Nguyễn Minh Tuyến@Viện Sách - Bookademy
2 năm trước
[Tóm Tắt & Review Sách] "Harvard Bốn Rưỡi Sáng": Bí Quyết Thành Công Của Sinh Viên Harvard
Nếu như ai đó cần
một lời khuyên hay lý do để thúc đẩy việc học tập, mình sẽ đưa họ quyển sách
này thay cho câu trả lời.
“Từ tận đáy lòng, tôi mong rằng những phẩm chất ưu
tú của sinh viên Harvard có thể trở thành một phẩm chất cá nhân trong cuộc sống
hằng ngày của mọi ban trẻ, để các bạn mở được cánh cửa thành công, đồng hành và
trưởng thành cùng các sinh viên có điều kiện nhập học ở Harvard.” - XIU-YING
WEI
Nếu bạn thắc mắc
sinh viên Harvard đã làm những gì để thành công vượt trội trong học tập, họ
tuân thủ những quy tắc nào thì ngay sau đây mình sẽ dẫn bạn đi qua từng phần của
quyển Harvard Bốn Rưỡi Sáng.
1.
Chăm chỉ thì không gì khó
Sinh viên Harvard
có lẽ luôn nói không với sự lười biếng, vì ai trong số họ cũng đã phải học hành
rất chăm chỉ để có được tấm vé bước vào cánh cổng danh giá này.
Trong trường Harvard có lưu truyền cách nói thế
này: Một người có thể thành công hay không, hoàn toàn
phụ thuộc vào việc anh ta có đủ chăm chỉ trong thời gian rảnh rỗi hay không.
Nếu bạn có thể dành ra hai tiếng đồng hồ mỗi tối để đọc sách, học bài, tham gia
những buổi thảo luận hoặc nói chuyện về những chuyên đề có ý nghĩa, thì bạn sẽ
nhận thấy cuộc đời mình có sự thay đổi về chất. Nếu giữ được thói quen này
trong vài năm, thành công sẽ trong tầm tay ban. Quan điểm này cũng cho ta thấy
một chân lý: Chỉ có chăm chỉ mới giúp chúng ta tạo nên kỳ tích, đồng thời gặt
hái thành công!
Vốn dĩ kiến thức
hay kinh nghiệm là thứ buộc bạn phải biết đi tìm và tiếp thu, nếu học hỏi bất cứ
điều gì với một tinh thần lười biếng thì thành công có lẽ cũng sẽ “lười biếng”
khi đến với bạn. Thời gian rảnh của bạn dùng để chơi game, xem phim hay đi ngủ,
trong khi đó thời gian rảnh của những người thành công là để đọc sách, tích lũy
kiến thức, đó chính là sự khác biệt.
Tôi cũng thường nghe các sinh viên Harvard kể rằng
khi học ở Harvard, câu mà giảng viên hay nói nhất là: “Nếu các bạn muốn sau khi
tốt nghiệp, dù lúc nào, ở nơi đâu cũng đều có thể vẫy vùng như cá gặp nước, lại
được mọi người mến mộ, thì khi học tại Harvard, đừng dùng thời gian rảnh rỗi để
tắm nắng!”
Có những thành
công của người khác khiến bạn vô cùng ngưỡng mộ, tuy nhiên bạn có biết những gì
họ thể hiện ra chỉ là bề nổi của tảng băng chìm?
Năm 1903, có một học giả tên Kerr vô cùng nổi danh
trong Hội Toán học New York, vì ông đã giải nhanh được một trong những nan đề
khó nhất của Toán học. Khi mọi người đều không ngừng tấm tắc khen ngợi thành
tích này, có người đã nói với Kerr, “Thưa ông, ông là người có trí tuệ nhất mà
tôi từng gặp trong đời!"
