Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao đạo đức, văn hoá, cư xử của người Việt mình với nhau lại có dấu hiệu ngày càng đi xuống hay không???
Không hẳn là hầu hết mọi người đều có sự đi xuống về mặt nhân cách, xung quanh chúng ta vẫn còn đó vô số những điều tốt đẹp mà ta còn chưa khám phá hết, còn đó không ít những con người với tấm lòng cao cả và sự thiện lương chảy trong máu.
Mình còn nhớ một câu nói của thầy dạy cấp 3 :" Học Sử chính là học cách làm người". Vậy hãy nhìn cách chúng ta đối xử với môn Lịch Sử. Việc học đơn thuần chỉ là cho qua môn hay chỉ đạt điểm cao ở trên lớp để rồi những kiến thức đó không có nhiều ý nghĩa đối với bản thân người học.
Chưa bao giờ chúng ta học sử bằng trọn vẹn trái tim của mình, cảm nhận được những nỗi đau và mất mát của dân tộc. Những gì mà dân tộc nhỏ bé này đã phải kinh qua trong hàng nghìn năm lịch sử.
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao nước mình có "Rừng Vàng, Biển Bạc" từng được mệnh danh là "Hòn Ngọc Viễn Đông" bây giờ lại chịu đứng sau các nước trong khu vực. Từng có một thời sinh viên Nhật Bản và Hàn Quốc sang nước ta du học, cũng là niềm ao ước của rất nhiều sinh viên trong khu vực. Tại sao nước mình có rất nhiều môn phái võ cổ truyền???Tại sao người Việt mình ở bên Campuchia từng có một thời gian thuộc tầng lớp có nhiều ảnh hưởng nhất trong xã hội bây giờ lại bị đẩy thành tầng lớp bần hàn nhất, người dân có thể bị người bản địa truy sát hằng ngày.
"Làm người phải giữ lấy gốc"....Chúng ta chưa xây được 1 cái gốc thật chắc thì lại tiếp thu vô vàn cái mới. Thay bằng những tư tưởng ngoại lai mà hệ quả tất yếu là sự đi xuống của đạo đức. "Người Việt mình đã khổ quá nhiều rồi, bây giờ còn tìm cách để hại lẫn nhau " thì liệu có đáng hay không???
Lịch sử không phải là một môn học đơn thuần trong nhà trường. Môn học ấy còn dạy cái gốc cơ bản của con người, lòng biết ơn, cảm thông, biết yêu thương đồng loại. Học sử để nhìn lại những mất mát, những sai lầm của quá khứ để rồi từ đó đúc kết ra những kinh nghiệm và không được đi vào những vết xe đổ ấy nữa.
Vậy làm cách nào để giải quyết vấn đề này???...Chúng ta không thể để tình trạng này tiếp diễn mãi như vậy được ???. Là một người con dân Việt Nam không thể nào thờ ơ trước hàng vạn, hàng triệu linh cữu của những người đã mất. Theo tôi thì cần có sự vào cuộc không chỉ của các cấp, bộ nghành như hiện tại mà là chính sự thay đổi nhận thức của các e học sinh, bằng cách xây dựng một hệ sinh thái những bạn trẻ có niềm đam mê lịch sử, từ đó ta phát triển những hội nhóm, group mà nòng cốt chính là những bạn học sinh được lựa chọn. Bằng những bài đăng, những hình ảnh về sự kiện lịch sử ta truyền tải vào đó những thông điệp, bài học và giá trị của cuộc sống. Ví dụ như câu chuyện về thất thủ kinh đô của Người Huế, chúng ta lồng ghép vào đó triết lý " Nhân Nhượng với kẻ thù là tự sát "... Trong chiến tranh sự khoan dung, nhân từ sẽ là con dao 2 lưỡi, thậm chí nó lại chính là ngòi nổ cho những sự việc kinh hoàng phía sau. Qua đó dạy cho thế hệ trẻ biết được những sai lầm của quá khứ mà tránh gặp phải.
Dạy cho những người trẻ hiểu được tại sao Nước mình không bị xâm lược bởi quân Nguyên- Mông?? Từ đó đúc kết ra những giá trị của người Việt là kiên cường, bất khuất, chưa bao giờ đầu hàng trước 1 thế lực thù địch nào cả.
Một việc nữa đó là xây dựng chuỗi video về những sự kiện lịch sử một cách ngắn gọn, có đầu tư, ví dụ như những bộ phim về lịch sử các triều đại ở Việt Nam, ở dưới dạng các bộ phim vẽ tay của các bạn học sinh, hoặc các kênh radio sử học. Phát động những cuộc thi làm phim về các sự kiện lịch sử của dân tộc. Từ đó thu hút sự tham gia của rất nhiều bạn trẻ đặc biệt là những em học sinh. Nếu không có những cách làm mới và đồng bộ thì tình hình hiện tại của môn lịch sử sẽ vẫn tái diễn.
