Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Tóm Tắt & Review Sách] “Kẹp Hạt Dẻ Và Vua Chuột": Đưa Truyện Cổ Tích Kinh Điển Đến Gần Trẻ Em Hơn

     Kẹp Hạt Dẻ và Vua Chuột là tác phẩm được viết bởi nhà văn, nhạc sĩ và họa sĩ E. T. A. Hoffmann. Câu chuyện mò đầu vào một đêm Giáng sinh, phòng khách của gia đình bác sĩ Stahlbaum bỗng trở thành bãi chiến trường, nơi diễn ra trận giao tranh ác liệt giữa một bên là đội quân đồ chơi và một bên là đàn chuột chui lên từ dưới nền nhà. Cô bé María bảy tuổi, người duy nhất của gia đình Stahlbaum đã tận mắt chứng kiến sự kiện khác thường đó, và kể từ giây phút ấy, cuộc sống của cô bé vĩnh viễn đổi thay.

    Từ câu chuyện được viết năm 1816 này, nhà soạn nhạc người Nga Pyotr Ilyich Tchaikovsky, cùng với các biên đạo múa Marius Petipa và Lev Ivanov, đã cho ra đời vô ba lê Kẹp Hạt Dẻ, trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Tchaikovsky, và có lẽ là vô ba lê nổi tiếng nhất thế giới.

    Từ đó đến nay, nhiều thế kỷ đã trôi qua, nhưng thế giới huyền ảo và câu chuyện đậm chất cổ tích của Kẹp Hạt Dẻ và Vua Chuột vẫn chưa bao giờ mất đi sức hấp dẫn đầy mê hoặc đối với độc giả.


I, Vài nét về tác giả 

    Ernst Theodor Wilhelm Hoffmann (24 tháng 1 năm 1776 - 25 tháng 6 năm 1822), được biết đến với bút danh E. T. A. Hoffmann, là một nhà văn, nhà luật học, nhà soạn nhạc, nhà phê bình âm nhạc và họa sĩ người Đức. Ông là chủ đề và là anh hùng trong tác phẩm opera hư cấu của Jacques Offenbach có tựa đề The Tales of Hoffmann, và là tác giả của tiểu phẩm Chàng cắn hồ đào và vua chuột, vở ba lê The Nutcracker được dựa trên chính tiểu phẩm này. Vở ba lê Coppélia cũng được dựa trên 2 tiểu phẩm khác của Hoffmann.

     Được giới văn học sử Đức đánh giá là một thiên tài toàn năng, một nhà văn lãng mạn – huyễn tưởng có sức ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với trào lưu văn học lãng mạn ở châu Âu thế kỷ XIX, thậm chí có nhà nghiên cứu coi ông như là bậc tiền bối của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Ông là luật sư, họa sĩ biếm họa, giám đốc nhà hát, nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc và hơn hết là một nhà văn sáng tác khá nhiều truyện cổ tích văn học cho thiếu nhi nổi tiếng thế giới. Các nhà văn Pháp rất thích đọc truyện Hoffmann, chẳng hạn như T. Gautier, A. Dumas, Alfred de Musset, G. Nerval, thậm chí đại văn hào H. Balzac còn tôn vinh Hoffmann là “Nhà ảo thuật của Phương Đông”. Ở nước Nga, Puskin, Gogol và nhất là Dostoevsky luôn tìm đọc Hoffman.


II, Tóm tắt cuốn sách

    Kẹp Hạt Dẻ và Vua Chuột là tác phẩm được nhà văn lỗi lạc E.T.A Hoffmann sáng tác năm 1816 dành cho các em nhỏ nhân dịp Giáng Sinh. Đây là một trong những tác phẩm viết cho thiếu nhi hay nhất của nền văn học Đức. Hơn hai thế kỷ qua, hàng triệu trẻ em và người lớn ở Đức cũng như nhiều quốc gia trên khắp thế giới say mê câu chuyện cổ tích huyền bí hòa quyện hiện thực kỳ lạ này.

Truyện kể về mỗi dịp Giáng sinh, Marie và Fritz lại nhận được những món quà tuyệt đẹp từ người cha đỡ đầu bí ẩn Drosselmeier. Trong số các món quà năm nay, cô bé Marie đặc biệt chú ý tới chàng kẹp hạt dẻ - một món đồ trang trí không thể thiếu trong mỗi dịp Giáng sinh ở Đức.

Đêm Giáng sinh, Marie phát hiện chàng kẹp hạt dẻ ấy có hồn, biết nói và cử động như người thật. Chàng còn huy động đội quân đồ chơi để bảo vệ Marie khỏi Vua Chuột bảy đầu. Nhưng khi Marie tỉnh dậy vào sáng hôm sau, những món đồ chơi lại bất động như thể mọi chuyện là một giấc mơ thần tiên của trẻ con. 

Hoffmann khiến ranh giới giữa thực và mộng, trần gian và thần tiên, cuộc sống và phép thuật trở nên mờ nhạt. Lúc thì ta thấy hiện thực xã hội và con người trong lịch sử hiện lên rõ ràng trong trang sách, lúc thì mơ màng phiêu lãng đến vương quốc của những món đồ chơi biết nói, lâu đài phủ đường và vua chuột với bảy cái đầu.

    Tôi sẽ trích phần đầu câu chuyện của cuốn sách này.

