Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

[ToMo] Hiểu Và Ngăn Chặn Vấn Nạn Bắt Nạt Qua Mạng (Phần 2)

*Bài viết được trình bày dưới dạng song ngữ Việt - Anh.

Đọc phần 1 tại đây.

Phải làm gì khi bạn nghi ngờ xảy ra việc bắt nạt (What to Do If You Suspect Cyberbullying)

Trẻ có thể cảm thấy bất lực và mắc kẹt trong những lời đe dọa của bọn bắt nạt. Thật ra, một chiến thuật quen thuộc của bọn bắt nạt là đe dọa làm hại những người bọn trẻ yêu thương nếu hành vi của chúng bị phát giác. Trong nhiều nền văn hóa, “ba hoa” về một hành vi xấu xủa người khác bị coi là “không tôn trọng” và có thể dẫn đến sự trừng phạt tập thể nặng nề. Với những kiểu quyền lực như vậy tại trường lớp, trẻ nhỏ hay thiếu niên cần rất nhiều can đảm để thừa nhận mình bị bắt nạt trên mạng.

Kids can feel powerless and trapped by threats from cyberbullies. In fact, a common tactic of bullies is to threaten harm to loved ones if their behavior is reported. Also, in many cultures, “tattling” or “ratting” out someone’s bad behavior is seen as “dishonorable” and can incur heavy social penalties. With these types of powerful forces at work, it takes a lot of courage for a child or a teen to admit they’re being cyberbullied.

Nếu bạn là một đứa trẻ và bạn cảm thấy bạn hoặc bạn của mình đang bị bắt nạt (dù trên mạng hay không), bạn không cô đơn và bạn không bất lực. Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để giúp bạn bè hay chính bản thân mình:

  • Không đáp lại bất kỳ hành vi bắt nạt nào. Bọn bắt nạt thường chỉ muốn sự chú ý và sẽ bỏ cuộc nếu bị phớt lờ.
  • Nói với người lớn đáng tin tưởng như bố mẹ, thầy hiệu trưởng hoặc chủ nhiệm hoặc một người lớn nào đó. Sự phòng vệ tốt nhất đối với mong muốn giấu kín, là chia sẻ bí mật với ai đó có uy hơn bọn bắt nạt.
  • Viết nhật ký tay. In email, chụp màn hình những tin nhắn hay đoạn chat mạng, ghi chép lại ngày, giờ và những người liên quan vào tình huống bắt nạt. Nếu không biết tên thật, hãy lưu bằng những cái tên giả được sử dụng.
  • Chặn hoặc tắt thông báo từ bọn bắt nạt. Hầu hết các nền tảng xã hội, diễn đàn trực tuyến và thiết bị di động có chức năng chặn tin nhắn không mong muốn. Chặn là cách tốt nhất nhưng nếu bạn lo sợ bị trả đũa, tắt thông báo là một chiến thuật khác. Tắt thông báo giúp bạn không thấy được tin nhắn, nhưng không giống với việc chặn, người bị tắt thông báo sẽ không biết rằng bạn làm vậy. Nếu bạn không biết cách chặn hoặc tắt thông báo, hãy hỏi người lớn.
  • Đặt điện thoại xuống. Dành ít thời gian trên mạng giúp bạn có thể thời gian để kết bạn bên ngoài và tránh xa những kẻ xấu xa.

If you’re a kid and you feel that you or one of your friends is being bullied (cyber or otherwise), you aren’t alone and you aren’t powerless. Here are some things you can do to help yourself or your friend:

  • Don’t reply to any form of cyberbullying. Bullies are often craving attention and can back down if ignored.
  • Talk to an adult you trust like your parents, your school principal or guidance counselor, or another grown-up. The best defense against the demand for secrecy is sharing the secret with someone who has more power than the bully.
  • Keep an offline diary. Print emails, take screenshots of text or social media messages, and take notes about the days, times, and people involved in the bullying incidents. If you don’t know their real name, note the fake names they use.
  • Block or mute cyberbullies. Most social platforms, online forums, and mobile devices have methods for blocking unwanted messages. Blocking is the best option but if you’re afraid of retaliation, muting can be a good strategy. Muting protects you from seeing their messages but, unlike blocking, a muted person usually doesn’t know they’ve been muted. If you don’t know how to block and mute, ask an adult.
  • Put down your devices. Spending less time on the internet gives you more time to make friends and have fun away from people who are hurtful.

