Trang Nguyễn@Viện Sách - Bookademy
5 năm trước
[Review Sách] “Dare To Lead - Dám Lãnh Đạo”: Bước Nhảy Vọt Của Sự Liều Lĩnh Vĩ Đại.
“Bạn
có muốn trở thành nhà lãnh đạo không?”. Tôi tin là khi được hỏi câu này với 100
người thì có tới 99 người sẽ trả lời là Có.
Vì lý do đơn giản là khi được trở thành Sếp,
sẽ có được nhiều tiền, sẽ được mọi người tôn trọng,… Nhưng hiếm có ai ngồi lại
và suy nghĩ rằng: Để trở thành nhà lãnh đạo của mọi người, trước tiên bạn phải
trở thành lãnh đạo của chính mình, vượt qua nỗi sợ hãi, để trở thành một nhà
lãnh đạo táo bạo. Hay cả cái giá mà một người lãnh đạo phải đánh đổi, phải
chăng đâu phải ai cũng đủ dũng cảm để trả một cái giá quá đắt như vậy. Cuốn
sách Dare To Lead của tác giả Brené Brown
không dạy các bạn có được một vị trí của nhà lãnh đạo trong các công ty ngoài kia,
mà nó đi sâu vào bên trong nội tâm con người, đi tới những góc khuất của nỗi sợ
hãi, đưa bạn vượt qua những rào cản ấy, để giúp bạn trở nên dũng cảm tạo những
bước nhảy cao của cuộc đời.
Tổng thống thứ 26 của Hoa Kì Theodore Roosevelt đã nói: “Vinh quang không thuộc về kẻ hay chỉ trích phê phán, kẻ chỉ ra người ta đã vấp ngã thế nào và huênh hoang rằng mọi việc lẽ ra phải được làm tốt hơn nữa. Vinh quang thuộc về những con người đang thực sự ở trên chiến trường, với khuôn mặt thấm đẫm bụi bặm, mồ hôi và cả máu; những người không ngừng dũng cảm chiến đấu; những người dù làm sai nhưng không ngần ngại thử thách lần này qua lần khác,… người khi ở đỉnh cao chiến thắng biết rằng cuối cùng sẽ là sự hân hoan của những thành tựu to lớn, và cũng là người, mà khi thất bại nặng nề nhất, hiểu rằng ít nhất mình đã dám liều lĩnh một cách vĩ đại” hay như tác giả đã viết Nếu bạn dám mạo hiểm, thì chắc chắn sẽ có một lúc nào đó bạn phải chịu vấp ngã. Nếu bạn chọn trở nên can đảm, chắc chắn bạn sẽ phải nếm mùi của thất bại, chán nản, thậm chí là đau khổ. Đó là lý do tại sao chúng ta gọi ấy là can đảm. Đó là lý do tại sao nó lại hiếm hoi. Nói thì dễ lắm, vì ai chẳng biết là sự thất bại dù có không muốn cũng sẽ đến trong cuộc đời ta và khi ngã thì phải đứng dậy, nhưng lại chỉ có ít người dám đứng dậy và bước tiếp và tiếp tục đương đầu với khó khăn. Hay có rất nhiều người đứng dậy nhưng lại phủi bụi hết những thất bại ấy, rồi sai lầm lại lặp lại sai lầm. Những điều ấy, tựa chung lại, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta đang sợ! Sợ phải đương đầu với thất bại, sợ bước ra khỏi vùng an toàn của mình, sợ bị tổn thương, sợ mình không làm gì nên hồn cả,… Ngày ngày, chúng ta cứ ôm dồn nỗi sợ ấy, và vô hình chung chúng ta đang tự tạo ra những lá chắn tưởng như có thể bảo vệ mình nhưng lại đang bóp nghẹt mình! Thế mới nói, đó là lý do tại sao lòng can đảm lại hiếm hoi.
Chiến đấu với Sự tổn
thương
Sống đúng với Giá
trị của Chúng ta
Đương đầu với Lòng
tin
Học cách Trỗi dậy
Kĩ năng nền tảng để xây dựng lòng can đảm
là sự sẵn sàng và khả năng chiến đấu với sự tổn thương. Không có kĩ năng cốt
lõi này, ba bộ kĩ năng còn lại không thể đưa vào thực tế. Bốn bộ kĩ năng này
tương ứng với bốn phần của cuốn sách. Áp dụng được các kĩ năng này, bạn sẽ trở
thành một nhà lãnh đạo táo bạo. Phương pháp này đã được thử nghiệm trong hơn 50
tổ chức với khoảng 10.000 cá nhân, và kết quả là quá trình này có tác động tích
cực đáng kể, không chỉ ở cách người lãnh đạo thể hiện với nhóm của họ, mà còn
trong sự thể hiện của chính bản thân
nhóm đó.
