Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Tóm tắt & Review] "Định Luật Murphy": Mọi Bí Mật Tâm Lý Thao Túng Cuộc Đời Bạn

Nếu một điều tồi tệ có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra!

Khi một món đồ quan trọng bị rơi, nó có xu hướng lăn tới dưới ngăn tủ nặng nhất.

Khi hai tay bạn cầm đầy đồ đạc, mũi bạn bắt đầu ngứa.

Khi bạn sợ gặp một người nào đó ở bên ngoài, bạn luôn vô tình gặp phải người đó.


"Có phải hằng ngày bạn hay gặp những chuyện dở khóc dở cười tương tự như vậy? Những hiện tượng này đều có thể giải thích bằng một khái niệm tâm lý học thú vị: Định luật Murphy. Nó nhắc nhở chúng ta rằng việc xấu luôn có “cơ may” cao hơn và sai lầm luôn là một phần của thế giới này. Dù cho mỗi chúng ta đều cố gắng hết sức để tránh khỏi sai lầm, nhưng trên thực tế đó là điều bất khả thi."


Cuốn sách “Định luật Murphy - Từ Thính Phong” cung cấp một cái nhìn tổng quan về lý thuyết Murphy, một tập hợp các quy luật về việc gì cũng có thể sai lầm. Tác giả đã viết cuốn sách một cách dễ hiểu, hài hước và giới thiệu các quy luật cụ thể và cách sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày.

Một điểm mạnh của cuốn sách này là tác giả sử dụng các ví dụ và trò chơi để giải thích các quy luật. Điều này giúp độc giả dễ dàng hiểu và ghi nhớ các định luật. Cuốn sách cũng chứa nhiều thông tin hữu ích về việc cải thiện quá trình suy nghĩ và quản lý rủi ro.

Tuy nhiên, một điểm chưa nổi bật của cuốn sách này là nội dung có thể trở nên trùng lặp và sảy ra trong một số chương. Ngoài ra, một số định luật Murphy có thể không được áp dụng hoàn toàn trong môi trường kinh doanh hoặc công việc khác nhau.

Cuốn sách Định luật Murphy - Từ Thính Phong là một tài liệu hữu ích dành cho những người muốn tìm hiểu về lý thuyết Murphy và cách sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Nó cung cấp những lời khuyên và kinh nghiệm hữu ích cho việc quản lý rủi ro và cải thiện quá trình suy nghĩ. Tuy nhiên, người đọc cần lưu ý rằng một số nội dung có thể trở nên lặp lại và không hoàn toàn áp dụng cho môi trường kinh doanh hoặc công việc cụ thể.

10 Điều nổi bật mà cuốn sách nói đến:
  1. Cuốn sách giới thiệu về lý thuyết Murphy dành cho tất cả mọi người.
  2. Murphy là một tập hợp các quy luật về việc gì cũng có thể sai lầm.
  3. Lý thuyết được sử dụng để giải thích và dự báo các sự cố xảy ra.
  4. Cuốn sách giới thiệu các quy luật cụ thể và cách sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày.
  5. Định luật Murphy được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như kỹ thuật, kinh doanh, quản lý, v.v.
  6. Cuốn sách sử dụng các ví dụ và trò chơi để giải thích các quy luật.
  7. Định luật Murphy giúp ta cải thiện quá trình suy nghĩ và quản lý rủi ro.
  8. Sách gồm các chương về sự cố, suy nghĩ, quản lý, v.v.
  9. Tác giả sử dụng phong cách viết dễ hiểu và hài hước.
  10. Định luật Murphy là một tài liệu hữu ích cho những người muốn cải thiện kỹ năng quản lý và giải quyết sự cố.


Từ Thính Phong là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất và đam mê tâm lý học, thích nghiên cứu các tác phẩm tâm lí học trong và ngoài nước, thích viết lách, du lịch và chụp ảnh. Anh đã xuất bản một số lượng lớn các tác phẩm tâm lý học thực hành và được độc giả vô cùng yêu thích. 

