Tấn Tài Dương@Viện Sách - Bookademy
3 năm trước
[Tóm Tắt & Review Sách ] “Gọi Em Bằng Tên Anh”: Câu Chuyện Tình Yêu Mùa Hè Địa Trung Hải
Gọi em bằng tên anh hay tên tiếng anh Call me by your name là câu chuyện tình yêu bất ngờ và mạnh mẽ nảy nở giữa thiếu niên 17 tuổi tên Elio với Oliver, một học giả người Mỹ là khách trọ mùa hè ở căn biệt thự của ba mẹ Elio tại vùng duyên hải Riviera nước Ý thập niên 1980. Trong những tuần mùa hè sôi động ấy, dòng chảy cuồn cuộn ám ảnh và đam mê bị kìm nén càng làm mãnh liệt thêm tình yêu giữa hai chàng trai trẻ. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay của André Aciman là một khúc bi ca chân thành và cảm động dành cho tình yêu con người. Một quyển tiểu thuyết không thể nào quên được. Tiểu thuyết được chuyển thể thành phim cùng tên và đã đạt nhiều giải thưởng phim điện ảnh hay.
ĐÔI NÉT VỀ NHÀ VĂN ANDRÉ ACIMAN
Là một nhà văn người Mỹ. Sinh ra năm 1951 và lớn lên ở Alexandria, Ai Cập, ông hiện là giáo sư nổi tiếng tại Đại học Trung tâm Đại học Thành phố New York, nơi ông dạy lịch sử của các lý thuyết văn học và các tác phẩm của Marcel Proust. Aciman trước đây đã từng dạy viết văn bản sáng tạo tại Đại học New York và văn học Pháp tại Princeton và Brad College.
Andre Aciman là tác giả của hồi ký Out of Egypt (1995) (Whiting Award) kể về thời thơ ấu của ông ở Ai Cập hậu thực dân. Sách và tiểu luận của ông được dịch sang nhiều thứ tiếng. Ngoài Out of Egypt (1995), Aciman đã xuất bản False Papers: Essays in Exile and Memory (2001), và ba cuốn tiểu thuyết, Harvard Square (2013), Eight White Nights (2010) và Call Me By Your Name(2007) (Lambda Literary Award For Gay Fiction).
NỘI DUNG
Một câu hỏi không rõ chủ ngữ, vị ngữ những cũng vì thế đây vừa là câu hỏi vừa là câu cảm thán sự thật của điều cần làm ở hiện tại. Elio đã say Oliver từ những câu nói đầu tiên tạo ấn tượng mạnh trong chính Elio. “Gặp sau” Hai chữ đó, giọng nói đó, thái độ đó.
Trước giờ, tôi chưa từng nghe ai dùng hai chữ “Gặp sau!" để tạm biệt. Nó có vẻ khắc nghiệt, cụt lủn, xua đuổi, thốt lên với sự bất cần ẩn giấu của những người không quan tâm là sẽ gặp lại hoặc nghe tin về ta nữa hay không. Đó là điều đầu tiên tôi nhớ về anh, và đến tận hôm nay tôi vẫn nghe câu đó. Gặp sau!
Có thể bắt đầu từ ngay ở nơi đó, ngay lúc đó: cái áo, tay áo xắn lên, đôi gót chân tròn của anh thụt ra thụt vào đôi giày vải bạt đã sờn, háo hức muốn thử đi vào lối sỏi dẫn tới ngôi nhà của chúng tôi, vừa bước đi đã vội hỏi, Đường nào ra bãi biển?
Bạn biết đấy, hai chữ Gặp sau! ẩu tả, cộc cằn, tôi nghĩ đây là cách tạm biệt chúng tôi từ khi tới. Tôi đã chịu đựng anh ta, thật đáng sợ. Loại sợ không cắt nghĩa được.
