Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Nhân Loại Luôn Tiến Bộ Nhưng Văn Minh Nhân Loại Có Thực Sự Chết

Chúng ta đã định nghĩa nền văn minh là một “trật tự xã hội nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của văn hóa”. Nó bao gồm trật tự chính trị được bảo đảm bởi phong tục, đạo đức, luật pháp và trật tự kinh tế được bảo đảm thông qua quá trình liên tục sản xuất và giao dịch; kiến tạo văn hóa cũng đến từ sự tự do và cơ sở vật chất, nhằm khuyến khích những khởi nguồn, biểu hiện, thử nghiệm và thành quả của các ý tưởng, văn chương, tập quán và nghệ thuật. Nền văn minh vì thế cũng trở thành một mạng lưới nhân văn phức tạp và bấp bênh, kết nối người với người nhưng cũng dễ dàng phá vỡ cái liên kết ấy.

I.Quy Luật Tiến Bộ Và Suy Tàn Của Thế Giới Văn Minh Nhân Loại Tự Cổ Chí Kim

1.Quy Luật Quy Hồi Vĩnh Cửu

Tại sao từ xưa tới nay ta luôn thấy rải rác những tàn tích của các nền văn minh cũ? Phải chăng lịch sử muốn nói với chúng ta, giống như nhà thơ Shelley đã từng nói trong “Ozymandias”, rẳng cái chết là định mệnh chung không thể tránh khỏi? Chúng ta nên tự hỏi xem rằng có bất kỳ quy luật nào tồn tại trong quá trình sinh trưởng và suy tàn, đặc biệt là từ các nền văn minh cũ, có thể cho phép chúng ta dự đoán tương lai của chính mình hay không.

Một số người giàu trí tưởng tượng đã nghĩ điều đó là có thể; họ thậm chí còn dự đoán chi tiết tương lai. Trong “Bài Ca Thứ Tư Của Mục Đồng”, nhà thơ Vigil đã tuyên bố rằng sẽ có một ngày mọi sự biến hóa đều sẽ cạn kiệt; dù cố ý hay ngẫu nhiên thì vũ trụ sẽ rơi vào tình trạng hệt như một thời xa xưa quá vãng nào đó, và mọi chuyện trên thế gian này sẽ lặp lại như những điều đã xảy ra trước đây, theo một định mệnh không thể tránh khỏi.

“Alter erit tum Typhys et altera quae vehat delectocs heroas; erunt etiam altera bella, atque iterum ad Troiam magnus mittertue Achilles”.

Tức là “Sẽ lại có một nhà tiên tri Tiphys, và lại có một con tàu Argo chở những người anh hùng đáng kính như Jason; Và sẽ lại có những cuộc chiến tranh, và Achilles một lần nữa sẽ được phái đến thành Troy”. Triết gia Friedrich Nietzsche đã “hóa điên” vì ám ảnh với cái nhìn “quy hồi vĩnh cửu” này của vũ trụ. Không ý tưởng nào quá điên cuồng mà đám triết gia lại không thể không nghĩ đến.

