Huu Thien Nguyen@Triết Học Tuổi Trẻ
4 năm trước
Nam Tính Độc Hại Và Mức Độ Đồng Tính Có Thể Chấp Nhận Được
Nam tính độc hại
Tôi
còn nhớ, trong một buổi học mỹ thuật năm lớp 1 thì phải. Hôm đó là tiết dự giờ,
có nhiều cô giáo ngồi cuối lớp, cả lớp đều sôi nổi hơn thường ngày. Đang giảng
bài, cô giáo hỏi tất cả các bạn trong lớp rằng chúng tôi thích màu gì? Rất nhiều
màu sắc được đưa ra. Nhưng dường như các màu sắc đều tuân theo 1 quy định nào
đó – quy định màu theo giới tính. Mấy thằng bạn xôn xao phân định rõ ràng màu
nào dành cho con trai, màu nào dành cho con gái. Tất nhiên sẽ có một vài bạn
không tuân theo quy định ngầm đó. Một bạn nữ nói rằng cô ấy thích màu đen. Đám
con trai lập tức phản ứng lại liền, chúng nó quay lại cười nói với nhau, chế giễu.
Đỉnh điểm là thằng bạn thân của tôi, sau khi hồn nhiên trả lời: “Thưa cô, em
thích màu hồng”. Cả phòng học cười phá lên, đám bạn, cô giáo mỹ thuật và các cô
giáo dự giờ đều cười. Có vài đứa còn nhại câu nói của thằng bạn và xem đó như một
trò hề.
Các
bạn nữ thường được cho là nên thích màu hồng hoặc các màu trung tính, sáng như
cam, vàng, xanh lá, tím. Đó là một cách để thể hiện nữ tính. Còn nếu nữ thích
màu trầm tối hơn, nhiều người sẽ thấy lạ, có thể phản đối nhưng thái độ có thể
chưa gay gắt bằng một bạn nam thích màu hồng hoặc những màu sáng tương tự.
Vì
tôi là một người đồng tính nam, chủ yếu nói về nam giới và đồng tính nam nên ta
sẽ gác lại chuyện bị phản đối của các bạn nữ mà chỉ tập trung sự gay gắt đến với
các bạn nam.
Như
câu chuyện màu sắc yêu thích tôi chia sẻ là một ví dụ điển hình cho việc phân định
nam hay nữ tính với đại đa số suy nghĩ. Việc áp đặt những định kiến, khuôn mẫu
lên nam giới, nếu vượt qua khỏi khuôn mẫu này, hoặc không chạm tới được tiêu
chuẩn kia sẽ được cho là thiếu nam tính. Còn có những khuôn mẫu, tiêu chuẩn ép
nam giới vào những hình tượng xấu xí, ác độc, vô cảm. Nó được gọi là “Nam
tính độc hại”.
Nam
tính thì tốt còn nam tính độc hại thì không. Vậy nam tính khác nam tính độc hại
ở chỗ nào?
Nam
tính:
Là
thích những màu trầm tối không có nghĩa bài trừ những màu sáng
Là
rắn chắc khỏe mạnh không có nghĩa hung hăng bao lực
Là
quyết đoán không có nghĩa bảo thủ, gia trưởng
Là
can đảm không có nghĩa không được sợ bất cứ thứ gì
Là
mạnh mẽ không có nghĩa không được khóc, phải kìm nén cảm xúc
Là
trách nhiệm không có nghĩa kiếm nhiều tiền hơn vợ
Là
chịu đựng tốt không có nghĩa 12h trưa mong manh, phong phanh dưới nắng chong
chanh
Vân
vân và vân vân...
Kèm
với đó là hàng loạt “huy chương” gắn mác những khuôn mẫu, tiêu chuẩn để toát
lên “hào quang” của sự nam tính như: “biết bia rượu, khả năng giường chiếu, phải
TO, thậm chí phải căm thù đồng tính và liên quan đến đồng tính” vân vân… Để cố
gắng gia nhập vào “hội những người đàn ông đích thực”.
Tiêu
chuẩn, khuôn mẫu nam tính mà những người xung quanh tráng lên tư tưởng cho các
bé nam và cả nữ dần hình thành nên sự độc hại đó. Cái mà chính những người lớn
từ nhỏ cũng đã được truyền dạy, rồi họ tự áp đặt tư tưởng cho mình và lại áp đặt
lên người khác. Đời này qua đời khác nó đã là mặc định hiển nhiên trong đời sống
xã hội. Mà khi những nguời nam gồng sức mình để đạt được hoặc che giấu những định
kiến đó có thể sẽ khiến họ cảm thấy tự ti, stress, thậm chí trầm cảm, nặng nề
hơn là tự tử.