Nhận khách trọ hè là cách bố mẹ tôi giúp các giảng viên đại học trẻ chỉnh sửa bản thảo trước khi xuất bản. Cứ sáu tuần mỗi mùa hè, tôi phải dọn trống phòng ngủ của mình, chuyển xuống căn phòng kế dọc hành lang, căn phòng này nhỏ hơn, xưa là của ông tôi. Trong những tháng mùa đông, khi chúng tôi ở thành phố, nó trở thành căn phòng kho tạm, phòng trữ đồ, cũng như phòng áp mái, nơi có tin đồn là người ông có cùng tên với tôi vẫn nghiến răng trong giấc ngủ vĩnh hằng. Khách trọ hè chẳng phải trả tiền bạc gì, được hưởng mọi thứ trong nhà, và về cơ bản thì được làm bất cứ gì họ ưng, miễn là họ dành chừng một giờ mỗi ngày để giúp ba tôi viết thư từ, và giấy tờ nhiều loại. Họ trở thành người nhà, và sau mười lăm năm như vậy, chúng tôi đã quen với từng cơn mưa bưu thiếp và quà cáp không chỉ vào mùa Giáng sinh mà trải dài suốt năm từ những con người giờ đây hết lòng tận tụy với gia đình tôi, và sẵn sàng đi chệch khỏi lộ trình châu Âu của họ để cùng gia đình mình tạt qua B. một hai ngày, và hồi tưởng về nơi ăn chốn ở xưa.
Tôi quyết định đưa anh tới đó bằng xe máy. Đi xe thì chuyện trò cũng chẳng hơn gì lúc đi bộ. Dọc đường, chúng tôi dừng lại uống nước. Quán cà phê tối thui, vắng ngắt. Chủ quán đang lau sàn bằng dung dịch hăng mùi Amoniac. Chúng tôi vội vã bước ra ngoài. Một con chim sáo lẻ loi đậu trên một cây thông Địa Trung Hải hót vài tiếng, tiếng hót lập tức chìm lịm giữa cơn xào xạc của bọn ve sầu.
Anh hỏi :”Ở đây thì người ta làm gì ?" - Tôi đáp lại trong cơn khát còn đọng lại ở cổ "Chẳng gì cả. Chờ mùa hè hết thôi."
"Vậy thì mùa đông người ta làm gì ?" -
Tôi mỉm cười, nghĩ tới lời đáp mình sắp nói ra. Anh hiểu ý và bảo
"Đừng có nói là người ta chờ mùa hè lại tới ?"
Tôi thích người ta đọc được ý nghĩ của mình.
Anh nhận ra cái gọi là chuyện nhàm sau bữa chiều sớm hơn những người trước đây.
"Thực ra, mùa đông thì nơi này rất u ám, tối tăm. Chúng tôi về hưởng Giáng sinh. Chứ không thì đây chỉ là thị trấn ma."
"Mà dịp Giáng sinh ở đây, mọi người làm gì ngoại trừ nướng hạt dẻ và uống rượu nóng đánh trứng ?"
Anh đang châm chọc. Tôi cười đáp lại như trước. Anh hiểu ý, tôi không nói, cả hai cười vang.
Nhưng chuyện có thể bắt đầu khá lâu sau đó mà tôi không hề hay biết gì cả. Bạn nhìn một người, nhưng bạn không thật sự thấy người đó, cứ như người đó nấp sau cánh gà. Hoặc là bạn thấy, nhưng chẳng nhận ra gì hết, chẳng "nắm bắt" được gì hết, và trước khi bạn nhận ra sau một sự hiện diện, hoặc thứ gì đó khiến bạn khó chịu, sáu tuần lễ mà bạn có đã trôi qua gần hết, và người đó hoặc đã đi rồi, hoặc sắp sửa rời xa, và bạn đơn giản là đang vật vã cố chấp nhận một điều gì đó mà bạn không hề biết, điều đó đã được trù tính nhiều tuần ròng ngay trước mắt ta, có tất cả các triệu chứng của cái mà ta buộc phải gọi là Tôi muốn. Bạn sẽ hỏi rằng cớ gì tôi lại không biết ? Tôi biết thế nào là khao khát khi tôi thấy được - vậy mà lần này, nó hoàn toàn vuột mất. Tôi cứ tìm kiếm nụ cười xảo quyệt, thình lình làm mặt anh sáng bừng mỗi lần anh đọc được ý nghĩ của tôi, trong khi cái tôi thật sự muốn là da, chỉ da thôi.