Nghe lời
tán dương này, Kerr chỉ mỉm cười đáp, “Tôi không có trí tuệ như ông tưởng đâu,
tôi chỉ nỗ lực, chăm chỉ hơn những người khác mà thôi”
Câu trả lời của Kerr khiến người này cảm thấy nghi
hoặc. Kerr đã hỏi lại người đó, “Ông có biết tôi mất bao nhiêu thời gian để giải
được nan đề này không?”
Người kia
đáp, “Một tuần lễ?” Kerr mỉm cười QT por lắc đầu.
Người kia lại
bảo, “Một tháng phải không?”
Nhận được
câu trả lời thầm lặng, người đó càng kinh ngạc, “Ôi Chúa ơi! Không lẽ lại mất một
năm sao?" Kerr rất bình thản trả lời, “Thưa ông, ông nhầm rồi, không phải
một năm, mà là tất cả các ngày chủ nhật của ba năm.” Câu trả lời của Kerr khiến
tất cả mọi người có mặt đều im lặng.
2.
Tôi có lòng tin, tôi sẽ làm được
Châm ngôn
truyền cảm hứng của Havard: Niềm tin là khung xương của sinh mệnh, có thể nâng
đỡ thân thể mềm yếu; niềm tin là chúa tể của vận mệnh, có thể viết lại con đường
đi của ngày mai.
Việc không tự tin
là một hành động vô tình giới hạn khả năng của chính bạn. Thay vì lao vào khó
khăn và vượt qua nó bằng tất cả sức lực, tại sao bạn lại chọn e dè chỉ vì không
tin mình có thể làm tốt?
Một nhà văn nổi tiếng khi đến giảng tại Harvard đã
từng nói một câu: “Tôi chưa từng thấy một người nào tràn đầy niềm tin đồng thời
nỗ lực hướng đến mục tiêu của mình mà lại không cách nào có được thành công!”
Cách nhìn nhận vấn đề của người tự tin và không tự tin rất khác nhau. Người tự
tin thường nhìn thấy mặt tốt, cố gắng nhanh chóng tìm ra phương pháp giải quyết
vấn đề; người không tự tin lại thường nhìn thấy mặt không tốt, luôn có khuynh
hướng việc bé xé ra to.
3.
Nhiệt huyết cao độ, nếu không có nhiệt huyết,
đừng nghĩ đến tiến bộ
Những gì bạn gặt
được sẽ tỉ lệ thuận với mức độ cố gắng của bạn.
“Một đốm lửa nhỏ có thể thiêu rụi cả tháo nguyên.”
Nếu chúng ta có thể đem hết lòng nhiệt huyết vào trong học tập và trong cuộc sống,
không ngừng tiếp thu tri thức mới, không ngừng nắm bắt kỹ năng mới, thì rồi sẽ
có một ngày chúng ta tỏa sáng. Các bạn trẻ nên hiểu rằng, nhiệt huyết là một loại
sức mạnh hành động. Chỉ có sự nhiệt tình hãng hải trong cuộc sống, trong học tập,
mới có thể khiến chúng ta từng bước nâng cao hiệu suất, làm đầy thêm của cải của
tương lai. Nhiệt huyết là một loại kiên trì. Khi gặp khó khăn trắc trở, chúng
ta vẫn luôn giữ được trái tim đầy nhiệt huyết như lúc ban đầu, tích cực đối mặt
và tìm ra phương pháp khắc phục. Nhiệt huyết là một kiểu tư tưởng. Người có tư
tưởng này mới có thể nắm bắt những tri thức quan trọng nhất, sâu xa nhất trong
việc học tập thường ngày, để bản thân phát huy được tối đa sức mạnh của tinh thần.
4.
Hành động nhanh chóng: lập tức, bây giờ,
ngay và luôn!
Thứ không bao giờ
chờ đợi chúng ta chính là thời gian, mỗi cái chớp mắt hay nhịp thở trôi qua
cũng có nghĩa là thời gian đã vụt mất.
