Nguyễn Minh Tuyến@Viện Sách - Bookademy
3 năm trước
[Tóm Tắt Sách] "Tác Động Thầm Lặng": Cách Để Trở Thành Một Người Hướng Nội Thành Công
Đây là một quyển sách cho bạn một cái nhìn tổng
quát về người hướng nội, giúp bạn giải đáp những thắc mắc hay những quan điểm
có thể sai lầm của bạn về người trầm tính.
Nếu bạn coi mình là một người trầm tính, cuốn sách
này sẽ giúp bạn hòa hợp tốt hơn với thế giới vốn quá đỗi ồn ào, và đạt được
thành công như bạn mong đợi. Từng phần trong cuốn sách đều được viết từ góc
nhìn của một người hướng nội. Nếu bạn thiên về hướng ngoại, bạn sẽ hiểu rõ hơn
những người trầm tính mà bạn thường gặp, đồng thời đánh giá cao điểm mạnh của họ
sau khi đọc xong cuốn sách này.
Hãy tìm ra con người mình - và làm điều đó một
cách có chủ đích (Parton)
Phần 1: Bạn là
ai? Bạn có thể làm gì? Bạn cần gì?
Con người có thể
được chia thành người có tính cách hướng nội và hướng ngoại. Hầu hết mọi người
đều hiểu được những thuật ngữ này và liên hệ một số khía cạnh nhất định của
chúng với bản thân họ. Xem xét kĩ hơn – dù là trong đời thực hay văn chương –
thì ranh giới giữa hướng nội và hướng ngoại sẽ phần nào trở nên mờ nhạt. Thực tế
là có sự linh hoạt rất lớn trong việc thể hiện và định nghĩa hướng nội hoặc hướng
ngoại.
Bạn thiên về hướng nào thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Tính cách là điều có thể nhận biết bạn là người hướng nào từ khi còn nhỏ. Thế
nhưng mọi người đều biểu hiện ra tính cách của hai hướng.
Tất cả mọi người
đều biểu hiện cả hai tính cách hướng nội và hướng ngoại. Và mỗi người cũng có một
mức độ linh hoạt nhất định từ khi sinh ra, một dạng vùng thoải mái trên dải
"hướng nội - hướng ngoại” phù hợp với họ. Hầu hết mọi người nằm ở khoảng
giữa, song sẽ có hướng nghiêng về cực hướng nội hoặc hướng ngoại.
Hành động của bạn tại một thời điểm sẽ không nói lên bạn
là người hướng nào, vì điều này còn tùy thuộc vào trí thông minh và cách bạn
nhanh nhạy khi xử lý tình huống. Môi trường sống cũng là một yếu tố quyết định
bạn sẽ có xu hướng tính cách như thế nào. Theo thời gian, con người cũng sẽ có
xu hướng trở nên tiết chế hơn, điều này đúng với cả hai loại tính cách.
Năng lượng của hai hướng được nạp theo cách hoàn toàn
khác nhau. Nếu như hướng ngoại thích tụ tập bạn bè để thư giãn thì hướng nội
thường thích ở một mình(hoặc với bạn thân nhất) sau một ngày dài.
Việc tiếp xúc với môi trường hướng ngoại quá lâu sẽ khiến
năng lượng của người hướng nội bị đốt cháy, họ có thể sẽ kiệt sức và mệt mỏi nếu
cứ phải tiếp tục ở đó. Thời gian ở một mình là điều cả hai hướng đều có, thế
nhưng nó là điều thiết yếu cho sự tồn tại của người hướng nội.
Bộ não của người
hướng nội cũng xử lý kích thích bên ngoài một cách mãnh liệt hơn của người hướng
ngoại. Đó cũng là lý do họ cạn kiệt năng lượng rất nhanh và việc
biết cách sử dụng năng lượng cho hợp lý đối với họ rất quan trọng.
Những người rụt
rè trước hết là do những lo âu về tương tác xã hội. Họ thường không có động lực
gặp gỡ người khác. Nỗi sợ không liên quan đến dải phổ hướng nội – hướng ngoại:
nó có thể “tấn công" cả hai loại người
Vậy nên cho rằng một người có tính cách hướng nội thì sẽ
thường nhút nhát và rụt rè là sai lầm.