Năm đó tôi mười bảy, người nhỏ tuổi nhất trên bàn ăn, và là người ít được kẻ khác lắng nghe nhất, tôi đã tập một thói quen là dồn càng nhiều thông tin vào càng ít chữ càng tốt. Sau khi giải thích xong, tôi nhận ra ánh mắt nhìn tôi tha thiết đến từ bên trái. Nó làm tôi phấn khích tự hào, rõ ràng là anh quan tâm - anh thích tôi. Vậy thì đâu có gì khó khăn như tôi tưởng. Nhưng rồi lúc nói xong, tôi quay sang đối mặt, nhìn vào mắt anh thì lại gặp cái nhìn chằm chằm lạnh lùng - buốt giá. Cái ánh mắt ngay lập tức thành ra hằng hộc và trơ trơ gần như là ác độc.
Lần duy nhất anh không tập là khi người ta phẫu thuật cho anh. Khi tôi hỏi phẫu thuật gì, câu trả lời mà tôi tự hứa với lòng là không bao giờ xúi anh thốt ra, nó tới với tôi như cú bật của hình nộm lò xo trong hộp, trên mặt nó là nụ cười ngớ ngẩn. “Gặp sau!”
Ánh mắt sắt đá đó luôn trở lại. Một ngày nọ, trong khi tôi đang tập guitar ở cái chỗ đã trở thành "bàn của tôi" ở sân sau cạnh hồ bơi và anh đang nằm trên cỏ gần đó, tôi nhận ra ánh mắt kia ngay. Anh nhìn tôi chằm chằm trong khi tôi tập trung nhìn cần đàn, và rồi tôi đột nhiên ngẩng mặt lên để xem anh có thích đoạn tôi đang chơi, nhìn nó kìa: sắc lẻm, tàn độc, như một lưỡi dao lóe sáng lập tức sựt tay lại ngay khoảnh khắc nạn nhân bắt gặp nó. Anh cười nhạt với tôi như ý nói "Giấu làm gì nữa !"
"Thôi khỏi giải thích đi. Cứ chơi lại lần nữa đi." Anh nói
"Nhưng tôi tưởng anh ghét nó !" - Tôi hằng hộc
"Ghét nó ? Sao em lại nghĩ vậy ?" - Anh ấy hỏi
Chúng tôi cãi qua cãi lại
"Cứ chơi đi, được không ?"
"Bản đó luôn hả ?"
"Bản đó luôn"
Chị theo tôi đến giữa quãng và, tựa vào khung gỗ cửa sổ, nghe một lát.
"Em đổi rồi. Không phải bản đó. em đã làm gì vậy ?"
"Tôi chỉ đánh theo cách Liszt sẽ chơi nếu ông ta cải biên nó"
"Đánh lại lần nữa đi mà"
Tôi thích cách anh giả vờ bực tức. Nên tôi bắt đầu đánh bản đó lần nữa.
Sau một lúc: "Tôi không tin nổi, em lại đổi nữa rồi."
"À thì đâu có bao nhiêu. Đây là cách Busoni chơi, nếu ông ta cải bản của Liszt"
"Em không chơi nhạc Bach theo đúng như Bach đã soạn được hay sao ?"
"Nhưng Bach chưa từng soạn cho đàn guitar. Có thể ông cũng chưa từng viết nó cho đàn Harpsichord. Thực ra thì ta còn không chắc đó là của Bach soan"
"Thôi, coi như chưa hỏi"
"Được rồi, được rồi, không cần phải bực vậy chứ ?" - tôi nói. Đến lượt tôi giả vờ thuận lòng.