Làm Thế Nào Để Ngăn Chặn Vấn Nạn Bắt Nạt Trên Mạng (How to Prevent or Stop Cyberbullying)

Bảo vệ con của bạn khỏi vấn nạn bắt nạt trên mạng đòi hỏi sự cảnh giác từ phía cha mẹ và người giám hộ, nhưng tự những đứa trẻ cũng có thể bảo vệ bạn của chúng. Dưới đây là vài biện pháp phòng tránh ai cũng có thể sử dụng – bao gồm những biện pháp chống bắt nạt đã được nghiên cứu qua thời gian và những  lời khuyên về sử dụng công nghệ có ích.

Protecting your child from cyberbullying requires vigilance on the part of parents and caregivers, but kids can help their friends too. Here are some prevention strategies everyone can use — including time-tested anti-bullying methods and recommendations for helpful technologies.

Cha mẹ và người chăm sóc có thể làm gì (What Parents and Caregivers Can Do)

Cho dù bạn không nghĩ con mình bị bắt nạt trên mạng, nói chuyện với chúng về chủ đề này là bước quan trọng đầu tiên

  • Thảo luận về bắt nạt trên mạng là gì
  • Hỏi chúng nếu chúng biết ai đang đi bắt nạt hoặc bị bắt nạt trên mạng
  • Thảo luận về hành động nên làm nếu chúng thấy ai đó bị bắt nạt trên mạng
  • Khuyến khích con bạn nói với bạn hoặc với người chúng tin tưởng nếu chúng nhận được tin nhắn đe dọa
  • Trấn an con của bạn rằng chúng sẽ không gặp rắc rối và không tịch thu điện thoại hay máy tính của chúng

Even if you don’t think your child is being bullied online, talking to them about the subject is a great first step. Discuss what cyberbullying is.

  • Ask if they know anyone who is being or has been cyberbullied.
  • Discuss what your child should do if they notice someone being bullied online.
  • Encourage your child to tell you or someone else they trust if they receive a threatening message.
  • Reassure them that they won’t be in trouble for this and won’t have their cell phone or computer confiscated.

Phản ứng đúng đắn với bắt nạt trên mạng (React to Cyberbullying in the Right Way)

Để phát hiện ra con bạn có bị bắt nạt hay không thì cực kỳ khó. Tuy nhiên, cách bạn phản ứng với vấn đề này cũng cực kỳ quan trọng

  • Đừng quá kích động. Đừng nhiếc mắng chúng vì không nói với bạn sớm hơn
  • Thấu hiếu và ủng hộ. Cùng nhau giải quyết vấn đề và nhấn mạnh ý kiến rằng bạn và con là một đội
  • Nhấn mạnh rằng con bạn không có lỗi nếu chúng bị bắt nạt
  • Không thờ ơ. Đừng nói với con bạn “Con tự giải quyết đi”. Hãy coi trọng lời nói của chúng.
  • Không bao giờ trêu con khi chúng bị bắt nạt và đừng xem nhẹ trải nghiệm của chúng.

Finding out that your child has been bullied is incredibly difficult. However, the way you react to this knowledge is incredibly important.

  • Don’t overreact. Don’t berate them for not telling you sooner.
  • Be understanding and supportive. Work together to resolve the situation and reinforce the idea that you and your child are a team.
  • Emphasize that your child isn’t to blame if they’ve been bullied.
  • Don’t underreact. Don’t tell your child to “just deal with it.” Take what they say seriously.
  • Never tease them about being bullied and don’t dismiss their experiences.

