Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Bookademy] Review Sách "Cô Gái Văn Chương Và Tên Hề Thích Chết": Tiếng Kêu Của Con Cừu Đen Giữa Bầy Cừu Trắng

Lép Tôn – xtôi đã từng nói: “Đọc một cuốn sách hay cũng như trò chuyện với một người bạn thông minh”. Còn đọc “Cô gái văn chương và tên hề thích chết”, tôi lại thấy giống như đang đứng giữa một căn phòng thứ duy nhất tôi nhìn thấy, là một chiếc gương to đùng trước mặt, còn dưới chân là vung vãi đủ thứ loại mặt nạ với vô số biểu cảm khác nhau.  Đấy là lần thứ mấy đó tôi đọc, còn lần đầu tiên đọc, tôi thấy như mình bị lôi ra trước một quan tòa, thẩm phán là “tôi”, công tố viên là “tôi” và luật sư bào chữa là “tôi”


“Cô gái văn chương và Tên hề thích chết” là tập một của bộ tiểu thuyết dài kì “Cô gái văn chương” của nhà văn Nomura Mizuki và được minh họa bởi Takeoka Miho, được nhà xuất bản Văn học và nhà xuất bản Thái Hà phát hành, kể về hai thành viên duy nhất của Câu Lạc Bộ Văn học là Amano Tooko – một cô gái yêu sách đến-mức-có-thể-ăn-tươi-nuốt-sống những tác phẩm văn học và Inoue Konoha – một nam sinh cấp ba thích cuộc sống bình thường và trầm lặng, đã từng là “nữ nhà văn đeo mặt nạ xinh đẹp bí ẩn” đạt giải Vàng trong cuộc thi “Sáng tác của năm dành cho tác giả nghiệp dư”. 


Mở đầu tập một của bộ sách là một đoạn trích dẫn đầy ấn tượng từ phẩm “Thất lạc cõi người” của nhà văn kiêm “chuyên gia tự sát” Dazai Osamu khiến tôi, và có thể là nhiều độc giả khác, bất giác rung mình: “Tôi đã sống một cuộc đời đầy hổ thẹn.” 


Câu chuyện bắt đầu khi Câu lạc bộ nhận được một lời thỉnh cầu kì lạ: “Xin hai anh chị làm ơn hãy giúp đỡ chuyện tình cảm của em” của đàn em Takeda Chia. Lúc đầu, mọi việc tưởng chừng chỉ đơn giản như viết một lá thư tình nhưng dần dần, trải ra trước mắt hai con người lại là một câu chuyện về sự tuyệt vọng và tiếng ca ai oán của một “con quái vật” cô độc không thể tìm được sự đồng điệu với đồng loại. 


Inoue Konoha nghĩ rằng câu chuyện chỉ dừng lại ở việc viết dăm ba cái thư tình, gửi đi gửi lại cho một đối tượng tên là Kataoka Shuuji mà Takeda Chia thầm thương trộm nhớ thế là xong, ai ngờ đâu càng viết, cậu càng bị kéo vào một bi kịch đằng sau đó. Bắt đầu với mối nghi ngờ liệu rằng “Kataoka Shuuji” có thực sự tồn tại hay không, Konoha tự đưa mình vào cuộc tìm kiếm về quá khứ của anh ta. Câu chuyện một lần nữa lại về quá khứ 10 năm trước, khi Shuuji tự sát bằng cách nhảy từ sân thượng xuống. Chia nghi ngờ Soeda Yasuyuki chính là người đã giết Shuuji, vì anh thừa nhận có đâm Shuuji vào ngực. Song Tooko lại diễn giải mọi chuyện theo hướng khác, cô đưa vợ Soeda là Rihoko tới để đối chứng. Thật ra, Rihoko mới là người có thể nhìn thấu được con người thật của Shuuji, và sau khi Soeda đâm Shuuji, Rihoko đã bảo Shuuji nhảy xuống, để anh tìm được bình yên cuối cùng trong đời mình. Ngay lúc đó, Chia cũng thừa nhận mình từng trải qua những chuyện rất giống Shuuji, và cô bé cũng chọn nhảy xuống từ sân thượng, nhưng Konoha và Tooko đã kịp cứu cô bé.


Nội dung tóm tắt kia sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như tác giả Nomura Mizuki không khéo léo lồng ghép một tác phẩm về nổi tiếng khác là “Thất lạc cõi người” của Dazai Osamu cùng với sự kết hợp của đa ngôi kể, không chỉ đứng trên phương diện của Inoue Konoha, mà còn đan xen cả những lời tâm tình, những lời thú nhận chân thật  của “tên hề”. 



“Con người” và “Tên hề” 

“Cô gái văn chương và Tên hề thích chết” giống như một cú lừa ngoạn mục, cái vị ngọt ngào bông xốp từ đầu tác phẩm chỉ là sự chuẩn bị cho một bi kịch nhẹ nhàng, của những đắng chát sâu cay như nuốt lấy một lít nước mắt. Bi kịch ấy xoay quanh “con người” và “tên hề”.