Ngay
trong chương trình “Bố ơi mình đi đâu thế” (một chương trình truyền hình thực tế
nổi tiếng ở Hàn Quốc giành cho thiếu nhi và cả người lớn). Các ông bố Hàn Quốc
vẫn dạy con trai của mình rằng: “Con trai thì không được khóc”, ”Làm thế thì
trông như con gái”, ”Con trai không được sợ”…
Những nhà nghiên cứu thuộc Đại học Indiana và Đại
học Kỹ thuật Nanyang tại Singapore đã thực hiện hơn 70 nghiên cứu với 20.000 đối
tượng về quy chuẩn nam tính cũng như ảnh hưởng của nó tới nam giới. Kết quả cho
thấy: Một vài tính nam có sự tương quan đến sức khỏe tâm trí như stress, trầm cảm,
lo âu và nhất là ít các liên kết xã hội. Những người theo chuẩn nam tính độc hại
có khả năng cảm thấy cô đơn, chống đối, có thái độ thù ghét cao hơn và ít có khả
năng tìm kiếm sự giúp đỡ hơn. Đây là một rào càn lớn đối với những tổ chức,
chuyên gia về sức khỏe tâm trí, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội chưa thật sự
hiểu tầm quan trọng của vấn đề này.
Những
người đàn ông nam tính, họ cũng chẳng sao cả, nếu họ… trót đẹp gái. Các cậu con
trai thường cho rằng sợ hãi là thất bại. Còn tôi nhận ra rằng, sợ hãi sẽ mở ra
những cơ hội để học được một điều gì đó. Không cần trở thành một gã đàn ông lúc
nào cũng tỏ ra mình đúng và giả vờ kiểm soát được mọi thứ. Họ vẫn cần được khóc
khi buồn. Đàn ông khóc không hề có lỗi. Thực tế là khi họ khóc cũng là lúc họ
được giải tỏa và chia sẻ cảm xúc với người khác. Nhưng mỗi khi họ cần một bờ
vai, cần 1 lời động viên, cần 1 người để trút bầu tâm sự, để được “giải cứu”,
thì điều mà họ nhận được lại chính là "Đàn ông lên, đừng có đàn bà như vậy,
thằng Bê Đê!" Và đôi lúc, họ tự hỏi tại sao mình lại phải giấu nhẹm những
điều mình cảm nhận, những vết thương mình đang chịu đựng? Chẳng lẽ, một giọt lệ
vì đau đớn lại làm họ thành một người đàn ông "kém hơn"? Liệu rằng
đây có phải là nguyên nhân khiến tỉ lệ nam giới chiếm 70% trong số người tự tử ở
Mỹ vì họ cho rằng đây chính là lối thoát? Yếu đuối chẳng có gì sai trái. Chúng
ta đều là con người và những cảm xúc này hoàn toàn bình thường.
Cơ
mà không nam tính nhưng nếu có phần nữ tính cũng chẳng sao. Thể hiện giới, bản
dang giới và xu hướng tính dục là những phạm trù độc lập. Đàn ông thẳng không
phải không được nữ tính hoặc chính xác hơn không phải không có những người đàn
ông có hơi hướng nữ tính. Khi đó là 1 người đàn ông tốt, lịch thiệp, không thô
lỗ, công bằng với phụ nữ, thì anh ta có thể hiện nữ tính thế nào cũng chẳng hề
hấn gì. Có rất nhiều đàn ông biết thêu thùa, may vá, nhảy múa, không biết uống
bia rượu, thích chơi búp bê barbie, uhm, như Johny Deep (một diễn viên nổi tiếng,
được biết đến nhiều với vai thuyền trưởng Jack trong phim Cướp biển vùng
Caribie),… Họ vẫn luôn là những người đàn ông, hơn thế nữa có thể là một người
đàn ông có ích, một người chồng vững chãi, người cha ấm áp.
Vậy
điều này liên quan cái quái gì đến Gay hay LGBTQ???
Mức độ đồng tính có thể chấp nhận được
Liên
quan chứ! Nó liên quan mật thiết với cộng đồng Gay nữa là đằng khác. Nam tính độc
hại ảnh hưởng đến các chàng gay như thế nào?
Trước
hết, tôi sẽ đưa ra vài dẫn chứng từ các câu giới thiệu bản thân trên một số mạng
xã hội nhé:
“Mình
là top men kín, rất vui được làm quen với các bạn top men kín giống mình” – thứ
nhất.
“Mình
là trai thẳng rất vui được làm quen với các bạn top” thứ hai.
WHAT???
OK! Không sao cả. Có thể giải thích rắng các bạn này mới bắt đầu chập chững nhận
thức xu hướng tính dục của bản thân. Ý thức còn chưa hoàn thiện.
Dẫn
chứng tiếp nhé!
