Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Sự Tập Trung Có Còn Thật Sự Hiệu Quả ?

            

    “Bận rộn chỉ là vô nghĩa. Điều mấu chốt chính là thực hiện đều đặn những công việc thực sự có ý nghĩa” CAL NEWPORT

    Suy cho cùng, cuộc sống của bạn sẽ trở thành nơi lưu trữ tất cả mọi thứ mà bạn dành ra sự tập trung. tôi là một học sinh với rất nhiều thứ cần ưu tiên.

    Tôi bị co kéo từ hàng trăm hướng khác nhau. tôi ở vị trí trung tâm của mọi quy trình. tôi học bài và làm việc 24/7 trong một cơn lốc không ngừng nghỉ của dự án, các công việc từ câu lạc bộ, bài tập về nhà, những công việc xen vào làm gián đoạn. thậm chí trong những ngày cuối tuần, thay vì nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc tôi lại dành thời gian ấy để chạy deadline. tôi đã rất mệt mỏi và rất căng thẳng với đống công việc mà cơ thể lúc nào cũng muốn bệnh. đã đến lúc phải thay đổi điều gì đó. quay ngược lại thời gian, vấn đến của tôi khi đó chính là làm việc quá nhiều - hầu hết do chính bản thân tôi gây ra.

    Sau này tôi mới nhận ra được rằng tập trung vào mọi thứ đồng nghĩa với việc chẳng tập trung vào việc gì cả. Gần như không thể hoành thành bất cứ điều gì quan trọng khi bạn chạy đua với danh sách nhiệm vụ kéo dài vô tận. vì vậy đối với tôi, tập trung là một kĩ năng rất cần thiết cho cuộc sống nhưng tập trung đúng mục đích có lẽ rất khó để làm tại vì chúng ta thường cắm mặt chạy đua cho những thứ gọi là " công việc " mà không suy nghĩ vè việc chúng ta đang thực sự làm gì và có lẽ không chỉ có mỗi tôi thôi đâu, tôi cũng đã chứng kiến nhiều người từ học sinh cho đến các người đi làm dành cả tấn thời gian kể cả những ngày nghỉ ngày lễ chỉ để check tin trên gmail, cắm mặt vô bài vở mà không để ý đến chất lượng với mục đích công việc của mình làm. Thực tế, hầu hết chúng ta chỉ đang gây rối quỹ thời gian một ngày của mình với những tiếng chuông điện thoại cùng hàng loạt những hoạt động nhàm chán chẳng mang lại

    ý nghĩa gì lớn lao. Chúng ta không đầu tư thời gian vào các dự án lớn và quan trọng. Thay vào đó, ta bị hành hạ bởi những nhiệm vụ nhỏ nhặt.Hai chuyên gia tư vấn nơi làm việc phát hiện ra rằng: "Khoảng một nửa số lượng công việc mà

    mọi người thực hiện không thể góp phần cải thiện những chiến lược cho tổ chức của họ". Nói cách khác, một nủa những nỗ lực và thời gian mà mọi người bỏ ra hẳng đem lại kết quả tích cực nào cho hoạt động kinh doanh. Họ gọi đó là "công việc giả tạo". Ta làm nhiều hơn nhung thu về được ít hơn, khiến mình bị mắc kęt trong một khoảng cách quá lớn giữa những gì ta muốn găt hái và những gì ta thực sự đạt được.

NÓ LẤY ĐI CỦA CHÚNG TA NHỮNG GÌ

    Cái giá cho tất cả quỹ thời gian, năng lực đã bị sử dụng lãng phí và sai lầm là rất đáng kinh ngạc, các nhân viên văn phòng đã lãng phí gần đến 750 đến 1500 giờ mỗi năm và điều đó có thể gây tổn hại đến kinh tế Việt Nam lên đến chục ngàn tỷ việt nam đồng. Nhưng nói cách đó quá là trừu tượng. Thay vào đó, hãy thử nghĩ về những dự định về những sáng kiến, về những điều bạn có thể làm trong khoảng thời gian bị mất đó. Gía trị đó không quy đổi ra tiền nhưng lãng phí hiệu suất thực sự là một vấn đề, nhưng vẫn chưa phải điều thực sự gây tổn thương,điều thực sự gây tổn thương là tất cả những giấc mơ chưa được khám phá, những giấc mơ chưa được khám phá, những tài năng chưa có cơ hội thể hiện và mục tiêu vẫn con dang dở.