Người hướng nội
cũng có thể cảm thấy dễ chịu với mọi người, song vẫn có sự khác biệt. Người hướng nội cần ít kích thích hơn; đã có quá nhiều kích thích có sẵn
trong tâm trí họ mà không cần đến các xung lực bên ngoài giống như tâm trí của
người hướng ngoại. Đó là
lí do vì sao người hướng nội thường cảm thấy mệt mỏi các dịp hội họp, và họ thường
thu mình lại: họ rất ít khi đưa ra những sắp đặt chắc chắn hoặc giữ thế thụ động
thay vì cố gắng tiếp cận người khác. Người hướng nội cũng thích các hình thức
giao tiếp khác: họ thích nói chuyện với một hoặc hai người thay vì trong một
nhóm lớn. Họ muốn giảng bài trong các phòng nhỏ chứ không phải một giảng đường
lớn chật ních người. Và tuy một cuộc hội thoại có thể truyền cảm hứng, nhưng
năng lượng đầu tư vào nó vẫn chỉ có thể hồi phục khi các kích thích được xử lí
trong giai đoạn nghi ngơi. Dĩ nhiên là một mình
Vì sao những người trầm tính thường có một đời sống nội
tâm dữ dội và xu hướng khép kín?
Có nhiều quan điểm cho rằng người hướng nội thường cho
mình là trung tâm nên mới không hứng thú với việc nói chuyện với mọi người và sống
khép kín.
Gửi tới những độc
giả hướng ngoại thân mến: điều này không đúng chút nào! Chỉ là so với các bạn,
người hướng nội cần nỗ lực nhiều hơn để xử lí đời sống nội tâm dữ dội của họ: họ
phải liên tục “chiến đấu” với những ấn tượng bên ngoài bằng kinh nghiệm, thái độ
hoặc các đánh giá cá nhân. Vì vậy, cũng dễ hiểu khi “bộ nhớ” gần như quá tải bởi
các hoạt động trên
Có lẽ đọc đến đây mọt vài độc giả sẽ tự hỏi liệu mình có
phải là một người hướng nội hay không, hoặc mình là người hướng nào. Câu hỏi
này sẽ được giải đáp sau khi bạn làm bài kiểm tra của quyển sách có tựa đề: Bạn
ở đâu trên dải hướng nội – hướng ngoại.(trang 49)
Bài phân tích ngắn
này có thể cung cấp cho bạn hai điều. Thứ nhất, bạn có thể so sánh bản thân với
những người khác (và kết quả của họ). Điều này sẽ giúp bạn thấu hiểu người khác
tốt hơn, ví dụ, giữa bạn và người bạn đời của mình. Thứ hai, các câu tuyên bố
đem đến cho bạn những gợi ý về cách năm bắt thế mạnh và nhu cầu của bản thân
trong đời sống khi là một người hướng nội hoặc hướng ngoại. Và nó chính xác là
thứ tạo nên một khác biệt quan trọng. Chúng ta mạnh mẽ nhất là khi hiểu rõ bản
thân mình, nhận thức được những phẩm chất riêng có và chịu trách nhiệm cho những
thế mạnh cũng như những nhu cầu của mình
Thế mạnh của người
hướng nội là gì?
Những người hướng nội thường rất cẩn trọng, họ rất ít khi
hoặc không đưa ra những lời nói nửa vời. Họ giao tiếp có chiều sâu và có thể
xây dựng những mối quan hệ bạn bè sâu sắc và lâu năm. Ngược lại, họ không đánh
giá cao mạng lưới quan hệ rộng nhưng thiếu sự gắn kết.
Khả năng tập trung cũng là một thế mạnh của người hướng nội,
vì thế nên họ có thể theo đuổi mục tiêu một cách kiên trì. Họ giao tiếp có chiều
sâu là nhờ vào khả năng lắng nghe chân thành.
Nhiều người hướng
nội có khả năng lắng nghe tốt hơn phần lớn những người khác. Họ hấp thụ thông
tin như một nhà quan sát bẩm sinh và một bộ xử lí các ấn tượng được truyền đến,
sau đó đánh giá chúng trong suy nghĩ tiếp theo và trong cả câu trả lời của họ.
Họ biết cách lọc những gì thiết yếu nhất cần được nói ra.
Không bất ngờ gì khi người hướng nội có khả năng viết
lách tốt hơn nói, họ điềm tĩnh và dành thời gian cho câu từ trước khi viết ra.