"Đây là Bach do tôi cải biên mà không có Busoni và Liszt. Bản này của một Bach rất trẻ, được dành riêng cho anh trai của ông"
Chúng tôi - và hẳn anh đã nhận ra tín hiệu khá lâu trước tôi - đang tán tỉnh nhau. Lát sau, trong buổi tối đó tối ghi vào nhật ký của mình : Lúc tôi nói rằng tôi tưởng anh ghét bản nhạc, tôi đã phóng đại. Điều tôi muốn nói là: tôi tưởng anh ghét tôi. Tôi đã hi vọng anh sẽ thuyết phục tôi tin điều ngược lại - và anh đã làm vậy, một lát. Cớ gì sáng hôm sau tôi lại không tin ?
Trong lời hứa ấy, tôi đã quên đánh dấu một điều là sự lạnh lùng và hờ hững có thể lập tức hủy bỏ mọi hòa hoãn cùng cam kết đã ký trong những thời khắc tươi vui hơn...
Không phải là ngọn lửa đam mê không phải là ngọn lửa tàn phá, mà là thứ gì đó gây tê liệt, giống như lửa từ những quả bom chùm hút dưỡng khí xung quanh, rồi để lại ta hổn hển vì như vừa bị đá vào bụng và một khoảng nhạt đã xé mọi mô phổi sống và làm khô miệng ra, và ta không mong ai cất tiếng, bởi tim ta bị nghẽn và đập nhanh tới nỗi nó sẽ bắn ra những mảnh gương sớm hơn bất kỳ thứ gì khác chảy qua các thất hẹp của nó. Lửa như nỗi sợ, nỗi hoảng loạn, biết đâu chỉ một phút thế này nữa thôi, tôi sẽ chết nếu anh không gõ cửa phòng mình, nhưng tôi sẽ chết còn sớm hơn nếu anh chẳng bao giờ gõ, hơn là gõ bây giờ. Tôi đã học cách để cửa sổ mái mở hờ, và tôi sẽ nằm trên giường, mặc mỗi áo choàng tắm, cả thân người tôi như rực lửa. Lửa như một lời cầu xin rằng, làm ơn, làm ơn nói với tôi tằng tôi sai, nói với tôi rằng tôi tưởng tượng ra mà thôi, và nếu đúng là anh thấy vậy thì anh là con người độc địa nhất trên đời. Rồi rốt cuộc một buổi chiều anh bước vào phòng tôi mà không gõ, như thể được những lời cầu nguyện của tôi vời đến, và hỏi tại sao tôi không ở bãi biển cùng những người khác, và tất cả những gì tôi có thể nghĩ để nói, dù tôi không thể khiến mình nói ra. Để được bên anh. Để được bên anh, Oliver.
Đó là lúc tôi quyết định truyền đạt mà không hề nhút nhích hay động cựa một cơ nào trên người, rằng tôi sẽ đầu hàng nếu anh ép, rằng tôi đã đầu hàng sẵn rồi, đã là của anh, tất cả của anh, có điều đột nhiên anh biến mất và điều đó quá thật chứ không như mơ, vậy mà tôi bị thuyết phục rằng tất cả những gì tôi muốn kể từ ngày đó trở đi anh làm đúng điều mà anh đã làm trong giấc ngủ của tôi.
Ngạc nhiên, Anh xin lỗi và có hỏi anh ấn trúng "dây thần kinh gì đó hay không ?" - anh không cố ý làm tôi đau. Nếu anh ngờ rằng anh làm tôi đau hoặc chạm tôi không đúng các, hẳn anh đã cảm thấy rất là mất mặt. Tôi không hề muốn làm cho anh nản. Tôi buôn ra một câu "đau, có đau", và sắp sửa bỏ qua chuyện đó.