Đêm Giáng Sinh

    “Suốt cái ngày Hai mươi tư tháng Mười hai dài lê thê ấy, hai đứa trẻ nhà bác sĩ Stahlbaum không được phép bén mảng đến 1 phòng sinh hoạt chung của gia đình và cũng bị cấm luôn việc lê la đến gần phòng tiếp khách kế bên. Fred cùng Maria ngồi nép vào nhau, rúc mình trong một góc của căn phòng ngủ nhỏ phía sau ngôi nhà; hoàng hôn mờ ảo đã buông xuống, khiến bọn trẻ cảm thấy thật u ám và đáng sợ. Lại cảng sợ hơn khi mà chẳng có ai chịu mang đèn đóm gì cho hai đứa như thường ngày. Fred ra vẻ bị hiếm, thì thầm vào tai cô em gái Maria mới bảy tuổi rằng sáng nay cậu nghe thấy rất nhiều những tiếng sột soạt, sột soạt, thỉnh thoảng lại còn có tiếng gõ cửa nhè nhẹ trong những căn phòng mà hai đứa bị cấm bén mảng tới. Mới trước đó không lâu, Fred còn nhìn thấy một người đàn ông nhỏ bé mặc trang phục sẫm màu rón rén đi qua lối vào, và kẹp dưới cánh tay một chiếc hòm lớn. Nhưng mà cậu biết rõ rằng đấy chẳng thể là ai khác ngoài cha đỡ đầu Drosselmeyer.

Nghe thấy thế, Maria bên vỗ hai tay vào nhau vui sướng, cô bé kêu lên:

“A ha! Thế nào lần này cha đỡ đầu cũng lại làm cho chúng ta những thứ tuyệt đẹp cho mà xem!"

Cha đỡ đầu của lũ trẻ là ngài Drosselmeyer. Ông không phải người đàn ông đẹp trai cho lắm với vóc người gầy gò, bé nhỏ, khuôn mặt hằn lên nhiều nếp nhăn. Trên mắt phải của ông có một mảng màu đen lớn, cái đầu trọc lốc vì chẳng có lấy một sợi tóc nào, thế nên lúc nào ông cũng đội trên đầu bộ tóc giả màu trắng rất đẹp. Bộ tóc ấy được làm hết sức khéo léo và tài tình. Bản thân cha đỡ đầu cũng là một người đàn ông rất tài giỏi và khéo léo, ông tường tận tất cả mọi thứ về các loại đồng hồ, thậm chí còn chế tác ra chúng nữa. Thế nên mỗi khi trong nhà bác sĩ Stahlbaum có cái đồng hồ xinh xắn nào bị ốm yếu hay không ngân nga được nữa, cha đỡ đầu Drosselmeyer sẽ đến khám chữa tận tình ngay. Ông sẽ nhấc bộ tóc giả ra, cởi chiếc áo choàng màu nâu rồi mặc vào chiếc tạp dề màu xanh da trời, sau đó ông sẽ dùng những dụng cụ đầu nhọn hoắt chọc vào chiếc đồng hồ khiến Maria lo lắng hết sức. Nhưng việc này chẳng hại gì đến chiếc đồng hồ cả, trái lại, nó khiến chiếc đồng hồ sống lại, những chiếc kim lại nhảy nhót tươi vui theo nhịp đều đặn và lại chỉ đúng giờ, lại ngân lên những âm thanh du dương cho bất kỳ ai có niềm vinh hạnh được lắng nghe. Lần nào đến ông cũng đem theo thứ gì đó hay ho trong túi áo để tặng cho lũ trẻ, lúc là một con rối bé nhỏ có đôi mắt biết nhắm mở, biết đưa qua đưa lại, và có thể cúi chào, lúc khác lại là chiếc hộp mà cứ mở nắp thì lại có một con chim nhảy ra, lúc thì thứ này, khi thì thứ khác...

Cứ mỗi dịp Giáng sinh tới, bao giờ ông cũng chuẩn bị trước cho lũ trẻ một món đồ nào đó đẹp mê ly mà ông đã để vào đó không ít tâm sức, nhưng cũng vì thế, những món đồ ấy được cha mẹ của bọn trẻ gìn giữ rất cẩn thận ngay sau khi chúng được trao tặng.

“Chao ôi, thế nào món quà lần này của cha Drosselmeyer làm cho chúng ta cũng sẽ tuyệt đẹp cho mà xem!" Maria reo lên. Nhưng theo ý của Fred thì lần này sẽ chẳng có gì khác ngoài một tòa lâu đài mà trong ấy có đủ các kiểu binh lính cừ khôi diễu hành tới lui và duyệt binh theo đội hình. Rồi những quân địch xông đến và cố gắng tấn công lâu đài, nhưng những người lính bên trong hết sức dũng cảm, họ nã đại bác phản công cho đến khi tất cả địch thủ vỡ trận, bỏ chạy tán loạn, nháo nhác mới thôi.

“Không! Không đời nào!" Maria kêu lên, cắt ngang Fred. "Cha đỡ đầu Drosselmeyer đã nói với em về một khu vườn rất đẹp có cái hồ lớn cho những con thiên nga đeo vòng cổ vàng bơi lội xung quanh và cất lên những khúc hát du dương nhất của chúng. Rồi sau đấy có một cô bé bước đi quanh hồ, dùng giọng nói ngọt ngào và dịu dàng của mình để gọi chúng vào bờ rồi cho chúng ăn bánh ngọt”.

“Thiên nga không bao giờ ăn bánh ngọt." Fred ngắt ngang, nói hơi cộc cần. “Và chỉ có mình cha đỡ đầu Drosselmeyer thì không thể tự làm được cả khu vườn đâu. Mà rốt cuộc, chúng ta cũng chỉ được chơi tí chút những món đồ của cha đỡ đầu, vì sau đó bố mẹ sẽ cất chúng đi ngay ấy mà. Anh thích những thứ bố và mẹ tặng chúng mình hơn, vì chúng mình có thể tự giữ những món quà đó, và tha hồ muốn làm gì với chúng cũng được."