Thu thập tài liệu về các vụ bắt nạt trên mạng (Document Cyberbullying Incidents )

Nếu con bạn bị bắt nạt, thu thập bằng chứng và tố giác vụ việc là quan trọng. Cùng với các bước nêu trên, bạn nên

  • Lưu giữ các lời đe dọa và tập hợp thành bằng chứng, bao gồm các tin nhắn đe dọa, ảnh khỏa thân hoặc tin nhắn quấy rối.
  • Tố cáo vụ việc bắt nạt lên website được sử dụng, công ty điên thoại và những nhà cung cấp mạng liên quan.
  • Chặn số điện thoại và địa chỉ mail của kẻ bắt nạt trên điện thoại của con bạn. Cân nhắc việc chặn website được sử dụng để gây ra hành vi bắt nạt
  • Liên lạc với nhà trường và gia đình kẻ bắt nạt, nếu bạn có thể xác định chúng là ai. Tuy nhiên, luôn luôn kiểm tra con của bạn để nắm được mức độ thoải mái của chúng về việc liên hệ với các bên liên quan.

If your child is being cyberbullied, it’s important to document and report every incident. In addition to taking the steps above, you should:

  • Save threats and document them, including threatening texts, sexually explicit pictures, or harassing messages
  • Report incidents of cyberbullying to the website used, the cell phone company, and the ISP involved.
  • Block the bully’s mobile number or email address on your child’s devices. Consider blocking the website that’s being used to commit the cyberbullying.
  • Contact the school or parents of the bully, if you can identify them. However, always check with your child first to gauge their comfort level with contacting the parties involved.

Quản lý việc sử dụng công nghệ của con cái (Monitor Your Child’s Technology Use)

Một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn bắt nạt trên mạng là kiểm soát việc sử dụng điện thoại và máy tính. Con bạn không nhất thiết phải thích việc đó, nhưng bạn có thể giải thích với chúng rằng có một đồng minh là người lớn có uy lực sẽ bảo vệ chúng khỏi bọn bắt nạt

  • Hạn chế việc sử dụng thiết bị di động hoặc máy tính tại phòng sinh hoạt chung trong nhà nơi mọi người có thể tiếp cận
  • Đặt giới hạn dung lượng bộ nhớ trong điện thoại của con bạn
  • Tắt thông báo tin nhắn trong một thời điểm trong ngày nếu nhà cung cấp thiết bị di động có dịch vụ này
  • Sử dụng các lựa chọn bộ lọc trên trình duyệt internet trên điện thoại và máy tính của con
  • Kích hoạt quyền kiếm soát của phụ huynh cho
    • Mạng trò chơi như Xbox Live hoặc Playstation Network
    • Những trò chơi điện tử khác như MMOs hoặc trò chơi điện thoại (Lưu ý bọn trẻ có thể sử dụng nhiều trình duyệt trên laptop hoặc máy tính để chỉnh bộ lọc)
    • Mạng xã hội như Twitter, Facebook, Snapchat, Youtube và Instagram
    • Cả thiết bị Android lẫn iPhones đều cho phép bố mẹ kiểm soát các ứng dụng
    • Bạn có thể tìm ứng dụng thứ 3 để kiểm soát những gì con bạn làm trên thiết bị di động
  • Thuyết phục con bạn tiết lộ tất cả mật khẩu. Sử dụng công cụ chia sẻ mật khâu như LassPass sẽ có ích.
  • Cập nhật những tin nhắn viết tắt. Chỉ cần hỏi con bạn là được
  • Kiểm tra các liên lạc trong mạng xã hội của trẻ và hỏi chúng từng người đó là ai

One of a parent’s most effective tools for preventing cyberbullying is to monitor their usage of mobile phones and computers. Your kid won’t necessarily like it, but you can explain to them that having a powerful adult ally can make sure they’re protected from bullies.