Lịch sử đúng là có lặp lại thật, nhưng chỉ trong hình trạng và bề nổi mà thôi. Hợp lý mà nói, thì ta có thể đoán định trong tương lai, cũng giống như trong quá khứ, rằng có quốc gia mới được tạo lập và có quốc gia cũ bị sụp đổ; rằng các nền văn minh mới sẽ đi lên từ trồng trọt và chăn nuôi, rồi mở rộng đến thương mại và công nghiệp, rồi mới phát triển đến tài chính; và như Vico, Comte từng nói rằng lối tư duy sẽ đi từ cách giải thích siêu nhiên đến mức hoang đường, rồi mới đến quan sát kiến giải tự nhiên theo lối khoa học. Chúng ta cũng có thể dự đoán rằng những học thuyết, phát minh, khám phá mới cùng những lầm lẫn sẽ một lần nữa được sản sinh và khuấy đảo các luồng tư tưởng; rằng thế hệ trẻ thích phản kháng thế hệ già và chuyển từ thái độ chống đối sang thái độ thích nghi rồi sang thái độ phản ứng; rồi những thử nghiệm đùa giỡn với ranh giới đạo đức sẽ khiến truyền thống phải lung lay và khiến chính đám người được hưởng lợi phải hoảng sợ; và cuối cùng, sự phấn khích giành cho cái mới rồi cũng sẽ trở thành dĩ vãng, trôi đi trong dòng thời gian bất tận. Phần lớn, lịch sử lặp lại là vì bản tính con người thay đổi để tương thích với nhịp chuyển đổi chậm rãi của đặc trưng địa lý; Tọa hóa sinh ra con người để phản ứng theo những cách nhất định trước các hoàn cảnh và các kích thích tố như cơn đói, hiểm nguy và tình dục. Tuy nhiên, không như xã hội nguyên thủy, với một nên văn minh đã tiến hóa phức tạp thì mỗi cá nhân lại càng khác nhau và độc nhất, và các hoàn cảnh lại chứa đựng nhiều tình tiết mới , buộc ta phải điều chỉnh lại những phản ứng bản năng của mình. Phong tục đành nhường bước cho lý luận lên ngôi, nên dần dà các kết quả càng khó đoán hơn. Không gì đoán chắc được tương lai sẽ tái diễn như quá khứ. Mỗi một năm mới lại là một cuộc phiêu lưu mới.

2.Thuyết Thời Kỳ Có Tổ Chức Và Thời Kỳ Khủng Hoảng

(Chân Dung Bá Tước Saint- Simon)

Nhiều bộ óc vỹ  đại đã cách trói những quy luật trong lịch sử vốn thật sự lỏng lẻo này vào những mô hình vỹ mô. Claude- Henri de Rouvroy, bá tước Saint- Simon (1760-1825), người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội Pháp, từng chia quá khứ và tương lai thành sự luân phiên của những thời kỳ “có tổ chức” và thời kỳ “khủng hoảng”:

Quy luật về sự phát triển của loài người … đã chỉ ra hai tình trạng luân phiên và riêng biệt của xã hội: một bên là trạng thái có tổ chức, trong đó mọi hành động của con người đều đã được phân loại,  dự liệu và điều tiết bởi một thuyết tổng quát nào đó; bên còn lại là tình trạng khủng hoảng, trong đó mọi hệ tư duy chung, mọi hành động trong cộng đồng và mọi sự phối hợp đều đã tiêu biến, và xã hội chỉ đơn giản là một thể bao gồm những cá nhân liên tục xung đột với nhau.

Mỗi tình trạng đó đều đã chiếm hai thời kỳ lịch sử. Một thời kỳ có tổ chức đã xuất hiện trước thời kỳ của người Hy Lạp mả chúng ta hay gọi là Thời Đại Triết Lý , nhưng nói đúng hơn  đó là thời đại của sự khủng hoảng. Sau đó, mọt giáo lý mới ra đời, và sau nhiều giai đoạn trau chuốt và hoàn chỉnh thì giáo lý ấy đã chiếm được vị trí chính trị ở toàn nền văn minh phương Tây. Sự thành lập của giáo hội đã bắt đầu một kỷ nguyên có tổ chức mới kéo dài đến thế kỷ XV, tới lúc mà những nhà cải cách tôn giáo đưa chúng ta vào thời kỳ khủng hoảng mãi còn tiếp diễn đến tận ngày nay…

Trong những kỷ nguyên có tổ chức, mọi vấn đề cơ bản từ thần học, chính trị, kinh tế, đọa đức đều đã có những giải pháp, chí ít là tạm thời. Xã hội vì thế cũng phát triển nhờ những giải pháp này và được bao bọc bởi các hội nhóm sinh ra từ chính những giải pháp ấy. Ấy vậy mà sớm hay muộn, những lời giải ngày xưa sẽ không còn phù hợp nữa và chúng ta lại tìm kiếm những câu trả lời mới cho chính những vấn đề trên. Thời kỳ khủng hoảng là thời kỳ của những tranh luận, chống đối và biến chuyển; tahy vì chuyên tâm phát triển xã hội thì chúng ta lại ngờ vực lẫn  nhau, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân và lãnh đạm trướcnhững vấn đề nan giải…Trong thời đại có tổ chức, con người chuyên tâm xây dựng; còn trong thời đại  khủng hoảng, ta còn bận phá hủy”.

