Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] Hiểu Và Ngăn Chặn Vấn Nạn Bắt Nạt Qua Mạng (Phần 1)

*Bài viết được trình bày dưới dạng song ngữ Việt - Anh.

 

Rất nhiều người trong số chúng ta đã từng đối mặt với nạn bắt nạt trong giai đoạn nào đó của cuộc đời. Dù vậy, với trẻ em ngày nay, vấn nạn bắt nạt đã trở nên phổ biến hơn, nhờ có sự tân tiến của công nghệ, nền tảng mạng xã hội và thiết bị di động.

Many of us have dealt with bullying at some point in our lives. For kids today, however, bullying is more pervasive than ever, thanks to rapidly advancing technologies and like mobile devices and social media platforms.

Many of us have dealt with bullying at some point in our lives. For kids today, however, bullying is more pervasive than ever, thanks to rapidly advancing technologies and like mobile devices and social media platforms.

Read more at: https://blogging.com/cyberbullying/

Vấn nạn bắt nạt xảy ra dưới hình thức những lời lẽ cay nghiệt có ở sân chơi, những xô sát trong hành lang, hay những tờ giấy chuyền nhau trong lớp học. Ngày nay, vấn nạn này có thể được thực hiện ở bất cứ đâu – thường từ những người ẩn danh.

Bullying used to take the form of harsh words on the playgrounds, shoves in the hallways, or notes passed in study hall. Today, it can be done from and to anywhere - often anonymously.

Tại Mỹ, báo cáo cho thấy gần 34% học sinh trung học và cao học là nạn nhân của bắt nạt qua mạng. Ở Anh, hơn nửa số thanh thiếu niên nói rằng họ bị bắt nạt qua mạng. Tệ hơn, hơn 11% thiếu niên Mỹ thừa nhận từng bắt nạt người khác qua mạng.

In the US, nearly 34 percent of middle and high school students report being victim of cyberbullying. In the UK, over half of teens and adolescents say they've been cyberbullied. What's worse, more than 11 percent of US teens admit to having cyberbullied another person.

Bắt nặt qua mạng vs. bắt nạt trực diện (Cyberbullying vs. Face-To-Face Bullying)

Cyberbullying vs. Face-To-Face Bullying

Read more at: https://blogging.com/cyberbullyin

Đối lập với những đe dọa cá nhân, bắt nạt qua mạng sử dụng công nghệ internet, thiết bị di động, trò chơi video và mạng xã hội. Phần lớn cuộc sống của những đứa trẻ được thực hiện trên nền tảng giao tiếp ảo như Facebook, Instagram, Youtube. Tin nhắn, những đoạn chat, email và trò chơi trực tuyến cùng với đó phát tán cơ hội cho các hành vi bắt nạt trên mạng.

In contrast with in-person threats, cyberbullying makes use of internet technologies, mobile devices, video games, and social media. Much our children’s lives are conducted across virtual communication systems like Facebook, Instagram, and Youtube. Texts, chats, email, and online games are also rife with opportunities to cyberbully.


Ngược lại với bắt nạt tại trường lớp sẽ đối diện với người bị hại (có nhân chứng), tham gia bắt nạt trên mạng trở nên dễ dàng hơn khi núp sau màn hình ẩn danh. Khoảng cách này khuyến khích hành vi bắt nạt bằng lời nói hay hành động mà họ không bao giờ làm ở ngoài đời.

Whereas a playground bully must face their victim (and risk witnesses), it’s much easier to engage in cyberbullying behind an anonymous screen. This distance often emboldens bullies to act or say things they would never do in person.

Sự khác biệt lớn nhất giữa bắt nạt qua mạng và bắt nạt trực diện là internet hoạt động 24/7 và công nghệ kết nối mọi thứ rất rộng rãi. Do vậy, những bình luận, video hoặc hình ảnh ác ý có thể:

  • Được tiếp cận rộng rãi bởi công chúng chỉ trong vài giây
  • Được chia sẻ liên tục
  • Không bao giờ được gỡ bỏ hoàn toàn trên internet
  • Được lan truyền bởi tài khoản ẩn danh

The biggest difference between cyberbullying and face-to-face bullying is that the internet is available 24/7 and “connected” technology is highly pervasive. Consequently, cyberbullying means that hurtful comments, images, or video can:

  • Reach a vast audience in a matter of seconds
  • Be repeatedly shared over time
  • Never be truly erased from the internet
  • Be spread anonymously

Biểu hiện của bắt nạt qua mạng (Cyberbullying Behaviors)

Mặc dù nhiều người chỉ coi nhẹ việc bắt nạt qua mạng là mạt sát trên Facebook, ngày nay có rất nhiều công nghệ có thể được sử dụng để bắt nạt. Bọn trẻ sử dụng phần lớn thời gian trong ngày vào máy tính, điện thoại và thiết bị điện tử. Một nghiên cứu đã có thấy lứa tuổi teen gửi tin nhắn nhiều gấp 2 lần người lớn, đôi lúc lên tới hơn 100 tin nhắn một ngày.

