Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Tóm Tắt & Review Sách] "Chia Rẽ": Tại Sao Chúng Ta Đang Sống Trong Thời Đại Của Những Bức Tường

Có lẽ mỗi chúng ta – một công dân Việt Nam – khó mà hình dung được sự chia rẽ, mâu thuẫn sâu sắc trên toàn thế giới. Chúng ta hiện nay tiếp cận quá ít và dường như không có về các bức tường đã và đang được xây dựng trên toàn cầu. Có thể đó là những bức tường vô hình, hay cả là hữu hình, nhưng những bức tường này ngày càng làm đậm nét thêm sự chia rẻ đã có từ trước giữa các sắc tộc, tôn giáo, quốc gia ở mọi châu lục. 


Đôi nét về tác giả

Tim Marshall sinh năm 1959, là một ký giả người Anh có hơn 25 năm kinh nghiệm về tin tức đối ngoại. Ngoài vai trò ký giả và biên tập viên, Marshall còn là nhà bình luận khách mời về các sự kiện trên thế giới cho BBC, Sky News,.

Ông đã viết sáu cuốn sách và điều là sách bán chạy. Trong đó nổi tiếng nhất là Những tù nhân của địa lý, được liệt vào danh sách The New York Times Best Sellers, đã được xuất bản ở Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan.

Chia Rẽ: Tại Sao Chúng Ta Đang Sống Trong Thời Đại Của Những Bức Tường?

Tác phẩm này là một quyển sách viết về địa chính trị, nó đề cập đến sự chia rẻ của hầu hết các khu vực trên toàn thế. Từ việc tự cô lập mình bởi Vạn lý hỏa thành của Trung Quốc, đến việc các bức tường đã và đang được xây dựng dọc theo biên giới của nhiều quốc gia như giữa Mỹ - Mexico, Ấn Độ - Bangladesh, giữa các nước Ả Rập theo các dòng hồi giáo khác nhau… Những bức tường ấy được xây lên với nhiều mục đích khác nhau, nhưng dường như có một điểm chung giữa chúng nó là đều làm cho sự chia rẽ ngày càng thêm sâu sắc

Hầu hết, chúng ta đều nhận định việc xây các bức tường là lợi bất cập hại, tuy nhiên đâu đó những bức tường dường như mang lại cho quốc gia xây dựng nên chúng nhiều lợi lộc. Đối với Ấn Độ việc xây dựng bức tường với Bangladesh nhằm hạn chế người nhập cư bất hợp pháp, trong thực tế do nhiều yếu tố khách quan, nhưng nó cũng đã hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Hay là các bức tường của Israel được xây dựng để chống lại các vụ khủng bố liều chết và điều đó có lẽ đã mang lại hiệu quả khi các vụ khủng bố liều chết nhắm vào Israel đã giảm. Bức tường thành công nhất thì chúng ta không thể không nhất đến “Vạn lý hỏa thành” của Trung Quốc, nó đã cô lập không gian mạng của Trung Quốc với thế giới và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngăn chặn thông tin độc hại tiếp cận công dân Trung Hoa.

Các bức tường dù hữu hình hay vô hình, dù vật lý hay tinh thần từ mọi châu lục trên thế giới sẽ được đề cập một cách rõ ràng trong tác phẩm này. Không chỉ thể, tác giả còn phân tích cụ thể nguyên nhân, thực trạng hay hậu quả của từng trường hợp khác nhau. 

Vạn lý hỏa thành – bức tường vô hình ngăn cách người Trung Quốc với thế giới.

 “Các hoàng đế Trung Hoa luôn chật vật để tìm các thống nhất những “tiểu vương quốc” chưa hầu tách rời và chia rẽ của họ thành một khối thống nhất.” Và có lẽ hiện nay Trung Quốc đang tiếp tục quá trình đó, tuy không còn là thống nhất các quốc gia nhỏ lại thành một quốc gia lớn, mà về bản chất thì nó giống nhau. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn gồm nhiều sắc tộc khác nhau, và có nhiều vùng hiện nay tại quốc gia tỷ dân này người không phải người Hán vẫn chiếm đa số như khu vực Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông,… nhưng điều đó đang thay đổi với sự duy cư mạnh mẽ của người Hán vào các vùng này. Sự phân biệt sắc tộc dường như cũng là một bức tường vô hình khác ngăn cách những người Trung Quốc với nhau. Lãnh đạo Trung Quốc luôn muốn đập tan bức tường ngăn cách giữa người dân Trung Hoa, tuy nhiên song song đó họ cũng đang cố gắng xây một bức tường vô hình khác, cách biệt dân cư Hoa Hạ với toàn thế giới.