Bây giờ, hai đứa trẻ lại bắt đầu đoán già đoán non xem lần này chúng sẽ được tặng món quà gì. Maria nghĩ rằng cô búp bê Trutchen của mình đã quá nhiều tuổi rồi, giờ cô nàng cứ ngã xuống sàn suốt để lại những vết trầy xước buồn bã trên mặt, càng lúc càng trở nên lỏng lẻo, còn về chiếc váy thì bây giờ hoàn toàn không thể nói trông nó thật trang nhã nữa. Có trách mắng cũng chẳng ích gì. Fred thì quả quyết luôn là chuồng ngựa của cậu còn thiếu một con ngựa màu nâu đỏ dũng mãnh, đội quân của cậu còn thiếu một đội kỵ binh, và cha cậu thì biết rất rõ điều này.

Lúc này, trời đã tối mịt. Fred và Maria ngồi sát lại gần nhau và chẳng dám hé môi nói lời nào nữa. Dường như có những đôi cánh nhẹ nhàng lướt qua trên đầu chúng, văng vẳng từ xa có tiếng nhạc vui tai vọng lại. Đúng lúc ấy, tiếng chuông ngân nga vang lên rộn rã.

Bính boong! Bính boong!

    Những cánh cửa bật mở toang ra, ánh sáng rực rỡ tràn vào từ căn phòng lớn, hai đứa trẻ kêu lên “A! A!” và đứng ngây như phỗng trước ngưỡng cửa. Nhưng bố và mẹ chúng đã bước đến chỗ cánh cửa, nhấc bổng chúng lên và nói: “Nào, lại đây các con yêu, xem Giáng sinh năm nay mang tới cho các con những gì nào."

    Đoạn truyện mô tả cảnh hai đứa trẻ nhà bác sĩ Stahlbaum, Fred và Maria, ngồi chờ đợi món quà Giáng sinh của cha đỡ đầu Drosselmeyer trong sự háo hức và hồi hộp. Trong ngày 24 tháng 12, hai đứa trẻ không được phép vào phòng sinh hoạt chung và phòng khách. Fred và Maria nép mình trong một căn phòng nhỏ, tối mờ, cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Fred kể cho Maria nghe về việc thấy cha đỡ đầu Drosselmeyer mang theo một chiếc hòm lớn, khiến Maria vui sướng đoán rằng sẽ có những món quà tuyệt đẹp. Drosselmeyer là một người đàn ông tài giỏi và khéo léo, thường mang đến những món quà đặc biệt cho lũ trẻ vào dịp Giáng sinh. Cả hai đứa trẻ đều đoán già đoán non về món quà năm nay, trong khi trời dần tối mịt. Cuối cùng, khi tiếng chuông vang lên và cánh cửa bật mở, ánh sáng rực rỡ tràn vào phòng, bố mẹ chúng dẫn chúng vào để xem món quà Giáng sinh.

Đoạn truyện thể hiện rõ không khí mong đợi và hồi hộp của trẻ em vào dịp Giáng sinh, một thời điểm luôn được coi là kỳ diệu và đầy bất ngờ. Hai nhân vật Fred và Maria, với sự háo hức và trí tưởng tượng phong phú, đại diện cho tinh thần trẻ thơ, luôn tràn đầy kỳ vọng và niềm vui.

Nhân vật cha đỡ đầu Drosselmeyer được khắc họa như một người đàn ông tài giỏi, khéo léo và giàu lòng yêu thương. Dù ngoại hình của ông có phần kỳ lạ, nhưng với tài năng và sự chăm sóc tận tình, ông đã tạo ra những món quà đặc biệt mang lại niềm vui cho lũ trẻ. Điều này cho thấy rằng, sự chân thành và tâm huyết của người lớn trong việc tạo niềm vui cho trẻ em là vô cùng quý giá.

Ngoài ra, đoạn truyện còn mang đến một thông điệp về tình cảm gia đình, sự chăm sóc và tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái. Khoảnh khắc bố mẹ nâng bổng hai đứa trẻ và dẫn chúng vào phòng để khám phá món quà Giáng sinh tạo nên một hình ảnh ấm áp và đầy ý nghĩa.

    Toàn bộ đoạn truyện tạo nên một không khí lễ hội đầy màu sắc, lấp lánh và ấm áp, gợi nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào và đáng nhớ, khi mỗi dịp Giáng sinh đều là một sự kiện đặc biệt, mang đến niềm vui và hạnh phúc tràn đầy.

Những món quà

    “Các độc giả, thính giả thân mến, dù tên các em là Frank, Robert, Henry, Anna hay Maria, tôi mong rằng các em sẽ hình dung trong tâm trí thật sinh động về chiếc bàn phủ đầy những món quà Giáng sinh được bọc nơ lấp lánh mà các em đã nhận được vào mùa Giáng sinh năm ngoái. Các em chắc hẳn sẽ hình dung ra cảnh hai em bé đứng đó với đôi mắt sáng ngời, không nói nổi một lời nào, nín thở vì quá sung sướng khi nhìn thấy chúng. Cuối cùng, Maria thốt lên với một tiếng thở dài: “Ôi đẹp quá! Ôi đẹp quá!", Fred thì nhảy cẫng lên hai hay ba lần, cao nhất từ trước tới giờ. Chắc chắn là hai em bé đã phải rất ngoan ngoãn và vâng lời trong suốt năm vừa rồi, thậm chí còn ngoan hơn cả những năm trước nữa cho nên năm nay mới có nhiều thứ tuyệt đẹp như thế này được tặng cho các em. Cây thông cao vút đặt giữa phòng được treo đầy những quả châu màu vàng và bạc, trong khi kẹo hạnh nhân, kẹo trứng chim, kẹo chanh và tất cả các loại bánh mứt ngon tuyệt được treo giống như những nụ và hoa trên cành. Nhưng tuyệt đẹp hơn tất thảy trên cái cây kỳ diệu ấy là những ngọn đèn nhỏ sáng lung linh giữa đám cành lá tối sẫm, giống như những vì sao chiếu sáng trên bầu trời, hoặc như những đôi mắt thân thiện dường như muốn mời chào bọn trẻ hái những hoa trái trên cây.

