Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Thẳng Thắn Sao Cho Đúng

Trong cuộc sống, những lời nói thẳng thật sự rất cần thiết vì chúng giúp cho ta nhận ra mình còn điểm nào chưa tốt để sửa đổi. Những người có tính thẳng thắn thường sẽ nói thật, không nhân nhượng và dám nói lên những điều mà người khác không thể. Không phải ai cũng can đảm nói lên sự thật cả. Nhưng nếu không biết cách sử dụng cho đúng sẽ gây tổn thương cho người khác, không được mọi người quý mến. Vì vậy, cần phải biết chừng mực, nói đúng lúc đúng chỗ đúng đối tượng.

Đặc điểm của người thẳng thắn:

 - Người thẳng thắn thường có xu hướng không thích có người nói nhiều ngồi bên cạnh. Nếu được họ sẽ giao tiếp ngắn gọn với đối phương hoặc nói nhiều hơn.

 - Không đưa ra thông tin quá nhiều, không được tổng hợp. Họ chỉ đi sâu giải thích một vấn đề nào đó. Hành động ngay sau khi nói xong. Họ luôn dứt khoát, việc gì ra việc đó, làm việc nhanh chóng cho mọi người thấy kết quả đạt được.

- Họ có nhiều trải nghiệm. Vì vậy, bạn đừng nghĩ sau khi bạn ra đi thì học sẽ luyến tiếc bạn. Không còn bạn họ có thể tìm ngay cho mình người tốt hơn, năng lực hơn bạn không chút do dự nào.

   Thẳng thắn thế nào mới đúng?

Thẳng thắn tuy là đức tính tốt cần phát huy nhưng làm thế nào để áp dụng tốt lại là cả vấn đề lớn.

- Đừng thẳng quá: quan sát người khác ứng xử như thế nào đặc biệt là những người hay nịnh nọt để bản thân rút kinh nghiệm tránh lối ứng xử như vậy. Bên cạnh đó, những trường hợp cần sự tế nhị mà bạn lại quá thẳng thắn sẽ gây mất thiện cảm với đối phương, thành ra lại vô duyên. Cần biết khen ngợi đúng thời điểm. Ở đây, khen ngợi không phải là nịt nọt ai cả mà chỉ đơn giản là khích lệ tinh thần của người khác, khiến họ vui vẻ và làm việc có hiệu suất cao hơn. Nếu biết cách xử lí thông minh bạn sẽ biến những mối quan hệ của mình trở nên tốt đẹp hơn. Cần lựa chọn thời điểm nào bạn nên thẳng thắn và thời điểm nào bạn không nên. Đây chính là thể hiện sự tinh tế của bản thân bạn.

- Có sự chân thành: người thẳng thắn khi đi kèm sự chân thành sẽ giúp họ nắm bắt được tâm lí của đối phương, làm chủ được cuộc giao tiếp, biết cách thu hút sự chú ý và dẫn đối phương vào câu chuyện của họ. Thế nên họ có thể truyền đạt thông tin một cách dễ dàng và rõ ràng. Không những vậy, một khi nêu lên suy nghĩ thật sự của mình kèm theo lời khuyên, hay một lời nói mong đối phương thông cảm sẽ mang lại ấn tượng và sự yêu thích của người đó đối với bạn hơn. Thẳng thắn là bạn không thể làm ngơ trước sự việc bất bình, đấu tranh lại lẽ sai và đứng lên bảo vệ người yếu hơn mình. Đặc biệt trong mối quan hệ yêu đương của hai người muốn tiến xa và đi lầu bền với nhau luôn cần có sự thẳng thắn của cả hai phía. Việc thẳng thắn giữa hai người không phải là sự soi mói nhau mà là xuất phát từ sự chân thành nói ra điểm xấu, điểm yếu, những chỗ chưa được ở nhau để giúp nhau thay đổi tốt lên và đi lâu dài với nhau hơn.

 - Giao tiếp linh hoạt hơn: tổ chức cần ý kiến của nhiều cá nhân. Việc thiếu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung. Thẳng thắn trong công việc là cần thiết và minh bạch, nhưng nếu không có sự dí dỏm thì điều đó có thể dẫn đến sự bùng nổ cảm xúc trong nhóm. Đưa ra những đề xuất tinh tế nhưng thực tế cho công việc và các thành viên, nhưng đừng quá khắt khe. Bạn có thể linh hoạt chấp nhận các ý tưởng bổ sung và các lựa chọn khác. Mọi người đều sẵn sàng đóng góp vào vấn đề, điều này cũng giúp phát triển các mối quan hệ tốt hơn.