Hai khái niệm “con người” và “tên hề” tưởng như chẳng thể đem ra so sánh bống chốc được Nomura Mizuki đem đặt lên bàn cân của cuộc sống, khiến nó trở nên bấp bênh, bằng cũng chẳng bằng mà hơn thua chẳng đo được. Tác phẩm rạch ròi trong khái niệm “tên hề” và “con người”.


Tôi, con quái vật hạ đẳng yếu hèn nhát không thể chịu nổi nỗi thất vọng, chỉ trích và xa lánh của mọi người, chỉ có thể dành hết quãng đời còn lại để đóng vai một tên hề lừa gạt người đời.


Nếu như “con người” được mặc định sẽ giống như số đông đều vui vẻ sảng khoái hưởng thụ tuổi trẻ hưởng thụ cuộc đời tận hưởng hết thảy những gia vị của tuổi trẻ tụ tập bạn bè hay vài ba cái kỉ niệm trốn tiết trốn giáo viên, mới nghe thôi mà sao thấy nó thật cao quý thật tươi đẹp thật tuyệt vời, còn lí do lại hình thành mặc định này bởi vì số đông những người trên thế giới này đều như thế cả thì “tên hề” chỉ là một kẻ bắt chước, đeo lên mình những chiếc mặt nạ của cảm xúc thấy mọi người cười thì hắn cười thấy mọi khóc thì hắn khóc, hắn chẳng biết vì sao lại như thế “Hà cớ gì mọi người lại cảm thấy vui? Hà cớ gì mọi người lại cảm thấy buồn?”,“tên hề” thấy khó hiểu nhưng hắn không dám hỏi vì chẳng phải cảm xúc đấy là điều hiển nhiên của tất cả của mọi người hay sao, hẳn chỉ biết làm theo để cho mình khỏi lạc lõng, biến bản thân trở thành kẻ hòa ái dễ gần vì “con người” trong mặc định là như thế. 


Cười. Cười. Cười đi. Không, khóc, khóc đi, không, cười đi, mình phải cười.

Trời ơi, tại sao ngay cả một điều đương nhiên như vật mà mình không làm được chứ, mình đúng là đồ kì quái. 

Vì không thể có cùng cảm xúc với mọi người, tôi bắt đầu cảm thây sợ hãi và xấu hổ đến mặc bụng tôi quặ lên từng cơn.


“Tên hề” ở đây, nhưng lại không phải ở đây. 

“Tên hề” ấy, là Kataoka Shuuji, nhưng cũng là Takeda Chia, và cũng là Inoue Konoha. Thậm chí Amano Tooko, thoáng qua cái gì đấy của một “tên hề”. 

Họ xấu hổ với tính cách “tên hề”, nhưng lại chấp nhận nó như một phần của bản thân, không có nó, họ không còn là họ, “vai diễn” chính là cách họ tìm kiếm sự liên kết của bản thân với những người xung quanh. 

Vì yếu đuối, cũng không hẳn, vì sợ hãi, cũng chẳng phải? 

Chung quy, tâm lí con người luôn là thứ khó hiểu và đáng sợ nhất, tìm hiểu tâm trạng của một người giống như bạn đang giữa một ngã tư, ngã năm không đèn tín hiệu không biển báo hiệu vậy.



Ngay cả Takeda Chia cũng chẳng hiểu nổi bản thân, con bé ấy vẫn tưởng rằng mình giống Kataoka Shuuji, bị ám ảnh bởi chữ tự sát, và cứ chối chết nhìn cái kết của nhân vật chính trong “Thất lạc cõi người” mà cuối cùng tìm đến tự tử giống như Kataoka Shuuji kia. 

“Nhưng anh Konoha... phải sống tiếp trên đời này là một việc quá khó khăn với em...”
Đáp lại sự tuyệt vọng, sự lạc lõng của Chia, Konoha, và cả Amano Tooko, đã nắm lấy đôi bàn tay của kẻ đang ngã xuống ấy, đưa ra những lí do vớ vẩn, chẳng có gì cao sang cả, tất cả đều bình thường, thậm chí, nó giống như những lí do tạm bợ, chắp vá đến độ vừa buồn cười vừa muốn khóc.

Anh sẽ giúp em tìm ra một lí do để tiếp tục sống! Thế nên em hã đợi thêm một thời gian nữa rồi hãy quyết định có chết hay khống! Em hãy sống thêm một lần nữa!

Nếu em chưa đọc hết những truyện của Dazai Osamu mà đã chết thì thật là phí phạm!

Tác phẩm dành cho người sành ăn yêu văn chương



Bút lực của Nomura Mizuki không dừng lại ở việc làm rung động những suy nghĩ mong manh vụn vặt về những điểu vẩn vơ, thơ thẩn, mà còn khuấy động cả vị giác, lôi con ma đói, cái sự thèm ăn của mỗi người ra trong từng trang sách. 


