Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Trích Sách] "No. More. Plastic.": 7 Loại Rác Thải Nhựa Quá Quen Thuộc Mà Bạn Không Ngờ Đến

Bạn có thể loại bỏ chúng như thế nào?

Khi nhìn vào những con số cho biết những loại rác nào bị đánh dạt lên các bãi biển, bạn dễ dàng thấy rằng có những việc bạn có thể làm hôm nay để giảm tác động nhựa của mình và những điều đó sẽ tác động đến những gì có mặt trong các đại dương. Dưới đây là nguồn gốc của 7 loại rác quen thuộc nhất được đề cập trong quyển sách No. More. Plastic: Những gì bạn có thể làm vì một thế giới không tràn ngập nhựa:

1 – 2. Chai nước và nắp chai:

Đây là #giảipháp2phút đầu tiên của bạn! Và có lẽ là thứ dễ thực hiện nhất.

Theo chiến dịch Recycle Now, mỗi hộ gia đình tại Vương quốc Anh sử dụng khoảng 480 chai nhựa mỗi năm nhưng chỉ tái chế khoảng 270 chai.

Hãy tính toán một chút và bạn sẽ sớm nhìn được bức tranh toàn cảnh: hơn 35 triệu chai nhựa được sử dụng mỗi ngày tại Vương quốc Anh và khoàng 23 triệu chai trong số đó không được tái chế. Chúng đi đâu? Hoặc tới bãi chôn rác hoặc ra môi trường. Chúng không “biến mất” vì, như một cách nói được dùng rất nhiều trong thời gian gần đây, chẳng có gì là “mất” cả.

Tại sao chúng ta tìm thấy nhiều nắp chai hơn là chính cái chai? Người ta có thể nhận diện nhựa theo khả năng nổi hoặc chìm của chúng khi thả xuống nước. Chai nước nhưa làm bằng PET (loại số 1) không nổi trừ phi có nắp đậy kín và không khí trong trong chai. Loại nhựa được dùng cho nắp chai là HDPE hoặc LDPE (thường là loại nhựa số 2 hoặc số 4) sẽ nổi; đó là một trong số những lý do tại sao những người sử dụng ứng dụng của chúng tôi lại tìm thấy nhiều nắp chai hơn chai. Chai PET không có nắp chìm thẳng xuống đáy biển; tại đó, chúng có nguy cơ bị vỡ nhỏ ra thành hàng nghìn mảnh vi nhựa.

Tại sao lại mua nước đóng chai?

3.200.000.000 lít nước đóng chai (theo số liệu của Hiệp hội Nước đóng chai) được bán tại Vương quốc Anh hằng năm. Trong siêu thị, giá nước đóng chai nằm trong khoảng 30 đến 60 pence (9.100 đến 18.200 đồng) một lít, nghĩa là nếu bạn mua mỗi ngày một lít nước đóng chai tại Vương quốc Anh, bạn có thể tiêu tới 220 bảng (hơn 6,6 triệu đồng) mỗi năm cho một thứ mà bạn có thể vặn ra từ vòi. Và bạn phải trả gấp khoảng 500 lần cho dạng đóng trong chai. Một vụ lừa ra trò nhỉ? Có thể lắm.

[…]

3. Ống hút và thìa, dao, dĩa nhựa:

Ống hút

Từ số liệu thu được từ ứng dụng #2minutebeachclean, khoảng 4,25% rác nhặt được là ống hút và thìa, dao, dĩa nhựa. 4% nghe có vẻ không nhiều lắm nhưng chúng cộng dồn thành một con số rất lớn trên phạm vi toàn cầu. Người ta ước tính khoảng 500 triệu ống hút nhựa đã được dùng và vứt đi mỗi ngày tại Mỹ.

Bạn đã xem đoạn video một chú rùa được người ra rút một cái ống hút ra khỏi mũi chưa? Bạn có cần thêm bằng chứng cho thấy ống hút là dở ẹc không?

[…]

Thìa, dao, dĩa nhựa

Bên cạnh ống hút, thìa, dao, dĩa nhựa là một trong những tội đồ hàng đầu. Thế nhưng chúng ta rất dễ dàng tránh chúng. May sao, chúng ta đang tỉnh tạo hơn trước kẻ tội đồ này, yêu cầu các cửa hàng tiêu thụ, chính phủ và công ty lớn loại bỏ hoàn toàn chúng. Chúng ta đang tạo ra những thay đổi. Nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm. Chúng ta cần thử thách bản thân và những người xung quanh ngừng sử dụng đồ nhựa dùng một lần như thìa, dao, dĩa nhựa va tìm những phương án thay thế hữu dụng hơn.

Chúng ta cần giữ cho bản thân tránh xa sự áp chế của thói quen tiện lợi.

Trường học tại Anh có khoảng 7,5 triệu học sinh. Thử hình dung mỗi học sinh ấy sử dụng một cái dĩa nhựa mỗi ngày trong suốt năm học. Đó là 1.425.000.000 cá dĩa nhựa có thể tránh được bằng cách sử dụng dao dĩa kim loại.