Saint- Simon tin rằng sự thành hình của chủ nghĩa xã hội sẽ mở ra một kỷ nguyên có tổ chức dựa trên những niềm tin thống nhất, sự tổ chức, hợp tác và ổn định. Nếu chủ nghĩa cộng sản thành công và tạo ra một trật tự mới thì những phân tích và dự đoán của Saint- Simon sẽ được chứng thực.

3.Thuyết Thời Kỳ Tổ Chức Hướng Tâm Và Thời Kỳ Tan Rã Ly Tâm

(Chân Dung Oswald Spengler)

Oswald Spengler (1880-1936) phân tích lịch sử khác với Saint- Simont; Spengler chia lịch sử thành những nền văn minh riêng biệt, mỗi cái lại có tuổi thọ và hành trình đi theo bốn mùa của chúng, nhưn chủ yếu luôn bao gồm hai thời kỳ: Thời Kỳ Tổ Chức Hướng Tâm, tập hợp tất cả các giai đoạn của nền văn minh thành một hình thái duy nhất, mạch lạc và đẹp đẽ; thời kỳ còn lại là tan tã ly tâm khi tín ngưỡng và văn hóa bị chia rẽ và bị chỉ trích, dẫn tới sự hỗn loạn của chủ nghĩa cá nhân, của chủ nghĩa hoài và  nghệ thuật thác loạn. Trong khi  Saint- Simon hướng đến chủ nghĩa xã hội để tổng hợp và  thống nhất, thì Spengler (cũng giống như Talleyrand) lại vấn vương thời đại của tấng lớp quý tộc và  cho rằng đó là một kỷ nguyên mà đời sống  và tư tưởng cùng thống nhất, có trật tự và tuyệt đẹp như một công trình nghệ thuật

II.Nguyên Do Của Sự Tiến Bộ Và Suy Tàn

1.Nguyên Do Của Sự Tiến Bộ

Lịch sử phương tây có một lằn ranh rõ rệt rơi vào khoảng năm 1800. Một bên là một cuộc sống sung túc và tự tin nhờ vào sự phát triển từ bên trong, và nó tiến hóa không gián đoạn kể từ thời Gothic đến thời của Goethe và Napoléon. Bên còn lại của lằn ranh, sau năm 1800, là một cuộc sống suy đồi, giả tạo, mất gốc trong các thành phố lớn, tuân theo những hình thức được vẽ ra bởi “trí tuệ biến chất”…Người nào không nhìn thấy được rằng kết quả này nhất định phải xảy ra và  không chịu sửa đổi bản thân thì dứt khoát không nên cố công tìm hiểu lịch sử làm gì.

Có một điều mà ai cũng đống ý: Các nền văn minh bắt đầu, nảy nở, suy thoái, rồi diệt vong – còn không thì cũng tồn tại lay lắt như những vũng nước ứ đọng còn sót lại từ những dòng chảy từng nuôi sống vạn vật. Vậy đâu là nguyên do của sự tiến bộ, và đâu là nguyên của sự suy tàn?