  • Restrict mobile device and computer usage to a common area of the house that everyone can access.
  • Put data limits on your child’s mobile phone.
  • Turn off text messages during certain hours if your mobile provider offers the option.
  • Make use of the filtering options on your child’s internet browsers on their computer and phone.
  • Turn on parental controls for:
    • Gaming networks like Xbox Live and PlayStation Network.
    • Other computer games like MMOs or mobile games. (Note that kids may use multiple browsers on laptops or computers to get around filters.)
    • Your child’s social media sites like Facebook, Twitter, Snapchat, Youtube, and Instagram.
    • Both Android devices and iPhones allow parents to set controls on apps.
    • You can also find third-party apps that control what kids can do with their mobile devices.
  • Insist that your child divulge all their passwords. Using a password sharing tool like LastPass can help.
  • Keep abreast of text messaging acronyms. This may just be a question of asking your children.
  • Check contacts listed on your kid’s social networks and ask them to explain who each of them is.

Sử dụng người nổi tiếng như nguồn cảm hứng (Use Celebrities as Inspiration)

Những đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi người nổi tiếng, thậm chí nhiều hơn thế hệ trước, một phần bởi sự tiếp cận nhanh chóng với truyền thông xã hội. Fandoms – như các siêu anh hùng trong truyện tranh hoặc nhóm nhạc pop – cũng có thể là nguồn cảm hứng tích cực cho trẻ.

Children are heavily influenced by celebrities, even more so than previous generations, in part due to their relatively easy access via social media. Fandoms — like comic book heroes or pop groups — can also be a way to positively inspire kids.

Hãy tìm hiểu về thần tượng của bọn trẻ. Nhiều ca sĩ, vận động viên chuyên nghiệp và diễn viên ủng hộ những sáng kiến ngăn chặn nạn bắt nạt trên mạng. Một vài người nổi tiếng (như Taylor Swift và nhiều người khác) đã từng trải qua việc bị bắt nạt có thể là bằng chứng xuất sắc nhất chống lại ý tưởng bắt nạt người khác là thú vị.

Check out your child’s idols. Many singers, professional athletes, and actors support initiatives to stop cyberbullying. Some celebrities (like Taylor Swift and many others) have experienced cyberbullying themselves and can provide excellent proof against the idea that bullying is somehow cool.

Xây dựng môi trường lành mạnh (Build a Positive Environment)

Nạn nhân bị bắt nạt thường cảm thấy nản lòng, cô đơn và sợ hãi. Điều quan trọng là cha mẹ và người chăm sóc giúp đỡ bọn trẻ khôi phục lòng tự trọng và tìm lại cái nhìn tích cực.

Cyberbullying victims often feel demoralized, alone, and afraid. It’s crucial that parents and caregivers help kids restore their self-respect and regain a positive perspective.

Mỗi đứa trẻ đều khác biệt ở cách chúng phản ứng với các tình huống khác nhau. Một vài đứa trẻ sẽ muốn vùng lên chống lại kẻ bắt nạt trong khi những đứa trẻ khác thì không. Dù phản ứng của con bạn là gì, việc ủng hộ và chữa lành cho chúng là rất quan trọng để mang lại kết quả tích cực.

Each child is different in how they want to respond to difficult situations. Some kids may want to stand up to the bully while others may not. Regardless of how your child reacts, it’s important to support them as they heal so you can reach a positive outcome.

Nhân viên giáo vụ có thể giúp ngăn chặn vấn nạn bắt nạt qua mạng. Giáo viên có thể làm việc với phụ huynh qua các cuộc gặp mặt, website và diễn đàn trường, hoặc thư điện tử khuyến khích phụ huynh tham luận về bắt nạt trên mạng.

School staff can do a lot to help prevent cyberbullying. Teachers can work with parents via meetings, the school’s website and forums, or newsletters to encourage parents to discuss cyberbullying.

Hiểu các điều luật về bắt nạt qua mạng (Understand the Laws on Cyberbullying)

Phụ thuộc vào từng loại bắt nạt xảy ra, những hành vi đó có thể vi phạm luật về theo dõi, quấy rối tình dục, phân biệt chủng tộc hoặc xâm phạm quy định của trường. Trong nhiều trường hợp, bắt nạt trên mạng vi phạm nội quy người dùng trên các diễn đàn xã hội.