Quả thật, thời gian là thứ khó nắm bắt nhất. Người ta thường cảm thấy khủng hoảng hay bất an vì thời gian
nhanh như bóng câu qua khe cửa, thoáng chốc đã không còn nữa. Đối với
nhiều người, thời gian cứ thế vùn vụt lướt đi, mà họ lại chỉ nắm được một phần
quá ít ỏi của thời gian. Trong cuộc sống, cũng có rất nhiều người nói với tôi rằng
họ thường cảm thấy thời gian trôi qua quá nhanh, còn bản thân thì đã đánh mất
đi cơ hội tốt nhất của cuộc đời, còn rất nhiều việc chưa hoàn thành, vậy mà tóc
trên đầu đã điểm bạc. Vì vậy, họ càng lúc càng chán nản, dường như dù có làm việc
gì thì cũng sẽ chẳng còn kịp nữa.
Thứ đáng sợ nhất
là an nhàn khi còn trẻ, là những ngày tháng thảnh thơi khi chưa có gì trong
tay.
Tại Đại học Harvard, chúng ta không nhìn thấy những
sinh viên lãng phí thời gian, chây lười chẳng chịu học hành, bởi họ biết nước
dãi chảy ra trong giấc ngủ lười biếng ngày hôm nay sẽ trở thành nước mắt của
ngày mai. Bạn có yêu quý cuộc sống này không? Bạn hy vọng mỗi giây phút trong
cuộc đời đều chất lượng và tràn đầy “việc su lu mai. di tù khôn vào nhựa sống?
Vậy thì từ bây giờ, hãy nỗ lực học tập! Cuộc sống của chúng ta được cấu thành từ
vô số thời khắc. Một câu châm ngôn của Trung Hoa cổ đại nói rằng: “Thiếu tráng
bất nỗ lực, lão đại đồ thương bi.” (khi còn trẻ khỏe mà không nỗ lực thì lúc về
già sẽ đau khổ). Nếu một người lúc còn trẻ không đủ nỗ lực, không biết quý thời
gian, không biết lập tức hành động, thì đến lúc giả hối hận cũng đã muộn rồi.
mou công sau: Thời gian cứ vun vút trôi qua, xuân đi thu đến, tạo hóa tuần
hoàn. Nếu chúng ta không bắt tay vào làm từ bây giờ, những năm tháng tươi đẹp
nhất sẽ một đi không trở lại
5.
Tiến vào biển học: Còn không chịu học, thì
còn làm gì được nữa?
Vốn dĩ tri thức
là món tài sản vô cùng quý giá mà bản thân mỗi người phải tự tích lũy chứ không
thể lấy từ bất kì ai, và ngược lại, không ai có thể cướp đi kiến thức trong đầu
bạn.
Điều đầu tiên đối với các sinh viên Đại học
Harvard sau khi bước vào trường đó là phải nắm bắt được cách tra cứu tài liệu
thư viện và các sách liên quan đến môn học. Năng lực thực tiễn sau này được quyết
định bởi tri thức lý luận mà họ nắm bắt ngày hôm nay. Họ thường bước chậm rãi
trong thư viện trường, ngụp lặn trong đại dương tri thức. Nhưng đại dương tri
thức quá rộng lớn, họ buộc phải tìm ra một phần hữu ích cho bản thân trong bạt
ngàn sách vở kia để học. Vì sao họ lại say mê tri thức đến vậy? Vì họ biết chỉ
có tri thức mới là của cải an toàn nhất.
Chính bởi vì tri
thức rất quý giá nên chúng cũng cần sự kiên trì của người muốn có được nó. Bất
kì kiến thức nào cũng cần được rèn luyện, học hỏi đủ lâu thì mới có thể biến nó
thành của mình.
