứ điều gì làm ảnh hưởng, chi phối tới cảm xúc ,con người của bạn nhé.


Vậy nên, trong thời điểm này bạn đang cảm thấy khó khăn, hay cảm thấy thua kém so với người khác thì bạn hãy nhớ rằng, mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai,và ‘đừng so sánh bản thân với người khác, làm như vậy là bạn đang tự xúc phạm mình đấy”- Bill Gates. Bên cạnh đó, không phủ nhận Peer Pressure có thể khiến bản thân tốt lên vì nhờ có áp lực mới có động lực. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể bình tâm khi thấy bạn bè quá vượt trội, thành công quá sớm. Hãy học cách thoát khỏi nó, bạn sẽ tự khắc biết cách khai thác mặt tốt của Peer Pressure cho chính bản thân mình. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết đến tận đây.

 Tác Giả: Anh Nguyễn
--------------------------------
Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá +22,000,000 VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

13,253 lượt xem, 10,830 người xem - 10833 điểm