Ngày nay, không một sinh viên nào lại đi nghiêm túc tiếp nhận cái giả thuyết hình thành vào thế kỷ XVII cho rằng  quốc gia được sinh ra từ “khế ước xã hội” giữa các cá thể với nhau hoặc giữa dân chúng với người cai trị. Có lẽ hầu hết quốc gia (hay nói cách khác là những xã hội với tổ chức chính trị) được hình thành khi những nhóm người chinh phạt lẫn nhau, kẻ thắng gây áp lực, áp dụng quyền lực lên kẻ thua và tuyên ra những nghị định mà sau này trở thành luật lệ, rồi tạo ra một trật tự xã hội mới. Các quốc gia Mỹ Latinh rõ ràng đã được thành lập theo cách này. Khi giới cai quản tổ chức các nhóm lao động để khai thác một nguồn lực thiên nhiên nào đó (ví dụ như những con sông ở Ai Cập hoặc Châu Á), việc dự liệu và cung cấp cho nền kinh tế lại trở thành một nền tảng khác nữa cho văn minh nhân loại. Một tình trạng nguy cấp khởi ra: xung đột giữa phe cầm quyền và nhóm bị cai trị có thể làm dấy lên những hoạt động tinh thần và cảm xúc căng thẳng; vượt ra khỏi đường lối hằng ngày của những bộ tộc nguyên thủy. Những tác nhân kích thích sự phát triển cũng có thế đến từ các ngoại lực và thay đổi trong môi trường, ví dụ như các cuộc xâm lăng hoặc những mùa hạn hán kéo dài, để đối mặt những thử thách này thì một quốc gia có thể cải tiến quân đội và xây dựng hệ thống kênh đào giúp cho việc tưới tiêu.

Nếu ta xem xét vấn đề sâu hơn và tự đòi hỏi điều gì quyết định việc một đất nước có vượt qua được một thử thách hay không, thì câu trả lời sẽ phụ thuộc vào các điều kiện sau: liệu quốc gia đó có sự chủ động trong cách giải quyết và có sở hữu những nhân tố sáng tạo, sáng suốt và nhiệt huyết hay không (đây có thể được gọi là nhân tố thiên tài), và họ có khả năng ứng phó hiệu quả trong những tình huống mới hay không (đây có thể gọi là tính mềm dẻo). Nếu ta tự hỏi điều gì làm nên một cá nhân sáng tạo, thì ta cần tìn hiểu từ phạm vi lịch sử, đến tâm lý học, đến xã hội học và cuối cùng là sinh học; từ tác động của môi trường đến “trò chơi đỏ đen”, đến sự kỳ bí của các nhiễm sắc thể. Dù gì đi nữa, một phản ứng được xem là thành công (ví dụ như Hoa Kỳ vào các năm 1917, 1933, 1941) nếu nó không làm bên chiến thắng khánh kiệt (như nước Anh vào năm 1945), thì nó càng nâng cao tinh thần và khả năng đối mặt với thử thách mới.

2.Nguyên Do Của Sự Suy Tàn

Nếu như những điều trên là nguồn gốc cho sự tiến bộ ,vậy thì điều gì gây ra suy tàn? Như Spengler nhận định, liệu chúng ta có thể cho rằng mỗi nền văn minh là một sinh vật, theo một cách bí ẩn và tự nhiên nào đó vừa được trao sức mạnh để nảy nở, vừa được định sẵn một cái chết? Chúng ta dễ dàng bị hấp dẫn trước ý tưởng so sánh hành vi nhóm với hiểu biết của chúng ta về sinh lý học và vật lý học, qua đó chúng ta gán ghép sự suy tàn của một xã hội qua những giới hạn sinh lý như tuổi đời và lão hóa. Những so sánh này cho ta một lối giải thích tạm thời, như khi ta so sánh một tập hợp cá thể với một nhóm tế bào, hay như khi ta so sánh sự lưu hành của dòng tiền từ ngân hàng phát hành ra và khi dòng tiền quay lại ngân hàng như nhịp co – trương của quả tim – đều là so sánh khập khiễng; vì ta đâu thể xem một tập thể như một cơ thể sống rồi gắn thêm vào các phần tử cấu thành nó; một tập thể thì không có não bộ cũng không có bao tử; nó phải nghĩ và cảm bởi bộ óc điều hành các nơ ron thần kinh, các trung khu thần kinh của những thành viên trong nhóm. Vì thế, một tập thể hoặc một nền văn minh suy thoái không phải do một giới hạn huyền bí nào của đời sống vật chất; nó suy thoái vì sự thất bại tronmg đường lối ứng phó với khủng hoảng của cá nhà chính trị và các nhà lãnh đạo tinh thần mà thôi.