Tôi không nói là tất cả các trường học đang dùng dao dĩa nhựa dùng một lần, nhưng tôi biết một số trường có đấy.

Hãy nghĩ về điều này. Giờ thì nghĩ đến tất cả những cửa hàng bán bánh kẹp, đồ ăn mang về, siêu thị và cửa hàng đang cho bạn thìa, dao, dĩa nhựa trong một cái túi nhựa mỗi lần bạn mua một bữa trưa hay bữa tối mang về.

[…]

4. Khoai tây rán và kẹo:

“Hiện chưa tái chế được” là dòng chữ tôi thường xuyên nhìn thấy trên bao bì kẹo, khoai tây rán, bánh quy và các loại hạt khô. Đối với tôi thì điều này nên được coi là phạm pháp. Si có thể bào chữa cho việc sản xuất bao bì từ nhựa mà rốt cuộc sẽ chỉ đến được bãi chôn lắp rác, trôi ra biển hoặc vào lò đốt rác? Việc nhìn thấy giấy gói kẹo từ hai mưới năm trước trôi dạt lên các bãi biển không phải là chuyện bất thường. Một ví dụ gần đây là một mẩu giấy gói hiệu Marathon trông rất mới. Marathon trở thành Snickers vào ngày 19 tháng Bảy năm 1990, nghĩa là mẫu giấy đó đã trôi dạt ít nhất 28 năm qua. Đeiu62 này chứng tỏ nhựa bền đến mức nào. Và nhựa từ giấy gói bánh kẹo và khoai tây chiên thường được làm từ các loại nhựa phức hợp bên chúng rất tốn kém và khó tái chế.

[…]

5. Que tăm bông:

Người ta sử dụng hàng triệu que tăm bông trên khắp thế giới. Trong khi chúng ta biết rằng không bao giờ được xả chúng xuống toa lét thì việc một số người thả vài cái xuống mơi cấm kỵ đó là không thể tránh khỏi. Úi.

Một khi chúng đã trôi xuống hệ thống nước thải, không phải lúc nào cũng có thể chặn que tăm bông lại ở lưới lọc. Điều đó có nghĩa là chúng sẽ trôi ra sông và cuối cùng là ra biển. Nếu tham dự bất kỳ buổi làm sạch bãi biển, bạn có thể thấy các que tm8 bông hay các mẫu nhỏ của chúng.

[…]

6. Túi nhựa:

Số tiền thuế túi 5 pence (1.500 đồng) áp dụng cho các túi nhựa mua hàng đã có tác dụng khổng lồ tại Vương quốc Anh. Từ khi thuế đó có hiệu lực, số túi mà các siêu thị cung cấp cho khách hàng đã giảm hơn 80%.

Túi nhựa cực kỳ tai hại với sinh vật hoang dã, đặc biệt là các loài thú biển và rùa biển. Rùa nhầm chúng với món ăn khoái khẩu là sứa và ăn túi nhựa vào bụng. Vì túi nhựa không thể tiêu hóa được nên chúng cứ ở nguyên trong dạ dày của con vật, khiến chúng không thể ăn thêm nữa. Cuối cùng, các con vật này chết.

[…]

7. Giấy ướt và băng vệ sinh:

Giấy ướt thật kinh khủng.

Rất tiếc.

Cấu trúc của chúng – thường là chúng làm từ các sợi nhựa – cũng có nghĩa là chúng không phân hủy giống như giấy vệ sinh; vậy là dù hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lau, rửa trong những điều kiện cực hạn, chúng lại rơi vào cảnh “gậy ông đập lưng ông”. Các công ty thoát nước căm thù giấy ướt. Chúng làm nghẽn đường nước thải, mắc vào các khối mỡ (các tảng mỡ lạnh, kết tụ thành các khối lớn trong đường nước thải) và trong trường hợp xấu nhất còn gây ngập. Trong nước biển, chúng mất nhiều năm để phân rã thành các vi sợi, nhưng trước đó, các vi sinh vật có nguy cơ ăn phải chúng.

Các nhà sản xuất đã đặt các ký hiệu “không xả xuống toa lét” trên rất nhiều gói gấy ướt, những rõ ràng chúng ta không thể vì thể mà yên tâm hoàn toàn. Do đó, đã đến lúc từ bỏ chúng.

Điều tương tự cũng xẩy ra với rất nhiều sản phẩm “không đặng đừng” và vệ sinh phụ nữ. Chúng thường chứa các sợi tổng hợp, đồng nghĩa với việc chúng không phân hủy trong nước biển hay bãi chôn lấp rác. Vậy là chúng lại có mặt trên các bãi biễn. Khiếp!

Hiệp hội Bảo vệ Biển đã ghi nhận lượng giấy ướt tìm thấy dọc đường biển Vương quốc Anh trong thập kỷ vừa qua đã tăng 400%.

(Trích No. More. Plastic - Những gì bạn có thể làm vì một thế giới không tràn ngập nhựa)

______________



Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn



Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/2Hxkazt

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

519 lượt xem