Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Sự Thẳng Thắn Là Một Sự Trung Thực Tàn Bạo Với Những Người Xung Quanh?

“Tôi quá thẳng thắn. Tôi có rất nhiều thôi thúc mạnh mẽ để nói ra suy nghĩ của mình ngay cả khi tôi biết trước rằng tôi sẽ làm tổn thương cảm xúc của ai đó. Điều này làm tổn thương cuộc sống của tôi. Tại sao thế này? Có tên cho tình trạng của tôi không?”

“Tôi chỉ nói thật, nói thẳng thôi mà, sao mọi người không chịu được điều đó? Chẳng lẽ tôi phải nói dối, để cho mọi người vui?”

 

Cuộc sống xã hội của mỗi người, rõ ràng không phụ thuộc vào cảm xúc của cá nhân ai, không phải ai cũng giống ai và chúng ta cũng không giống như người khác. Bản tính con người là không thích sự thật. Nói thẳng, nói thật là điều rất đáng quý. Nhưng nói phải có người nghe, lời nói ra nếu đối phương tiếp nhận, thì cuộc trò chuyện mới diễn ra hiệu quả. Nói thẳng, góp ý chân thành mà người nghe bỏ ngoài tai, không tiếp thu, thì cái thẳng, cái thật lại mất đi giá trị của nó. Sự thẳng thắn của bản thân là một sự trung thực tàn bạo đối với những người xung quanh, đương nhiên, không ai thích nó cả. 

Theo một nghiên cứu đến từ trường Kinh doanh Columbia, những người thân thiện, tử tế thường có một điểm chung đáng buồn là sở hữu điểm tín dụng và thu nhập thấp, mục đích của nghiên cứu này chính là tìm hiểu mối liên kết giữa người lương thiện và thu nhập tài chinh của họ, và tác giả của công trình nói trên là tiến sĩ Sandra Matz đến từ trường Kinh doanh Columbia. Theo đó cho kết quả thành phố có điểm số “tử tế” cao hơn, nguy cơ phá sản lên tới hơn 50%.

Để đặt ra câu hỏi, trung thực có phải là một điều kiện cần? Không, đó là tính cách, hiện nay mọi người hầu như đang giả tạo và “chảy nhựa” đến mức chính họ cũng không thể diễn tả sự thật, họ thích pha loãng và xoay chuyển tình thế theo vòng tròn. Việc không thể chấp nhận thực tế mà chỉ muốn sống trong tưởng tượng đẹp đẽ, việc chạy theo các vòng kết nối con người có thể làm hỏng bản chất lương thiện vì những người xung quanh bạn là giả. Và nếu như cá nhân chúng ta đang trung thực, có xu hướng nói ra và khiến đối phương bị tổn thương, lúc đấy chính cá nhân chúng ta đang dần biến thành người xấu nhiều hơn. 

“Trung thực, thẳng thắn” khác biệt với “vô duyên”, thẳng thắn và vô duyên là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng ranh giới thì lại rất mong manh. Nhiều người dùng câu nói "thô nhưng thật" để bắt đầu câu chuyện của bản thân và tự cho mình đó là sự thẳng thắn nhưng lại biến thành sự vô duyên từ lúc nào không hay. Những câu trêu đùa “thô nhưng thật” có thể trong cuộc nói chuyện, tất cả mọi người sẽ khen ngợi và đánh giá cao bạn trước công chúng. Nhưng sau đấy, họ sẽ nói với người này và người khác rằng thẳng thừng, nhẫn tâm, thô lỗ, rằng chúng ta làm tổn thương cảm xúc của mọi người.

Việc bị từ chối hoặc không đồng ý, hoặc những lời nhận xét quá thẳng thắn của ai đó sẽ khiến đối phương cảm thấy không được tôn trọng. Không biết tại sao hay vì điều gì, mọi người không muốn bị chỉ trích ở nơi công cộng nhưng một số thích nó ở chế độ riêng tư và không thích bị chỉ ra về những sai lầm. Bây giờ, quay lại câu hỏi lúc bắt đầu, có thể chắc chắn rằng là một người thẳng thắn thì hầu như ai cũng có những khoảng thời gian khó khăn vì điều đó, sau đó bản thân sẽ cố gắng làm đúng vào lần tới nhưng bằng cách nào đó thì lại không thể ngoại giao được nữa. Đồng thời cá nhân sẽ phải đấu tranh với những ý kiến của chính bản thân mà bị người khác xem là thô lỗ và khắc nghiệt, mọi thứ đã trở nên tồi tệ một chút, bên cạnh đó cũng đã mất rất nhiều bạn bè và một số trở thành kẻ thù của một người bạn, những người sẽ dè bỉu sau lưng. Thẳng thắn có hậu quả của nó, điều quan trọng nhất cần nhớ là không được thiên vị trong thái độ thẳng thắn. 


