Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Tâm Lý Sợ Bỏ Lỡ Trong Tình Yêu

Tâm lý sợ bị bỏ lỡ trong tình yêu


Có một dạo, giới trẻ xem phim rộ lên một câu nói khá viral trong phim Mắt biếc (bộ phim gây sốt của đạo diễn Victor Vũ) : “Bà ngoại nói, có hai điều không thể bỏ lỡ trong cuộc sống. Đó là những chuyến xe cuối cùng và những người yêu ta thật lòng”. Bạn nghĩ sao về câu nói triệu like ấy? Và hãy đặt vấn đề này sang góc nào đó để tiếp tục với những phần bên dưới.


Trong cuộc sống hiện nay, người trẻ chúng ta đã quá quen thuộc với một hội chứng, định nghĩa hội chứng đó là sợ bỏ lỡ, trong tiếng Anh là Fear of missing out, viết tắt là FOMO. Trong kỉ nguyên số, FOMO hoặc Fear of Missing Out đề cập đến cảm giác mất mát và sợ bỏ lỡ các cập nhật quan trọng, cho dù đó là bài đăng trên Facebook, Tweets, Snapchat, Instagram... thậm chí là tin tức mua sắm hàng hóa và dịch vụ. FOMO thường dẫn đến cảm giác không thoải mái, không hài lòng, trầm cảm và căng thẳng. Sự gia tăng của phương tiện truyền thông xã hội đã làm tăng sự phổ biến của FOMO trong những năm gần đây. Những người mắc phải hội chứng FOMO thường có cảm giác sợ hãi về việc bản thân sẽ bỏ lỡ một điều gì đó. Cảm giác này ám ảnh người mắc phải rằng những người xung quanh sẽ đạt được thứ gì đó mà mình không được, sẽ biết được những điều hay ho mà mình chưa từng nghe qua.Từ đó, FOMO có thể thôi thúc người mắc phải hội chứng này phải hành động tại thời điểm thiếu lí trí, dẫn đến quyết định sai lầm, gây ít nhiều hậu quả.


Nếu ta gọi hội chứng đó là một chú chó cứ lẽo đẽo theo lưng chúng ta, thì sẽ có câu chuyện vui như vầy: Tôi có một chú chó tên của nó là Fomo. Bất cứ nơi nào tôi tới, Fomo luôn có mặt, nó xuất hiện một cách bất ngờ trước mặt tôi, bất kể thời gian mà không cần lý do gì. Fomo thậm chí luôn ở trong suy nghĩ của tôi, tôi luôn suy nghĩ về nó, tôi cảm thấy bản thân mình như lạc lõng giữa những người bạn, người thân xung quanh. Khi bạn bè xung quanh tôi đang tận hưởng những chuyến du lịch thú vị, tôi vẫn đang chăm sóc của Fomo, và lo sợ mình sẽ bỏ lỡ những cuộc vui. Trên mạng xã hội, mọi người bàn tán về những món ăn mới, tôi đã thử để không bỏ mình ngoài cuộc, nhưng rốt cuộc, chỉ có Fomo là thích nó mà thôi. Fomo luôn ở bên để nhắc tôi phải cập nhật thông tin, bất kể ngày hay đêm, bất kể lúc tôi đang làm gì, vì nếu không tôi sẽ bỏ lỡ những sự kiện quan trọng, hay những câu chuyện thú vị nào đó mà mọi người đang nói tới, Fomo thật sự chiếm hết cuộc sống của tôi, khiến mọi chuyện trở nên thật nặng nề. Và nó không chỉ là câu chuyện của riêng tôi.





FOMO, nó cũng không phải là hội chứng gì mới, nó tồn tại ngay từ khi con người biết đến cuộc sống cộng đồng. Nhưng trong thời đại này, khi mà khoảng cách từ chúng ta đến thế giới bên ngoài chỉ tinh từ cái smart phone, thì FOMO càng trỗi dậy. Hội chứng sợ bỏ lỡ  là một nỗi e ngại rằng, ta đang bỏ lỡ điều gì đó mà những người khác đang trải qua. Những người mắc chứng FOMO được cho là có nhu cầu cập nhật liên tục những gì người khác đang làm. FOMO cũng được định nghĩa là nỗi sợ hối tiếc, có thể dẫn đến một mối lo ngại rằng người ta có thể bỏ lỡ cơ hội giao tiếp xã hội, trải nghiệm mới lạ, một mối đầu tư hoặc tham dự các sự kiện. Nói cách khác, FOMO là nỗi sợ hãi khi đưa ra quyết định sai lầm về cách sử dụng thời gian vì “bạn có thể tưởng tượng mọi thứ có thể khác biệt như thế nào”.


Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây, tâm lý sợ bỏ lỡ trong tình yêu thì có bị gán vô hôi chứng Fomo không?