Anh vẫn có vẻ ngạc nhiên vì phản ứng của tôi, nhưng tỏ ý tin là tôi bị đau thật, trong khi tôi giấu giếm lý do. Về sau tôi biết rằng đó là khả năng sắc bén khi xử lí những tín hiệu mâu thuẫn, tôi không mảy may nghi ngờ rằng anh vốn đã nghi ngờ gì đó.
"Nào, để tôi giúp cho" - anh đang thử tôi và tiếp tục xoa vai tôi.
"Thư giãn đi" - anh nói trước mặt mấy người kia.
"Nhưng thôi đang thư giản mà" - tôi nói với anh
"Em cứng đờ như cái băng ghế này vậy. Cảm nhận đi" - anh nói với Marzia, một trong những cô gái gần chúng tôi nhất.
"Căng quá mà" - tôi cảm nhận bàn tay của cô gái trên lưng mình
"Đây" - Anh ra lệnh, ấn lòng bàn tay phẳng của cô vào lưng tôi
"Thấy không ! Em ấy nên thả lỏng hơn nữa" - anh nói
"Em nên thả lỏng hơn nữa" - Marzia lặp lại
Có phải vậy nên người ta mới dùng chữ "có lẽ" trong khi họ không muốn nói "được" nhưng lại mong bạn sẽ nghĩ đó là "không" trong khi thật ra họ muốn nói, Làm ơn, hỏi tôi thêm lần nữa, rồi một lần nữa đi mà ?
Tôi có thể phủ nhận rất nhiều thứ - rằng tôi thèm chạm vào đầu gối và cổ tay anh khi chúng ngời rạng dưới ánh mặt trời, hầu như chưa từng thấy ai như vậy; rằng tôi thúc chiếc quần short của anh dường như bị ố mãi một màu đất sét, mà sau nhiều tuần, màu ấy cũng trở thành màu da của anh; thích tóc anh càng ngày càng vàng, bắt nắng ngay cả khi mặt trời chưa mọc hẳn đầu ngày; thích chiếc áo sơ mi dợn sóng màu xanh dương càng dợn sóng hơn khi anh mặc nó vào những ngày nhiều gió ở sân trong cạnh bể bơi, trên nếp vài là mùi da và mồ hôi, chỉ cần nghĩ tới bấy nhiêu là đủ khiến tôi có hứng rồi. Tất cả những điều này, tôi có thể phủ nhận hết. Rồi tin vào những lời phủ nhận của mình.
Điều đánh đố tôi là anh dường như không quan tâm hay nhận ra là tôi cũng đeo sợi dây chuyền ấy. Cũng như rất có thể anh vừa không quan tâm, vừa không nhận ra mỗi lần mắt tôi nhìn dọc theo chiếc áo choàng tắm và cố mường tượng ra được vật biến chúng tôi thành hai kẻ thân thuộc giữa chốn xa lạ. Ngoại trừ gia đình tôi, rất có thể anh là người Do Thái duy nhất khác từng đặt chân tới B. Nhưng không như nhà tôi, anh cho bạn thấy điều đó ngay từ đầu. Nhà tôi không phải dân Do Thái lộ liễu.
Bố tôi nói "Một gã thật dí dỏm, mà cũng cũng cực thông minh"
"Ông nghĩ thật vậy à chuyên gia ?" - Oliver cắt ngang, đâu biết rằng bố tôi, vốn là người rất dễ tính, không phải lúc nào cũng ưa bị cãi lại, còn bị gọi là "chuyên gia" thì khỏi phải nói, dù rằng bộ chấp nhận cả hai điều ấy.