Họ cũng có tư duy phân tích tốt, sự độc lập của họ cũng được thể hiện rất rõ vì
đó là một đặc trưng của người hướng nội. Đồng cảm và biết đặt mình vào vị trí của
người khác cũng là một thế mạnh tuyệt vời của những người trầm tính.
Họ có thể là một đồng sự vô giá đối với
người hướng ngoại, những người này sẽ cảm thấy thoải mái, được thừa nhận và nhẹ
nhõm khi ở bên cạnh họ. Và bất
cứ ai tiến hành đàm phán bằng sự đồng cảm thì đối phương đơn giản là không thể
cưỡng lại.
Giờ thì bạn đã hiểu
bản thân mình hơn nhiều rồi. Hãy trau dồi thể mạnh của mình hơn nữa: Suy nghĩ
trước khi nói với người khác, và nhớ kĩ những gì bạn có thể đóng góp cho thành
công trong giao tiếp. Tổ chức các tình huống sao cho bạn có thể xử lí tốt nhất.
Bạn sẽ khám phá ra một điều tuyệt vời là, cứ thong thả sử dụng những thể mạnh
“thầm lặng” của bản thân, bạn sẽ thay đổi được cách người khác cư xử với mình,
bên cạnh việc bạn sẽ bộc lộ tốt hơn những mục tiêu và sở thích của mình.
Trở ngại của người
hướng nội là gì?
Nỗi sợ là trở ngại đầu tiên của người hướng nội, tất
nhiên ai cũng có nỗi sợ thế nhưng điều này ngăn người hướng nội giao tiếp tự do
hơn so với người hướng ngoại.
Nỗi sợ vốn dĩ không phải là một hạn chế vì đôi khi: “nỗi sợ là phao cứu sinh tại những nơi thích
hợp.”
Quá chú ý đến tiểu tiết cũng là một cản trở của họ, nhất
là trong các buổi hội họp vì điều này khiến họ không tập trung vào bức tranh tổng
thể. Họ cũng nhạy cảm với các kích thích vì năng lượng của họ rất dễ bị rút cạn
bởi các yếu tố bên ngoài.
Kích thích quá mức
khiến người hướng nội mệt mỏi, bất kế bản chất của nó là gì, và có thể làm hỏng
những cuộc gặp gỡ với người khác. Giao tiếp xã hội sau đó sẽ trở nên căng thẳng.
Đây là lí do vì sao nhiều người hướng nội kiểm soát các dịp hội họp của họ một
cách cẩn trọng và có chọn lọc
Sự điềm tĩnh của người hướng nội hầu hết được hiểu nhầm
là sự thụ động chỉ vị họ dành nhiều thời gian cho việc suy nghĩ khi nói chuyện.
Có nhiều người hướng nội nói năng nhỏ nhẹ và không có điểm nhấn khiến cho câu
nói của họ dù quan trọng đến đâu cũng sẽ không có sức nặng.
Thỉnh thoảng họ có xu hướng trốn chạy hững điều họ không
muốn phải đối mặt, trốn chạy để triệt tiêu nỗi lo âu trong tâm trí.
Đôi khi, trốn chạy
là phương pháp lựa chọn nhằm níu giữ chút ít năng lượng còn sót lại. Song đồng
thời nó cũng có thể ngăn người đó hành động tích cực và đạt được thành công. Điều
này là do nỗi sợ hãi hay sự lười biếng là nguồn lực chính thúc đẩy đằng sau, chặn
đứng sự giao tiếp có ý nghĩa
Người trầm lặng thường bị lí trí lấn át trong nhiều trường
hợp, họ có thể tự cô lập mình vì nghĩ bản thân mình khác biệt với thế giới. Sự
cứng nhắc và tránh né tương tác cũng là một cản trở đối với họ, đôi khi họ sẽ rất
bất lợi nếu cần làm việc nhóm hoặc theo đuổi mục tiêu mà cần các mối quan hệ.
Phần 2: Cách để
có một cuộc sống cá nhân hạnh phúc và một sự nghiệp thành công
Cũng dễ hiểu khi một người hướng nội bị thu hút bởi một
người hướng ngoại vì vốn dĩ trái dấu thì hút nhau.
Các nhà tâm lí học
sử dụng chỉ số MBTI từng đề xuất rằng các cặp đôi nên khác nhau càng nhiều khía
cạnh trong tính cách càng tốt – bao gồm cả về mức độ hướng nội và hướng ngoại.
