Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Sự Im Lặng- Đáng Sợ Hay Đáng Kính?

Cuộc đời của chúng ta là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, bao gồm cả trong lẫn ngoài con người. Xét về ngoại cảnh,thì bao gồm môi trường sống, gia đình, bạn bè, các mối quan hệ. Còn về nội tâm, thì là tính cách gốc được xây từ những ngày đầu tiên, suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng, ý muốn và khát khao. Bên cạnh đó, còn có cả khó khăn mà từ dòng đời nó xảy đến, hay từ những phút giây ta thiếu kiểm soát với bản thân mình, để rồi gây ra không ít hệ lụy mà sau này khó có thể sửa chữa được.

Tuy vậy, những điều trên chưa phải là tất cả. Vì chung quy lại, con người chúng ta thường hay để bản thân vào một thế bị động hơn là chủ động trong các hoàn cảnh, chính bởi vì thế mà hiếm có khi nào một người có thể sống an nhiên một đời không ưu tư sầu não, hiếm ai sống mà không nghĩ đến điều mà mai ta phải làm gì, không nên làm gì, nên nói gì, không nên nói gì để tránh va chạm các mâu thuẫn không cần thiết. Họa may chỉ khi bản thân ta không còn tồn tại trên thế giới này, thì những ưu phiền sầu muộn đó sẽ tan biến cùng với thân xác đã hóa thành tro bụi của chúng ta.

Khác với trường hợp mà tôi đã kể trên, đó là những cá thể luôn thường xuyên phải gồng mình đối diện với các luồng dư luận trong xã hội mà sống, mà vươn lên, thậm chí là trực tiếp coi chúng như một nguồn ý tưởng để cuộc sống của mình thêm phần nào đó có thi vị, ít nhất là có trải nghiệm với cuộc sống. Còn ở trường hợp ngược lại, có những cá thể họ sống theo một nguyên tắc, đó là hoàn toàn vô tình với tất cả.

Đó là những người mà khi biến cố trong cuộc sống của họ có liên quan đến người khác.Họ bàng quang xem chuyện của người khác luôn luôn xếp sau mình, bất kể rằng người đó là người thân hay bạn bè, đồng nghiệp, vợ chồng, con cái. Họ cũng đều quan tâm đến cái tôi, sự an toàn, được-mất, thiệt-hơn  của mình trong tình huống đó. Thậm chí nếu như có thể, họ sẵn sàng gạt bỏ đi tiếng nói của mình để có được một sự an tâm nhất định rằng bản thân sẽ không dính vào một chút thị phi của chuyện đó, mặc kệ rằng nếu như họ lên tiếng, thì họ sẽ được phần lợi ích, đó chính là niềm tin nơi người thân, bạn bè trông đợi vào họ ở những phút giây nguy cấp. Có thể nói rằng, sự vô tâm đến tột cùng của những con người này, mà đã vô tình đẩy không ít người vào chỗ chết.Một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, đạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964 - M.L.King đã từng lên án thực trạng đó rằng:“Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt”. Thật là xót xa thay khi tấm lòng của người tốt lại bị hạ thấp còn hơn cả những hành động của một kẻ xấu. Thật tâm thì họ không phải là như vậy, chỉ là khi đặt lên bàn cân giữa bản thân và mọi người, họ lại thiên về vế thứ nhất hơn. Cho nên khi người khác gặp nạn, dù trong lòng rất muốn lên tiếng bảo vệ, nhưng vì sợ bản thân vừa không đủ tài trí, vừa thiếu dũng cảm ,mà phần lớn còn lại lại đến từ sự ích kỷ của mình, chính vì vậy mà họ đã chọn cách là không quan tâm, im lặng đến mức đáng sợ.

Bức tranh cuộc sống này vốn dĩ không xinh đẹp như người ta vẫn nghĩ, không phải vì nó không có đủ màu sắc, mà chính là vì người cầm cây bút vẽ nên bức tranh đó không đủ can đảm để phác họa lên những góc khuất trong cuộc sống này. Họ chỉ dùng để vẽ nên một bức tranh đơn sơ, vô vị, thậm chí còn dùng cả gam màu không được mấy tươi sáng để hoàn thành bức tranh đó, để xây nên một cuộc sống không có màu sắc. Trôi qua một cách tĩnh lặng đến vô cảm.