Dầu vậy, tôi hy vọng các bạn có thể ghi nhớ một điều:
Tri thức là sự tích lũy từng chút một. Tuy tri thức là con đường tắt dẫn đến
thành công, nhưng lại không có con đường tắt để nắm được tri thức. Vì vậy trong
quá trình cầu học, chúng ta phải bước từng bước một, chăm chỉ cần cù học tập, bạn
sẽ có được tri thức, đồng thời cũng kiếm được cho mình nhiều của cải hơn nữa.
Chúc các bạn một chặng đường đầy đam mê trong vương quốc của tri thức, cùng
nhau tận hưởng niềm vui của thành công.
Đừng bao giờ cho
rằng bản thân mình đã đủ giỏi và ngưng học hỏi.
Tôi nhận ra khoảng cách giữa người thành công và
người thất bại lúc đầu rất nhỏ, thậm chí bằng không, có lúc người thất bại còn
thông minh hơn người thành công. Thế nhưng, cùng với thời gian, khoảng cách ấy
dãn dần ra. Nghiên cứu đến tận gốc rễ vấn đề, chúng ta thấy rằng người thành
công sở dĩ thành công vì họ biết kiên trì học tập và nắm bắt cơ hội, còn người
thất bại cứ mỗi ngày một lười hơn, ủ mình trong chăn ấm, đóng của cuộc đời trước
cơ hội, rồi cứ thế thối chí dần. Những người tưởng rằng mình đã đủ tri thức là
những người lười biếng và vô minh, vì những gì họ biết thực ra còn quá ít ỏi.
Ong đến Người thành công giống như con ong mật chăm chỉ hút lấy nguồn dinh dưỡng
mới, lao động không ngừng để tạo ra mật ngọt. Còn kẻ thất bại chẳng khác nào
con sóc tích lũy thức ăn cho mùa đông, thức ăn ngày một cạn dần mà không tìm được
nguồn cung cấp mới, cuối cùng chỉ có thể đối mặt với cái chết. có thể nạn Chúng
ta hãy là con ong chăm chỉ, đừng làm con sóc ham chơi. Hai con đường, lao động
cực nhọc tạo ra mật ngọt và lười biếng cuộn mình chờ chết, chúng ta phải chọn một.
Tôi nghĩ mỗi người chúng ta đều đã có câu trả lời.
6.
Sáng tạo đột phá, xô ngã bức tường tư duy
Cũng giống như
tri thức, sự sáng tạo là món tài sản quý giá riêng của mỗi người. Tư duy sáng tạo
là một đôi cánh tốt giúp bạn bay cao và xa trên con đường thành công.
Nếu muốn bản thân mình trở nên độc lập, đầu tiên cần
bảo đảm tư tưởng của mình là độc lập. Chúng ta có thể thông qua rất nhiều
phương diện để tìm kiếm năng lực sáng tạo đã thất lạc, và phải không ngừng nâng
cao sức sáng tạo của bản thân, suy nghĩ nhiều, làm việc nhiều. Có rất nhiều vấn
đề khó khăn xung quanh chúng ta, làm sao vận dụng kiến thức tích lũy được để giải
quyết vấn đề. Trong lúc suy nghĩ, chúng ta cũng nên tạm thời quên bớt cách giải
quyết của người khác, vận dụng sức sáng tạo của bản thân, tự tìm con đường của
mình. Lúc ấy, tư duy và sáng kiến sẽ trở nên cực kỳ quan trọng. Chỉ cần chúng
ta cố gắng động não, tích cực phát huy óc sáng tạo, thì có thể dễ dàng giải quyết
rất nhiều vấn đề. Khi chúng ta đã nuôi dưỡng được năng lực độc lập giải quyết vấn
đề, thì năng lực sáng tạo của bản thân cũng theo đó mà tăng lên. Để cho trí tưởng
tượng bay cao, để cho năng lực sáng tạo sẽ làm thay đổi cuộc sống, thay đổi thế
giới.
7.
