Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Bookademy] "Tâm Lý Học Về Tiền": Tâm Lý Học Hay Kinh Tế Học?

“Mọi thứ kể cả cuộc sống và đầu tư đều có cái giá của nó, không có gì là miễn phí. Vậy nên, hãy xác định giá và xem xét bạn có nên đầu tư không.” - Morgan Housel

Kinh tế là một bộ môn khoa học lâu đời, chi phối cuộc sống hàng ngày cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Trong đó, thứ mà chúng ta tiếp xúc nhiều nhất chính là tiền bạc - thứ chúng ta kiểm soát nhưng ngược lại, cũng điều khiển chúng ta. Bên cạnh đó, tâm lý học cũng là bộ môn xuất phát từ đời sống, là nền tảng phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho sự phát triển của nhân loại. Có lẽ nhiều người cho rằng kinh tế là một bộ môn lớn lao hay tâm lý học là bộ môn dạy về cách đọc tâm trí. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp cận kinh tế học hay tâm lý học từ những khía cạnh cơ bản nhất, chúng ta sẽ thấy rằng kiến thức thuộc hai bộ môn này không những thiết thực mà còn thú vị.

Vậy thì, nếu hai bộ môn này cùng kết hợp thì sẽ ra sao nhỉ? “Tâm lý học về tiền” chính là câu trả lời.

 “Tâm lý học về tiền – Những bí mật về tham vọng, sự thịnh vượng và hạnh phúc ” là cuốn sách được viết bởi Morgan Housel, cây bút nổi tiếng về các lĩnh vực tài chính, đầu tư, kinh doanh. Cuốn sách chính là sự kết hợp giữa Tâm lý học và Kinh tế học, giải thích các hiện tượng, sự kiện, xu hướng xoay quanh tiền tệ dưới góc nhìn Tâm lý học. Bằng những kinh nghiệm trong các lĩnh vực Kinh tế cũng như kiến thức về mảng Tâm lý học, tác giả không chỉ phân tích các hiện tượng, sự kiện, xu hướng kinh tế mà còn đứng ở góc nhìn của nhiều nhân vật khác nhau, chẳng hạn như nhà đầu tư, người đưa ra các chính sách kinh tế, nhà tuyển dụng, nhân viên,... để hiểu rõ những vấn đề đó hơn. Không những vậy, tác giả còn đề cập đến những bài học rút ra từ những sự kiện, hiện tượng liên quan đến tiền tệ. Đó có thể là những bài học về đầu tư, sử dụng ngân sách hợp lý, chờ đợi thời cơ… Cho dù là bài học nào, tác giả đều hướng đến thông điệp chung nhất, chính là “Xây dựng hạnh phúc và sự giàu có”.

Cuốn sách được viết bởi người có thâm niên trong các lĩnh vực kinh tế, vậy nên văn phong có phần hàn lâm và học thuật, đòi hỏi người đọc cần phải có nền tảng kiến thức kinh tế mới có thể hiểu được. Song, việc này không làm giảm sức hút của cuốn sách khi cung cấp cho người đọc lượng kiến thức phong phú về kinh tế và đời sống. Cuốn sách không những là cuốn sổ tay về tiền tệ mà còn giúp người đọc nhận ra rằng những gì chúng ta làm với tiền bạc phản ánh tính cách và quan niệm về cuộc sống của chính mình, rằng việc học cách xử lý đồng tiền đòi hỏi kiến thức về đời sống, kinh tế, đôi mắt quan sát đời sống, cũng như sự kiên nhẫn, nhanh nhạy, rằng những gì chúng ta đã và sắp học về tiền còn quá ít.

Không thể phủ nhận rằng, “Tâm lý học về tiền” có thể không cuốn hút do văn phong còn hàn lâm, nhưng suy cho cùng, từng câu chữ đều rất đáng đọc và đều để lại những bài học có thể khiến chúng ta lặng người khi soi xét bản thân mình.

Review chi tiết bởi: Trang Pahm - FTU Book Lovers
Ảnh: Quỳnh Trang


--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy 

(*) Bản quyền bài viết thuộc về tác giả. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy. Truy cập bài viết gốc tại link Tâm Lý Học Về Tiền - Tâm Lý Học Hay Kinh Tế Học?

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

368 lượt xem

lh-fulllh-x