Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Trích Sách] "Startup Scaleup Screwup": 25 Bài Học Về Khởi Nghiệp Kinh Doanh

Bạn có biết Việt Nam chúng ta nằm trong top 20 quốc gia khởi nghiệp về tinh thần khởi nghiệp. Thế nhưng, khả năng hiện thực hóa ý tưởng của người Việt Nam lại nằm trong 20 nền kinh tế đứng cuối. Việc khởi nghiệp, hay bắt đầu mở 1 cửa hàng kinh doanh là một điều không khó, suy cho cùng, nó nằm ở việc có ý tưởng kinh doanh. Tuy nhiên, việc duy trì nó và phát triển 1 cửa hàng nhỏ lẻ ngày càng lớn mạnh hơn, thì chỉ số ít mới làm được. Và cuốn sách Startup Scaleup Screwup của tác giả Jurgen Appelo sẽ là 1 công cụ giúp ích cho các bạn có sự hiểu biết cũng như những bài học, câu chuyện truyền cảm hứng,… trước khi bạn bắt tay vào việc thực hiện hóa ước mơ khởi nghiệp.  

TẦM NHÌN KHÔNG MỎI

Dù là doanh nhân, người khởi nghiệp, người sáng lập, lãnh đạo hay là nhà sáng tạo, bạn đều phải có một tầm nhìn sản phẩm. Điều đó cho thấy bản chất của một sản phẩm mang tính sáng tạo: mục tiêu mong muốn đạt được đối với khách hàng và người tiêu dùng. Tầm nhìn sản phẩm tuyệt vời giúp người ta hình tượng hóa các giá trị nên được truyền tải, như thể họ đang nghe về câu chuyện ngắn của một doanh nghiệp thành công trong tương lai.

Lý do chúng ta phác thảo tầm nhìn là để định hướng những nỗ lực của đội ngũ phát triển sản phẩm. Chúng ta có thể mơ những giấc mơ của riêng mình rồi xây dựng tầm nhìn, chẳng cần hiểu biết gì về công nghệ thị trường hay các dòng doanh thu. Chúng ta sẽ xem xét cụ thể những vấn đề này sau. Điều đầu tiên cần làm là tự truyền cảm hứng cho mình và những người đồng sáng lập, nếu chúng ta có họ; cho những thành viên trong đội ngũ tiên phong, nếu chúng ta muốn họ; và cho bất cứ nhà đầu tư nào, nếu chúng ta cần họ. Nếu không có bất kỳ cảm hứng nào từ những người xung quanh, sẽ chẳng có ai quan tâm xem xét cụ thể cách để đạt được điều đó. Nếu không có tầm nhìn, ước mơ không thể trở thành hiện thực. 

 

CHUYỆN ĐỜI TÔI, CHUYỆN ĐỜI ANH

10 giai đoạn - tương ứng với sự hình thành và phát triển của 1 công ty, đã đc tác giả ẩn dụ hóa như sự trưởng thành và lớn lên từ 1 em bé sơ sinh. 

Trong ngành sản xuất trò chơi di động, bức tranh lớn có nhiều pha khác nhau. Tất cả đều bắt đầu với giai đoạn sáng tạo, đó là về các khái niệm và ý tưởng cho một sản phẩm. Bạn rất bé nhỏ. Bạn làm ra thứ gì đó vui vẻ nhưng cũng nhớ rằng thứ đó có thể phát triển qua nhiều năm. Sau khi xây dựng cũng như kiểm định nguyên mẫu, bạn tăng kích cỡ đội ngũ của mình và tốc độ thích ứng của bạn giảm một nửa. Thông thường, trong pha sản xuất, kích cỡ đội ngũ cốt lõi của bạn là từ 10 đến 20 người. Với đội ngũ đó, bạn sẽ triển khai sản phẩm để ra mắt thử nghiệm trong một thị trường thử nghiệm. Thế nên, bạn đưa nó ra thương trường, nhưng nó chỉ khả dụng trong một vùng thị trường nhất định. Hiện tại, bạn đã có người chơi thực sự nhưng tốc độ thích ứng lại giảm còn một nửa vì bạn có một sản phẩm trực tiếp để vận hành và cả người dùng để chăm sóc. Hiện giờ, bạn cũng có thể bắt đầu thu nhập các số liệu thực tế. Làm thế nào để người chơi thực sự hành xử trong trò chơi? Làm thế nào để họ ở lại? Liệu họ có kiếm tiền trong trò chơi hay bị mắc kẹt ở đâu đó không? Một lần nữa bạn học hỏi và thích ứng, nhưng theo thời gian, tốc độ ngày càng chậm. Và vòng đời tương tư này áp dụng trong mọi trò chơi.

