Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Thích Người Cùng Giới Tính Là Tội Ác Sao?

Thích người cùng giới là tội ác sao?

Đồng tính luyến ái, còn gọi tắt là đồng tính, là sự hấp dẫn tình yêu, tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách dài lâu.

Cụm từ “đồng tính” “LGBT” thời gian trước ở trên toàn thế giới được coi là một căn bệnh, là một điều gì đó đáng ghê tởm, đáng bị kỳ thị. Trong những năm thập niên 90 có rất nhiều những cuộc nghiên cứu y học xã hội về đặc điểm của người đồng tính. Nhiều nhà khoa học tin tưởng rằng, đồng tính là bệnh và nó nên được chữa khỏi bằng các liệu pháp tâm lý, thường được gọi là trị liệu đền bù (reparative therapy) nhằm nỗ lực định hướng những người đồng tính có xu hướng tính dục với người khác giới. Nhưng không ít nhà y học khác lại nhận định, khuynh hướng tình dục của con người là điều không thể lựa chọn, nó được hình thành có tính liên tục từ khi một cá nhân còn nhỏ đến tuổi đầu trưởng thành. Như vậy, đồng tính nam hay nữ, lưỡng tính hay dị tính đều là những khuynh hướng bình thường và cần được tôn trọng như nhau.

Tuy còn nhiều nhận định khác nhau về những người giới tính thứ 3. Nhưng đã có rất nhiều quốc gia chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần từ những năm đầu thập niên 80 thế kỷ XX.

Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ cũng cho rằng: Đồng tính không phải là bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định rằng đồn tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được. Vì vậy, xã hội cần có cái nhìn cởi mở và tôn trọng họ nhiều hơn.

Nhưng để được thế giới chấp nhận không hề đơn giản với những dòng của WHO. Đã có rất nhiều những câu chuyện thương tâm xảy ra đối với những người giới tính thứ ba khiến cho ta tự đặt câu hỏi cho chính con người: Con người có phải hay không chỉ cần những thấy những thứ khác biệt sẽ coi chúng là tội ác?

Nếu xét về lịch sử thì đồng tính không phải là điều gì quá mới mẻ. Thiên hướng tính dục đa dạng đã có từ rất lâu, nhưng dưới sự chi phối của lễ giáo, đặc điểm xã hội, văn hóa, mà ít được ghi lại hay thừa nhận. Tra soát lại lịch sử, ta có thể thấy những câu chuyện về đồng tính luyến ái nam được lưu truyền.

Voltaire, nhà văn, sử gia, triết gia người Pháp thời Khai sáng được cho là người tình của hoàng để đương thời Alexander đại đế, một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử nhân loại, đã chinh phục gần như toàn bộ thế giới mà ông biết đến, cũng gây tranh cãi cho hậu thế bởi mối tình đồng giới chàng chỉ huy đội kỵ binh Hephaestion. Alexander đại đế dành thời gian bên cạnh tình nhân nhiều hơn bất cứ ai, và tám tháng sau khi Hephaestion chết, Alexander đại đế băng hà.

Hay huyền thoại về đội quân gồm 150 cặp đồng tính nam – đội thần binh Thebes, đã đánh bại đội quân thiện chiến của thành Sparta vĩ đại thời Hy Lạp cổ đại.

Qua đó, ta có thể thấy thiên hướng tình dục khác đã xuất hiện từ lâu hàng nghìn năm trước, là thiên hướng tự nhiên đa dạng về tính dục của loài người.

Con người, với bản năng luôn sợ hãi, phản ứng trước những gì khác với số đông, khác với tình trạng được cho là bình thường, nên đã có một chuỗi dài thái độ khác nhau với những thiên hướng tính dục ít phổ biến.

Con người là sinh vật đứng đầu, nhưng đồng thời cũng là sinh vật tàn nhẫn trong tất cả các sinh vật. Khác với động vật – giết hại đồng loại vì bản năng cùng quy luật sinh tồn, con người tra tấn đồng loại mình vì sự khác biệt, vì sự thiểu số.

Đài Loan với việc chính thức thông qua Luật Hôn nhân đồng tính vào ngày 17/05/2019, trở thành nơi đầu tiên ở châu Á đầu tiên công nhận sự hợp pháp của kết hôn đồng giới tính. Nhưng trước năm 2019, khi chưa được công nhận hợp pháp về hôn nhân đồng giới, nơi này cũng đã có những mảnh đời từng sống trong tổn thương, trong sự giễu cợt và những áp lực dư luận về việc họ không giống như những người khác.

Câu chuyện gây ấn tượng mạnh nhất và để lại trong ký ức nhiều người Đài Loan là về Diệp Vĩnh Chí.


Diệp Vĩnh Chí sinh năm 1985 tại một vùng quê nhỏ ở huyện Bình Đông, Đài Loan. Từ nhỏ, em có tính cách như một bạn nữ và thường bị các bạn trong lớp bắt nạt và bị gọi với những từ ngữ đùa cợt. Mặc dù mẹ em đã báo cáo với nhà trường rằng em bị bắt nạt trong lớp nhưng giáo viên và nhà trường vào thời điểm đó không những không xử lý mà còn nói với mẹ em những lời nói vô cảm: “Cô nên dẫn em ấy đi khám bệnh vì em ấy muốn làm con gái.”

Vào ngày 20/4/2000, Diệp Vĩnh Chí được tìm thấy trong nhà vệ sinh với tình chạy chảy máu đầu và máu mũi, với chiếc khóa quần bị mở và nằm gục trong vũng máu. Cậu ấy được đưa vào bệnh viện nhưng đã không kịp cứu chữa, và qua đời vào ngày hôm sau.