Although many dismiss cyberbullying as simple name-calling on Facebook, today’s bullies have a wide array of technology to choose from. Kids spend a large portion of their days using computers, mobile phones, and tablet devices. A Pew Research study showed that teens send about twice as many text messages as adults do, sometimes over 100 messages per day.

“Hơn 81% trẻ em thừa nhận rằng dễ dàng hơn để thoát khỏi trách nhiệm đối với các hành vi gây hấn trên mạng”.

Over 81 percent of kids admit that it is easier to get away with aggressive behavior online.

Bên cạnh việc theo dõi, lan truyền tin đồn và quấy rối, bắt nạt qua mạng còn bao gồm:

  • Giả mạo một đứa trẻ trên mạng bằng cách tạo chứng minh giả hoặc ăn cắp mật khẩu
  • Dùng tin nhắn hoặc app nhắn tin như WhatsApp hoặc Snapchat để khủng bố nạn nhân với lời đe dọa hoặc quấy rồi
  • Lừa nạn nhân tin rằng người quấy rối mình là một người khác
  • Tạo hẳn một trang web, tài khoản Instagram, hoặc trang Facebook để làm bẽ mặt một mục tiêu
  • Chụp và phát tán hình ảnh hoặc đoạn video làm bẽ mặt ai đó, dù thật hay giả
  • Hack các khoản gửi ngân hàng, ăn cắp mật khẩu hoặc cướp quyền truy cập máy tính
  • Các hành vi tấn công nhắm vào giới tính, chủng tộc, ngoại hình hoặc giễu cợt cân nặng của người khác

In addition to stalking, rumor-spreading, and harassment, cyberbullying behavior can also include:

  • Impersonating a child online by creating a false identity or by password theft
  • Using text messages or chat apps like WhatsApp and Snapchat to bombard their victim with threats or harassment
  • Tricking a victim into thinking the bully is someone else to harass them
  • Creating entire websites, Instagram accounts, or Facebook pages designed to humiliate a target
  • Taking or spreading embarrassing or compromising photos or video, whether real or fake
  • Hacking attacks that deposit malware, steal passwords, or take control of their victim’s computer
  • Attacking behavior aimed at sexual, racial, physical, or weight-based humiliation of the victim.

Ảnh hưởng của bắt nạt qua mạng tới các nạn nhân (Impact of Cyberbullying on Victims)

Hậu quả của bắt nạt trên mạng có thể rất nặng nề - cả về thể chất lẫn tâm lý. Các nạn nhân của vấn nạn bắt nạt trên mạng gặp khó khăn trong việc thích ứng tại trường học và có khả năng mắc các chứng bệnh lo lắng, khó ngủ và trầm cảm gấp đôi những đứa trẻ không bị bắt nạt. Nạn nhân bị bắt nạt cũng có khả năng mắc các bệnh thể chất như đau bụng hoặc đau đầu.

The effects of cyberbullying can be devastating — both physically and emotionally. Victims of cyberbullying have trouble adjusting at school and they’re twice as likely as non-bullied kids to suffer from anxiety, sleep difficulties, and depression. Bullying victims are also more likely to suffer from physical ailments like stomach aches and headaches.

Tại Mỹ, ít nhất 30,000 đứa trẻ 1 ngày phải ở nhà thay vì đi học vì sợ bị bắt nạt. Nghỉ học có thể dẫn tới sa sút điểm số, yếu kém khả năng xã hội, tự ti và các nhánh hành vi khác có thể ảnh hưởng tới cuộc sống học tập trong nhiều năm sau khi việc bắt nạt kết thúc. Trẻ bị bắt nạt có thể ngờ vực khi kết bạn, trở nên quá đề phòng hoặc mất niềm tin với mọi người.

In the US, at least 30,000 children per day stay home from school for fear of bullying. Skipping school can lead to poor grades, social setbacks, low self-esteem, and other ramifications that can affect a student’s life for years after the bullying has stopped. Bullied kids may also be leery of forming friendships and could become wary and untrusting of others.

Thậm chí những đứa trẻ chỉ chứng kiến việc bạo hành cũng trải qua ảnh hưởng tiêu cực. Chúng có thể bất chợt không muốn đi học hoặc cảm thấy tội lỗi khi không thể giúp đỡ các nạn nhân đó.