                                                                                                                                                                  _Teemu Hamalainen_

 

GIAO THỨC CHÂN DUNG

Nếu chúng ta muốn tạo ra sản phẩm được nhiều yêu thích và có thể bán được cho người dùng, việc tiên quyết là phải hiểu chân dung khách hàng của chúng ta là ai, họ làm nghề gì, họ thích gì,...

Theo truyền thống, khách hàng mục tiêu thường được định nghĩa dựa trên yếu tố nhân khẩu học, chẳng hạn như giới tính, dân tộc, tuổi tác, trình độ học vấn, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân.. “Khách hàng mục tiêu của chúng ta bao gồm những phụ nữ chưa kết hôn, người Mỹ Latinh từ 25 đến 35 tuổi, có bằng đại học và thu nhập từ 50 – 75 nghìn euro” hay tương tự như thế. Thông tin thống kê như vậy có thể hữu ích khi bạn chọn các ấn phẩm và kênh phân phối cho quảng cáo truyền thống. Nhưng nhân khẩu học lại vô ích trong thiết kế sản phẩm và dịch vụ. Đội ngũ của chúng tôi khó nhận diện được nhu cầu và mong muốn của phần lớn chuyên gia da trắng từ 25 đến 45 tuổi ở châu Âu và Bắc Mỹ. 

Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu điển hình là điều thiết yếu để đội ngũ đưa ra quyết định thiết kế tốt hơn. Chân dung tinh gọn đề xuất một bản tường thuật trực quan, dễ nhớ, dễ hiểu, xây dựng sản phẩm nhắm tới đúng người trong chiến lược thiết kế và phát triển sản phẩm cũng như thu nạp khách hàng. Bạn không muốn lãng phí công sức tạo ra những tính năng không ai mong muốn, bạn không muốn lãng phí thời gian viết một tờ hướng dẫn không ai đọc. Điều bạn muốn là đảm bảo đội ngũ tập trung sáng tạo giá trị trong việc giải quyết vấn đề cho ai đó. Và người mà bạn đang giúp giải quyết vấn đề có thể là một ai đó khác biệt so với chính bạn, điều đó có nghĩa là bạn cần phải học cách đồng cảm với họ. Chân dung tinh gọn cho phép bạn làm điều đó một cách chính xác.

 

BÁNH XE ĐỊNH MỆNH

Khi kiểm tra nhu cầu và mong muốn của mọi người, bạn có thể phân biệt giữa hai loại giá trị để cung cấp: sự tiện lợi (giảm bớt nỗi đau) và sự hưởng thụ (sáng tạo món hời). Nỗi đau là những thứ gây cản trở cho JTBD của mọi người. Nỗi đau làm cho cuộc sống của khách hàng vất vả và bực dọc. Với các sản phẩm của mình, chúng ta có cơ hội giảm bớt những nỗi đau đó và giúp mọi người hoàn thành công việc cần thiết một cách thuận tiện hơn.