- Không dài dòng: Đối với những người thẳng tính, họ có thể nói nhiều hoặc nói ít, nhưng đa phần họ không thích nói chuyện lòng vòng, lặp đi lặp lại và không chú trọng vào vấn đề. Ngay cả những người thẳng và khéo họ cũng không có xu hướng lặp lại vấn đề mà chuyển sang phương án hành động. Vì vậy việc đi thẳng vào vấn đề sẽ giúp giảm bớt thời gian, công sức cũng như xác định được đúng mục tiêu cần thực hiện. Tránh quá dài dòng và đi lệch vấn đề. Trong giao tiếp công sở việc thắng thắn góp ý sẽ giúp cải thiện được nhiều sai sót còn tồn đọng trong công việc, hiệu suất công việc đạt được hiệu quả hơn. Nhưng nếu cứ trực tiếp chỉ trích mà không  nhìn nhận cảm nhận từ những thành viên khác thì việc thẳng thắn không có tác dụng mà còn phản ứng ngược lại gây phản ứng xấu cho bản thân và công việc.

- Đừng chăm chăm bắt lỗi: thái độ soi mói, bắt bẻ và chỉ trích người khác không khiến bạn trông như một người am tường mọi việc. Sự công kích thái quá khiến mọi người kém tin tướng lẫn nhau trong giao tiếp, còn bản thân bạn sẽ mang tiếng là một người tiêu cực và hay làm như chỉ người khác.

- Hạ thấp âm lượng: khi phê bình người khác cố gắng gân cố lên, nói to hơn bình thường điều này là hoàn toàn sai. Hạ giọng xuống để lời nói không quá chói để bộc lộ cảm xúc vừa phải của mình.

- Đừng vô tâm: tránh đem người khác ra đùa cợt. Hãy nghĩ về tác hại khi làm phật lòng hay tổn thương người khác. Những sai lầm như thế sẽ khiến người khác phòng thủ và không chia sẻ thông tin cho bạn.

- Chọn giọng điệu tích cực: đây là điểm khác biệt giữa những ý định tốt và ý đồ xấu. Một giọng điệu ra lệnh sẽ khiến mọi người dị ứng và không muốn nghe bạn nói. Nhưng khi dùng giọng cương quyết kèm theo sự thân thiện họ sẽ chú ý lắng nghe hơn.

- Đưa ra giải pháp chứ không tỏ thái độ đối nghịch: khi phê bình phải diễn đạt chi tiết thật cụ thể. Hãy đóng góp giải pháp chứ không chỉ nhằm chứng tỏ vị thế hoặc sự thông minh của mình. Thay vì công kích hay trách móc, nên chú trọng vào những khía cạnh có thể thay đổi.

 Tóm lại: Ứng xử khôn khéo có thể giúp mở rộng con đường sự nghiệp thành công cũng như đưa bạn đến với nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống. Một người có cách ứng xử khôn khéo, được lòng mọi người sẽ nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ bạn bè và đồng nghiệp khi cần cũng như nhận được sự chú ý giúp đỡ từ các anh chị đi trước hay chính sếp của bạn. Ngay cả trong gia đình, khi các thành viên biết cách ứng xử với nhau, biết góp ý thẳng thắn mà tinh tế cũng sẽ giúp tình cảm giữa người nhà được gắn kết hơn bao giờ hết.

Thẳng thắn là một tính cách tốt thế nhưng không phải người nào thẳng thắn cũng nhận được sự quý mến từ mọi người xung quanh. Sự khác biệt đó là do cách nói chuyện và hành xử thẳng thắn của mỗi người khác nhau. Không phải cư xử khéo léo là không thẳng thắn. Thẳng thắn một cách thông minh là người biết lựa chuyện để nói và nói một cách khôn khéo để nói thật mà không mất lòng. Khi góp ý với người khác hãy cố gắng trình bày ý kiến của bạn một cách chân thành nhất có thể vì đó là cách thể hiện sự quan tâm của bạn khi muốn góp ý với người khác. Đồng thời hãy lựa chọn chủ đề và thời điểm nói thật hợp lý, đặt bản thân vào vị trí của người nghe để cân nhắc nói sao cho hợp lý. Mỗi người nên trang bị cho mình đức tính thẳng thắn. Dù ít hay nhiều nó luôn có ích cho chúng ta. Không chỉ thẳng thắn trong giao tiếp, chúng ta còn nên thẳng thắn trong suy nghĩ, làm việc gì cũng nên tiến hành thực hiện ngay, không để bản thân phải chậm trễ, trì hoãn lịch trình làm việc.

 Tác Giả: Bùi Quế Như

--------------------------------
Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá +22,000,000 VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

 

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,365 lượt xem, 1,214 người xem - 1214 điểm

lh-fulllh-x