“Tần Thủy Hoàng đã phá vỡ bức tường nội địa các nước thời chiến quốc chỉ khi ông đã tự tin vào năng lực cố kết các nước lại với nhau. Hơn 2000 năm sau, quyền lực của giới lãnh đạo, và sự thống nhất của người Hán và quốc gia, vẫn là ưu tiên số một. Ngay cả nếu sự thống nhất đó đạt được thông qua một bức tường kỹ thuật số ngăn cách Trung Quốc với phần còn lại của thế giới và chia rẻ chính bản thân của đất nước này”.

Từ những năm đầu tiên internet được phát triển rộng rãi thì chính phủ Trung Quốc luôn tìm cách kiểm soát, ngăn chặn sự kết nối của nhân dân họ với thế giới. Và có lẽ chưa có một quốc gia nào trên thế giới hiện nay có thể thành công hơn Trung Quốc trên phương diện này. 

Vạn lý hỏa thành là một bức tường điện tử được tạo ra và kiểm soát bởi chính phủ Trung Quốc với mục đích chính là kiểm soát thông tin mà người dân Trung Quốc có thể tiếp cận, ngăn ngừa những thông tin độc hại từ bên ngoài. Bức tường này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nó, từ những vụ nổi dậy của người Duy Ngô Nhĩ, hay biểu tình ở Hong Kong khó được tiếp cận bởi người dân Trung Quốc. Cũng từ bức tường này sự khác biệt về cách sử dụng internet của Trung Quốc và thế giới ngày càng khác biệt, đôi khi là dẫn đến chia rẽ một cách sâu sắc.

Sự chia rẽ của Trung Quốc không chỉ thế mà còn có do chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, chia rẽ do tình trạng di cư ồ ạt thiếu kiểm soát… Tất cả đã tạo nên một Trung Quốc vừa thống nhất, vừa chia rẽ.

Hoa kỳ - quá trình xây dựng bức tường ngàn dặm với Mexico

Hoa Kỳ là một quốc gia đa sắc tộc, một quốc gia nhập cư, một quốc gia phát triển số một thế giới. Nhưng hiện nay chính nó cũng phải đối mặt với một trong số những bài toán đau đầu nhất. Bài toán về cách ngăn cản người nhật cư bất hợp pháp, đặt biệt là từ phía nam, nơi có biên giới với Mexico.

Cách giải bài toán đơn giản nhất được các chính trị gia đưa ra là xây dựng bức tường biên giới, nơi sẽ ngăn cách hai quốc gia. Bức tường đó sẽ chạy dài theo biên giới Hoa Kỳ - Mexico cao đến 30m với mục đích ngăn cản tình trạng nhập cư và buôn lậu ma túy xuyên biên giới. Dự án này được thúc đẩy mạnh mẽ nhất dưới thời Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên bức tường này không phát huy hết khả năng của chính nó, nó đã thất bại trong việc ngăn cản người nhập cư và tình trạng buôn lậu xuyên biên giới.

Bức tường biên giới là bức tường dễ thấy nhất ở Hoa Kỳ. Nội tại Hoa Kỳ cũng có những “tấm khiên” vô hình về phân biệt chủng tộc, tôn giáo,… Tất cả đã tạo nên một sự chia rẽ khó có thể hàng gắn tại quốc gia này.


Trung Đông – khu vực chia rẽ nhất toàn cầu

Sự chia rẽ ở Trung Đông mà chúng ta dễ thấy nhất là sự chia rẽ giữ Israel và Palestine và sự chia rẽ giữa Hồi Giáo Sunni và Hồi Giáo Shia.