Nghe thật khó tin, nhưng khi đọc “Cô gái văn chương” tôi thấy bụng mình như đang cồn cào, cảm giác bên tai vang lên vài tiếng “ọt ọt” từ chiếc bụng mềm nhũn. Nhân vật Amano Tooko với tính sành ăn của cô ấy, người đã từng lỡ ăn mất sách ở thư viện, thậm chí là những tác phẩm trong sách giáo khoa, đã miêu tả lại những tác phẩm với vị món ăn khác nhau “Những câu chuyện của Gallico có vẹ của loại kem trái cây hảo hạng nhất, cái cảm giác chúng ta ra và trôi tuột xuống cổ họng đúng là không thể cưỡng lại được”, những con chữ được viết tay lại khiến người ta “có cảm giác khoan khoái như đang uống nước vúc tay từ con suốt nhỏ”, sách cổ lại có vị của rượu vang hay nấm truýp lâu năm,... Mới đầu, nhiều người sẽ thấy việc đấy thật phi lí, nhưng càng ngẫm, càng thấy nó thật tinh tế. Tại sao Nomura Mizuki không để  “Cô gái văn chương” ấy cảm nhận thông qua khứu giác, hay chỉ đơn thuần là đọc và nêu cảm nhận như bao người bình thường, mà lại chọn việc cho Amano Tooko ăn từng trang sách, mỗi ngày đều ngày măm măm từng trang sách y hệt con dê? Những phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là không cần thiết với Amano Tooko, vì chị ấy đã ăn thật cảm thật, không phải đọc rồi nói “cay”, mà chị ấy đã cảm nhận vị cay như muốn xé nát lưỡi mình thật. Đối với chị, việc đọc sách như thưởng thức một món ăn ngon, phải cận thận, phải nghiền ngẫm, phải thận trọng, dù là bất kì tác phẩm nào, chị ấy cũng cố ăn cho bằng hết, dù rằng mặt nhăn mày xỉa và sắp khóc vì bị đổ cả lọ mù tát vào miệng. Konoha biết điều đó, nên rất hay viết những câu chuyện tam đề dở.


Không chịu đâu, làm sao mối tình đầu lại bị hộp bánh nếp dâu tây rơi trúng đầu rồi lăn ra chết thế này. Cứ như súp miso đậu phụ lại bỏ thêm đậu đỏ ấy.



Kết: 


Đọc tác phẩm, tôi vô cùng bất ngờ trước sự lồng ghép đầy hấp dẫn số phận của từng nhân vật trong cuốn sách với sự trùng lặp ngẫu nhiên của các nhân vật khác trong tác phẩm “Thất lạc cõi người”. Nomura Mizuki đã thành công trong việc xây dựng một tác phẩm thể loại trinh thám bí ẩn đầy cuốn hút mà không cần đến những vụ giết người dã man đẫm máu, những chi tiết giật gân hay đòi hỏi sự suy luận cao siêu và óc quan sát tinh tế. Một tác phẩm bình thường mà bí ẩn, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, hài hước, lãng mạn nhưng cũng không kém phần kinh sợ, thấm thía, cô đơn hòa quyện đan xen – nỗi cơ đơn mà có lẽ ai cũng đã từng cảm thấy. Tác phẩm dễ dàng gây nghiện cho những người mới đọc sách. Những cái hay của một tác phẩm văn học được nhà văn phô diễn ra một cách tự nhiên, giản dị thông qua các nhân vật để người đọc tự cảm nhận lấy chứ không phải là những câu văn phân tích khó hiểu khiến độc giả không thể không tìm mua ngay tác phẩm được Nomura Mizuki nhắc đến. Đọc tác phẩm, ta như cảm nhận được một cái gì đó nhẹ nhàng tan trong miệng nhưng chút vị đắng của nó vẫn đọng lại đầu lưỡi mãi chưa phai, giúp ta cân bằng lại trạng thái cảm xúc của mình. Càng đọc “Cô gái văn chương”, độc giả càng thêm tò mò về cô nữ sinh Amano Tooko – tại sao cô ấy có thể ăn được những cuốn sách một cách bình thản như chúng ta ăn cơm như vậy? Bí mật của Tooko là gì? Tại sao Inoue Konoha lại không muốn viết sách nữa khi cậu được cho là một thiên tài hiếm có? Kết thúc của câu chuyện giữa Konoha và Tooko sẽ ra sao?


Có lẽ đâu đó trong tôi vẫn còn hối hận tại sao mình đã không chết vào cái ngày hôm đó.

Thế nhưng tôi cũng cảm ơn hai anh chị của câu lạc bộ Văn học đã cho tôi biết rằng “thật tốt là mình đã không chết.

Nhất định là vậy.


Review chi tiết bởi Quỳnh Anh - Bookademy 

Deal mua sách giá tốt tại: https://bit.ly/2MC9TkF

 ------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3  


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,571 lượt xem