Món hời là những thứ sẽ khiến JTBD trở nên trọn vẹn hơn. Món hơi làm cho khách hàng hạnh phúc hơn. Với các sản phẩm của mình, chúng ta có cơ hội làm cho mọi người vui vẻ hoàn thành công việc hơn. Đem đến những chuyến xe taxi không cần thanh toán bằng tiền mặt là sự tiện lợi (giảm bớt nỗi đau). Đem đến những chuyến xe taxi với dòng xe sang trọng là sự hưởng thụ (sáng tạo món hời). Đưa đón miễn phí bằng xe Limousine của khách sạn, một sản phẩm chưa bao giờ cung cấp, ắt hẳn sẽ vừa tiện lợi vừa thú vị. Tất cả các sản phẩm đều được đem đến để hoàn thành cùng một công việc: đi từ A đến B.

 

CÀ PHÊ KẺ ĐIÊN

Đối với nhiều đội ngũ phần mềm chuyên nghiệp, một phương pháp thành công trong giao tiếp và hợp tác là cuộc họp đứng hàng ngày. Đó là một cuộc họp ngắn thường được thực hiện trong khoảng 15 phút, với chủ tâm là cập nhật tiến độ, nhắc nhở nhau về các mục tiêu quan trọng, điều phối công việc theo cách không chính thức, nhanh chóng xác định các vấn đề và “nút thắt cổ chai”, đồng thời truyền đạt các chủ đề được giải quyết trực diện nhất.  Định dạng chuẩn cho các cuộc họp này bao gồm 3 câu hỏi đã được trả lời bởi mọi người trong nhóm, theo kiểu ngang hàng:

1, Tôi đã làm gì trong hôm qua/ hôm nay để giúp chúng tôi tiến về phía trước?

2, Tôi sẽ làm gì trong hôm nay/ ngày mai để giúp chúng tôi tiến về phía trước?

3, Những trở ngại nào đang cản trở tiến trình của tôi hoặc tiến trình của cả đội?

 

ĐỢT TUYỂN DỤNG MỚI

"Chỉ tuyển người ưu tú nhất" là những gì bạn hay nhìn thấy trên các blog và tạp chí khởi nghiệp, rất dễ nói, nhưng không dễ làm. Thậm chí đối với một số người còn nói rằng việc có được một đội khó hơn là nhận được tài trợ. Họ nói đó là thách thức số 1 và hầu hết đều không có kinh nghiệm gì trong tuyển dụng. 

Quy tắc tuyển dụng số 1 đối với người sáng lập là "Đừng giao trách nhiệm cho các công ty tuyển dụng hoặc phòng nhân sự". Các công ty khởi nghiệp nên tự làm mọi thứ! Là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn phải tự học cách trở thành một nhà tuyển dụng tuyệt vời. Nhân tài là huyết mạch của doanh nghiệp. Vì vậy đừng bắt người khác chịu trách nhiệm cung cấp nó. Đừng yêu cầu nhà tuyển dụng chuyên gia nhân sự hoặc doanh nghiệp thuê ngoài tìm một người cho doanh nghiệp của bạn. Doanh nghiệp của bạn là sản phẩm của những gì bạn ưu tiên. Do đó khi doanh nghiệp vẫn còn non trẻ, bạn nên ưu tiên dành một lượng thời gian đáng kể cho quá trình tuyển dụng.

Tương tự với việc bán hàng và gọi vốn, quy trình tuyển dụng hoạt động như một cái phễu. Mục tiêu của tuyển dụng là tìm ra nhiều triển vọng và xác định những ứng viên chất lượng cao càng sớm càng tốt. Càng ít người chuyển sang những giai đoạn tiếp theo trong phễu, bạn càng ít phải lãng phí thời gian cho các ứng cử viên không đủ tiêu chuẩn. Quá trình tuyển dụng này là một trong những quá trình đầu tiên bạn cần ghi lại. Nguyên do là nó cần trở nên có hiệu lực và hiệu quả sớm hơn hầu hết các quy trình khác trong doanh nghiệp. Nó thường là thứ bạn muốn chắc chắn ngay trước khi bước vào giai đoạn ổn định của vòng đời kinh doanh. Không vấn đề gì nếu quy trình là một tài liệu Google đơn giản hay 1 bảng tính Excel, miễn là mọi người trong đội hiểu cách thức hoạt động của nó và cách họ có thể góp phần trong việc tìm kiếm những ứng viên tuyệt vời. 