Chiếc bàn dưới cái cây tỏa sáng và lóng lánh với rất nhiều màu sắc rực rỡ. Ôi chao, ở đó có biết bao nhiêu là thứ đẹp đẽ! Lời nào mà miêu tả được chúng cơ chứ! Maria đã nhìn thấy những con búp bê xinh xắn nhất, một bộ đồ uống trà và các thể loại đồ đạc nhỏ nhắn, xinh xắn, nhưng thứ làm lu mờ tất cả là một bộ váy lụa được điểm xuyết bằng những chiếc ruy băng màu sắc rực rỡ treo trên một cái khung ngay trước mắt cô bé để cô bé có thể nhìn thấy nó từ mọi phía. Và cô bé đã trông thấy, cứ trầm trồ không ngớt những lời khen, nói đi nói lại: “Ôi, chiếc váy đẹp quá! Trông chiếc váy mới xinh xắn làm sao! Con có thể ướm thử nó không ạ? Vâng, vâng, thật không ạ? Con được mặc thử nó luôn ạ?"

Trong lúc đó thì Fred đang phi nước đại vòng quanh phòng, cưỡi thử con ngựa màu nâu đỏ của mình mà cậu nhìn thấy được buộc vào chân bàn bằng dây cương. Khi dừng ngựa lại, cậu bé nói đó là một chú ngựa hoang khá bướng bỉnh, nhưng chẳng vấn đề gì vì cậu sẽ sớm thuần phục được nó thôi. Rồi sau đó, cậu duyệt đội kỵ binh mới trong bộ quân phục thanh lịch màu đỏ và vàng, mang những vũ khí màu bạc, và cưỡi những con ngựa bóng loáng mà có lẽ bạn sẽ gần như tin rằng tất cả đều được làm bằng bạc nguyên chất.

Bây giờ những đứa trẻ bắt đầu trở nên bình tĩnh hơn để chú ý đến những cuốn sách tranh được mở sẵn trên bàn, trên đó in hình những bông hoa xinh xắn, những người ăn mặc thật đẹp, và có cả hình những cô bé, cậu bé đang chơi đùa được vẽ sống động y như thật. Trong lúc bọn trẻ lật giở từng trang mấy cuốn sách kỳ diệu thì chuông lại kêu lên bính boong lần nữa. Bọn trẻ biết ngay rằng đó là lúc được nhìn thấy món quà Giáng sinh mà cha đỡ đầu Drosselmeyer dành tặng cho chúng, bèn chạy thẳng tới chiếc bản đặt dựa vào bức tường, được che bởi một bức rèm kéo dài từ trần nhà xuống tận sàn. Bức rèm mà người cha đỡ đầu trốn phía sau suốt một lúc lâu, giờ nhanh chóng được kéo sang, và lúc ấy, bọn trẻ trông thấy gì nào?

Trên một bãi cỏ xanh mướt điểm tô những bông hoa, có một tòa lâu đài nguy nga với những ô cửa sổ bằng kính trong suốt và những ngọn tháp màu vàng. Tiếng nhạc bắt đầu vang lên, những cánh cửa và cửa sổ đồng loạt mở ra, một đoàn người cả nam và nữ, đầu đội mũ cài lông chim, váy áo dài tha thướt đang đi dạo vòng quanh trong các căn phòng. Sảnh chính có vẻ như được ánh lửa chiếu sáng rực rỡ, rất nhiều những ngọn nến cháy trên những giá nến bằng bạc, các em bé mặc áo chẽn màu trắng và áo khoác màu xanh lá đang khiêu vũ theo điệu nhạc. Một người đàn ông mặc áo choàng xanh lục bảo thỉnh thoảng lại thò đầu ra ngoài cửa sổ, gật đầu rồi sau đó biến mất. Cha đỡ đầu Drosselmeyer bé xíu, trông chẳng nhỉnh hơn một ngón tay của bố là bao, thỉnh thoảng đi đến chỗ cánh cửa lâu đài, nhìn xung quanh rồi lại đi vào bên trong.

Fred khoanh hai tay ngay ngắn trên bàn, nhìn chăm chú vào tòa lâu đài mỹ lệ, cùng những mô hình người đi lại và nhảy múa, nói:

“Cha đỡ đầu Drosselmeyer, cho con vào trong lâu đài của cha đi.”

Ngài Drosselmeyer giải thích rằng điều ấy là không thể. Tất nhiên là ông đúng, thật là ngốc nghếch khi Fred lại ước có thể vào trong lâu đài khí mà những ngọn tháp bằng vàng kia chẳng cao được bằng cái đầu của cậu. Tự Fred cũng trông thấy thế. Sau khi những nhân vật nam nữ đi đi lại lại và những em bé nhảy múa được một lúc, người đàn ông mặc áo choàng xanh lục bảo lại thò đầu ra ngoài cửa sổ và cha đỡ đầu Drosselmeyer lại bước ra ngoài cửa. Mọi thứ cứ như thế, chẳng mảy may thay đổi chút nào. Fred mất bình tĩnh kêu lên:

“Cha đỡ đầu Drosselmeyer, lần này cha đi ra bằng cửa khác đi.”

“Không bao giờ có thể như thế được, Fred ạ.” Drosselmeyer đáp.

“Thế thì..." Fred tiếp tục. “Để người đàn ông áo xanh nhảy ra ngoài cửa sổ rồi đi dạo bên ngoài một lúc.”“Như thế cũng không được.” Drosselmeyer đáp lại.