Sự im lặng quá mức của người tốt thậm chí còn bị xem là một dấu hiệu của sự suy đồi về đạo đức, lối sống và suy nghĩ. Với nhịp sống hiện nay, quá ồn ào, quá xô bồ, quá nhỏ nhen, quá ích kỷ, con người cũng từ đó mà đi xuống dần trong suy nghĩ sẽ trở thành một người tốt theo đúng nghĩa.Nỗi sợ không tên trong tâm lý của họ đã ngăn cản họ, nhưng từ đâu mà ra nỗi sợ đó, chính là vì họ đã thua trong trận chiến với chính bản thân mình. Họ không rèn luyện nghiêm khắc với bản thân, tự đưa bản thân vào chỗ dễ sa ngã nhất của con người, đó là sự an toàn. Đáng tiếc thay, khi con người ta đã vào được nơi mà họ đã an toàn, thì khó để kéo con người ta ra để có thể đương đầu với một chút sóng gió trong cuộc sống.

Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, đó cũng mới là một mặt không lạc quan của sự im lặng.Mặt khác, khi con người chọn cách im lặng, theo một nghĩa tích cực, đó là khi họ rèn dũa lại lời nói của mình. Như Cibbon nói: “Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của sự khôn ngoan” hay như là Tuân Tử đã bàn luận : “Im lặng, lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là 5 cung bậc khác nhau của trí tuệ”.

Sự im lặng trong mặt này được lý giải theo một cách rất sâu xa rằng, không phải trong tất cả các trường hợp, sự lên tiếng đều nhận được cảm thông và ủng hộ. Có những người kiêu ngạo và tự tin quá mức vào bản thân mình, khi chúng ta lên tiếng, chính là chúng ta phản bác lại lập luận của họ. Và nếu họ là cấp trên của mình, thì ắt hẳn kết cục sẽ không được mấy khả quan cho lắm.Chính vì thế, im lặng, ẩn nhẫn chờ đợi một thời cơ thích hợp để nói, đó mới là lúc chúng ta đánh bại được người khác theo cách khôn ngoan nhất.

Sự im lặng cũng đem tới cho chúng ta bài học về sự khiêm nhường trong cuộc sống. Hành động có giá trị hơn lời nói. Một người suốt ngày chỉ oang oang nói về những chuyện mình muốn người khác làm cho mình, thay vào đó, một người chỉ chuyên tâm làm những chuyện mình cần làm để người khác sau này phải nhờ cậy mình, đó chính là người thắng cuộc trong đường đua.Người càng hiểu biết nhiều, người ta càng ít nói về mình, người càng ít khoe mẽ, thì càng dễ nhận được sự cảm thông của người khác. Đối với cuộc đời của một người thông thái mà nói, họ nhận được sự tán dương của xã hội, không phải vì họ là người giỏi nhất, mà vì họ là người biết khi nào phải lên tiếng nhất. Chúng ta càng nói nhiều, chúng ta càng dễ phạm sai lầm. Chúng ta càng khoác lác, người khác lại càng dễ nắm thóp và khinh khi chúng ta,càng lấp liếm chỗ sai trái, càng để lộ ra khuyết điểm để mọi người biết được. Chính vì lẽ đó, sự im lặng sẽ là một chỗ ẩn náu an toàn và đủ lâu để rèn dũa một con người từ sai lầm trở về với chính đạo trong suy nghĩ của họ.

Những gì mà tôi nói ở đây, không phải là bênh vực hoàn toàn cho sự im lặng, cũng không phản đối hoàn toàn về hành động này. Tôi chỉ muốn nói ra, cốt là để giải bày ra những tâm sự mà mình muốn nói, một mặt khác cốt là để cho mọi người có thêm được một luồng suy nghĩ khác trong cuộc sống để suy ngẫm, không hoàn toàn tốt cũng không hoàn toàn xấu, cái quan trọng nằm ở chỗ chúng ta, làm sao để biến cái bất lợi thành có lợi, biến điều không mong muốn trở thành điều mà ai cũng mong muốn chúng ta cho họ.

Tác Giả: Kẹo Bạc Hà, Sinh viên 

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: www.facebook.com/mintcandy8

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 21 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,917 lượt xem, 1,789 người xem - 1789 điểm

lh-fulllh-x