"Đúng, tôi nghĩ vậy" - bố tôi quả quyết
"Chà, tôi thì không mấy đồng ý mấy. Tôi thấy gã là kẻ xấc xược, tối dạ, cứng đầu, lại lỗ mãng. Gã viện tới khiếu khôi hài và giọng to" - Oliver nhại cử chỉ trịnh trọng của ông ta - cùng với cử chủ khoa trương để thuyết phục người nghe, vì bản thân gã không biết tranh luận cái gì cả. Giọng gã cũng quá lố nữa, chuyên gia ạ. Người ta cười sự khôi hài của gã, nhưng không phải tại gã hài, mà vì gã truyền tải cái han thích muốn được vui nhộn của mình. Khiếu khôi hài của gã chẳng qua chỉ là mánh để giành cảm tình của những người hắn không thuyết phục nổi. "Nếu ông vừa nói vừa nhìn gã, gã luôn quay đi, gã không nghe, gã chỉ muốn nói những điều đã dợt trong lúc ông nói và gã muốn nói ra trước khi quên béng"
"Hay là ta xem một bộ phim? " - một tối nọ anh buột miệng hỏi khi mọi người đang ngồi cũng nhau, cứ như anh thình lình bắt được một giải pháp để giải khuây một đêm ở ngôi nhà sắp thành ra tẻ ngắt.
Anh cầm con gấu bông của tôi trên một tay, xoáy mặt nó vào anh, rồi thì thầm gì đó vào tai nó. Xong thì xoay mặt con gấu về phía tôi mà hỏi
"Sao vậy ? Em buồn" - hẳn lúc đó, anh ấy đã để ý cái trang phục đồ bơi của tôi đang mặc.
"Muốn đi bơi không ?" - Anh hỏi
“Gặp sau!” - tôi nói vọng lại chữ của anh nhưng cũng đang cố nói càng ít càng tốt trước khi anh nhận ra tôi hụt hơi
"Đi liền đi" - Anh giơ tay ra để giúp tôi đứng dậy. Tôi nắm lấy vè quay mặt vào tường né tránh để anh khỏi nhùn thấy mình
"Phải đi sao ?" - tôi hỏi. Đây là câu gần nhất tới ý tôi muốn nói, ở lại đi. Ở lại đây với tôi. Tôi sẽ không gây động, sẽ không kể với ai.
Anh không bắt được tín hiệu nào cả sao ?
Anh bảo là sẽ thay đồ, rồi bước khỏi phòng tôi.
"Tôi hẹn gặp em dưới lầu" - Anh nói rồi bỏ đi xuống lầu, có vẻ gì đó lạ từ anh.
Khi nhìn xuống dưới quần của mình, tôi hết hồn thấy nó ướt. Anh ấy có thấy không? Chắc chắn anh ấy đã thấy. Đó là lý do anh ấy muốn chúng tôi ra bãi biển. Sao tôi lại có thể bất cẩn, vô ý, ngu ngốc thế!
Vậy mà chừng hai tuần sau khi anh đến, hàng đêm tôi đều muốn anh rời phòng, không phải bằng cửa phòng, mà là qua cửa sổ hai cánh trên ban công. Tôi muốn nghe tiếng cửa sổ của anh mở ra, tiếng giày vải của anh trên ban công, và rồi tiếng của sổ phòng tôi, nơi chẳng bao giờ khóa, được đẩy mở ra khi anh bước vào lúc mọi người đã đi ngủ hết, lẻn vào dưới chăn của tôi, cởi đồ tôi mà không hỏi, rồi sau khi khiến tôi muốn anh nhiều hơn mức tôi có thể muốn bất kì một linh hồn nào, nhẹ ngàng, êm ái, và khoan hòa một người Do Thái dành cho kẻ đồng đạo khác, đi vào trong thân thể tôi, nhẹ nhàng và êm ái, sau khi lắng nghe những tôi đã dợt nhiều ngày rồi. Xin đừng làm tôi đau, có nghĩa là, Cứ cho tôi đau như anh muốn.
Đây là người chẳng thiếu một thứ gì. Tôi không hiểu được cảm giác này. Tôi ghen tị với anh.
“Oliver, anh đang ngủ à ?" - tôi hỏi
Khi không khí bể bơi trở nên tính mịch, yên ả đến mức gây mê mụ.
Lặng thinh. Rồi lời đáp của anh sẽ đến. Gần như tiếng thở dài, người anh không nhúng nhích một cơ nào
"Tôi đã" - “Xin lỗi”.