Theo tâm lý con người, đa phần mỗi người đều nghĩ họ là luật sư và họ tập trung vào một câu nhỏ mà đối phương đã nói mà họ không thích, bĩu môi và khó chịu, trong khi họ không nên làm vậy. Cuộc sống này vốn dĩ bản chất chạy theo thành tích và “ví tiền” của cá nhân mỗi người đã tồn tại từ lâu. Việc nói dối không ảnh hưởng tới ai thì nên cho phép mình làm điều đó, miễn là vẫn giữ đạo đức bản thân. Đừng nhầm lẫn hay ngộ nhận bản thân rằng chính mình thẳng thắn, trung thực nếu như bản thân chỉ là “đạo đức giả”. Chính vì thế, đưa ra những lời nói mà chưa kịp nhìn mặt người nghe, đừng nói một cách gay gắt, đối trả đáp treo chan chát chỉ khiến bản thân thiệt thòi hơn thôi. 

Tuy nhiên, để mạo hiểm đoán rằng hầu hết những gì mà một người thẳng thắn nói không phải là thô lỗ, đơn giản chỉ là đối phương quá nhạy cảm hoặc không thể hiểu được sự thật. Nếu là một người không có xu hướng bạo lực và chỉ đơn giản là muốn nói lên suy nghĩ của mình, với mục đích tốt đẹp hơn, hãy làm điều đó. Không cố tỏ ra xấu tính, chỉ nói mọi thứ theo cách mà chúng ta nhìn thấy thì điều đó lại rất đáng trân trọng và đôi khi mọi người chỉ cần thư giãn và không dễ bị xúc phạm như vậy. 

“Học ăn, học nói”, ai rồi cũng phải học, rèn luyện để nâng cấp bản thân. Giao tiếp, trình bày để đối phương hiểu đúng về bản thân chúng ta là việc phải rèn luyện cả đời. Và tất nhiên, nếu chúng ta có thể thoải mái trong suy nghĩ, việc nói thẳng hay không, chân thành hay không, điều đó không cần chúng ta phải suy nghĩ hay tự đánh giá, vì luyện tập thường xuyên giúp ngày một dễ nghe hơn, đạt được sự hòa thuận đáng quý. Hơn thế, bất kỳ ai hay mọi người cần có nhiều trải nghiệm cá nhân hóa để đánh giá đúng bối cảnh của sự chân thành của một con người. Tình bạn và đồng nghiệp; bạn bè; những người xa lạ là một ngoại giao bình thường, một ngoại giao có lợi từ việc nuôi dưỡng và trồng trọt, chấp nhận lỗi và ý định, dựa vào mối quan hệ (kinh nghiệm) của chúng ta với mọi người xung quanh để lấp đầy khoảng trống không thể tránh khỏi trong giao tiếp. Vì vậy, không có gì sai khi thẳng thắn, nhưng tế nhị không bao giờ là thừa.

Dù như thế nào, thẳng thắn và xã giao là điều không thể tránh khỏi. Ai rồi cũng sẽ buộc phải có thành kiến ​​bởi xã hội và những người xung quanh. Lựa chọn lời nói thông minh, biết về người hoặc vấn đề mà sẽ đưa ra ý kiến ​​của mình. Nếu họ nhạy cảm hoặc nhạy cảm, tốt nhất là im lặng về ý kiến ​​của mình. Đôi khi chúng ta bắt buộc phải kềm chế quan điểm cá nhân để không khiến người khác cảm thấy bị xúc phạm. Chắc chắn rằng không phải cư xử khéo léo là không thẳng thắn. Thẳng thắn một cách thông minh là biết lựa chuyện để nói và nói một cách khôn khéo để nói thật mà không mất lòng. Giỏi ứng xử giúp chúng ta được lòng mọi người và đó cũng là kĩ năng khiến công việc và cuộc sống được tốt lên mỗi ngày. Không ai chối cãi rằng, người thẳng thắn có nhiều trải nghiệm sẽ khéo léo hơn khi quyết định sẽ thẳng đến mức độ nào trong cư xử và giao tiếp với mọi người.

Vì vậy, khôn khéo và hãy đảm bảo rằng bản thân người đó biết ý kiến ​​của chúng ta về họ và quan trọng nhất là họ không được nghĩ rằng chúng ta đang thẳng thắn chỉ với họ chứ không phải người khác. Và cuối cùng, hãy suy nghĩ và nhìn nhận lại trước khi mở lời. Bởi vì sau này nhận ra bản thân đã sai sẽ không nhận lại được những lời bản thân đã nói ra. Cuối cùng, vẫn là thật tốt khi là chính mình và chấp nhận những điều tốt đẹp này./.

Tác Giả: Ngô Trần Phương Uyên

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: https://www.facebook.com/ngo.uyen.397 

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng giá trị +22,000,000 VNĐ /tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info 

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích

nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

536 lượt xem, 406 người xem - 408 điểm

lh-fulllh-x