Còn về vấn đề điểm thi đại học môn Sử tại sao là môn có điểm thấp thì đó là do các em học sinh không có phương pháp học phù hợp nên mới tạo ra những kết quả đáng buồn như vậy. Chỉ cần chúng ta thay đổi cách tiếp cận, cải cách những cách học đã cũ và lỗi thời thì những kết quả khả quan sẽ đến sớm hay muộn mà thôi. Bằng những cách học như sơ đồ tư duy, hệ thống bài giảng không chỉ còn là những cuốn sách giáo khoa lí thuyết nhàm chán mà chính là những chuỗi bài giảng video từ đó cho học sinh tự mình trình bày tự mình nghiên cứu tự mình dựng phim. Thì khối lượng kiến thức được hấp thụ sẽ càng lớn, có một chứng minh rằng mức độ tiếp thu kiến thức đối với các phương thức học cao nhất là khi họ vừa làm vừa nghiên cứu thì đó là cách học hiệu quả nhất, giúp học sinh nhớ lâu và nhớ dai hơn.
Các kênh tiếp cận cho học sinh hiện tại nhận được sự đầu tư của chính phủ, đội ngũ quay và dựng các bộ phim về lịch sử đang có dấu hiệu khởi sắc, khi có sự vào cuộc của các ban nghành và các bộ về vấn đề kinh phí. Từ lâu rất nhiều người trẻ đã ôm giấc mộng điện ảnh hoá lịch sử nước nhà nhưng vì thiếu sự đầu tư của các cấp nên rất nhiều dự án đã phải dừng lại và bỏ dỡ giữa chừng. Nếu những dự án phim cổ trang này ra đời và được chiếu ở các phòng rạp thì chắc chắn đó sẽ là 1 cú hít đối với toàn bộ cộng đồng người Việt không chỉ đơn thuần là những bạn trẻ nữa, mà là toàn bộ những người dân Việt Nam họ sẽ có cái nhìn hoàn toàn khác về lịch sử, khi đó họ sẽ nhận ra thì ra bấy lâu nay mình đã không hiểu được những giá trị lớn lao mà lịch sử mang lại cho chính họ.
Còn đôi với các em nhỏ, cách tiếp cận tốt nhất là những bộ phim hoạt hình 3d, cái này không hề mới và trong thực tế những dự án như này chúng ta đã từng triển khai và rất thành công, điển hình là bộ phim của nhóm " Đuốc Mồi " và chú Đạt Phi Media đã khơi gợi được lòng đam mê của rất nhiều bạn trẻ và đón nhận sự ủng hộ vô cùng lớn từ những khán giả. Cách chúng ta đưa môn lịch sử đến các em nhỏ sẽ là sự khác biệt, nó không hề khô khan, khó hiểu mà là những video, đoạn phim sống động và vô cùng trực quan, sẽ đưa người xem đi từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác. Đặc biệt là những em nhỏ sẽ yêu hơn về cái gọi là quá khứ của dân tộc.
Lịch sử không chỉ đơn thuần là những trận đánh của dân tộc mà còn là những phong tục, tập quán qua từng thời kì, những cách dùng người của các vị tướng, ẩn sau đó là những triết lý lớn lao, những nghệ thuật đánh trận của ông cha ta được vận dụng và đúc kết từ bao đời này. Thứ mà con cháu cần phải gìn giữ, bảo vệ là kim chỉ nam hành động cho thế hệ mai sau. Không được phạm vào những sai lầm của quá khứ, mà biết cách vận dụng 1 cách linh hoạt, khôn khéo nó vào trong thực tiễn đời sống, thời cuộc hiện tại.
Cuối cùng, Nếu muốn thay đổi được cái gốc của việc học sử thì chúng ta phải đi từ cái ngọn, phải biết được tại sao " Lịch Sử " lại có sự đi xuống từ đó đưa ra cách giải quyết thấu đáo và phù hợp.
Không để cho hiện tượng xuyên tạc lịch sử, những thế lực thù địch như Trung Quốc có cơ hội tấn công. " Cách nhanh nhất để phá huỷ một quốc gia là tấn công hệ thống giáo dục ". Nếu chúng ta không thay đổi, họ sẽ thay ta làm điều đó " Chúc Một Ngày Tốt Lành <3
Tác Giả: Lê Nhật
--------------------------------
Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng giá trị +22,000,000 VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.