Quy trình tuyển dụng sẽ hoạt động theo các bước sau: 

1, Nguồn cung ứng: 

Đây có thể là phần khó nhất trong tuyển dụng. Nhiều tổ chức dựa vào quảng cáo cũng như bài đăng trên bảng thông báo việc làm và trang web tuyển dụng. Nhưng những tài năng thực sự thường không tìm kiếm một công việc tốt. Họ đã có sẵn rồi! Tuy nhiên một số sẵn sàng xem xét việc chuyển sang một phương án thay thế đầy thú vị. 

"Chủ yếu là bạn bè của chúng tôi và bạn bè của họ. Vì vậy chúng tôi sử dụng mạng lưới nội bộ. Tôi muốn nói rằng hơn 60% đợt tuyển dụng mới của chúng tôi đến từ các mạng lưới nội bộ" - Petri Haapio 

2, Nuôi dưỡng:

Hãy sử dụng bảng Trello, cơ sở dữ liệu Airtable hoặc hệ thống quản lý danh sách liên hệ tiên tiến để theo dõi tất cả những người thú vị bạn gặp. Những người bạn tìm thấy là triển vọng cần nuôi dưỡng.

3, Tuyển dụng hướng nội: 

Tuyển dụng hướng nội là khiến mình trở nên thú vị ở càng nhiều nơi càng tốt. Điều này không có nghĩa là tô trát đầy vị trí tuyển dụng lên mạng, mà là thông qua một chiến lược thông minh với lịch biên tập nội dung, người đọc bài đăng trên Blog, bài viết hoặc video có thể phát triển mối quan tâm đến những việc mà doanh nghiệp của bạn đang làm.

4, Sàng lọc Đơn xin việc:

Điều quan trọng là xác định được người không phù hợp. Càng sớm loại bỏ những ứng cử viên không phù hợp, bạn càng ít lãng phí thời gian trong các bước sau của quy trình tuyển nhân sự. Ví dụ, bạn muốn đảm bảo các ứng viên có kỹ năng ngôn ngữ phù hợp, họ biết bạn thuộc loại hình kinh doanh nào, đang ứng tuyển vào vai trò gì và sẽ có mặt khi bạn cần. Bạn sẽ muốn xem các đánh giá tích cực về những vấn đề này dựa trên tài liệu họ gửi, chẳng hạn CV, thư hoặc video xin việc.

5, Phỏng vấn sàng lọc: 

Phỏng vấn sang lọc có thể diễn ra từ xa qua Zoom hoặc Skype, hay một công cụ hội nghị truyền hình khác và thường mất nhiều nhất 20 phút. Điều này có nghĩa là đạt được sự chắc chắn hơn về trình độ cơ bản vốn khó đánh giá từ việc chỉ đọc hoặc xem các đơn xin việc. Bạn có thể yêu cầu các ứng viên tham gia bài kiểm tra kỹ năng. Hãy giao cho họ một việc nhỏ hoặc một nhiệm vụ thực tế liên quan đến công việc để bạn có thể nhanh chóng loại bỏ những kẻ ăn may tại vòng sàng lọc hồ sơ. 

6, Phỏng vấn xin việc:

Trong cuộc phỏng vấn xin việc bạn có thể yêu cầu các ứng viên làm một mẫu công việc. Điều này khiến họ thực sự bắt tay vào thực hiện công việc trên sản phẩm của bạn trong vài giờ, tốt nhất là cùng với một hoặc hai thành viên khác trong đội. Công việc thực tế là phương thức dự đoán xuất sắc nhất về cách một người thực hiện công việc.