“Thế thì bọn trẻ phải đi xuống.” Fred nói. “Con muốn nhìn thấy họ gần hơn”

“Tất cả những điều này đều không thể đâu con, ta nói rồi mà.” Drosselmeyer đáp, hơi có chút bực dọc. “Máy móc được lập trình như thế rồi thì nó cứ như thế lặp đi lặp lại mãi thôi.”

“Thế ạ.” Fred nói bằng giọng tiu nghỉu. “Thế là chẳng bao giờ làm được ạ. Thế thì, cha đỡ đầu Drosselmeyer, cha nghe này, nếu những nhân vật bé xíu ăn vận đẹp đẽ của cha cứ ở mãi trong lâu đài, chẳng làm được gì ngoài việc cứ lặp đi lặp lại mãi như thế thì nó chẳng vui gì cả, và con không mấy hứng thú với họ cho lắm. Đội kỵ binh của con có thể tiến lên, lùi lại khi con yêu cầu, họ chẳng bị nhốt trong nhà như thế."

Nói thế xong, cậu bé lao về phía một chiếc bàn lớn, lấy ra đội quân cưỡi trên lưng những con ngựa bạc của mình, cho đội quân đi nước kiệu, phi nước đại, vung gươm sang bên này bên kia, theo ý muốn của cậu. Maria cũng khẽ lên đi, vì cô bé nhanh chóng thấy chán những con rối cứ đi thơ thẩn và khiêu vũ bên trong lâu đài; nhưng vì cô bé rất dễ thương và nhã nhặn, nên không muốn hành động của mình bị nhìn thấy rõ ràng như cậu anh trai Fred. Drosselmeyer quay về phía cha mẹ hai đứa trẻ, nói có phần giận dữ:

“Một tác phẩm tinh xảo như thế này được làm ra không phải để dành tặng cho những đứa trẻ ngốc nghếch. Tôi sẽ thu dọn lâu đài của mình lại và mang về nhà."

    Nhưng mẹ của bọn trẻ bước tới, muốn được nhìn thấy bí mật của cỗ máy và tò mò xem tại sao những hình người bé nhỏ ấy lại có thể chuyển động được. Drosselmeyer tháo nó ra rồi lắp lại. Khi bận bịu làm thế, ông lại trở nên tốt bụng và hiền hậu, và cho bọn trẻ xem mấy hình nhân màu nâu rất xinh xắn với những khuôn mặt, chân và tay được thếp vàng. Tất cả đều được làm bằng dây đậu gai, có mùi như món bánh gừng mà Fred và Maria rất thích ăn. Trước yêu cầu của mẹ, chị gái cả Louise đã mặc chiếc váy mới được tặng, trông cô bé vô cùng quyến rũ trong chiếc váy đó, nhưng khi đến lượt Maria mặc váy của mình, cô bé lại thích ngắm nhìn chiếc váy treo trên móc thêm một lúc nữa. Yêu cầu này được đồng ý ngay.”

    Đoạn truyện mở đầu bằng lời kể của người dẫn chuyện, kêu gọi các độc giả tưởng tượng lại hình ảnh bàn quà Giáng sinh của họ từ mùa Giáng sinh trước. Fred và Maria, hai đứa trẻ nhà Stahlbaum, cực kỳ háo hức và vui mừng khi thấy cây thông Noel được trang trí lung linh với đèn và quà tặng. Maria phát hiện ra những con búp bê, bộ đồ uống trà, và đặc biệt là một chiếc váy lụa tuyệt đẹp. Trong khi đó, Fred vui sướng với con ngựa màu nâu đỏ và đội kỵ binh mới của mình.

Sau đó, chuông kêu báo hiệu món quà của cha đỡ đầu Drosselmeyer. Bọn trẻ thấy một lâu đài nhỏ với những mô hình người di chuyển và nhảy múa. Mặc dù ấn tượng ban đầu là tốt, nhưng Fred nhanh chóng cảm thấy nhàm chán với sự lặp đi lặp lại của các mô hình, khiến Drosselmeyer có chút giận dữ. Cuối cùng, mẹ bọn trẻ yêu cầu Drosselmeyer giải thích cơ chế hoạt động của lâu đài, làm dịu bầu không khí căng thẳng. Louise, chị cả của Fred và Maria, mặc thử chiếc váy mới của mình, trong khi Maria muốn ngắm chiếc váy của mình thêm một lúc nữa trước khi mặc thử.

Ta thấy được không khí Giáng sinh ấm áp và đầy màu sắc, thể hiện sự háo hức và niềm vui của trẻ em khi nhận được những món quà. Từ việc mô tả cây thông Noel lấp lánh, các món quà đa dạng cho đến phản ứng hân hoan của Maria và Fred, tất cả đều tạo nên bức tranh sống động về một mùa lễ hội đầy kỳ diệu.

Cha đỡ đầu Drosselmeyer là một nhân vật thú vị, tượng trưng cho sự khéo léo và tài năng, nhưng cũng có phần khắt khe và dễ bị tổn thương khi tác phẩm của mình không được đánh giá cao. Điều này phản ánh một khía cạnh thực tế của con người – sự mong đợi và khao khát được công nhận.

Maria và Fred, hai đứa trẻ, đại diện cho sự trong sáng và hồn nhiên. Sự thất vọng của Fred trước món quà tĩnh lặng và không linh hoạt của Drosselmeyer cho thấy sự khác biệt giữa tưởng tượng của trẻ em và thực tế. Trẻ em luôn mong muốn những món đồ chơi sống động, phản ứng linh hoạt và có thể tương tác theo ý mình, điều mà lâu đài nhỏ của Drosselmeyer không thể đáp ứng.