Mẹ cậu ấy, với nỗi đau mất con càng đau đớn khi tòa án phán rằng con bà chết là do căn bệnh tâm lý của cậu ấy. Tất cả những kẻ đã cướp đi đứa con của bà đều được phán trắng án.

“Biết bao nhiêu tội lỗi vô tri, sự đã qua mà chẳng thể thay đổi.”

“Em ra đi rồi thế giới có thay đổi?”

-        Thiếu niên hoa hồng –

Vụ việc này đã gây ra nhiều cuộc thảo luận cao độ về các vấn đề giới tính trong cộng đồng, và thúc đẩy nhiều nhóm đấu tranh cho dự luật bình đẳng giới.

Hai năm sau ngày Diệp Vĩnh Chí ra đi, Đài Loan đã thông qua Luật Giáo dục bình đẳng giới. Sáu năm sau, công bằng đã được lấy lại khi Tòa án đã phán tội cho ba người quản lý ngôi trường mà Diệp Vĩnh Chí bị cướp đi mạng sống.

Năm 2017, hàng trăm người đã tổ chức lễ tưởng niệm cho những nạn nhân LGBT xấu số tại cuộc khủng bố thảm khốc ở Manchester Arena, Anh.

Hàng trăm người đã bị nhốt và tra tấn trong các trại tập trung ở Chechnya là một trong những câu chuyện đau lòng nhất trong năm của LGBT. Nhiều đàn ông với vai trò là cảnh sát đã tra tấn người dân, vi phạm nhân quyền trong khu vực này.

Các gia đình cho biết những người thân yêu của họ trong LGBT đã phải lưu vong, chạy trốn khỏi nơi ở trước khi bị cảnh sát bắt được và giết hại. Nhiều người đồng tính vẫn còn mắc kẹt trong các trại tị nạn hoặc đang tìm nơi trú ẩn trên khắp thế giới

Nhìn lại 6 sự kiện đau lòng nhất của LGBT xảy ra vào năm 2017

Ở Việt Nam, kỳ thị và phân biệt đối xử với những người đồng tính và chuyển giới được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Thực tế cho thấy đã có nhiều người bị dèm pha, xa lánh, sợ hãi, đánh đập. Những chuẩn mực giá trị truyền thống trong gia đình khiến cho những người đồng tính bị phân biệt đối xử. Những chuẩn mực đòi hỏi nam giới phải mạnh mẽ, quyết đoán phải làm những công việc nặng, việc to lớn; nữ giới phải nhỏ nhẹ, tỏ ra yếu đuối, dễ thương, làm những công việc nhẹ nhàng. Sau này lớn lên, theo quy luật tự nhiên, con trai phải yêu và lấy con gái làm vợ và ngược lại. Những khuôn mẫu chuẩn mực đó đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, khiến cho mọi người suy nghĩ những người có biểu hiện khác thường là bệnh hoạn. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử từ gia đình và những người thân thuộc bộ lộ rõ ràng nhất. Theo đó sẽ là những biện pháp: từ biện pháp nhẹ nhàng khuyên bảo đến biện pháp mạnh như cấm ra ngoài, đánh đập, đưa con đến bệnh viện chữa bệnh,...

“Chú cảnh sát, cháu muốn hỏi chú một câu...” Tôi nhìn chú ta chăm chú, “Người cháu thích là con trai, cháu là đồng tính, cái này có tội không?”

“Không có tội.” Chú làm động tác trấn an, cũng nghiêm túc nhìn tôi nói, “Chưa từng có luật pháp của quốc gia nào quy định đồng tính luyến ái có tội.”

“Cảm ơn chú.” Tôi cười, lại nhìn về phía nữ bác sĩ mắt đỏ hoe kia. “Vậy cháu thế này có phải bị bệnh không?”

Giọng nữ bác sĩ run rẩy: “Không phải, những năm 90 WHO đã bỏ đồng tính luyến ái khỏi điều mục bệnh tâm thần.”

-        Mai táng tuổi 18 –

Cuộc sống của con người là một bức tranh muôn vàn màu sắc, được tạo nên bởi các loại nóng và lạnh cùng vô vàn những điều thú vị. Và đặc biệt rằng, trong vô vàn điều đó luôn tạo ra những điều mới mẻ và trái ngược với trạng thái ban đầu của thế giới. Những điều trái ngược thường tạo cho con người cảm giác mới mẻ cùng những sự thích thú khi tìm hiểu. Ấy nhưng tại sao con người lại không chấp nhận “thế giới thứ ba” bên cạnh thế giới của nam và nữ? Tại sao lại chọn cách phớt lờ và không công nhận nó.

Tình yêu từ trước tới nay hoàn toàn không giới hạn ở hai giới tính. Giữa nam và nữ rung động với nhau được gọi là tình yêu, còn rung động của người đồng tính lại bệnh hoạn. Đều là rung động trước người mình yêu, tại sao chúng ta lại không công nhận của họ? Chúng ta là con người, họ cũng là con người, tại sao chúng ta luôn treo trên miệng hai từ “công bằng” nhưng lại không công bằng với họ? Họ khác chúng ta ở đâu? Họ là người, họ cũng làm việc như bao người khác, không làm chuyện thương thiên hại lý, không phóng hỏa giết người, chỉ vì họ yêu người đồng giới, chỉ vì họ là người thế giới thứ ba, mà thế giới phủ nhận mọi sự cố gắng của họ.

Con người ai cũng có quyền sống và truy cầu hạnh phúc. Dù là ở giới tính nào đi chăng nữa, chúng ta không ai có quyền chà đạp lên cuộc sống của họ.                 

Tác Giả: Lê Ngân

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng giá trị +22,000,000 VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info 

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,444 lượt xem, 3,049 người xem - 3049 điểm