Về phần tác phẩm Định luật Murphy - Mọi bí mật tâm lý thao túng cuộc đời bạn, đây là cuốn sách giới thiệu đến người đọc kiến thức cơ bản, hiện tượng thường gặp cùng với các hiệu ứng tâm lý học trong biểu hiện cá nhân, tính cạnh tranh, quan hệ xã hội,... của Murphy thông qua quá trình thực tiễn. Từ đó giúp người đọc hiểu được bản chất của con người, bản chất của xã hội rồi ứng dụng nó vào giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. 

Nội dung cuốn sách bao gồm 9 chương và 8 hiệu ứng và quy luật khác nhau. Trải qua các chương, tác giả sẽ cho ta thấy, biết từng khía cạnh của mỗi hiệu ứng ấy. Sau đây cùng mình điểm qua những trích dẫn hay ho ấy nhé!

Định luật không đáng: Làm những việc không đáng, chi bằng không làm còn hơn

Định luật không đáng thực ra rất đơn giản, hiểu theo nghĩa đen thì nó có nghĩa là đừng làm những việc không đáng làm. Thực hiện những việc vô nghĩa thường mang lại một số bất lợi cho chúng ta. 

Thực hiện những việc vô nghĩa sẽ tiêu tốn thời gian và sức lực của bạn. Trong khi đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nguồn lực này vào những việc hữu ích. 

Thực hiện những việc vô nghĩa sẽ khiến bạn hiểu nhầm rằng bản thân đang hoàn thành một số việc, thế nhưng thực chất những việc này lại chẳng hề có nghĩa lí gì với bạn , bạn chỉ đang tốn công vô ích mà thôi. Nếu không ai cảm kích việc bạn mất ăn mất ngủ hoàn thành những việc đó, bạn sẽ thấy thất vọng và buồn bã. 

Nếu bạn làm việc vô nghĩa và còn không làm tốt việc này, không đạt được hiệu quả như mong muốn thì rất có khả năng sẽ khiến cấp trên không hài lòng, thậm chí họ còn nghĩ bạn không biết tự lượng sức mình. 

Nếu muốn tranh làm một việc mà người khác phải hoàn thành, bạn sẽ nhận được kết quả "Làm ơn mắc oán", hơn nữa còn cảm thấy khó xử. Mặc dù định luật không đáng rất đơn giản, nhưng mọi người lại xem thường bỏ qua tầm quan trọng của nó. Hãy nghĩ xem liệu chúng ta có thường xuyên gặp tình huống thế này trong cuộc sống của mình hay không: Thực hiện một việc trong một thời gian dài nhưng cuối cùng lại phát hiện việc này vốn không cần thiết phải hoàn thành; trước khi đi ngủ mới nhận ra những việc ngày hôm nay làm đều không có ý nghĩa gì với bản thân.


Ai đó đã nói thế này: " Người thông minh nhất là những người thờ ơ với điều ít quan trọng, nhưng họ luôn nhạy cảm với những điều khá quan trọng. Những người quá bận tâm tới điều nhỏ nhặt thường sẽ trở nên không có khả năng hoàn thành các công việc lớn lao".

Trong cuộc sống, nhiều người luôn phiền não và hao tổn công sức vào những chuyện nhỏ nhặt. Vì vậy, chúng ta hãy làm những việc đáng làm và có ý nghĩa. 

Neil Simon là một nhà biên kịch nổi tiếng, mỗi vở kịch của ông đều có thể được coi là một tác phẩm kinh điển. Một số người cho rằng, ông có tài năng phi thường, thế nhưng thực tế không phải vậy. 

Trước khi viết kịch bản, Neil Simon thường tự hỏi bản thân mình: Nếu mình có thể khiến mọi nhân vật đi sâu vào lòng người và đồng thời giữ được tính nguyên bản của câu chuyện, thì đâu là tiêu chuẩn đánh giá cho một kịch bản hay.

Cuối cùng, ông đưa ra ba câu trả lời: Câu trả lời đầu tiên có thể được đánh giá là "rất hay", kịch bản đáng để ông dồn hết tâm huyết nghiên cứu và sáng tạo trong vòng 2 năm; câu trả lời thứ hai có thể nói là "tạm ổn" nhưng lại khá vô vị, kịch bản này chỉ đáng bỏ ra một số công sức nhất định để hoàn thành; câu trả lời thứ ba có thể miêu tả là "rác rưởi" và "tầm thường", kịch bản như vậy sẽ không đáng để bắt tay vào viết. 