Theo tôi nghĩ là không, nó cũng là tâm lý sợ bỏ lỡ, nhưng đó chỉ là kết quả xuất phát từ nguyên nhân lo âu trong tình yêu mà thôi. Bạn sợ bỏ lỡ trải nghiệm mới lạ, một con người ưu tú, sợ sẽ như chàng Ngạn si tình bỏ lỡ Hà Lan trong truyện “ Mắt biếc”. Giống như chuyện bạn mua đôi giày, bạn thấy nó thật đẹp, thật xinh, thật phù hợp với bản thân mình, nhưng tại thời điểm đó bạn không có tiền, bạn sợ mình sẽ bỏ lỡ nó, bạn chấp nhận đi vay khoản tiền để rinh được “ em giày” của bạn về nhà.  Hôm sau, đôi giày đó được sale off 50%, như thế bạn có tiếc không? Bạn nhận ra mình quá vội vã trong việc mua đôi giày đó. Cũng là câu chuyện về đôi giày, có khi nào bạn phân vân lựa chọn giữa 2 đôi giày, mình chỉ được phép chọn một, nhưng bạn thích cả hai, bạn sợ bỏ lỡ cái đẹp, cái giá trị riêng biệt của từng đôi.  Bạn phải hiểu rằng ngay lập tức, chưa chắc chúng ta sẽ đưa ra quyết định đúng. Do đó, ngay lúc đó bạn sẽ hình thành tâm lý sợ bỏ lỡ. Trong tình yêu cũng vậy, tâm lý này diễn ra khá thường xuyên, nếu đây là sự lựa chọn tốt nhất rồi ( dù chưa ưng lắm) nhưng nếu không tiến tới, mọi chuyện sẽ lỡ làng. Đấy là cái gọi là tuổi trẻ. Nếu như đối với người trưởng thành, có trải nghiệm nghiệm nhất định nào đó đủ sâu, người ta sẽ thấy tình yêu cần phải đủ lớn, thì phong ba bão táp chỉ làm thêm bức tranh thêm sinh động nhiều màu sắc. Bởi vì, trong tình yêu, cái gì đến dễ sẽ đi rất dễ, chúng ta sẽ không cảm nhận  được giá trị của nó.



Làm thế nào để tìm đúng người mà chúng ta cần tìm để tránh hội chứng sợ bỏ lỡ ?


Việc chọn một người phù hợp với chúng ta, cũng giống như việc tìm "tri kỷ" trong cuộc đời mình. Chúng ta đi tìm người tri kỷ, chính là đi tìm người biết mình, hiểu mình, như chính chúng ta hiểu bản thân mình vậy. Không phải ai cũng may mắn để tìm thấy người đó. Bước đầu tiên để tìm được phù hợp thì chúng ta phải hiểu về mình. Để hiểu về chính bản thân mình, đó là cả quá trình dài. Đời sống hôn nhân khi chúng ta kết đôi với nhau, là chúng ta đã tìm thấy điều phù hợp về nhau. Nhưng mọi chuyện có êm đềm như vậy không, chúng ta của 10 năm trước có giống với chúng ta của 10 năm sau không, chúng ta không thể biết hết về mình, mỗi giai đoạn cuộc đời, chúng ta sẽ có lăng kính nhìn khác nhau. Phải có định hướng và nổ lực nhất định mới tìm ra được người phù hợp, còn nếu bạn quá may mắn, thì Thượng Đế sẽ sắp đặt cho bạn. Có cách nào chủ động và nỗ lực để tìm ra được người đó hay không?


Làm sao để thoát khỏi tâm lý sợ bỏ lỡ?


Khi chúng ta càng trưởng thành, lúc ấy, chúng ta sẽ tự giác ngộ ra được những triết lý vốn có của cuộc sống. Trải qua nhiều mất mát, trải nghiệm, chúng ta sẽ nhận ra có nhiều chuyện đáng và chuyện không đáng. Chúng ta sẽ dần nhận ra, chỉ có chính bản thân mình là ta không nên bỏ lỡ, mọi chuyện ắt hẳn có sự sắp xảy phía trước, chuyện gì ắt xảy ra sẽ xảy ra, chỉ là cách chúng ta đối diện với mọi chuyện như thế nào thôi.


Chúng ta phải quen với một thực tế rằng, trên những ngã rẽ quan trọng nhất của cuộc đời, lại không có tín hiệu đèn giao thông.  (Emest  Hermingway)


Tại sao chúng ta cứ sợ bỏ lỡ người nào đó, vốn dĩ không phải là gì của nhau, sẽ lướt qua nhau dù bằng cách này hay cách nọ. Hãy để cho cuộc sống diễn ra một cách tự nhiên nhất, đừng cưỡng cầu, ngượng ép bất cứ điều gì. Lúc mà bạn không ngờ nhất, tình yêu sẽ đến với bạn cách đáng yêu nhất. Khi ấy, bạn sẽ nhận ra rằng, Thượng Đế công bằng với tất cả, chúng ta suy nghĩ tích cực thì vạn vật sẽ diễn ra theo chiều hướng tích cực nhất, đó tuân thủ đúng như luật hấp dẫn mà gọi người vẫn thường nói. Nếu đã là duyên thì sẽ có thể bỏ lỡ, nhưng nếu là nợ, là định mệnh của nhau, dù qua nhiêu giông bão sẽ vẫn là của nhau.


Hãy sống thật an yên bạn nhé!!

Tác giả : Nan

--------------------------------
Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 22 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ".  Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

4,043 lượt xem, 3,925 người xem - 3927 điểm