Khủng hoảng và thử thách đến từ hàng tá nguyên do khác nhau. Nếu một lý do lặp lại nhiều lần hoặc xuất hiện đồng thời cùng lúc hai, ba loại thì chúng có thể đạt đến cường độ hủy diệt. Ví dụ, nếu hạn hán vả nguồn nước từ các ốc đảo cạn kiệt, đất đai sẽ cằn cỗi và nứt nẻ. Đất đai cũng có thể bị xói mòn nếu con người làm nông nghiệp không đúng cách hoặc sử dụng tài nguyêt đất vô độ. Sự thay thế của lao động tự do bằng lao động nô lệ làm giảm đi động cơ sản xuất; vì thế mà ruộng đất bị bỏ bê, còn dân thành thị không biết lấy gì mà ăn. Sự thay đổi phương tiện chuyên chở và các tuyến đường thông thương, như đường biển hay đường hàng không, có thể khiến các trung tâm trước đây của nền văn minh như Pisa hay Venice bỗng chựng lại, không phát triển nữa mà dần tiêu tan (năm 1492). Thuế suất có thể tăng cao đến mức khiến các nhà đầu tư nản lòng, không muốn rót vốn hay hỗ trợ các gói thúc đẩy sản xuất nữa. Thị trường và nguyên liệu ngoại quốc cũng có thể rơi vào tay nhóm cạnh tranh mạo hiểm. Nhập khẩu vượt quá xuất khẩu cũng sẽ làm hao hụt nguồn kim loại quý trong ngân sách dự trữ quốc nội. Sự tập trung tài sản có thể dẫn đến nội chiến giữa các tầng lớp và các sắc dân. Cuối cùng, việc tập trung dân số và tình trạng đói khổ trong các thành phố lớn sẽ buộc chính quyền chịu hy sinh, chấp nhận nền kinh tế suy yếu mà phân phát các gói trợ cấp cho dân nghèo, nếu không thì dân chúng sẽ nổi loạn mà làm dấy lên cách mạng.

Khi bất bình đẳng gia tăng trong một nền kinh tế ngày càng mở rộng, trong bất kỳ xã hội nào cũng sẽ có sự phân biệt giữa hai nhóm người: một bộ phận thiểu số có học thức và một bộ phận đa số, do hoàn cảnh hay do bẩm sinh mà quá kém may mắn nên có trình độ văn hóa, óc thẩm mỹ thấp. Khi bộ phận đại đa số này gia tăng, trình độ văn hóa của toàn xã hội nói chung và nhóm thiểu số nói riêng cũng sẽ bị ảnh hưởng, đến một mức độ nghiêm trọng nhất định thì sẽ bị kéo xuống. Cách nói chuyện của người có văn hóa thấp, cùng cách họ ăn mặc, giải trí, bộc lộ cảm xúc, phán xét, tư duy cũng sẽ lây lan đến nhóm thiểu số và làm thui chột nhóm này từ bên trong. Đây là cái giá nhóm thiểu số phải trả bởi họ nắm trong tay đặc quyền kiểm soát cơ hội giáo dục và kinh tế mà xã hội ưu ái dành tặng riêng họ chứ không phải nhóm đa số.