Chính vì thói quen tốt trước khi viết kịch bản như vậy mà Neil Simon đã không lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa. Ông dồn hết sức lực của mình vào những việc để rồi cuối cùng có được thành công. 

Liên kết kiến thức: Điều đáng làm là gì?

Định luật không đáng cho chúng ta biết rằng, những việc vô nghĩa không đáng để chúng ta đầu tư quá nhiều thời gian và công sức. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có khả năng phân biệt chính xác điều gì đang làm với tất cả sức lực và điều gì không đáng để chúng ta lãng phí thời gian. 

Vậy chúng ta phân biệt loại này như thế nào? Nó phụ thuộc vào 3 yếu tố:

1. Giá trị quan: Nếu điều gì đó phù hợp với giá trị quan của chúng ta thì điều đó đáng làm. Chúng ta sẽ hoàn thành việc đó với tất cả sự nhiệt tình của mình 

2. Tính cách và khí chất: Một người làm gì cũng phải phù hợp với tính cách và khí chất của bản thân. Nếu sự tương phản quá lớn thì rất khó có thể hoàn thành công việc. Ví dụ, một người thích giao tiếp xã hội làm công việc của nhân viên lưu trữ hồ sơ, hoặc một người hướng nội nhút nhát lại phải giao tiếp với người khác hằng ngày, như vậy sẽ rất khó để họ hoàn thành tốt công việc được giao. 

3. Tình hình thực tế: Cùng một công việc nhưng được thực hiện trong hoàn cảnh khác nhau cũng sẽ mang những cảm giác khác nhau. Ví dụ, nếu đang làm công việc lặt vặt trong công ty, bạn sẽ nghĩ rằng nó không đáng để làm. Nhưng khi được thẳng chức lên quản đốc hoặc trưởng phòng, bạn sẽ nghĩ những việc nhỏ nhặt này rất quan trọng và buộc phải sử lí một cách cẩn thận.

Tóm lại, một việc đáng làm cần đáp ứng ba điều kiện: Phù hợp với giá trị quan của chúng ta, thích hợp với tính cách và khí chất của chúng ta sẽ có thể mang lại hy vọng cho chúng ta. 

Công thức Carell

1. Đây là phương pháp thiết thực giúp mọi người loại bỏ phiền muộn. Nó được chia làm ba bước: (1) Loại bỏ nỗi sợ hãi, phân tích tình hình hiện tại một cách lý trí, tưởng tượng tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra.(2) Chấp nhận tình huống xấu nhất, thả lỏng tâm trạng. (3) Dốc hết sức giải quyết vấn đề trước mắt, đảo ngược tình thế bất lợi. 

2. Lo lắng không thể giải quyết được bất kì vấn đề gì mà chỉ khiến sự việc trở nên tồi tệ hơn. Việc chúng ta nên là học cách vận dụng công thức Carnell để loại bỏ tâm trạng tiêu cực, tìm kiếm hy vọng trong tuyệt vọng, và thay đổi mọi việc theo chiều hướng tốt hơn. 

Phương pháp loại bỏ lo lắng này có giá trị thực tế nhất định. Từ quan điểm tâm lý, phương pháp này có thể giúp con người ta tìm thấy hy vọng trong tuyệt vọng, từ đó giúp tâm hồn họ bình yên và thoải mái hơn. Nếu như một người lo lắng, phiền muộn suốt ngày, không có cảm giác thân thuộc trong lòng thì sao người đó có thể làm tốt mọi việc được chứ?

Giáo sư William James,  cha đẻ của tâm lý học ứng dụng có một câu nổi tiếng: "Có thể chấp nhận và biến nó thành sự thật là bước đầu tiên để vượt qua bất cứ điều bất hạnh nào xảy ra sau đó". Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Lâm Ngữ Đường cũng từng nói điều tương tự: "Tâm lý bình tĩnh mới có thể chống đỡ được hoàn cảnh tồi tệ nhất và có thể giúp bạn có được động lực sống mới". Thật vậy, khi chấp nhận kết quả xấu nhất, con người ta không con sợ hãi mất đi một điều gì đó, điều này cũng đồng nghĩa những thứ đã mất vẫn còn hy vọng đạt lại thêm lần nữa. 

