Huy Dũng@Viện Sách - Bookademy
4 năm trước
[Review Sách] “Bhutan Đường Tới Hạnh Phúc”: Sống, Yêu Và Thức Tỉnh Trong Tâm Hồn!
Có những lúc, chúng ta nghĩ hạnh phúc là khi chúng ta đã đạt được một sự ổn định hoặc thành công nào đó trong công việc, với vài con số trong tài khoản ngân hàng, với tình yêu và những mối quan hệ. Nhưng để cảm thấy hạnh phúc thì rất là phức tạp. Nó tựa như một cuộc tìm kiếm cả đời. Một phần lớn của hạnh phúc và hành trình tìm kiếm hạnh phúc, chính là phải nhận ra được bạn đang hạnh phúc, hoặc cũng biết được điều gì khiến bạn hạnh phúc. Nhưng cũng vì thế mà đây là một hành trình khó không tưởng. Những lời mở đầu đang nói đến hai từ “hạnh phúc”, hai từ tuy ngắn gọn nhưng lại đang là mục đích tìm kiếm của rất nhiều người. Để có cuộc sống hạnh phúc là một hành trình dài để có được. Và để hiểu rõ hơn về hai từ hạnh phúc và đường đến hạnh phúc thì tôi tin rằng cuốn sách Bhutan đường đến hạnh phúc của tác giả Linda Leaming sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Khi nói đến hạnh
phúc trong cuốn sách này, ý tôi muốn nói về một cuộc sống tốt đẹp. Tôi nghĩ về
hạnh phúc như một trạng thái mà khi đó, chúng ta “không còn gì muốn làm hơn nữa”.
Hạnh phúc có mối liên hệ với lòng tốt, sự cảm thông, có những thứ bạn cần, và
thoải mái với chính bản thân mình, nhưng không nhất thiết phải liên kết với sự
thoải mái bên ngoài.
Bình tâm lại
Trong cuốn sách này, tác giả nói về cuộc sống ở Bhutan với những điểm đặc
biệt và Bhutan chính là đường đến hạnh phúc. Bình tâm lại là điều đầu tiên tác
giả cần phải làm khi sống ở Bhutan. Bởi lẽ, không khí ở ngân hàng đối với Linda
Leaming như một cái chợ, không khí thì nhuốm mùi tiền mốc meo, bụi bặm. Sự ồn
ào, hỗn loạn của dòng người. Với tác giả thì ở Bhutan có nhiều thứ khiến cho cô
trở nên căng thẳng. Từ thức ăn phải tìm kiếm rất khó mới mua được thứ mình cần,
các ngôi nhà đều không cách nhiệt, nên giữ ấm và khô rất khó. Hơn nữa, còn về vấn
đề văn hóa. Có lẽ sinh sống ở đâu thì văn hóa luôn gây cho con người ta sự căng
thẳng.
Và căng thẳng chính là nguyên nhân lớn gây ra mất bình tĩnh. Và thiếu bình
tĩnh là một hội chứng trầm trọng ở Mỹ. Bởi chúng ta làm cái gì cũng muốn nhanh
và nhanh, không muốn chậm một giây một phút nào. Chúng ta không quen nhìn xa
trông rộng, không quen tập trung vè bản thân và giữ cho bản thân mình cân bằng
và tĩnh lặng. Nói thẳng ra, đi chậm lại làm chúng ta sợ hãi
Nhưng khi đến sống ở Bhutan thì đã thay đổi hoàn toàn con người của tác giả.
Tác giả đã học cách bình tĩnh lại. Làm quen với nền văn hóa, ăn những đồ ăn
khác lạ và cuộc sống trôi qua chậm rãi. Và người Bhutan cũng vậy. Họ sống và cảm
nhận mọi thứ rất nhẹ nhàng, không hề gấp gáp và có sự bực tức bên trong. Chính
vì vậy mà chính tác giả đã học được cách thả lỏng tinh thần, chấp nhận sự phi
lý dù bất kỳ ở đâu.
Nếu bạn thả lỏng,
bạn có thể nghe được cả như những tiếng cười số phận. Bhutan đã luôn cho tôi cơ
hội để làm thế. Bất kỳ ngày nào tôi cũng có thể sẽ phải xử lý những việc như nhện
bò vào giường, hai chú chó đang yêu nhau dưới cửa sổ nhà tôi, mời người đến
chơi không báo trước,...