Khi giáo dục được phổ cập đại trà thì mọi người cũng dần rời bỏ thuyết thần học; dân chúng có thể vẫn theo truyền thống tôn giáo, nhưng hành động và niềm tin của họ không dựa trên những thuyết đó nữa. Cuộc sống và những ý tưởng mới ngày càng được thế tục hóa, đa phần nhân loại không còn chấp nhận những cách giải thích mang khuynh hướng, tính chất siêu linh nữa và họ cũng đã giảm đáng kể mức độ sợ hãi những thế lực siêu nhiên. Khi người ta phát hiện ra rằng những quy tắc đạo đức chẳng qua là do con người viết ra, họ không còn sợ sự giám sát và trừng phạt của một đấng thần linh tối cao nào nữa, và dần dà những kẻ hủ bại đặt câu hỏi cho chính bản thân chúng là tại sao chúng phải tuân theo những quy tắc ấy, vì vậy chỉ còn tòa án lương tâm và tòa án luật pháp là bất diệt, bất tử cùng thời gian, cùng vũ trụ. Trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, giới triết gia đã phá tan lòng tin cũ cuả nhân loại vào thánh  thần; tại nhiều quốc gia Châu Âu hiện đại, các triết gia nước họ cũng làm điều tương tự. Protagoras trở thành Voltaire; Diogenes thành Rousseau; Democritus thành Hobbes; Plato thành Kant; Thtrasymachus thành Nietzsche; Aristotlen thành Spencer; Epicurus thành Diderot. Dù là thời thượng cổ hay hiện đại cũng vậy, tư duy phân tích chính là thứ làm tiêu tan sự lầm lạc của tôn giáo, mà sự lầm lạc của tôn giáo cũng  chính là cái chống lưng cho nên quy tắc đạo đức cổ hủ, thiển cận, mang nặng tính  giáo điều và mang nặng niềm tin mù quáng thái quá vào thế lực siêu nhiên. Sau đa thần giáo, những tôn giáo mới xuất hiện, nhưng chúng không còn liên đới hay phục vụ tầng lớp cai trị và chính quyền nữa. Vào thế kỷ cuối cùng trước kỷ nguyên Kitô, chủ nghĩa duy lý đã đả phá thành công thần thoại, rồi theo sau là một thời đại mà chủ nghĩa hoài nghi khoa học và chủ nghĩa hưởng lạc lên ngôi. Ngày nay, kể từ thế kỷ đầu tiên sau kỷ nguyên Kitô, ta thấy lịch sử được lặp lại: một sự đã phá thành công tương tự cũng diễn ra mặc dù sự thành công này không mang tính tuyệt đối mà chỉ  mang tính gần như tuyệt đối, vì vẫn còn nhiều hiện tượng, sự kiện chưa được làm sáng tỏ - thế giới vẫn đang tranh cãi – khoa học chưa lý giải nổi, nhưng dù sao đây cũng là sư đả phá thành công niềm tin mù quáng, ngu muội vào sự huyền bí mang tên thần thành và thế giới huyền bí.

Bị mắc kẹt trong lúc giao thời trì trệ từ hệ đạo đức này sang hệ đạo đức khác, một thế hệ “không neo đậu”  dần hiện ra: họ buông thả và trôi nổi theo những thói xa hoa, phù phiếm, suy đồi, rối ren lẫn biến động trong gia đình và trong những hệ giá trị đạo đức mà giờ đây chỉ là cái bóng tuyệt vọng cố bám trụ đường lối cũ một cách yếu ớt như ngòn đèn leo lét trước trận đại cuồng phong. Thời nay, chẳng mấy ai còn cho rằng: “Hy sinh cho tổ quốc là một điều đẹp đẽ và đáng tôn kính”. Câu khuyết danh: “Sung sướng và ngọt ngào thay khi được chết cho tổ quốc” đối với nhiều người trẻ thời nay nghe thật nực cười. Một chính quyền thất bại trong đường lối lãnh đạo có thể khiến quốc gia suy yếu từ bên trong. Đến cuối cùng, một cuộc đại bại mang tính quyết định, một vết thương chí mạng mang tính kết liễu chính quyền đó, kết hợp với thù trong giặc  ngoài, nội ứng ngoại hợp, rất có thể sẽ là giọt nước làm tràn ly, là cái đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài mai táng hoàn toàn nền văn minh đó.