SÁU ẢO TƯỞNG VỀ SỰ TỔN
THƯƠNG
Ảo
tưởng 1: Sự tổn thương là điểm yếu
Khi đứng đối diện với hàng trăm binh sĩ lực
lượng quân sự đặc nhiệm tại một căn cứ Trung Tây, tác giả quyết định hỏi những
người lính dũng cảm này: “Sự tổn thương là một loại cảm xúc chúng ta trải qua
trong những giai đoạn mơ hồ, nguy hiểm và những cảm xúc trần trụi. Bạn có thể
cho tôi dù chỉ một ví dụ về lòng can đảm mà không cần trải qua sự tổn thương của
chính bạn hoặc một người lính khác không?”
Một sự im lặng tuyệt đối. Cuối cùng, một
anh chàng lên tiếng: “Không, thưa bà! Ba năm ở chiến trường, tôi không thể nghĩ
đến dù chỉ một hành động của lòng dũng cảm mà không phải đối mặt với tổn thương
to lớn.”
Vì vậy, chúng ta có thể tóm gọn lại là Sự tổn thương không phải là điểm yếu. Nó làm
bùng lên sức mạnh của lòng can đảm.
Ảo
tưởng 2: Tôi không chọn bị tổn thương
Cuộc sống hàng ngày của chúng ta được xác định bởi những trải nghiệm của sự mơ hồ, nguy hiểm. Chúng ta không có quyền khước từ nó, nhưng có hai lựa chọn như sau: Bạn có thể lựa chọn bị tổn thương hoặc để sự tổn thương lựa chọn bạn. Lựa chọn nắm bắt sự tổn thương của chính mình và bị tổn thương một cách có ý thức tức là học cách chiến đấu với loại cảm xúc này và thấu hiểu cách nó thúc đẩy suy nghĩ và hành vi của ta, từ đó chúng ta có thể đường đường chính chính sống với những giá trị của bản thân. Ngược lại, nếu chúng ta không chủ động lựa chọn sự tổn thương nghĩa là để cho nỗi sợ hãi điều khiển suy nghĩ và hành vi, hay thậm chí là nhận thức của chúng ta.
Ảo
tưởng 3: Tôi có thể vượt qua một mình
Một trong những ảo tưởng xung quanh sự tổn
thương là “Tôi có thể vượt qua một mình”. Tuy nhiên, câu nói này thực chất đang
đi ngược lại tất cả những hiểu biết, kiến thức về thần kinh học con người.
Chúng ta vốn được thiết lập để kết nối. Nhà thần kinh học John Cacioppo đưa ra
lập luận rằng: Chúng ta không nhận được
sức mạnh từ chủ nghĩa cá nhân khắc khổ,
mà nhận được từ khả năng hoạt động tập thể, cùng nhau lập kế hoạch, giao tiếp
và làm việc. Bản chất của chúng ta về thần kinh, nội tiết tố và di truyền đều hỗ
trợ sự phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn là tồn tại độc lập.
Và 3 ảo tưởng còn lại mà tác giả đề cập đến
là: Bạn có thể sắp đặt để sự tổn thương không còn mơ hồ và khó chịu, lòng tin
trở thành sự tổn thương, sự tổn thương chính là sự vạch trần.
TIẾNG GỌI CỦA LÒNG CAN ĐẢM
Thử tưởng tượng, bạn đang sắp xếp rõ ràng
nhất về từng mốc thời gian của từng việc cho người khác, và đột nhiên người
khác lại nói rằng: “Thực ra cậu không giỏi trong việc ước tính thời gian”; hay
như việc bạn đang làm một vị sếp và bị người khác nói rằng: “Bạn không giỏi
trong việc quản lý dự án”. Ngay lúc này, bạn sẽ trở thành một con nhím xù lông,
bởi từ trước tới nay bạn vẫn luôn tự hào về những kĩ năng ấy. Nhưng khoan hãy
chuẩn bị tìm một đống sách dạy về 2 kĩ năng ấy, hãy ngồi xuống nghe câu chuyện
này đã:
Yoda đang cố dạy Luke cách sử dụng Thần lực và các mặt
tối của Thần lực - sự giận dữ, nỗi sợ hãi và sự hung hăng - đang kìm hãm anh
ta. Luke và Yoda đang tập luyện ở trong đầm lầy, khi Luke chỉ về một hang động
tăm tối dưới gốc cây khổng lồ, nhìn vào Yoga và nói: “Có gì đó không ổn ở đây…
Tôi thấy lạnh. Cái chết.