“Gay
top kín, không tiếp ẻo lả”- OOH WoW. Cũng không sao, đây lả tùy gu mỗi người.
Nhiều người thích người yêu là bot nhìn menly xíu cũng không phải là lạ.
Nữa
nè:
“Gay
dù gì cũng là đàn ông, ghét cái bọn ẻo lả, trai không trai, gái không ra gái,
chúng nó là Bê Đê còn bọn tôi là đàn ông yêu đàn ông”
ARE
YOU SERIOUS???
Trong
mắt nhiều người, những người đồng tính nam hiện lên với hình tượng điệu đà, ẻo
lả, lòe loẹt, nữ tính,… Và tất cả mọi người ở đây, có
rất nhiều người đồng tính nam, các bạn đều biết rằng hình tượng đó không đúng
hoàn toàn với tất cả chúng ta. Gay có người nam tính nhiều, ít, có người nhẹ
nhàng nữ tính hơn. Nhưng tại sao những bạn có phần nữ tính thường bị xem nhẹ,
thậm chí bị kì thị ngay cả bởi chính những người gay hay những người trong
LGBTQ khác và những chàng gay nam tính thì được tôn trọng hơn? Hai người nam đều
nam tính yêu nhau sẽ được chấp thuận, yêu thương nhiều hơn hai người hơi hướng
nữ tính?
Ở
phim ảnh, không thiếu những bộ phim hai chàng trai yêu nhau, tuy đúng là có
phân công thụ, nhưng cả hai đều toát lên đầy tiêu chuẩn của sự nam tính. Còn những
chàng gay mà bị cho là õng ẹo thì sao? Thường được đặt ngoài như một vai phụ mờ
nhạt trong cuộc đời đầy huy hoàng của 2 chàng trai có những tiêu chuẩn nam tính
kia. Đôi khi còn là những vai gây cười, hài hước, hề hước, trò hề, trò nỡm.
Với
đó, những chàng gay nam tính thường có câu: “Tôi rất bình thường như trai thẳng”,
“Tôi như một chàng trai bình thường”. Chưa bao giờ tôi ghét từ “bình thường” đến
thế. Vậy còn lại chúng tôi? Chúng tôi bất thường lắm hả? Hả?
Phải
chăng những chàng gay nam tính nhìn sẽ dễ chịu hơn? Càng giống trai thẳng thì
càng tốt? Phải chăng đồng tính nam cũng có những khuôn mẫu tiêu chuẩn cần phải
noi theo để gia nhập hội “gay menly”? Tôi tạm gọi đó là “mức độ đồng tính có thể
chấp nhận được”.
Nhiều
bạn cho rằng do xã hội còn chưa cởi mở với LGBTQ nên bạn phải kín, phải gồng
mình, phải thật nam tính. Áp đặt từ những người dị tính bên ngoài đã đành, áp đặt
từ chính bản thân các bạn Gay thì lại là câu chuyện buồn, tệ hơn các bạn lại áp
đặt nó lên những chàng Gay khác. Các bạn có quyền công khai hoặc không. Đó là lựa
chọn của các bạn, mọi người cần tôn trọng điều đó. Vì vậy chúng tôi lựa chọn
công khai hay rằng chúng tôi không thể che giấu đi sự đồng bóng của mình, cũng
cần được tôn trọng. Các bạn dành quá nhiều thời gian lo lắng cho việc bảo vệ bí
mật, mọi người sẽ nghĩ gì về các bạn mà quên mất sự mệt mỏi, nỗi đau của chúng
tôi, những con người nồng nặc “mùi Bê Đê” và những người thuộc LGBTQ khác.
Nam tính không phải là xấu, nó tạo ra sự thu hút của một chàng trai. Nhưng việc áp đặt tiêu chuẩn nam tính một cách cực đoan, không phù hợp lên bản thân và người khác không phải điều tốt. Với đó, trong một xã hội đầy rẫy những tiêu chuẩn nam tính, đáng sợ hơn là “nam tính độc hại”, tạo ra những áp lực rất lớn cho các chàng gay. Ta đều biết đồng tính không phải là bệnh. Vậy ta nam tính hay nữ tính cũng không phải là bệnh. Đó cũng chỉ là con người của ta mà thôi. Nên ta cần chấp nhận bản thân và tôn trọng sự đa dạng của người khác. Chúng ta cần tự phá bỏ cái rào cản đó, góp phần xây dựng một xã hội công bằng.
Có
những bạn được cho là thể hiện sự nữ tính thái quá, lố lăng, không đứng đắn,…
không còn là sự nữ tính thường thấy mà là sự nữ tính có phần được cường điệu,
phô trương và đôi lúc là phản cảm, tạo ra hình ảnh xấu cho LGBTQ.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
196 lượt xem, 186 người xem - 190 điểm