Nhận thức giờ đây
đã có sự thay đổi. Những nghiên cứu mới chỉ ra rằng sự giống nhau cũng có thể
thu hút. Trong nhiều mới quan hệ thiết thực, cả hai người đều tương đồng về trí
tuệ, nền tảng xã hội, giáo dục và sự nghiệp. Tuy nhiên, sự tương đồng về những
thói quen liên đến người khác và về cách bạn dành thời gian rảnh rỗi của mình
vào việc gì cũng có thể khiến cho đối phương trở nên hấp dẫn hơn và dễ tiếp cận
hơn. Bạn cảm thấy thoải mái khi ở bên một “tâm hồn đồng điệu”
Thế nhưng có một sự thật rằng tình yêu đến những lúc ta
không ngờ, nó sẽ lao thẳng vào não phải của bạn và rồi người bạn chọn lại khác
với hình mẫu ban đầu trong tâm trí.
Hai bí quyết tạo
nên một mối quan hệ thành công
1.
Nhận ra
nhu cầu của bản thân
Bạn sẽ chỉ có khả năng chấp nhận nhu cầu của đối
phương khi bạn cũng biết và tôn trọng nhu cầu của chính mình
2.
Nhận ra
nhu cầu của nửa kia
Nhận ra rằng nhu cầu của người yêu/bạn đời
khác với mình và rằng hai bạn có thể có những quan điểm khác nhau về cùng một
tình huống. Thực tế này hoàn toàn tách biệt với cảm xúc mà hai người dành cho
nhau.
Thế về những đứa trẻ của bạn thì sao?
Cho dù là một đứa trẻ hướng ngoại hay hướng nội thì điều
bạn cần làm là tôn trọng những sở thích của chúng, cho chúng không gian riêng nếu
cần thiết. Điều quan trọng hơn nữa là hãy sống cùng những thế mạnh và trở ngại
của con mình.
Giống như mối
quan hệ cặp đôi, sống trong một gia đình với trẻ em có hiệu quả nhất khi mỗi
thành viên trong gia đình có đủ không gian cho nhu cầu và cá tính của bản thân.
Mặt khác, điều này đòi hỏi sự suy xét và sẵn sàng thỏa hiệp, song cũng dạy cho
người ta cách thấu hiểu người khác. Trẻ hướng nội và hướng ngoại có những nhu cầu
đặc biệt liên quan đến giao tiếp và phát triển cá nhân. Trong việc nuôi dạy trẻ,
sẽ là một lợi thế cho những người liên quan nếu cha mẹ hiểu được đặc điểm cũng
như nhu cầu của bản thân và có khả năng mang đến cho con cái họ sự hỗ trợ đúng
đắn.
Người hướng nội nơi làm việc?
Người hướng nội cũng có thể thành công trong mọi ngành
nghề, nếu nói họ không thể làm việc nhóm thì đây là một định kiến sai lầm. Sự
thật là một số dự án sẽ thất bại nếu không có người hướng nội.
Người hướng nội
có tiềm năng điều hành to lớn. Công thức thành công của họ có thể tóm gọn trong
bốn chiến lược lãnh đạo: xây dựng lòng tự tin, toàn tâm toàn ý với người đối diện,
có một cái nhìn tổng quan rõ ràng, các kĩ năng đối thoại cá nhân và xử lí mâu
thuẫn hiệu quả.
Nhiều người hướng
nội thích trao đổi thông tin bằng email hơn điện thoại. Điện thoại thích hợp
hơn trong những trường hợp nhất định và cũng có nhiều cách để loại bỏ căng thẳng
khi sử dụng điện thoại. Khoảng cách với người bạn đang giao tiếp có thể khiến
việc liên lạc bằng email dễ chịu hơn, do đó, email được đề xuất sử dụng trong
những tình huống nhất định. Song không nên dùng email để né tránh giao tiếp trực
tiếp. ndry an Những chuyến công tác có thể lấy đi nhiều năng lượng cũng có thể
trở nên dễ chịu hơn bằng một vài nhưng phương pháp đơn giản: đôi lúc dành thời
gian ở một mình, đảm bảo có thời gian một mình trước và sau mỗi dịp gặp mặt,
giao tiếp một cách tự tin với những người bạn nói chuyện cùng trên chuyến đi
Phần 3: Thử thách
lòng can đảm: cách xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ
Người hướng nội thường không thích những cuộc chuyện phiếm,
họ thích mạng lưới quan hệ mà họ tự tạo ra hơn. Trong phần này tác giả sẽ đưa
ra những chiến lược rất cụ thể để độc giả hướng nội có thể xây dựng mạng lưới
quan hệ của riêng mình một cách hiệu quả nhất.