Quản lý thời gian: Thời gian là người hướng
dẫn vĩ đại nhất
Thứ gì là quan trọng nhất trong mắt “người
Harvard”? Chính là thời gian, mỗi “người Harvard” đều hiểu rõ thời gian là quan
trọng nhất, thời gian cũng là thứ duy nhất không được phép lãng phí. Họ cho rằng
thời gian là nguồn tài nguyên số một, so với việc mất bất cứ cái gì, mất thời
gian là đau đớn nhất, vì mỗi khoảnh khắc đều ôm trong lòng nó chất liệu của cuộc
đời. Cho nên, khi làm việc họ luôn quan tâm đến hiệu suất, họ không thích kéo
dài. Nếu chúng ta xem thời gian như tinh thần của cuộc đời, việc đã quyết định
rồi lập tức tiến hành ngay, như vậy chẳng phải cuộc sống của chúng ta sẽ càng
thêm tươi sáng? Có một doanh nhân sở hữu khối tài sản lên đến hàng trăm triệu
đô. Ông tốt nghiệp Harvard. Khi có người hỏi ông ấy rốt cuộc làm thế nào để có
được thành công khiến bao người ngưỡng mộ như hôm nay, ông ấy chỉ nói bốn chữ:
“Làm ngay bây giờ!”
Lãng phí thời
gian tức là lãng phí của cải, vì thời gian có thể giúp bạn làm ra của cải. Thế
nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó.
Chúng ta làm thế nào để quý trọng thời gian, làm
thế nào để nắm bắt được thời gian? Đầu tiên, cần có tinh thần “việc hôm nay chó
để ngày mai”, cũng tức là phải nuôi dưỡng thói quen làm việc gì cũng không kéo
dài, phải lên kế hoạch thực hiện công việc, hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng và
hiệu quả theo thời gian đã định.
Tiếp theo, phải rèn thói quen làm việc có kế hoạch,
có lúc quá nhiều việc khiến chúng ta rơi vào tình trạng hoang mang không biết bắt
đầu từ đâu, lúc này rất dễ nảy sinh hiện tượng lãng phí thời gian. Khi đang làm
một việc nào đó, đột nhiên lại có việc khác quan trọng cần giải quyết hơn,
chúng ta sẽ dễ để ý cái này quên cái kia. Nếu chúng ta luôn lên kế hoạch trước
khi bắt tay vào làm thì khi đó chúng ta sẽ làm việc có thứ tự, tiết kiệm được rất
nhiều thời gian.
Cuối cùng, tận dụng thời gian hiệu quả. Rất nhiều
người rất biết quý trọng thời gian, cả ngày đều tập trung vào học hành hoặc làm
việc, nhưng hiệu quả công việc lại không cao, khối lượng công việc hoàn thành
cũng ít. Nhìn bên ngoài tuy có vẻ rất tiết kiệm, quý trọng thời gian, nhưng hiệu
suất làm việc thấp, mất thời gian quá lâu cho một hạng mục công việc, nên thực
tế là đã lãng phí quá nhiều thời gian. Pha ma của gia làm gi Tôi tin rằng mọi
người cứ dựa theo mấy điểm được nêu ở trên mà cố gắng rên tập quan niệm về thời
gian của mình thì cuối cùng sẽ có thành tựu. Một khi
chúng ta đã hiểu rõ thời gian đáng quý thế nào, tự nhiên chúng ta sẽ cách thành
công không còn xa nữa.
8.
Tự kiểm soát: Thành công đến từ việc tự quản
lý và nghị lực của bản thân.
Kỉ luật là minh
chứng cho việc bạn đang thực sự sống chứ không chỉ đang tồn tại.
