Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Peer Pressure Là Gì Và Vì Sao Chúng Ta Lại Dễ Rơi Vào Trạng Thái Peer Pressure


Peer pressure là một dạng áp lực thường gặp ở lứa tuổi này, xuất phát từ bạn bè, người thân và môi trường xung quanh, khiến cho bản thân họ phải hứng chịu những tác động vô cùng tiêu cực. Trong bài viết dưới đây, mình sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về  và cách để vượt qua áp lực đồng trang lứa một cách nhanh chóng nhé.

1 Peer Presure là gì?

Peer pressure là một thuật ngữ được dùng trong y học, giáo dục hay cụ thể hơn là tâm lý học.Đây được hiểu là những áp lực được tạo từ những ý kiến, hành vi, giá trị con người, sự ghen tị với những người xung quanh, đặc biệt là bạn bè đồng trang lứa với mình. Do đó, không chỉ xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên – giai đoạn mà chúng ta có nhiều sự so sánh với những người bạn của mình nhất mà ngay cả khi bạn đã trưởng thành hay thậm chí là đã bước vào độ tuổi trung niên, peer pressure vẫn có thể xuất hiện.

Xuất phát điểm của peer pressure có lẽ là từ những lời chê bai, so sánh, ý kiến đóng góp từ những tổ chức hay cá nhân nào đó có tác động tiêu cực hoặc tích cực đến bản thân chúng ta.

Có thể kế đến như: áp lực từ điểm số, thành tích, mục tiêu, … – những thứ mà chúng ta luôn nỗ lực cố gắng hàng ngày để đạt được.

Lớn hơn một chút, áp lực đồng trang lứa có thể xảy đến từ những áp lực về tiền bạc, xe cộ, nhà cửa, kinh doanh, đời sống gia đình,…

Theo một số nghiên cứu cho thấy cứ 10 người thì có đến 6 – 7 người đang phải chịu áp lực đồng niên, đặc biệt là ở môi trường học tập và làm việc.

Vì vậy, dạng áp lực tưởng chừng như vô hình này lại mang lại rất nhiều mệt mỏi và stress cho chúng ta ở mọi độ tuổi.

2. Vì sao chúng ta lại dễ rơi vào trạng thái peer presure 

1.Tư duy và nhân cách chưa ổn định

Đối với mỗi người chúng ta, đặc biệt là giai đoạn vị thành niên, cả tư duy lẫn nhân cách đều đang trong quá trình phát triển, do đó, đây là thời điểm mà bạn sẽ rất dễ bị tác động bởi bạn bè và môi trường xung quanh.

Bạn có thể sẽ có những suy nghĩ vô cùng điên rồ, thậm chí là dẫn đến những hối hận sau này mà tại lúc đó, bạn không hề lường trước được hậu quả.

Chẳng hạn như vì buồn bực trong người mà muốn bỏ học, bỏ nhà ra đi, hay là rủ rê các bạn trong lớp cô lập một đứa bạn mà mình ghét,…

Ngoài ra, một số người vì không đạt được thành tích như mong đợi hay vì gia đình không êm ấm mà có cả suy nghĩ muốn tự tử.

2.Khao khát được hòa nhập

Khao khát được hòa nhập có lẽ là một trong những lý do mà bản thân mỗi người chúng ta sử dụng nhiều nhất để giải thích cho những áp lực đồng trang lứa mà mình đang phải gánh chịu.

Vì muốn được hòa nhập với cộng đồng, muốn bản thân không có sự khác biệt với mọi người mà bạn đã vô hình tạo nên cho bản thân những áp lực để điều chỉnh tư duy, thay đổi hành vi, thái độ cho phù hợp.

3.Chuẩn mực xã hội

Ở mỗi thời kỳ khác nhau và môi trường khác nhau, con người sẽ đặt ra những tiêu chuẩn xã hội hoàn toàn khác biệt. Những suy nghĩ, suy nghĩ và hành động của bạn phải được mọi người trong xã hội thực sự chấp nhận thì mới đúng.

Những điều này được thể hiện rõ trong việc bày tỏ ý kiến ​​cá nhân, đánh giá trực tiếp hay gián tiếp hành động của cộng đồng và xã hội.

Ví dụ như ở một công ty nào đó làm thêm giờ là một “quy tắc ngầm” mà mọi người cần lưu ý.

Và chắc chắn không ai muốn bị lép vế khi bị sếp đánh giá là một người không biết cống hiến và nỗ lực trong công việc.

4.Chủ nghĩa tập thể

Nhìn chung, người châu Á rất coi trọng chủ nghĩa tập thể hơn là người châu Âu.

Do đó, không quá ngạc nhiên khi những người sống và lớn lên trong nền văn hóa phương Đông thường có xu hướng lấy bản thân ra so sánh với những người khác trong xã hội.

Điều này xuất phát từ việc họ muốn xác định bản thân về mối quan hệ hoặc đánh giá giá trị hay thứ hạng của một người.

Chủ nghĩa tập thể thường đề cao cấp bậc, chức vụ, điểm số,… Điều này đã vô tình khiến bạn rơi vào tình trạng peer pressure.

Bạn càng tạo ra nhiều áp lực cho bản thân từ bạn bè, gia đình hay những người khác, bản thân bạn sẽ ngày càng mệt mỏi và có thể bị stress rất nặng.

5.Mạng xã hội

Mạng xã hội thường được ví von như “con dao hai lưỡi” bởi nó không chỉ cung cấp các thông tin, kiến thức mà còn làm gia tăng áp lực đồng niên cho bản thân mỗi người.

Một nghiên cứu cho thấy peer pressure sẽ trở nên nghiêm trọng hơn gấp 2,7 lần khi bạn thấy bạn bè của mình thành công hơn và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.

Tuy nhiên mỗi người chúng ta đều có những điểm mạnh và yếu khác nhau, không ai laf giống ai nên nếu điều đó khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân thì hãy học cách sử dụng việc so sánh, học cách để nó không phải thứ đáng sợ mà là điều mà khiến mình có động lực và học hỏi nhiều hơn mỗi ngày ><

 

 

 

 

 

 

 

 


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

6,399 lượt xem, 5,436 người xem - 5436 điểm

lh-turn-offlh-plus