Người hướng nội
có một cách riêng để thiết lập các mối quan hệ thân thiết giữa họ và người mà họ
chọn lựa. Ở đây nhấn mạnh vào cụm từ “họ chọn lựa”. Thay vì bịa ra việc quen biết nhiều người, người hướng nội thích tương tác
sâu sắc và thường xuyên với một số lượng người ít ỏi. Sau đó họ cũng sẽ đầu tư vào những mối quan hệ
này. Nhiều người hướng nội cảm thấy thoải mái với những cuộc trò chuyện một – một
hơn là chuyện trò trong một nhóm. Họ cảm thấy thư giãn hơn khi nói chuyện với một
người, và số lượng ý tưởng nảy ra nằm trong giới hạn hợp lí. Chủ đề được đưa ra
dễ quản lí hơn trong giới hạn này, đồng thời dễ dàng hơn trong việc đánh giá
quan điểm của đối phương, đơn giản vì chỉ có một người có liên quan.
Có thể việc thuyết trình trước đám đông khiến người hướng
nội không thoải mái cho lắm, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là họ không làm tốt.
Vốn dĩ đây là một kỹ năng mà bất kì ai cũng có thể học, tất cả những bí kíp dành
cho người hướng nội và cả thế mạnh của họ khi diễn thuyết đều được tác giả đưa
vào quyển sách.
Một ngôn ngữ cơ
thể khác làm tăng sự chú ý là giao tiếp bằng mắt. Hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt
đặc biệt với những người ra quyết định trong khán phòng - những người bạn phải
thuyết phục. Người hướng nội thường cảm thấy an toàn và thoải mái hơn nhiều khi
nói chuyện với từng cá nhân thay vì thuyết trình trước các nhóm. Hãy tận dụng
thực tế này: nhìn vào từng đồng nghiệp khi đưa ra ý kiến đóng góp trong một cuộc
họp, như vậy bạn chỉ đang nói chuyện với một người tại thời điểm đó. Giao tiếp
bằng mắt với từng cá nhân không chỉ khiến bạn cảm thấy yên tâm hơn, mà còn khiến
bạn mạnh mẽ hơn, nổi bật hơn và do đó thuyết phục hơn.
Cảm nhận cá nhân: Đây là một
quyển sách mà mình rất thích, tác giả đi thẳng và sâu vào những vấn đề cũng như
thế mạnh của người hướng nội mà ngay cả người hướng nội cũng có thể chưa biết.
Ngoài ra tác giả Sylvia Loehken còn cung cấp cho độc giả những kiến thức về người
hướng ngoại kèm bài kiểm tra để biết xem bạn đang ở đâu trên dải hướng nội – hướng
ngoại. Mình rất mong quyển sách này đến tay đông đảo bạn đọc, nhất là các bạn hướng
nội như mình. Đôi khi chúng ta tưởng rằng chúng ta khác biệt với thế giới, đôi
khi chúng ta nghĩ rằng mình kém cỏi hơn người hướng ngoại. Quyển sách này sẽ chỉ
cho bạn những sức mạnh ẩn giấu bên trong người hướng nội. Và bạn biết không:
“Người hướng nội đem lại cho chúng ta sự chắc chắn và tỉ mỉ. Có lẽ điều này nghe không quyến rũ cho lắm, song nó có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của giống loài - ở bất cứ nơi nào sự an toàn, các nguyên tắc đạo đức, sự kiên trì, tận tâm và tư duy phân tích đều xếp hạng cao hơn những thế mạnh của người hướng ngoại như sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tìm kiếm sự kích thích và phần thưởng. Vì vậy, tôi thấy thật thoải mái khi nghĩ rằng tất cả những quyết định cuối cùng trong những lĩnh vực nhất định đều nằm trong tay người hướng nội, ví dụ như năng lượng hạt nhân, thị trường tiền tệ, trong ngành công nghiệp thực phẩm và trong buồng lái máy bay. Trong tất cả những lĩnh vực khác cũng vậy, rất đúng khi nói: Thế giới này cần bạn! Hãy bước ra ngoài và tạo ảnh hưởng – một cách thầm lặng và mạnh mẽ!”
Review chi tiết bởi: Nguyễn Minh Tuyến -
Bookademy
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
537 lượt xem