Even children who merely witness bullying can experience negative effects. They can suddenly no longer want to go to school and they may carry excessive guilt for not being able to help the victim.


Bản thân đứa trẻ đi bặt nạt thường trưởng thành cùng nhiều vấn đề. Chúng có nguy cơ lớn phạm phải lạm dụng thuốc, vấn đề học thuật và các hành vi bạo lực (và nhận lấy hậu quả).

Bullies themselves often grow up to have problems of their own. Cyberbullies are at increased risk of drug abuse, academic issues, and violent behavior (and reaping its consequences).

Bắt nạt qua mạng có thể đe dọa tới cuộc sống. Mặc dù báo chí có thiên hướng đăng những vụ tự tử nghiêm trọng như một phản ứng với vấn nạn. Theo Đại học Yale, các nạn nhân bị bắt nạt có khả năng tự tử nhiều hơn 7-9% so với những người chưa từng bị bắt nạt.

Cyberbullying can be life-threatening. Although the press tends to feature high-profile cases of suicide as a common response to bullying, according to Yale University, only 7-9 percent of bullied victims are more likely to consider committing suicide than those who hadn’t been bullied.

Dù vậy, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh liệt kê tự vẫn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc tử vong của trẻ vị thành niên 15-19 tuổi. Tại Anh, một nửa ca chết trẻ bắt nguồn từ vấn nạn bắt nạt.

However, the Centers for Disease Control lists suicide as one of the leading causes of death among kids aged 15-19 years. In the UK, half of youth suicides are sourced to bullying.

Những con số trên có thể còn đáng buồn hơn khi bạn biết vấn nạn này có thể được ngăn chặn.

These statistics are particularly sobering when you consider that bullying can be prevented.

Vấn nạn bắt nạt trên mạng thậm chí ảnh hưởng tới phụ huynh. Tại một vài nơi,  cha mẹ có thể bị quy trách nhiệm pháp lí cho những hành vi bắt nạt của con cái và có thể bị khởi kiện dân sự.

Cyberbullying even affects parents. In some states, parents can be held legally responsible for their children who bully others and be subject to civil lawsuits.

Các dấu hiệu của bắt nạt qua mạng (Signs of Cyberbullying)

Hầu hết bọn trẻ sẽ không thừa nhận mình bị bắt nạt qua mạng, chỉ có 10% nói với bố mẹ của chúng. Sự im lặng đó có thể do lời đe dọa của bọn bắt nạt (“Nếu mày nói với ai, tao sẽ đánh mày”) hoặc mong muốn tránh né sự xấu hổ khi phải thừa nhận mình đã lâm vào một tình huống nguy hiểm, dù đó không phải lỗi của chúng. Điều đó có nghĩa là bạn cần chủ động quan sát để bảo vệ những đứa con của bạn khỏi bị bắt nạt.

Most children won’t admit to being cyberbullied; only 10 percent of victims tell their parents. Their silence can be due to threats made by the bully (“If you tell anyone, I’ll hurt you”) or desire to avoid the shame of admitting they’ve gotten themselves into a dangerous situation, even if it’s through no fault of their own. That means you’ll need to do some proactive observing to keep your kids safe from bullies.

Những đửa trẻ có nguy cơ bị bắt nạt trên mạng (Kids at Risk of Being Cyberbullied)

Đáng tiếc thay, một vài kiểu trẻ có nhiều khả năng bị bắt nạt hơn. Theo một nghiên cứu đăng tải năm 2016 bởi BioMed Central, nạn nhân của bắt nạt trên mạng thể hiện nhân khẩu học khác biệt với những loại bắt nạt khác:

  • Những đứa trẻ da đen hoặc gốc Mỹ La Tinh có ít khả năng bị bắt nạt trên mạng hơn các chủng tộc khác
  • Những đứa trẻ gặp trắc trở với trầm cảm hoặc suy nghĩ tự vẫn thường dễ bị bắt nạt trên mạng
  • Những đứa trẻ không thuộc một hội nhóm bạn hữu thông thường có khả năng lớn bị bắt nạt
    • Ví dụ, những đứa trẻ chơi thuốc, quan hệ tình dục thường xuyên, quá nặng cân hoặc thiếu cân, bị hen, hoặc chơi game quá nhiều có khả năng trở thành mục tiêu béo bở cho bắt nạt trên mạng.

Unfortunately, some kids are more at risk for being cyberbullied than others. According to a 2016 study published in the journal BioMed Central, cyberbullying victims represent a different set of demographics than other kinds of bullying victims.