Bạn biết thế nào gọi là tự kiểm soát không? Theo
tôi thấy tự kiểm soát là một loại năng lực sống, nó khiến bạn bất cứ lúc nào
cũng có thể tự nhìn lại, tự suy xét bản thân, để bạn có thể kiến tạo cuộc đời
tươi đẹp trọn vẹn của chính mình. Tụ kiểm soát là một quá trình có thể giúp bạn
kiềm chế tốt cảm xúc của bản thân, vượt qua mọi cám dỗ, để bạn tạo ra được những
thành tựu to lớn. Bill Gates, tỷ phú đầu tiên trên thế giới, mọi người chắc
không xa lạ gì, ông đã xây dựng nên đế chế phần mềm Microsoft. Thành tựu đỉnh
cao của ông bắt nguồn từ việc tự kỷ luật cao độ trong tính cách. Mọi người đều
biết, Bill Gates chỉ là một sinh viên chưa tốt nghiệp của Harvard, ông thậm chí
chưa lấy được bằng tốt nghiệp đại học. Nhưng cuối cùng, ông lại trở thành
“thiên tài phần mềm” của thế giới. Ông là người dũng cảm kiên cường, tự dựa vào
trí tuệ hơn người cùng quan niệm đi trước thời đại mà có được thành công cực lớn.
9.
Gương buồm ước mơ: lực chọn ước mơ thế nào
thì cuộc đời sẽ như vậy
Mỗi người đều sẽ
có những động lực để cố gắng, tuy nhiên tự khích lệ bản thân mới là điều quan
trọng nhất.
Mỗi người đều có ước mơ của riêng mình, nhưng
không phải người nào cũng có thể biến ước mơ thành hiện thực. Làm thế nào mới
có thể biến ước mơ trở thành hiện thực? Có lẽ Harvard đã có câu trả lời xác
đáng cho chúng ta: “Khích lệ bản thân”. vùng qua khan. Ba nó gian in Khích lệ bản
thân là việc cực kỳ quan trọng đối với thành công của mỗi người, có thể nói, tất
cả hành vi của con người đều nhờ khích lệ mà có. Thông qua việc không ngừng
khích lệ bản thân, phát huy tiềm năng nội tại, chúng ta sẽ giúp bản thân bước
được đến thành công. Tôi cho rằng con người muốn thành công thì trước tiên cần
phải có ước mơ, đồng thời dùng tuyên ngôn chính thức không ngừng nhắc nhở, định
hình và khích lệ bản thân.
10. Nắm bắt cơ hội: cơ hội tốt nhất thường chỉ có một lần
Nếu bạn tài giỏi
nhưng lại không biết nắm bắt những cơ hội thì quả thực vô cùng lãng phí. Những
cơ hội tại đúng thời điểm đôi khi sẽ thay đổi vận mệnh của bạn.
Chúng ta đều cho rằng người có thể nắm bắt cơ hội
thật may mắn. Vậy sao mình không bao giờ được thần may mắn chiếu cố đến nhỉ? Thực
ra, rất nhiều lần, cơ hội đã lướt qua trước mắt chúng ta, chỉ là bản thân chúng
ta không nắm bắt được mà thôi.
Mỗi chúng ta trong cuộc đời này đều không ít lần có cơ hội thay đổi vận mệnh, nhưng thường chỉ có ít người nắm bắt được cơ hội và thành công. Đạo lý này thật ra không quá phức tạp. Có thể thay đổi được vận mệnh hay không, chủ yếu vẫn phải dựa vào bản thân mình. Thái độ bạn đối diện với cuộc sống quyết định bạn có thành công hay không. Hoàn cảnh sống của chúng ta không giống nhau, về điểm này thì không cách nào đòi hỏi công bằng được. Cho nên, bất kể là hoàn cảnh tốt hay nghịch cảnh trái ngang, quan trọng nhất vẫn là phải nghĩ cách nâng tầm cho mình và hoàn thiện bản thân. Tôi từng nghe một vị giáo sư nói: “Tăng cường bồi dưỡng tố chất cho bản thân mới có thể khiến bản thân đứng vững ở những vị trí cao hơn, mới có năng lực nắm bắt quy luật khách quan.”
Review chi tiết bởi: Nguyễn Minh Tuyến - Bookademy
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,025 lượt xem