Và bài học ở đây là hãy tập luyện tự nhận thức vài lần một ngày, tự ghi lại bạn cảm thấy thế nào khi gặp những rắc rối trong cuộc sống. Không chỉ tập trung vào những stress, những cảm xúc tiêu cực, mà hãy tập trung vào cả những cảm xúc vui vẻ. Giảm thiểu những thứ bạn có thể nóng máu lên, đứng dưới góc độ bình tĩnh và thực tế nhìn vào tất cả mọi góc trong cuộc đời bạn. Hãy tổ chức lại cuộc sống để bạn có thể loại bỏ được những người và những điều không cần thiết nhưng khiến bạn căng thẳng và hồi hộp. Kiềm chế cảm xúc của bản thân, giữ mình hơn, cuộn mình vào, kết nối bản thân với bản thể. Nếu bạn bình tĩnh lại, thì bạn sẽ có khả năng làm thêm được nhiều điều khác trong cuộc sống. Bình tĩnh mà sống bạn tôi ơi!
Uống trà
Trong ngôi làng ở Bhutan khi bạn có thể nhìn thấy cả hơi thở phả ra khói dù
mới ở trong nhà, thì không có gì tuyệt vời hơn là có một người bạn yêu quý thức
dậy sớm hơn bạn, đi ra ngoài lấy củi, trở vào nhóm lửa và đun một ít trà nóng,
rồi mang tới tận giường cho bạn: “ món trà uống trên giường” – một nghi thức
yêu thương và bày tỏ lòng kính trọng.
Vì sao người Bhutan lại hay uống trà đến vậy? Thì câu trả lời chính là trà
đem lại cho họ sự hạnh phúc. Trà giúp chúng ta bình tĩnh, tỉnh táo, tập trung
và có một tâm thế hoàn hảo để thiền định. Và với những ai đã sống ở Bhutan thì
trà chính là một phần cuộc sống của họ.
Có lẽ uống trà đơn
giản là làm bạn phải sống chậm lại và để ý hơn một chút. Có lẽ vì uống trà với
bạn thật là hay, một cách để kết nối với nhau. Có lẽ nó như một loại thuốc phiện
mạnh hơn cả chúng ta nghĩ. Dù thế nào đi nữa, tôi hạnh phúc vì được uống trà.
Và sau đây là 7 bước để có thể uống trà hiệu quả:
1.
Hãy tắt tivi, máy tính và điện thoại.
2.
Tìm loại cốc hoặc chén uống trà bạn thích
3.
Đun nước
4.
Cho túi trà vào cốc
5.
Rót nước sôi vào. Quan trọng là nước phải xào qua xáo lại
lá trà để làm thôi hượng vị ra. Để hâm trong một hai phút. Nếu bạn đậy nắp, nó
sẽ hãm nước trf lại bên trong rất ngon.
6.
Ngồi xuống. Uống
7.
Giờ, đến phần khó: Đừng làm gì khác. Uống hết cốc trà, và
đừng cho đường. Cứ uống đúng như thế vậy thôi. Hãy để cho cái vị đắng kia trở
thành một sự nhắc nhở hãy nuôi dưỡng lòng trắc ẩn với tất cả mọi sinh vật trong
vòng nhân quả.
Theo Linda Leaming, người Bhutan rất giỏi ứng dụng sự hài hước. Họ dùng tính
hài hước để chỉnh đốn và sửa đổi bản thân. Ở đất nước này muốn cười rất dễ, vì
mọi thứ đều thoải mái và mọi người đều có chung chiều hướng nhắm đến sự vui vẻ.
Và kết quả của điều này là gì, chính là bạn sẽ nhận thức được bản thân hơn rất
nhiều. Bởi vì sao mà bạn lại nhận thức được bản thân từ sự vui vẻ thoải mái
này? Bởi vì nó kết nối chặt chẽ với sự khiêm nhường và chế ngự cái tôi rất lớn.
Như vậy ta có thể thấy rằng khả năng tự trào phúng, ẩn chứa một lòng khiêm
nhường lớn mạnh, nó thúc đẩy lòng tự tôn và tăng cường hệ miễn dịch. Tác giả
còn học cách cười bản thân mình thay vì cười khi xem một bộ phim hài hay cười
người khác. Cười chính bản thân mình vì cái con người tầm thường và mỏng manh của
mình. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều để giảm cái tôi, cái tự cao, tự đại của bản
thân đi. Mà thay vào đó là hòa vào trong sự khiêm nhường ấy.
Tính hài hước là một
nguồn sức mạnh từ tự nhiên, một hành vi đến từ ý chí kiên cường, sở hữu nó là sở
hữu một món quà vô giá. Có quá ít sự hài hước trên thế giới này và khi có cơ hội
để hoặc là nghiêm trang hoặc là hài hước, tôi khuyên bạn hãy làm một kẻ pha trò
cười đi và hãy làm càng nhiều người cười càng tốt.