  • Black and Hispanic children are less likely to be cyberbullied than other ethnicities.
  • Children who are already struggling with depression or suicidal thoughts are more likely to be cyberbullied.
  • Kids outside of mainstream social cliques are at greater risk of being bullied overall.
    • For example, kids who do drugs, are sexually active, are significantly overweight or underweight, have asthma, or play a lot of video games can be tempting targets for cyberbullies.

Tin vui là, khoa học cũng chứng mình một vài hành bị tự vệ có thể bảo vệ trẻ khỏi việc trở thành mục tiêu:

  • Ăn sáng đầy đủ hàng ngày
  • Có các hoạt động rèn luyện thể chất
  • Tham gia vào các đội chơi thể thao
  • Ít sử dụng mạng và máy tính

On the plus side, the study also identified some protective behaviors that can help keep kids from being easy targets:

  • Eating breakfast daily
  • Physical activity
  • Belonging to sports teams
  • Reduced internet and computer use.

Dấu hiệu của bắt nạt qua mạng (Signs of Cyberbullying)

Mặc dù không có một chỉ dẫn nào để nhận biết ai đó bị bắt nạt, cả bố mẹ và trẻ nên làm quen với những dậu hiệu của nó. Biết cách quan sát sẽ giúp bố mẹ và người chăm sóc bảo vệ trẻ cũng như dạy trẻ việc nhận biết những dấu hiệu báo động từ bạn bè và anh chị của chúng.

  • Những vật dụng tùy thân bị mất, làm hỏng
  • Những vết thương cơ thể không rõ lí do
  • Bí mật tài khoản máy tính và thiết bị di động
  • Ít nói hơn về trường lớp, báo ốm hoặc xin nghỉ học
  • Thay đổi trong kết quả học tập và hoạt động nhóm
  • Trộm tiền của bạn và gia đình
  • Thay đổi tâm trạng một các tiêu cực, mất ngủ hoặc gặp vấn đề khẩu vị
  • Các hành vi tự hành hạ bản thân

Although there is no one telltale indication that someone is being cyberbullied, both parents and children should become familiar with its signs. Knowing what to look for can help parents and caregivers protect their kids as well as enabling teens to spot warning signs in their friends or siblings.

  • Misplaced, damaged, or lost belongings
  • Unexplained physical injuries
  • Secrecy around mobile devices or computer accounts
  • Increased reticence to attend school, calling in sick, or skipping school
  • Changes in academic performance or group activities
  • Stealing money from friends and family
  • Negative mood changes, insomnia, or appetite problems
  • Self-destructive behavior.

Hành vi của những kẻ đi bắt nạt (Behavior of Cyberbullies)

Hầu hết bố mẹ không thể tưởng tượng nổi con cái của mình lại đi bắt nạt người khác trên mạng. Chúng cũng không nghĩ bản thân như vậy.

Most parents can’t imagine their child could be a cyberbully. Bullies don’t generally think of themselves that way, either.

Những đứa trẻ bắt nạt nghĩ rằng bắt nạt người khác trên mạng là hài hước, giống như việc thấy ai đó bị hất bánh vào mặt là tếu táo. Sự hài hước xuất phát từ việc chúng không cảm thấy đồng cảm với nạn nhân và nghĩ nạn nhân đáng bị trừng phạt.

Many cyberbullies think that bullying others online is funny, akin to watching slapstick where someone gets a pie in the face. The humor results from the bully feeling detached from the victim or thinking that the victim deserved to be punished.

Dù vậy, có một vài hành vi tương quan vơí bắt nạt nhìn chung có thể giúp cha mẹ xác định liệu con mình có tham gia bắt nạt người khác

  • Các hành vi gây gổ nói chúng
  • Ủng hộ các hành vi bắt nạt khác (bao gồm của người lớn hoặc các nhân vật giả tưởng)
  • Các cuộc gặp liên tục với hiệu trưởng hoặc cấm túc
  • Những khoản tiền không rõ nguồn gốc
  • Né tránh trách nhiệm cho hành vi của mình
  • Tính cạnh tranh quá cao
  • Ám ảnh với sự nổi tiếng

However, there are behaviors correlated with bullying in general that can help parents determine if their child might be engaged in cyberbullying.

  • Aggressive behavior in general
  • Encouraging the behavior of other bullies (including adults or fictional characters)
  • Repeat visits to the principal’s office or detention
  • Unexplained new belongings or money
  • Dodges responsibility for their actions
  • Excessive competitiveness
  • Obsession with social popularity

Đọc phần 2 tại đây.

------------------

Tác giả: Natalie Mootz

Link bài gốc: Understanding and Preventing Cyberbullying

Dịch giả: Hoa Nguyễn - ToMo: Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Hoa Nguyễn - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,965 lượt xem