III.Nhưng Đến Cuối Cùng Nền Văn Minh Vẫn Không Thể Chết

Cảnh tượng này liệu có gây thất vọng quá hay không? Không, không hẳn thế! Cuộc sống ngay từ trong bản chất đã không bảo đảm sdự vĩnh hằng cho bất kỳ ai, dù là cho một cá nhân hay một quốc gia. Cái chết là điều tự nhiên, và nếu nó đến đúng lúc thì đó là một điều có ích và đáng được chấp nhận, nếu nó đến đúng lúc chúng ta phải vui vẻ mà chấp nhận, không oán, không hận. Khi đó, một đầu óc đạt đến độ chín muồi của sự trưởng thành sẽ không còn cảm tahy61 tức giận, sẽ không còn cảm tahy61 đau khổm luyến tiếc, vương vấn sự sống khi cái  chết đến nữa. Nhưng những nền văn minh có thực sự chết? Không, không hẳn là thế! Nền văn minh Hy Lạp không thực sự chết đi;  chỉ là cái khuôn cũ của nó bị mất đi và giờ thì nó lan tỏa đến nhiều nơi hơn và hiện thân ở những nơi ở mới. Tinh thần của nền văn minh đó vẫn sống trong ký ức dân tộc Hy Lạp một thuở hùng cường và vẫn sẽ hùng cường khi thời cơ đến vì những người Hy Lạp chân chính đều là những Á Thần. Tinh thẩn những nền văn minh đó vẫn dồi dào đến nỗi trong một kiếp người, dù sống đủ lâu và  đủ sâu thế nào, cũng không tài nào lãnh hội hết được. Giờ đây, có nhiều người đọc Sử Thi Iliad và Sử Thi Odyssey hơn là ở chính thời đại của thi sĩ mù Homer. Những thi sĩ và triết gia Hy Lạp thời nay đều “có mặt” ở hầu hết mọi thư viện và các trường đại học ở châu âu. Ngay khoảnh khắc này đây Plato đang được nghiên cứu bởi hàng trăm ngàn người tìm được cái “thú vui tha thiết” trong việc nghiên cứu triết học và thắp sáng cuộc sống bằng tư duy và trí tuệ. Sự chọn lọc và trường tồn  của những bộ óc  sáng tạo, thông thái này là một sự bất tử xác thực nhất, quý giá nhất.

Quốc gia nào rồi cũng chết đi. Đất đai nào rồi cũng trở nên cằn cỗi vì sương gió và bao điều đổi thay khác. Nhưng con người kiên gan bền chí sẽ lại nhặt nhạnh công cụ sản xuất và tyri thức, năng lực nghệ thuật của mình lên để bước tiếp, mang theo những ký ức của một thời đã qua. Nếu được giáo dụ để lưu giữ những ký ức đó một cách thật sự sâu sắc và vẹn toàn, con người thậm chí có thể “di cư” nền văn  minh cũ và tạo lập nó ở một nơi khác. Trên mảnh đất  mới này, họ không cần phải bắt đầu lại từ đầu, và cũng không phải lủi thủi một mình vì họ sẽ không thiếu những đồng minh thân thiện. Các phương tiện giao thông và liên lạc sẽ luôn gắn kết họ với vùng đất mẹ, nuôi dưỡng họ như cái nhau nuôi dưỡng thai nhi vậy. La Mã đã nhập khẩu nền văn minh Hy Lạp và chuyển nó vào Tây Âu; từ đó Hoa Kỳ cũng hưởng lợi từ những nên văn minh Âu Châu và chuẩn bị truyền lại cho thế hệ sau bằng nhiều phương cách vô tiên khoáng hậu.

IV.Lời Cuối – Điều Quan Trọng Nhất – Chỉ Cần Những Người Trẻ Năng Động, Sáng Tạo, Nhiệt Huyết Còn Trên Thế Gian Thì Văn Minh Nhân Loại Sẽ Không Bao Giờ Chết.

Các nền văn minh chính là bao thế hệ tâm hồn của toàn nhân loại. Cũng giống như khi một lớp người chết đi thì một lớp người mới lại được sinh ra, một nền văn hóa già cỗi cũng sẽ truyền lại di sản của mình cho những nền văn hóa thừa tự, kể cả là phải  vượt bao khoảng cách về không gian và thời gian. Ngay lúc này đây, trong khi tôi đang viết những dòng này thì thương mại và ấn phẩm, dây điện,  sóng điện từ và các sứ giả vô hình trong không trung vẫn đang tiếp tục kết nối mọi quốc gia và các nền văn minh lại với nhau, nhằm bảo tòn cho tất cả mọi người những gì mà mỗi một cá  nhân đã cống hến, đã góp vào di sản nhân loại.

 Tác Giả: Thần Ánh Sáng

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá +22,000,000 VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

 

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

219 lượt xem, 194 người xem - 199 điểm