Yoda giải thích với Luke rằng cái hang rất nguy hiểm
và là nơi bùng phát mặt tối của Thần lực. Luke có vẻ bối rối và sợ hãi, nhưng
phản ứng của Yoda chỉ đơn giản là: “Anh phải đi vào trong”
Khi Luke hỏi có gì trong hang, Yoda giải thích: “Chỉ
có những gì anh mang theo bên mình” .
Luke đeo vũ khí lên người, Yoda đưa ra một lời khuyên
ám ảnh: “Vũ khí của anh, anh sẽ không cần đến chúng”. Dù vậy, Luke vẫn mang
theo một thanh kiếm ánh sáng bên mình.
Cái hang rất tối và đáng sợ. Khi Luke chầm chậm đi qua
nó, anh phải đối mặt với kẻ thù của mình, Darth Vader. Cả hai rút ra thanh kiếm
ánh sáng của họ, và Luke nhanh chóng chém đứt đầu của Vader. Cái đầu lăn xuống
đất là chiếc mặt nạ bị thổi bay. Chỉ có điều, đó không phải là khuôn mặt của
Darth Vader; đó là khuôn mặt của Luke. Luke đang nhìn chằm chằm vào cái đầu của
chính mình nằm ngổn ngang trên mặt đất.
Câu chuyện này có thể khiến chúng ta hiểu
được rằng, có thể vấn đề không hẳn nằm ở việc ước tính thời gian và kĩ năng quản
lý dự án, mà chủ yếu đến từ nỗi sợ hãi của chúng ta. Phải chăng chúng ta đang cố
viết các mốc thời gian mà ta đã áp đặt lên người khác, và chắc chắn kẻ thù lớn
nhất không phải là thiếu kĩ năng ước lượng mà là thiếu nhận thức cá nhân. Bạn
hiểu ý tôi nói chứ? Tức là thực ra việc chúng ta “sắp xếp” thời gian ấy được
thúc đẩy bởi sự phấn khích hoặc tham vọng. Chúng ta lao vào những mốc thời gian
không khả thi này vì chúng ta đang cảm thấy sợ hãi, thiếu thốn và lo lắng (ví dụ:
Nếu chúng ta không nhanh chóng hoàn thành, ai đó sẽ nghĩ về ý tưởng này trước
khi chúng ta kịp hoàn thành nó) hoặc ngoài những công việc ấy thì còn có hàng
tá các công việc khác đang chờ chúng ta. Vậy thì, phải chăng chúng ta đang tự
chặt đầu mình bằng một thanh kiếm ánh sáng?
Nhà văn Joseph Campbell đã đưa ra lời kêu
gọi lòng can đảm tinh túy nhất cho các nhà lãnh đạo: “Nơi hang tối nhất mà bạn
đang sợ hãi tiến vào chính là kho báu mà bạn tìm kiếm”
Kho báu tôi đang tìm kiếm là gì? Ít sợ hãi hơn, ít
thiếu thốn hơn và ít lo lắng hơn. Ít cảm giác đơn độc hơn. Cùng nhau làm việc
tích cực hơn để hướng tới những mục tiêu khiến tất cả chúng ta hứng thú.
Cái hang nào mà tôi phải tiến tới? Tôi đang sợ phải thừa nhận rằng tôi không biết cách làm một số thứ mà tôi nghĩ rằng tất cả rằng “những nhà lãnh đạo thực sự” đều biết làm. Tôi không muốn chia sẻ rằng khi cảm thấy sợ hãi, tôi sẽ đưa ra những quyết định tồi tệ, tôi đã cảm thấy bế tắc và sợ hãi, mệt mỏi và cô độc rất nhiều lần trong thời gian gần đây.
Lời
kết
Như tác giả đã viết: “Muốn trở thành người
dẫn đầu, xây dựng được một tập thể gắn kết và hoạt động hiệu quả, hãy dấn thân
vào những cuộc nói chuyện gai góc và bằng tất cả trái tim mình”. “Bằng tất cả
trái tim mình” là như thế nào?. Đó là hãy cháy hết mình, khi đã làm thì hãy làm
bằng tất cả khả năng mình có thể, để không khỏi hối hận về những gì mình đã
làm. Và khi mọi chuyện có xảy ra không theo ý muốn đi chăng nữa, đừng hối hận,
hãy cảm ơn vì ít ra bạn đã thử. Một quyết định táo bạo!
Review chi tiết bởi Minh Trang - Bookademy
______________
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông
tin thú vị về sách tại link: Bookademy
Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,547 lượt xem