HIỆU SUẤT PHẢN TÁC DỤNG

    Để bù đắp cho những tổn thất này, nhiều người trong chúng ta tìm đến những hệ thống hiệu suất. Như là việc bị chạy tụt về phía sau ta sẽ nghĩ mình có thể chạy nhanh hơn thế và rồi ta nhờ đến Google để tìm lời khuyên hay ho, ta lục tung App Store để tìm kiếm những ý tưởng công cụ giúp quản lí thời gian làm việc hiệu quả làm việc. Đó cũng chính là những thứ bản thân tôi đã làm. Sau khi lo sợ về việc không hoàn thành bài tập, deadline, tôi thấy rằng tốc độ làm việc không được ổn định, vì vậy tôi đã tìm một hướng đi khác tốt hơn. Tôi đã tìm tòi những phương pháp hiệu suất và tôi đã thử nghiệm và mày mò điều chỉnh tất cả những hành vi của tôi.vào những ngày đầu, tôi kiếm hướng đi có thể làm được nhiều hơn- hoặc ít nhất là cùng một lượng công việc nhưng nhanh hơn một chút - mà không tự đẩy mình vào con đường chết. Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng việc bắt kịp tốc độ không phải là đáp án. Bước đột phá đã đến khi tôi nhận ra rằng hầu hết các “ giải phá” cải thiện hiệu suất thực chất làm mọi thứ tồi tệ hơn. Khi tôi hỏi bạn tôi về cách làm việc hiệu suất thì họ nói hiệu suất chính là làm việc với một tốc độ nhanh hơn. Đó là bản năng của chúng ta về khái niệm hiệu suất xuất phát từ thời đại dây chuyền sản xuất khi con người thực hiện công việc lặp đi lặp lại nhiều lần và có thể cải thiện lợi nhuận công ty nhưng không cải thiện được gì nhiều trong quá trình làm việc. Trong thế giới hiện nay, công việc của chúng ta đa dạng đến đáng kinh ngạc, chúng ta góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty nhờ những dự án mới và nổi trội, chứ không phải những cải tiến nhỏ nhoi trong quy trình hiện có.

    Và đó chính là nguyên nhân của vấn đề. Bằng cách tiếp cận lĩnh vực hiệu suất với lối tư duy xưa cũ, ta tự chuốc lấy  những mệt mỏi, kiệt quệ mà mình đang cố tránh và không thể đạt được những tiềm năng thực sự trong con người của mình. Việc tăng tốc cũng chẳng có ý nghĩa khi bạn đi sai hướng. Đã đến lúc con người chúng ta phải thay đổi.

Hướng tiếp cận mới 

  Những nhà lãnh đạo có hiệu suất cao nhất theo như tôi được biết là hiệu suất không có nghĩa là hoàn thành nhiều việc hơn; mà nó có nghĩa là hoàn thành nhiều việc đúng đắn hơn. Trong thực tế, đây là một tư tưởng vĩ đại, bạn có thể thật sự gặt hái nhiều việc hơn bằng cách làm ít việc hơn.Bạn có thể khởi đầu ngày mới với sự rõ ràng và kết thúc mỗi ngày trong cảm giác viêm mãn, đầy thành tựu và còn dư năng lượng. Và đây là các bước tôi đã tìm hiểu và mang lại kết quả tốt nhất khi làm theo.