“Elio ơi ?" - Anh đột nhiên gọi tôi
"Sao ?" - Tôi đáp
"Em đang làm gì vậy ?"
"Đọc"
"Làm gì có"
"Vậy thì đang nghĩ."
"Nghĩ gì ?"
Tôi muốn kể với anh chết đi được.
"Bí mật" - tôi đáp
"Vậy là em sẽ không kể à ?"
"Vậy là tôi sẽ không kể."
"Vậy là người đó sẽ không kể" - anh lặp lại một cách trầm ngâm, như thể đang giải thích với ai đó về tôi
Những buổi chiều ấy luôn tĩnh mịch một cách êm đềm và khẽ khàng.
"Tôi không nói đâu" - tôi đáp
"Vậy thì tôi ngủ lại đây" - Anh sẽ đáp
Tim tôi đập dồn. Hẳn anh đã biết.
Lại im phắc. Lát sau:
"Đây là thiên đàng"
Có một quy luật ở đây khi một người si mê ai thật đắm đuối, người kia thế nào cũng si mê trở lại. Amor ch'a null'amato sẩm perdona. Ái tình khiến người được yêu cũng phải yêu, lời của Francesca trong Inferno. Chỉ cần chờ đợi và hi vọng. Tôi đã tràn đầy hi vọng, dù có lẽ đây là điều tôi luôn muốn - chờ đợi mãi mãi.
Phải mất một dạo tôi mới nhận ra anh có bốn tính cách tùy thuộc vào chiếc quần ngắn mà anh mặc. Biết được phải trông đợi cái gì khiến tôi ảo tưởng là mình có chút lợi thế.
Đỏ: táo bạo, cương quyết, rất người lớn, gần như cộc cằn và nóng nảy - tránh xa ra.
Vàng: sôi nổi, vui vẻ, tếu lâm, nhưng có khi ba gai - đừng tưởng bở, có thể biến thành đỏ tức thì.
Màu vàng - màu anh thích mặc: nhường nhịn, háo hức học hỏi, thích nói, tươi sáng - sao anh không như thế này mãi ?
Xanh dương: buổi chiều anh bước vào phòng tôi từ ban công, ngày anh xoa vai tôi, hoặc lúc anh nhặt cái ly rồi đặt xuống ngay bên tôi.
Tôi sẽ không bao giờ quên lúc ngắm anh từ bàn mình trong khi anh bận chiếc quần ngắn màu đỏ leo lên cái thang con, loay hoay mãi để hái những qua mơ chín nhất. Khi trở vào bếp - rỗ đan liễu gai, giày vải bạt, áo dợn sóng, kem rám nắng và mọi thứ - anh ném cho tôi một quả táo thật lớn, nói “Của em”. Chạm vào quả như chạm vào anh. Anh sẽ chẳng bao giờ biết, cũng như những người mà chúng tôi mua báo rồi nhẫn ngợi về họ cả đem không hề biết rằng cái đường cong trên mặt họ hoặc cái màu rám nắng dọc theo vai trần của họ sẽ khiến chúng tôi vui thích không thôi những khi chúng tôi ở một mình.
Của em, giống như Gặp sau!, có cái tính chất văng bật xuề xòa kiểu, chợt khiến tôi nhớ những thèm muốn rối rắm và thầm kín của mình so với cái tính tự phát vô vờ ở mọi thứ liên quan tới anh. Anh sẽ không bao giờ ngờ rằng cáu hành động đặt quả mơ vào lòng bàn tay tôi anh đã đưa tâm mình cho tôi ôm lấy, hoặc bằng cái hành động cắn vào quả ấy, tôi cũng cắn vào phần tương ứng trên người anh mà hẳn sáng màu hơn những chỗ khác bởi nó chẳng bao giờ phơi nắng - và gần nó, nếu tôi dám đi xa tới vậy, cắn vào cái ấy tâm của anh.