Depending on the type of cyberbullying taking place, the actions may breach stalking, sexual harassment, and anti-discrimination laws or violate school codes. In many cases, cyberbullying violates the terms of service for many social sites.

Một vài điều cần nhớ:

  • Tại Mỹ, bắt nạt trên mạng có thể dẫn đến các cáo buộc về hành vi phạm pháp của thanh thiếu niên hoặc cáo buộc gây hành vi quấy rối trên mạng.
  • Trộm giấy chứng minh, mật khẩu hoặc hacking có thể phạm vào luật chính phủ và luật liên bang.
  • Tại một vài bang, nhắn hoặc truyền đi tin nhắn kích dục sẽ bị quy phạt như tội danh lưu trữ là lanh truyền văn hóa phẩm đồi trụy cho trẻ. Nếu bị kết án, người phạm pháp sẽ bị lưu tiền án như kẻ phạm tội tình dục, dù đó chỉ là lỗi nhỏ.
  • Nếu người lớn phạm phải hoặc cổ súy hành vi bắt nạt, họ sẽ bị bắt vì tội quấy rối trên mạng hoặc theo dõi lén trên mạng, dẫn tới xử phạt trọng tội hoặc tội trạng nhẹ.
  • Tại Anh, quấy rối trên mạng hoặc bắt nạt trên mạng có thể vi phạm luật như Luật Phỉ báng anh dự 2013, Luật Ngôn luận 2003, Luật Bảo vệ chống quấy rối 1997, và các luật khác.

Here are a few things to keep in mind:

  • In the US, cyberbullying can result in a charge of juvenile delinquency or a misdemeanor cyber-harassment charge.
  • Identity theft, password theft, or hacking can violate state and federal laws.
  • In some states, “sexting” or even forwarding on a “sext” (text messages of a sexual nature) is punishable as possessing or distributing child pornography. If convicted, a sexter may be required to register as a sex offender, even if they’re a minor.
  • If an adult perpetrates or allows cyberbullying, they can be arrested for cyber-harassment or cyberstalking, which can result in felony or misdemeanor punishment.
  • In the UK, online harassment and cyberbullying can violate various laws like the Defamation Act 2013, Communications Act 2003, Protection From Harassment Act 1997, and others.

Những việc trẻ em và các thanh thiếu niên có thể làm để chống lại nạn bắt nạt trên mạng (What Kids and Teens Can Do to Fight Back Against Cyberbullying)

Mặc dù bọn trẻ không nhận thức được, hành vi của chúng có ảnh hưởng tới bạn bè. Để tạo ra một thông điệp liên kết chống lại vấn nạn này, kêu gọi sự giúp đỡ của học sinh, giáo viên cùng phụ huynh bằng việc tạo nên nếp suy nghĩ về chống bắt nạt tại trường học.

Although kids may not be aware of it, their own behavior can have an impact on their peers. To create a unified message against cyberbullying, enlist the help of other students as well as teachers and parents by creating an anti-bullying mindset at your school.

Ví dụ, bạn có thể khuyến khích trẻ lên tiếng về hành vi bắt nạt qua hệ thống báo cáo được theo dõi bởi nhà trường và phụ huynh. Bạn có thể đề nghị nhà trường xúc tiến đường dây nóng tự tử.

For example, you can encourage kids to speak up about cyberbullying through a reporting system that’s monitored by the school and parents. You can also request that your school promote suicide hotlines.

Ngăn chặn bắt nạt trên mạng trước khi nó xảy ra (Prevent Cyberbullying Before It Starts)

Mặc dù không thể tiên đoán và ngăn chặn tất cả các hình thức bắt nạt, con bạn có thể làm theo những chỉ dẫn chung sau để ngăn chặn nó

  • Không truyền đi bất kỳ hình thức tin nhắn hay hình ảnh bắt nạt
  • Dùng áp lực bạn bè để đảm bảo bạn bè nghĩ rằng bắt nạt trên mạng là không được phép
  • Không chia sẻ thông tin cá nhất dưới bất kỳ hình thức nào – bao gồm địa chỉ và số điện thoại
  • Không chia sẻ mật khẩu với ai trừ cha mẹ
  • Trò chuyện với cha mẹ hoặc người lớn đang tin khác nếu bạn phân vân về hành vi của người khác đối với mình
  • Không đăng tải hoặc nhắn tin với bạn học những điều bạn không cảm thấy thoải mái.
  • Không đăng bài xả giận
  • Đối xử với người khác cách mà bạn muốn mình được đối xử

It’s not possible to predict or prevent every form that cyberbullying can take, but your kids can follow some general guidelines that help prevent it.