    Cuối cùng, đoạn truyện cũng truyền tải thông điệp về tình cảm gia đình và sự chia sẻ. Mẹ của Fred và Maria luôn quan tâm đến cảm xúc của các con, cố gắng làm dịu bầu không khí và khuyến khích sự khám phá. Điều này cho thấy rằng, dù có sự khác biệt trong quan điểm và mong muốn, sự thấu hiểu và chia sẻ trong gia đình luôn là điều quan trọng nhất.

Món đồ yêu thích

    “Sự thật là khi ấy Maria chưa sẵn sàng để rời chiếc bàn, bởi vì cô bé đã khám phá ra được một thứ mà chưa ai để ý đến. Khi đội kỵ binh của Fred bước qua và dừng lại ở chỗ gần cây thông, cô bé chợt trông thấy một người đàn ông nhỏ bé kỳ lạ, đứng đó lặng lẽ và tránh xa khỏi mọi người, cứ như thể đang âm thầm chờ đợi đến lượt mình được chú ý tới.

Sự thật là, khó có thể nói người đàn ông này có chút gì đó đẹp, không phải chỉ vì phần cơ thể to ngang chắc khỏe, không cân đối so với đôi chân nhỏ bé mảnh khảnh, mà còn bởi cái đầu to quá khổ so với thân hình. Bộ đồ quý phái trông có vẻ rất lý tưởng để che đi những khuyết điểm hình thể và có thể khiến người ta tin rằng chàng là người có gu thẩm mỹ và có xuất thân tốt. Chàng mặc chiếc áo khoác kỵ binh màu tím rất đẹp, được cài bằng hàng cúc và khuy áo màu trắng, chiếc quẩn cũng cùng màu với áo, đôi ủng tinh xảo nhất mà một học giả hay một sĩ quan từng được mang trên đôi chân mình. Chúng vừa khít đôi chân nhỏ xíu cứ như là được vẽ thẳng lên chân vậy. Thật kỳ khôi khi thấy chàng có diện mạo bảnh bao như thế mà lại mang trên lưng chiếc áo choàng dài, hẹp và thô kệch, trông như được làm bằng gỗ, trên đầu lại đội chiếc mũ của người đi rừng. Nhưng Maria nhớ là cha đỡ đầu Drosselmeyer mặc một chiếc áo choàng đã cũ sờn và đội một chiếc mũ cũng rất xấu xí, nhưng ông vẫn cứ là một người cha đỡ đầu hết sức đáng mến. Maria cũng không thể không nghĩ là, dù cha đỡ đầu Drosselmeyer có ăn mặc trang trọng như anh chàng nhỏ bé này thì cũng chẳng đẹp trai bằng một nửa anh chàng.

Càng nhìn anh chàng nhỏ bé mà cô bé đã mến thích ngay từ cái nhìn đầu tiên, Maria càng cảm thấy khuôn mặt chảng trông thật đôn hậu và dễ mến biết bao. Đôi mắt màu xanh lục trong sáng của anh chàng tỏa ra sự tốt bụng và nhân hậu, mặc dù trông đôi mắt có vẻ hơi lồi lên. Bộ râu bằng sợi bông trắng muốt được cắt tỉa cần thận trông thật xứng hợp với chàng, càng làm tôn lên nụ cười trìu mến với đôi môi tươi đỏ.

“A, bố thân yêu ơi!” Cuối cùng Maria thốt lên "Ai là người được sở hữu anh chàng nhỏ bé đẹp đẽ để ở gốc cây kia thế ạ?"

“Cậu ấy sẽ tận tâm làm việc cho tất cả các con, con yêu ạ" Bố cô bé đáp “Cậu ấy có thể cắn vỡ những quả hạch cứng nhất với hàm răng chắc khỏe của mình. Cậu ấy thuộc về chị Louise cũng như con và Fred” Bố cô bé nói vậy rồi nhẹ nhàng nhấc chàng lên, kéo chiếc áo thô bằng gỗ, và thế là miệng chàng há rộng, để lộ hai hàm răng trắng tỉnh chắc khỏe. Bố bảo cô bé đút vào miệng chàng một quả hạch, và tách một cái, chàng cắn nó vỡ làm đôi, lớp vỏ cứng rơi xuống, Maria nhặt lấy phần nhân ngọt bùi trong tay. Giờ thì Maria và hai đứa trẻ còn lại đã biết anh chàng nhỏ bé xinh xắn này đến từ gia đình Kẹp Hạt Dẻ, giờ vẫn đang tiếp tục hành nghề của tổ tiên. Maria hết sức vui mừng khi nghe thấy thế. Bố cô bé lại nói:

“Maria con yêu, vì con rất thích anh bạn Kẹp Hạt Dẻ này nên bố giao cậu ta cho con để chăm sóc và giữ gìn nhé, tuy nhiên, như bố nói từ đầu rồi đấy, Louise và Fred cũng được quyền sử dụng anh bạn này giống như con vậy."

Maria liến ôm ngay lấy chàng vào lòng và để cho chàng kẹp vỡ những quả hạch, nhưng cô bé chỉ chọn những quả nhỏ nhất thôi, để chàng không cần phải ngoác miệng rộng quá, vì như thế trông không hợp với chàng chút nào. Louise ngồi ngay bên cạnh cô bé và Kẹp Hạt Dẻ cũng phải phục vụ cô như vậy, nhưng có vẻ chàng rất sẵn lòng làm việc đó vì lúc nào chàng cũng nở một nụ cười rất lịch thiệp. Trong lúc đó, Fred bắt đầu chán việc cưỡi ngựa và điều khiến đoàn kỵ binh của mình, và khi cậu nghe thấy tiếng những quả hạch vỡ lách tách thật vui tai, liển chạy ngay đến chỗ hai chị em gái, bật cười sảng khoái khi nhìn thấy anh chàng nhỏ bé ngộ nghĩnh kia, và vì Fred cũng được dự phần vào cuộc vui này, nên anh chàng nhỏ bé được chuyến tay hết người này đến người kia, chẳng lúc nào ngơi nghỉ. Fred thi lúc nào cũng chỉ chọn những quả hạch to nhất, cứng nhất. Bỗng nhiên... Rắc... Rắc... Ba chiếc răng của Kẹp Hạt Dẻ rơi xuống, cả hàm răng trệu trạo lung lay. “Ôi, Kẹp Hạt Dẻ tội nghiệp của em!" Maria kêu lên và giằng lấy chàng từ tay Fred.