    Bước 1 : Dừng lại:  Tôi biết bạn đang nghĩ gì:" Dừng lại ư? Đây không thể là một từ phù hợp.Chẳng phải bước đầu tiên trong một hệ thống hiệu suất nên là tiến lên hay sao?". Không hề. Thực tế, đây chính là cái sai mà hầu hết các hệ thống hiệu suất đều mắc phải. Những hệ thống này nhảy ngay tới bước chi cho bạn cách làm việc hiệu quả hơn hoặc nhanh hơn, nhưng họ không bao giờ dùng lại để hỏi, Tai sao? Muc đích của hiệu suất là gi? Có rất nhiều vấn đề khi trả lời câu hỏi này. Trừ khi, trước tiên, bạn biết rõ lý do vì sao mình đang làm việc, nếu không thì bạn khó có thể đánh giá đúng cách mình đang làm việc ra sao. Hành động bạn cần thực hiện đầu tiên chính là định hình. Nó giúp bạn làm sáng tỏ những điều mình cần ngoài hiệu suất. Chúng ta sẽ tinh chinh lại hệ thống hiệu suất để nó có thể mang lại hiệu quả tốt trong thể giói thực, thay vì làm việc ở thế giới trong Gương. Thứ hai, bạn sẽ đánh giá, xác định và lọc những hoạt động mang nhiều ý nghĩa ra khỏi những công việc bận rộn không đem lại nhiều kết quả. Bạn cũng sẽ khám phá một công cụ, mà nếu có thể sử dụng công cụ đó một cách hợp lý, nó sẽ mang lại cuộc cách mạng toàn diện về cách thức, thời điểm và địa điểm bạn sử dụng năng lượng của mình. Đến cuối cùng, bạn sẽ thực hiện cải tổ bằng cách khám phá việc nghi ngơi àm đòn bẩy nâng cao kết quả làm việc của mình ra sao.

    Bước 2: Loai bỏ. Một khi ban đã nắm rõ mình ở đâu và mình cần gì, đã đến lúc chuyển sang bước 2: Loại bỏ. Ở buớc này, bạn sẽ khám phá ra rằng

những gì bạn không làm cũng đóng vai trò quan trọng đổi với vấn đề hiệu suất giống nhu những gì bạn nên làm. Bạn có sắn sàng đục vỡ khối đá không? Đầu tiên, bạn sẽ loại bỏ. Bạn sẽ được khám phá hai từ uy lực nhất trong chủ đề hiệu suất và cách sử dụng chúng để xua đuổi những thứ lấy đi mất thời giờ của bạn. Sau đó, bạn sẽ tự động hóa, để nhờ đó có thể lấy lại quỹ thời gian và sự chú ý của mình bằng cách hoàn thành những nhiệm vụ ở cấp độ thấp mà không cần nổ lực quá nhiều. 

    Buớc 3: Hành động. Sau khi loại bỏ tất cả những điều không cần thiết, đã đến lúc bắt tay vào thực hiện. Trong phần này, bạn sẽ học cách hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng trong thời gian ngăn hơn và quan trọng là đối mặt với ít căng thẳng hơm. Hành động đầu tiên của bạn ở bưóc này là hợp nhất, nó sẽ giúp bạn tận dụng ba loại hoạt động riêng biệt làm đòn bấy và tối đa hóa khả năng tập trung của mình. Tiếp theo, bạn chỉ định. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ học cách sắp xếp các công việc để chúng phù hợp với lịch trình của mình và kiểm soát những ảnh hưong tác động tới những công việc khẩn cấp. Cuối cùng, bạn sẽ kích hoạt bằng cách loại bỏ những điều gây gián đoạn, phiền nhiễu và tận dụng tối đa các kỹ năng và khả năng của mình


    Đã đến lúc nhấn nút thiết lập lại cuộc sống của bạn và đặt một hệ thống đúng chỗ để đảm  bảo bạn có đủ thời gian và nắng lượng để hoàn thành những mục tiêu quan trọng nhất đòời mình, cả trong và ngoài không gian văn phòng làm việc. Bạn có thể tưởng tượng ra điều đó chứ? Bạn Có thể hình dung ra khoảnh khắc mình kiểm soát hoàn toàn quỹ thời gian của mình được sử dụng cho công việc nào, khoảnh khắc bạn có thể quyết định cách mình sú dụng nguồn năng lượng quý giá của bản thân, và khoảnh khắc bạn đặt lưng xuống, chìm vào giấc ngủ trong khi vấn tràn đầy năng lượng sau một ngày làm việc hiệu quả và hài lòng chứ ?

Tác Giả: Đinh Hoàng Long

 Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link:

https://www.facebook.com/profile.php?id=100076159494526

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng giá trị +22,000,000 VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

241 lượt xem, 111 người xem - 121 điểm