GHOST WRITER TRÊN BẦU TRỜI

Khi bạn tin mình có thứ có ý nghĩa để đóng góp cho thế giới, bạn phải đưa ra thông điệp. Thứ này không nhất thiết phải ở dạng chữ. Nó có thể là âm thanh hay video hoặc sự kết hợp giữa nhiều định dạng. Các chi tiết không phải là vấn đề lúc này. Bạn là một doanh nhân hoặc người khởi nghiệp và có một vài điều để nói. Khi quyết định truyền đạt điều gì đó thú vị đến thế giới, bạn đang thực hiện bước đầu tiên trong content marketing.

Bây giờ chúng ta hãy xem nội dung thực tế do bạn và đội sản xuất. Rõ rang, bạn nên tạo ra những thứ cộng hưởng với người dùng và khách hàng mà bạn đang hy vọng được mô tả bằng Chân dung tinh gọn. Tuy nhiên, bạn phải mở rộng hơn thế và xem các nhà đầu tư, nhân viên và đối tác kinh doanh tiềm năng như người tiêu dùng nội dung. Thậm chí, bạn có thể muốn sáng tạo từng chân dung tinh gọn riêng cho các đối tượng mục tiêu bổ sung đó bởi các đối tượng khác nhau có thể quan tâm đến những nội dung khác nhau. Do đó, mỗi mục nội dung bạn sản xuất nên có đối tượng mục tiêu xác định.

Tương tự, bạn phải quyết định các kênh nội dung sẽ sử dụng để xuất bản và phân phối nội dung của mình. Bạn có thể có các bài đăng trên blog, bản tin, podcast, video, cập nhật phương tiện truyền thông xã hội… Các kênh tốt nhất và tần suất xuất bản tối ưu tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu của bạn.

Tiếp theo, hãy thảo luận về chiến lược nội dung của bạn với đội. Điều gì sẽ làm cho việc truyền thống của bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh? Làm thế nào để ý tưởng và phong cách của bạn khiến người khác chú ý? Đây là lúc bạn cần suy nghĩ về thương hiệu bạn đang xây dựng và ý nghĩa của nó đối với các cổ đông. Ví dụ, nếu bạn muốn được coi là một công ty minh bạch, hãy viết bài đăng trên blog về những điều bạn học được từ các thất bại. Nếu bạn muốn được công nhận là nhà cung cấp chất lượng, hãy sáng tạo những video bắt mắt. Qua đó bạn giúp mọi người cải thiện công việc và cuộc sống. Nội dung bạn cung cấp phải phản ánh những gì thương hiệu muốn đại diện.

Tiếp đến là mục tiêu. Bạn muốn đạt được điều gì về những mảnh nội dung của mình? Bạn có muốn thu hút mọi người tham dự các sự kiện trực tuyến không? Bạn có muốn khách hàng tải xuống phiên bản dùng thử của sản phẩm không? Bạn có muốn các nhà đầu tư đăng ký Đóng góp cổ phần không? Các mục nội dung thường đi kèm với lời kêu gọi hành động và đối với mỗi mảnh, điều đó có nghĩa là kết quả nên rõ ràng.

Lời kết: Mỗi nhà khởi nghiệp, mỗi nhà kinh doanh hay những người sáng tạo, ắt hẳn đều mong muốn doanh nghiệp hay cửa hàng của mình phát triển và gặt hái được nhiều thành công. Nhưng để đạt được những điều đó, cần không ít những nỗ lực cũng như gặp phải nhiều khó khăn, thử thách thì chúng ta mới có thể vững tay chèo, đi qua cơn bão lớn. Tôi không nói việc đọc cuốn sách này sẽ giúp cho bạn luôn luôn thành công trên con đường khởi nghiệp hay phát triển doanh nghiệp, thế nhưng, cuốn sách này phần nào cũng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cũng như những bài học thú vị về chủ đề khởi nghiệp kinh doanh mà bạn có thể tránh được những rủi ro trên con đường mai sau. 

Ảnh: Minh Trang

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

234 lượt xem