“Rõ là đổ kém cỏi!” Fred phàn nàn. “Răng miệng lởm khởm như thế mà cũng đòi làm kẹp hạt dẻ. Chắc nó chẳng hiểu phận sự kẹp hạt dẻ là như thế nào đâu. Đưa nó đây cho anh đi, Maria. Nó sẽ kẹp hạt dẻ cho anh tới khi nào rụng hết răng đi thì thôi, hay là cho rơi cả hàm luôn cũng được. Sao nó lại vô tích sự thế cơ chứ!"

“Không, không được.” Maria kêu lên, khóc nức nở. “Anh không được lấy Kẹp Hạt Dẻ thân yêu của em. Hãy xem chàng ấy chỉ cho em thấy cái miệng đáng thương của mình, và nhìn em buồn bã thế nào này. Anh đúng là người nhẫn tâm. Anh đánh đàn ngựa của anh rồi lại còn ra lệnh cho lính tráng bắn vào đầu nhau nữa."

“Đấy là luật.” Fred nói. “Em thì hiểu cái quái gì cơ chứ! Nhưng Kẹp Hạt Dẻ là của em và cũng là của anh, nên đưa nó đây cho anh"

Maria bắt đầu thút thít khóc và nhanh chóng quấn chàng Kẹp Hạt Dẻ tội nghiệp vào trong chiếc khăn mùi soa của mình. Bố mẹ cô bé và cha đỡ đầu Drossselmeyer cùng bước đến để giải quyết. Cha Drossselmeyer bênh vực Fred khiến Maria thất vọng vô cùng. Nhưng bố cô bé nói: “Bố đã nói rõ ràng là Maria sẽ trông chừng cho Kẹp Hạt Dẻ, giờ thì bố thấy đúng là chàng ấy đang cần Maria chăm sóc lắm đấy, nên bố giao cho con toàn quyền trông chừng chàng ấy, không ai được tranh giành gì nữa cả. Bên cạnh đó, bố thấy lạ là sao Fred lại bắt một người đã lâm nạn phải tiếp tục phục vụ mình quá sức như vậy. Là một nhà quân sự tốt, người đó phải hiểu là không được đưa thương binh vào đội hình chiến đấu chứ."

Fred xấu hổ, không dám bắt Kẹp Hạt Dẻ phải kẹp vỡ các quả hạch nữa, cậu lẳng lặng lình sang đầu bên kia chiếc bản, ở đó, đội kỵ binh của cậu sau khi đóng quân ở những tiền đồn thích hợp, đã hạ trại nghỉ qua đêm. Maria nhặt lại những chiếc răng bị rụng của Kẹp Hạt Dẻ, lấy một dải ruy băng trắng từ chiếc váy của mình để buộc cái hàm bị thương của chàng lại, rồi quấn anh chàng nhỏ bé một cách cẩn thận trong chiếc khăn tay, vì trông chàng rất nhợt nhạt và hoảng loạn.

Cô bé bế chàng trong tay, ôm ấp như một em bé, trong lúc xem những bức vẽ tuyệt đẹp trong cuốn sách tranh mới mà cô bé mới tìm thấy giữa đống quà Giáng sinh. Trái ngược với tâm tính mọi khi của mình, cô bé tỏ ra có phần tức giận với cha đỡ đầu Drosselmeyer vì ông cứ cười cô mãi, và hỏi đi hỏi lại xem tại sao cô bé lại thích chăm lo, âu yếm một anh chàng nhỏ bé xấu xí đến vậy. Nhìn xuống Kẹp Hạt Dẻ, và nhớ lại sự so sánh với cha đỡ đầu Drosselmeyer vừa nãy, cô bé nói rất nghiêm túc: “Dạ, thưa cha đỡ đầu, nếu cha mà cũng ăn mặc như chàng Kẹp Hạt Dẻ, cũng đi một đôi bốt đẹp như thế... thì ai mà biết được cha có đẹp trai được như chàng ấy không!"

    Maria không hiểu tại sao cô bé vừa nói như thế thì bố mẹ cô bỗng cười phá lên còn mặt cha đỡ đầu thì đỏ bừng và tắt ngấm luôn nụ cười giòn tan vừa nãy. Hình như có một lý do đặc biệt nào đó lý giải cho điều này.”

    Maria, cô bé nhà Stahlbaum, phát hiện ra một nhân vật nhỏ bé lạ lùng dưới gốc cây thông Noel mà chưa ai để ý đến. Nhân vật này có diện mạo không đẹp lắm, với cơ thể không cân đối và cái đầu quá to, nhưng lại mặc bộ đồ kỵ binh màu tím rất quý phái. Maria bị cuốn hút bởi vẻ mặt thân thiện và đôi mắt màu xanh lục của nhân vật. Khi hỏi bố về người này, Maria biết rằng anh ta là một Kẹp Hạt Dẻ có thể cắn vỡ những quả hạch cứng nhất. Bố giao Kẹp Hạt Dẻ cho Maria chăm sóc nhưng cũng nhấn mạnh rằng Louise và Fred cũng có quyền sử dụng.