Jerusalem một nơi xuất phát của ba tôn giáo lớn nhất thế giới đang bị chia cắt bởi bức tường do Israel xây dựng. Một bên của nó là người Do Thái, một bên là người Palestine theo đạo Hồi. Sự đấu tranh giữa tôn giáo đã có từ hàng trăm năm trước, nhưng nó lại được thổi bùng một cách mạnh mẽ sau sự lập quốc của người Do Thái trên mảnh đất mà người Palestine cho là mảnh đất của tổ tiên họ. Cuộc chiến của họ đã diễn ra ngót nghét gần 80 năm và chưa có hồi kết, sự chia rẽ ngày càng thêm sâu sắc khi các bức tường được phía Israel dựng nên để ngăn cách với người Palestine

Chia rẽ giữa Israel với Palestine là do sự khác biệt tôn giác. Tuy nhiên, ở khu vực Trung Đông này tuy theo cùng một tôn giáo, nhưng khác phái cùng chính là nguyên nhân của sự chia rẽ. Hồi Giáo Sunni và Hồi Giáo Shia là ví dụ điển hình nhất. Ả Rập Xê Út là một quốc gia có đông người theo Hồi Giáo Sunny đã và đang xây dựng các bức tường với Syria, Iraq nơi Hồi Giáo Shia đang dần thống trị. 

Tuy nhiên một phần bức tường trên cũng mang mục đích ngăn chặn chiến tranh, khủng bố… Nhưng với mục đích gì thì sự chia rẽ cũng đã và đang ngày càn sâu sắc giữa những nước theo cùng một tôn giáo và trong tương lai trung và dài hạn khó mà hàn gắn với nhau được

Trung Đông là khu vực bất ổn, hàng loạt bức tường biên giới được xây lên giữa các quốc gia với nhau. Nó đã là hệ quả tất yếu cho sự phân chia của Hồi Giáo vào hơn 1300 năm trước. Những bức tường biên giới xây lên nhanh chóng thì cũng có thể phá bỏ chúng một cách dễ dàng. Bức tường vô hình về tôn giáo tồn tại lâu đời như thế khó mà phá bỏ trong một sớm một chiều. 

Có một câu nói nổi tiếng của Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat vẫn đúng với tình hình hiện nay tại Trung Đông: “Dẫu vậy, vẫn còn một bức tường khác. Bức tường này tạo ra một rào cảm tâm lý giữa chúng ta; rào cản của sự nghi kỵ; rào cản của sự chối bỏ; rào cản của nỗi sợ, của sự lừa gạt; rào cản của ảo giác mà chúng ta không hề có bất kỳ hành động, việc làm hay quyết định nào để thay đổi”.

Tiểu lục địa Ấn Độ - nơi tập trung của các mâu thuẫn

Sự mâu thuẫn đầu tiên và dễ nhận thấy tại khu vực là mâu thuẫn về tôn giáo. Lịch sử của cuộc chiến vì tôn giáo ở Ấn Độ đã diễn ra hàng trăm năm qua, từ khi người Hồi giáo đặt chân đến vùng đất này. Sự mâu thuẫn ấy thêm trầm trọng khi tiểu lục địa Nam Á đặt dưới sự cai trị của Thực dân Anh. Những nhà cai trị người Anh, đã tận dụng triệt để chính sách chia để trị để khống chế sự đoàn kết của người dân khu vực này. Điều đó dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng, sự cách biệt của hai tôn giáo ngày càng không thể hòa hợp. Năm 1947 khi Ấn Độ giành độc lập, cả hai tôn giáo điều không thể hòa hợp sống chung trong một đất nước được nữa, bằng sự cẩu thả Thực dân Anh đã vẽ nên biên giới hiện tại của Ấn Độ - Pakistan – Bangladesh.

Sự cẩu thả của Thực dân Anh nhưng trả giá lại chính là người dân của tiểu lục địa này. Pakistan và Bangladesh trong thâm niên 50, 60 của thế kỉ trước họ là một quốc gia, với hai phần lãnh thổ cách nhau hơn 1000km. Năm 1971, do sự người dân Bangladesh đã đòi lập và dưới sự giúp đỡ của Ấn Độ họ đã thành công. Nhưng điều đó lại càng sâu sắc thêm mâu thuẫn với Pakistan. 70 năm qua, hai nước Ấn Độ - Pakistan đã diễn ra nhiều cuộc chiến lớn nhỏ khác nhau, gây thiệt hại về nhân mạng và tài sản cho cả người dân của hai nước.