Trong cuộc sống thực tế khó tránh khỏi phiền muộn âu sầu. Tránh được một lúc không tránh được cả đời. Đôi khi, càng trốn tránh thì lại càng nhiều có thêm nhiều phiền phức, chi bằng chúng ta lựa chọn đối diện trực tiếp với nó. Học cách dùng công thức Carell để loại bỏ phiền muộn, tìm thấy hy vọng trong tuyệt vọng, có lẽ cuộc sống chúng ta từ nay sẽ trở nên khác đi. 

Định luật Keeley: Cốt lõi của thành công là không bị thất bại ảnh hưởng


Diễn giả truyền cảm hứng Anthony Robbins đã nói thế này: "Trên đời này không có thất bại, chỉ có tạm dựng thành công, bởi vì quá khứ không đồng nghĩa với tương lai". Có thể thấy, thái độ đối với thất bại rất quan trọng. Thất bại không đáng sợ, điều đáng sợ chính là mắc kẹt trong thất bại và không thể tự giải thoát cho chính mình. 

Định lý Keeley bắt nguồn từ câu nói nổi tiếng của Larry Keeley, tổng giám đốc tập đoàn tư vấn Doblin tại Hoa Kỳ:"Khoan dung với thất bại là một điều vô cùng tích cực mà mọi người có thể học hỏi và áp dụng. Sở dĩ người thành công đạt được thành công là bởi vì họ không bị lung lay bởi thất bại mà thôi". Do đó, người ta gọi mối quan hệ giữa "khả năng thành công" và "khả năng không bị lung lay bởi  thất bại" là "định lý Keely". 


Nều thành công đã ưu ái bạn, hãy kiên định với ước mơ, vì đó là người thầy của bạn. 

Nếu thất bại làm phiền bạn, hãy kiên trì với ước mơ, vì đó là ngọn hải đăng của riêng bạn. 

Nếu tiền bạc và quyền lực cám dỗ bạn,  hãy kiên trì với ước mơ, vì giá trị của nó lớn hơn rất nhiều so với tiền bạc và quyền lực. 

Nếu ước mơ rời bỏ bạn, hãy tự suy ngẫm lại, bạn sẽ sớm nhận ra rằng chính bạn mới là người từ bỏ ước mơ. Vậy thì hãy nhặt nó lên, hãy để nó bay hết đi, biết đâu thành công sẽ cận kề với bạn! 

Nhiều người sợ thất bại, nhưng thật ra thất bại là trạng thái bình thường trong cuộc sống, vì vậy chúng ta phải biết cách chấp nhận thất bại. Người thành công có thể thành công được là do họ không bị lung lay bởi thất bại mà thôi. 

"Thất bại là mẹ thành công". Chúng ta phải biết cách biến thất bại thành sự thành công, không đầu hàng nản chí mà tập trung phân tích nguyên nhân thất bại, rút ra bài học kinh nghiệm để chuẩn bị tốt cho lần thành công tiếp theo. 

Định luật Murphy - Mọi bí mật tâm lí thao túng cuộc đời bạn là một cuốn sách thú vị và hữu ích. Đây là điều mình thốt ra sau khi bắt đầu đọc cuốn sách. Đây không phải cuốn sách về tâm lí đơn thuần, hay mang nhưng điều qua vi mô, cao, ngược lại cuốn sách mang theo những hiệu ứng tâm lí thường gặp, quen thuộc trong đời sống của mỗi người. Điều đó khiến độc giả dễ dàng chiêm nghiệm, tiếp thu. 

Một cuốn sách "toàn chữ" về tâm lý, tưởng chừng như khô khan nhưng lại có một sức hấp dẫn lạ thường và đặc biệt. Những ví dụ mà Từ Thính Phong mang lại rất gần gũi với bạn đọc, thậm chí là thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Sau mỗi hiệu ứng tâm lý, sách có thêm một phần tóm tắt. Phần mà mình luôn đúc kết lại những gì để tiếp thu và ghi nhớ những kiến thức bổ ích. 

Tóm tắt bởi Dương Anh Thư - Bookademy 






--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,986 lượt xem

lh-fulllh-x