Maria rất vui và bắt đầu để Kẹp Hạt Dẻ cắn những quả hạch nhỏ. Fred, sau khi chán việc cưỡi ngựa, cũng tham gia và chọn những quả hạch to nhất. Đột nhiên, Kẹp Hạt Dẻ bị gãy ba chiếc răng và hàm răng bị lung lay. Maria khóc nức nở và bảo vệ Kẹp Hạt Dẻ khỏi Fred, người đã làm hỏng anh ta. Bố của Maria giao quyền chăm sóc Kẹp Hạt Dẻ hoàn toàn cho Maria, phê bình Fred vì đã bắt Kẹp Hạt Dẻ làm việc quá sức.

Maria buộc lại hàm của Kẹp Hạt Dẻ và bế anh ta như một em bé, trong khi xem sách tranh mới của mình. Cha đỡ đầu Drosselmeyer cười nhạo Maria vì cô bé chăm sóc một nhân vật xấu xí như Kẹp Hạt Dẻ. Maria, trong một phản ứng tức giận nhưng chân thành, nói rằng nếu cha đỡ đầu mặc đồ và đi đôi bốt đẹp như Kẹp Hạt Dẻ, có lẽ ông cũng sẽ đẹp trai như anh ta. Câu nói của Maria làm bố mẹ cô cười phá lên và khiến cha đỡ đầu Drosselmeyer đỏ mặt.

Maria là một cô bé rất nhạy cảm và biết quan tâm đến người khác. Dù Kẹp Hạt Dẻ không hoàn hảo về ngoại hình, Maria vẫn thấy được vẻ đẹp bên trong của anh ta và sẵn sàng chăm sóc anh ta khi anh ta bị thương. Điều này thể hiện lòng nhân hậu và sự nhạy cảm của trẻ em, khả năng nhìn thấy và trân trọng vẻ đẹp từ những điều đơn giản nhất.

Fred, ngược lại, hành động theo cách của một đứa trẻ hiếu động và thiếu kiên nhẫn. Cậu bé muốn đồ chơi của mình phải hoạt động hoàn hảo và không hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo vệ những thứ dễ bị tổn thương. Phản ứng của Fred và sự phê bình của bố cậu là một bài học về trách nhiệm và lòng nhân ái.

Cha đỡ đầu Drosselmeyer là một nhân vật phức tạp. Ông thể hiện sự khắt khe và khó tính, nhưng cũng có sự hài hước và đôi khi hơi nhẫn tâm. Câu nói của Maria với ông là một phản ánh trung thực về cách trẻ em nhìn nhận thế giới xung quanh – chân thành và đôi khi vô tình làm lộ ra sự thật khiến người lớn phải suy nghĩ lại.

    Qua sự tương tác giữa các nhân vật, truyền tải thông điệp về tình yêu thương, lòng trắc ẩn và trách nhiệm. Nó cũng nhắc nhở chúng ta về sự quý giá của những khoảnh khắc đơn giản và sự ấm áp của tình cảm gia đình trong mùa Giáng sinh.


III, Cảm nhận cá nhân về cuốn sách

    Truyện cổ tích của Hoffmann luôn mang hơi thở của đời sống. Ông không viết những câu chuyện quá kì ảo như các tác giả cùng thời. Bằng sự sáng tạo tột bậc cùng tài năng kể chuyện điêu luyện của mình, Hoffmann khiến người ta cảm nhận được phép màu hiện hữu một cách sống động và chân thật nhất trong những bối cảnh quen thuộc của đời sống hằng ngày. 

Trong Kẹp Hạt Dẻ và Vua Chuột, phép màu xuất hiện trong một đêm Giáng Sinh. Cô bé Marie nhận thấy chàng Kẹp Hạt Dẻ và những món đồ chơi khác trở nên có hồn, biết nói và cử động, thậm chí còn hợp sức chiến đấu bảo vệ Marie khỏi Vua Chuột. Nhưng khi cô bé tỉnh dậy vào sáng hôm sau, những món đồ chơi lại bất động như thể trận chiến kinh hoàng hôm qua chỉ là một giấc mơ thần tiên của trẻ con. 

Trí tưởng tượng và phong cách kể chuyện của Hoffmann quá tài tình. Các phong cảnh thần tiên được ông miêu tả chi tiết, kỹ lượng đến mức ta ngỡ chính ông đã chứng kiến tất cả và thuật lại cho người đọc; đến mức khó ai có thể dám chắc những điều kỳ ảo trong truyện không có thực. Người đọc phải vận dụng toàn bộ khả năng tưởng tượng và vốn từ mình có để có thể “nhìn ngắm” thế giới cổ tích huyễn tưởng trong truyện.

Hoffmann khiến ranh giới giữa thực và mộng, trần gian và thần tiên, cuộc sống và phép thuật trở nên mờ nhạt. Lúc thì ta thấy hiện thực xã hội và con người trong lịch sử hiện lên rõ ràng trong trang sách, lúc thì mơ màng phiêu lãng đến vương quốc của những món đồ chơi biết nói, lâu đài phủ đường và vua chuột với 7 cái đầu. 

    Ranh giới giữa thiện ác cũng vậy. Khác với những truyện cổ tích thông thường cho ta biết ai thuộc phe nào ngay từ đầu, truyện của Hoffmann gây tò mò đến tận trang cuối. Người đọc phải theo dõi hết câu chuyện cùng sự phát triển của các tình tiết, để rồi nhận ra, truyện cổ tích Hoffmann không theo một mô-típ thường thấy nào cả. 

Tóm tắt bởi: Ngọc Bích/ Jade Xinh - Bookademy

Hình ảnh: Ngọc Bích/ Jade Xinh

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

304 lượt xem

lh-fulllh-x