  • Don’t forward any type of bullying messages or images.
  • Use peer pressure to ensure your friends consider cyberbullying off-limits.
  • Don’t share personal information of any kind — including addresses and phone numbers.
  • Never share your passwords with anyone except your parents.
  • Talk to your parents or another trusted adult if you aren’t sure about someone’s behavior toward you.
  • Never post or text anything that you wouldn’t feel comfortable sharing with all your classmates.
  • Don’t post angry!
  • Treat people the way you’d want to be treated yourself.

Tăng nhận thức về bắt nạt trên mạng (Raise Awareness of Cyberbullying)

Một chiến thuật tuyệt vời khác chính là nâng cao nhận thức về việc bắt nạt trên mạng. Cha mẹ và giáo viên có thể giúp đỡ nâng cao nhận thức của con mình. Một lời khuyên là không dùng cách dọa nạt. Con người phản ứng tốt hơn với những lời khuyên tích cực hơn các lời khuyên tiêu cực.

Another great prevention tactic is to raise the awareness of cyberbullying. Parents and teachers can also help raise awareness. A good general tip is not to use scare tactics. People respond better to positive suggestions rather than negative ones.

Xử lý đúng cách nếu con bạn là kẻ bắt nạt (Taking the Right Steps If Your Child Is a Cyberbully)

Rất khó có thể phát hiện ra con của bạn đang bắt nạt những đứa trẻ khác, nhưng bạn có thể hành động để ngăn chặn những hành vi tiêu cực này tiếp diễn

  • Nếu con bạn bị bắt nạt trên mạng, hãy tìm cách tốt hơn để giải quyết việc này thay vì bắt nạt lại.
  • Nếu con bạn đang gặp khó khăn trong việc đối mặt với cảm xúc, bạn nên tìm bác sĩ tâm lý để giúp con đối mặt với vấn đề một cách hiệu quả hơn.
  • Hãy là một tấm gương tốt cho con ở nhà vì bắt nạt trên mạng có thể bắt nguồn từ những hành vi học được. Tránh những hành động tiêu cực hung hăng nhưng chửi bới lái xe khi bạn đang lái xe hoặc nói xấu người khác.

It’s incredibly difficult to discover your child has been actively bullying others, but there are actions you can take to stop this negative behavior from continuing.

  • If your child has been cyberbullied, find better ways for your child to deal with it than bullying people back.
  • If your child is struggling to cope with their emotions, you may find a therapist can help them deal with their stress a more productive manner.
  • Set a good example at home because cyberbullying can stem from learned behavior. Avoid aggressively negative actions like swearing at other drivers when you’re in the car or gossiping about others.

Kết luận (Conclusion)

Bắt nạt trên mạng, như các hành vi gây hấn khác, là một vấn đề có tổ chức mà không thể thay đổi chỉ bởi một hành động hoặc một người. Đó là vì sao mỗi chúng ta, dù là người lớn hay trẻ em, phải có trách nhiệm trong việc tạo ra thế giới tốt đẹp hơn nơi vấn nạn bắt nạt trên mạng không bao giờ xảy ra.

Cyberbullying, like all aggressive behaviors, is a systemic issue and that can’t be changed with one action or by one person alone. That’s why each of us, adults and children alike, must take responsibility for creating a kinder world where bullying has no place.

------------------

Tác giả: Natalie Mootz

Link bài gốc: Understanding and Preventing Cyberbullying

Dịch giả: Hoa Nguyễn - ToMo: Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Hoa Nguyễn - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

6,358 lượt xem