Đặc biệt là trong những trường hợp rắc rối thì mỉm cười là cách để mọi thứ đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Nếu bạn biết cách mỉm cười với những điều nhỏ bé thì cũng sẽ biết cười với những điều lớn hơn. Tuy nhiên có những trường hợp chúng ta không nên cười, có những người không đáng bị cười. Hãy để nụ cười phát huy đúng hoàn cảnh nhé!
Đơn giản là thần kỳ
nhất
Một trong những điều khiến người Bhutan hạnh phúc chính là sự đơn giản. Đôi
khi trong cuộc sống, chúng ta hay quan trọng hóa, phức tạp hóa mọi chuyện và lại
đẩy mình vào sự căng thẳng. Thay vì đó thì hãy cứ đơn giản đi.
Đơn giản không có nghĩa là thế nào cũng được. Lợi ích của đơn giản hóa
chính là bạn có thể sống trong hiện tại, mở rộng cả về vật chất và tinh thần. Bạn
cũng sẽ thích chính bản thân mình hơn, yêu cuộc sống hơn, giải tỏa mọi gánh nặng
để sống có ý nghĩa hơn.
Câu chuyện của chính tác giả khi bán hoặc bị mất những đồ mặc dù những đồ mà
bản thân cô trước đây vô cùng yêu quý đều rời tay cô và bản thân cô không hề muốn
mất, nhưng cô cũng không quá nặng nề mà để tinh thần suy sụp. Việc đơn giản hóa
khiến cô đơn giản cuộc sống hơn rất nhiều.
Bạn hãy tin tôi
đi, có những người trên thế giới này gần như chẳng có gì trong tay và ở trong
những tình cảnh ngặt nghèo hơn rất nhiều so với chúng ta. Nhưng họ vẫn sống sót
và thậm chí họ còn vươn lên rất mãnh liệt.
Ngắm nhìn thế giới
bằng trái tim
Có những người cho rằng sự nghiệp của mình là nhìn ngắm cái đẹp, nhìn ngắm
thế giới. Nhưng nhìn ngắm thế giới là hãy vén tấm màn lên để nhìn thấy những điều
đang thực sự tồn tại, thực sự diễn ra, để tìm ra những ý nghĩa, để hiểu ra vấn
đề và nhìn từ mọi hướng để có thể làm sáng tỏ những ẩn ý.
Những câu chuyện mà chính tác giả kể trong cuốn sách này sẽ cho bạn thế rằng
thế giời này cần được ngắm nhìn bằng cả trái tim. Nhờ việc đi lại từ đầu này
qua đầu kia của trái đất và sống ở những nơi bí hiểm khác mà Linda Leaming đã
thực sự hiểu ra cách thế giới này vận hành và cách con người chúng ta cần nhìn
thế giới này. Và từ những điều đó đã giúp tác giả hiểu ra rằng để ở được phần
này của thế giới, phải bỏ ra quá nhiều công sức. Cuộc sống thật mong manh và mọi
người đều phải dựa vào trí thông minh và khả năng của bản thân.
Đừng mãi khát khao những thứ viển vông, hãy sống với hiện tại, tập trung vào hành trình hơn là chăm hướng đến kết quả.
Thay lời kết
Bhutan đường đến hạnh phúc là cuốn sách hay của LinDa Leaming. Cuốn sách
như là một hành trình tìm đến hạnh phúc của chính tác giả và chính Bhutan đã
cho tác giả hai từ “hạnh phúc”. Chính Bhutan đã thay đổi suy nghĩ, thay đổi
cách sống của con người. Những người Bhutan tận hưởng cuộc sống nhẹ nhàng, chậm
rãi, thư thái hay uống trà để cuộc sống hạnh phúc hơn. Ngắm nhìn nhìn thế giới
bằng trái tim thay vì chỉ ngắm nhìn cái vỏ bên ngoài. Tất cả những thứ tưởng chừng
như nhỏ bé đó lại là điều khiến cho chính bản thân bạn hạnh phúc. Cuốn sách là
tập những câu chuyện, góc nhìn nội tâm, những ấn tượng và những gợi ý về những
điều nổi bật đã dắt tác giả vào con đường đi tìm sự an yên và hài lòng. Hi vọng
sau khi đọc xong cuốn sách này, các bạn sẽ tìm được sự an yên, hiểu thêm về hạnh
phúc, và đi tìm được điều mà cả thế giới đều mong muốn!
Hãy coi nó như là
một sự quyến rũ, một cú hích, một bước đưa bạn lên đỉnh của những ngọn núi đầy
tính ẩn dụ để trầm mình vào bầu không khí hiếm có của thiên đàng – với ánh sáng
rạng ngời và quang cảnh đẹp tuyệt trần.
Review chi tiết bởi Huy Dũng - Bookademy
Hình ảnh: Huy Dũng - Bookademy
______________
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
5,246 lượt xem