Thật ra, anh biết nhiều về mơ hơn chúng tôi - cách ghép, từ nguyên, phân bố tròn và quanh vùng Địa Trung Hải. Bên bàn điểm tâm sáng hôm ấy, bố tôi giảng giải rằng tên của quả này có gốc gác Ả Rập, bởi chữ ấy - trong tiếng ý là albicocca, trong tiếng Pháp là abricot, trong tiếng Đức là aprikose, giống như các chữ "algebra", "alchemy" và "alcohol" - đều phát sinh từ một danh từ tiếng Ả Rập kết hợp với mạo từ tiếng Ả Rập là al- liền trước. Từ gốc của albicocca là al-birquq. Bố tôi, người không thể kìm được ham muốn làm sáng tỏ thêm sự đã rành rành, và cần phải kết thúc tràng tuyệt nghệ kia bằng chút kiến thức gần đây, đã nói thêm rằng thật là ngạc nhiên khi ngày nay ở Israel và nhiều nước Ả Rập, quả này được gọi bằng một cái tên khác hẳn: mishmish.
Rồi thì dẫn dắt kẻ đối thoại vào những cái bẫy ngầm hổn loạn.
"Chuyện dài lắm, chịu khó nghe chút nào chuyên gia" - đột nhiên Oliver nghiêm chỉnh.
"Nhiều chữ La-tinh được phát sinh từ tiếng Hi Lạp. Tuy nhiên trong trường hợp như 'mơ' thì ngược lại. Người Hi Lạo du nhập từ tiếng La-tinh. Chữ La-tinh đó là praecoquum, từ chữ pre-coquere, trước-khi-nấu, tức là chín sớm, như trong chữ 'precocious', có nghĩa là sớm trước mong đợi. Người Byzantine mượn chữ praecox, rồi nó trở thành prekokkia, hoặc berikokki, đây là chữ rốt cuộc người Ả Rập đã hưởng thụ được ở dạng al-birquq."
Mẹ tôi không cưỡng nổi sự duyên dáng của anh, đưa tay mà vò tóc anh và nói
"Che movie star !"
"Không thể phủ nhận là anh ấy đúng" - bố tôi nói khẽ cứ như nhại theo Galileo bị buộc phải thầm thì chân lí với chính mình.
"Nhờ môn Triết học 101" - Oliver nói
Hôm đó tôi thậm chí buông lỏng sự kiềm chế của mình và bày tỏ đau buồn cái cách mọi người khác bày tỏ. Nhưng tôi làm vậy cũng nhằm để khỏi ai ngờ rằng tôi ôm mối sầu kín đáo và tuyệt vọng hơn - cho tới khi tôi nhận ra, gần như hổ thẹn, rằng một phần trong tôi không để thâm chuyện anh chết đi, rằng thậm chí còn có gì đó gần như phấn khích trong cái ý xác anh phập phều, mất mát rốt cuộc xuất hiện trên bờ.
Đơn giản là anh bố thí cho sự chú tâm khi thấy thuận dịp. Lúc anh tới giúp tôi hiểu ra một đoạn của Heraclitus, bởi tôi nhất định đọc tác giả "của anh", những tính từ nảy ra trong trí tôi không phải là "hòa địu hay "rộng lượng" mà là "kiên nhẫn" và "chịu đựng". Được xếp bậc cao hơn. Lát sau anh hỏi tôi
"Em có thích một cuốn sách tôi đang đọc không ?" - câu hỏi của anh bật ra là vì tò mò hơn là một dịp để tán gẫu vu vơ. Mọi thứ đều vu vơ.
Anh ổn với sự vu vơ.
"Sao em không ra bãi biển chơi với mấy người kia ?"
"Trở lại trò gãy đàn tưng tưng của em đi"
“Gặp sau!"
"Của em!"
Review chi tiết bởi: Tấn Tài - Bookademy
Hình Ảnh: Trúc Phương
--------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,514 lượt xem