Sự nghèo đói, thiếu việc làm và bùng nổ dân số cũng dẫn đến sự chia rẽ của người bản địa Ấn Độ và người nhập cư Bangladesh. Để thoát khỏi sự túng quẫn cùng cực của nghèo đói, sự gia tăng của mực nước biển người Bangladesh đã đi di cư sang vùng đông bắc của Ấn Độ - một quốc gia không giàu có gì hơn họ cho lắm. Chính điều đó đã gây ra sự cạnh tranh việc làm giữa người dân đông bắc Ấn Độ và người nhập cư Bangladesh, một bức tường lại được xây lên để chặn dòng người nhập người nhập cư và nhiều cái chết thương tâm cũng đã xảy ra dưới chân bức tường này.


Châu Âu – nơi chia rẻ được bao phủ bởi một liên minh

Châu Âu là một lục địa phát triển sớm và là cái nôi của văn minh hiện đại ngày nay. Nhưng sự phát triển đó là không đồng điều, một Bắc Âu thịnh vượng đối ngược với một Nam Âu đang khủng hoảng, một Tây Âu văn minh phát triển phía ngược lại là một Đông Âu lỗi thời lạc hậu hơn nhiều. 

Mâu thuẫn trong xã hội châu Âu hiện nay bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: các cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng người nhập cư. Từ cuộc khủng hoảng kinh tê năm 2008, Liên minh châu Âu phải dang tay cứu Hi Lạp thoát khỏi cảnh phá sản, vì vậy điều đó đã gây bất mãn cho nhân dân khu vực Tây Âu như Đức và Pháp. Và cũng tại Đức, cuộc tranh cãi về người nhập cư hay sự phân biệt Đông Đức – Tây Đức đã làm cho nước này có những dấu hiệu rạng nứt nghiêm trọng. Tương tự Đức tại Ireland, sự phân biệt trong nội bộ người dân về sự tôn giáo cũng là một ngòi nổ âm ỉ tại quốc gia này.

Brexit – cuộc “ly hôn” lớn nhất 10 năm qua đã làm mâu thuẫn, chia rẽ tại châu Âu và nước Anh thêm sâu sắc. Liên minh châu Âu sau một thời kỳ mở rộng và thu nạp thành viên mới, từ nội tại về các vấn đề tài chính, bình đẳng giữa các quốc gia thành viên… đã khiến cho Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời bỏ liên minh. Tại nước Anh, đã có nhiều sự tranh cãi có nên ở lại Liên minh châu Âu hay không? Đa số cử tri vùng Scotland muốn ở lại liên minh, chính Brexit đã thúc đẩy thêm khát vọng độc thành lập một nước riêng của người dân vùng này. 

Tất cả những điều trên đã khiến chúng ta có cái nhìn sâu hơn về sự đoàn kết của Liên minh Châu Âu và nước Anh. Những thông tin về chia rẽ ở châu Âu dưới như đối với chúng ta nó vô cùng mù mờ, không có cái nhìn tổng quan về lục địa già. Và dường như sau khi chữa lành sự chia rẽ do chiến tranh lạnh thì giờ đây châu Âu đang đối mặt với nhiều sự chia rẽ đến từ cả trong và ngoài châu lục. 

Kiến thức về địa chính trị

Khi gấp quyển sách lại, độc giả càng hiểu rõ về thế giới nơi mình sống. Đâu đó chúng ta hiểu được nguyên nhân của các mâu thuẫn đang diễn ra trên toàn cầu, hiểu được các chính sách của các nước hiện nay. Bài viết này, chỉ là sơ lược về quyển sách khi các bạn đọc sẽ cảm nhận được sự phân tích sâu sắc hơn đến từ tác giả. Nếu bạn là người đam mê tìm hiểu, khám phá về chính trị hay địa chính trị trên thế giới thì đây là quyển sách dành cho bạn!


Tóm tắt và review bởi: Kẻ lười hay viết – Bookademy

Hình ảnh: Yến Phương

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

331 lượt xem

lh-fulllh-x