Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Sự Khác Nhau Content Writing Và Copywriting: Hiểu Đúng Để Làm Đúng

Có một thực tế, mọi người hay hiểu lầm giữa kỹ năng Content Writing và Copywriting. Bạn là người Việt Nam, đương nhiên là biết viết đó là kỹ năng Writing. Còn lý do mà mọi nội dung hay thông điệp bạn tạo ra đều ít người tương tác vì nguyên nhân chính là không có tư duy THUYẾT PHỤC người khác của Copywriting. Ngược lại, khách hàng ngày càng có nhiều thông tin để sử dụng nên việc thuyết phục không thể nào chỉ thực hiện qua một bài viết bán hàng duy nhất mà đòi hỏi là cả một quá trình giao tiếp để có sự tin tưởng và tương tác của người đọc trước đó. Và đây là lúc Content Writing thể hiện giá trị của mình bằng các bài viết trung lập, gửi tới người đọc nhiều thông tin nhất để họ có thể đưa ra quyết định theo hướng có lợi cho công ty.

Content Writing và Copywriting có khác nhau nhưng vẫn luôn đi cùng với nhau. Và biết được điều đó rồi thì chúng ta có thể làm gì mới là quan trọng.

1. Sự khác nhau Content Writingvà Copywriting

Copywriting là thiên về việc bán một cái gì đó, sử dụng khả năng thấu hiểu về tâm lý, hành vi của người đọc để thuyết phục họ làm một cái gì đó. Copywriter là cách bạn sử dụng ngôn ngữ để đi thuyết phục.

Content Writing là việc viết một cái gì đó, vì mục đích cuối cục là thuyết phục ai đó tin tưởng ở mình nên thiên về PR, báo chí nhiều hơn quảng cáo.

Cùng xem 2 ví dụ dưới đây:

Content writer’s post:

3 bước trị mụn dứt điểm an toàn:

B1: Làm sạch da mặt bằng các sản phẩm phù hợp;

B2: Cấp ẩm cho da;

B3: Sử dụng các sản phẩm đặc trị cho mụn.

Copywriter’s copy:

NẾU KHÔNG TRỊ MỤN SỚM THÌ DA MẶT CÓ THỂ BỊ HỦY HOẠI!

Hơn 50% ngườI trưởng thành hiện nay đều đang gặp các vấn đề về mụn, hầu hết không biết tự điều trị nên dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như….

Những cồi mụn không được đIều trị dứt đIểm sẽ tích tụ nhiều ngày gây đau rát…

Chúng tôI mang đến cho bạn phương pháp abc để giảI quyết những lo ngạI trên, phương pháp abc bao gồm các bước…

B1: ...

B2: ...

B3: Sử dụng gói đặc trị tại spa abcxyz…

Một số phản hồi của khách hàng khi sử dụng gói abcxyz:

...

Bạn thấy gì không? đoạn số 2 việc nhấn mạnh vào việc mua và sử dụng sản phẩm trong khi đoạn 1 đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin.

Bảng so sánh sau đây có thể cho bạn thêm nhiều idea về sự khác nhau trên:

Copywriting

Content Writing

Vì sao?

Anh viết đúng tâm lý tui quá nên tui mua.

Anh viết hữu ích, liên tục giúp tôi hiểu sản phẩm của anh nên tui mua.

Thời gian

Ngay lập tức khi đọc một đoạn copy

Lâu dài, mưa dần ngấm lâu

Mục đích

Tiết lộ sự tuyệt vời của thương hiệu

Truyền thông tin hữu ích, có giá trị đến người tiếp nhận

Nơi làm việc

Agency

Client (công việc mà có chức danh khác nhau (dù là cũng về viết lách) như pr executive, social media, community manager, content write / content creater/ content producer…)

Cần gì nhất

Idea/ Concept

Hữu ích và liên tục


Sẽ luôn có Copywriter dựa trên sự thiếu hiểu biết hoặc sự lười của người dùng để thuyết phục họ mua hàng. Nhất là khi tâm lý ngon-bổ-rẻ còn phổ biến. Tuy nhiên mình tin rằng những khách hàng được thuyết phục dựa trên sự thiếu thông tin như vậy không được lâu dài, công ty bán được hàng thì hại nhiều hơn cái lợi. Thứ nhất, với một số ngành hàng có đặc thù, khó bán như dịch vụ, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, người càng dễ dàng ra quyết định mua khi chưa tìm hiểu kỹ, lại là những người làm công ty bỏ nhiều thời gian để giải thích, chăm sóc. Thứ hai, khả năng họ quay lại làm khách hàng trung thành rất thấp, vì họ không có một sự gắn kết nào với sản phẩm, công ty trước đó.

Ngược lại, không có gì sai với việc chúng ta cung cấp các bài viết hữu ích để bán một cái gì đó. Thực tế nếu cứ viết hoài với một mục tiêu “đưa thông tin hữu ích” một cách mơ hồ mà không có suggest giải pháp để xử lý vấn đề mình vừa đưa ra thì cũng chỉ làm mất thời gian của nhau. Nói đến các việc liên quan đến chữ, chúng ta đều đang nằm trong một nhánh của Marketing đó là MarCom, vào quá trình giao tiếp giữa 2 bên là công ty – khách hàng. Và người làm Content lý tưởng nhất là người đảm bảo win – win cho cả 2 bên trong quá trình đó, khách hàng có được đầy đủ nhất thông tin để đưa ra quyết định – công ty bán được hàng.

2. Khác nhau thì sao?

OK, vậy thì sao? khác nhau như vậy thì bản thân Content Writer và Copywriter rút ra được điều gì?

Muốn làm Copywriter, hãy học làm Content Writer trước.

Trước khi họ sign up vào cái form để nhận tin, chắc hẳn họ đã đọc những bài viết hay, hữu ích với họ. Trước khi họ bấm nút đăng ký email để nhận bản dùng thử, người đọc đã phải có nhận thức về một số lợi ích mà mình có được khi dùng. Nói cách khác hành động mua hàng, đăng ký dùng thử, cung cấp thông tin cá nhân… chỉ diễn ra sau một loạt các nỗ lực của content chứ không thể chỉ dựa vào một bài viết, một landing page.

Copywriter cần hiểu cách làm của Content Writer, cần trả lời được những câu hỏi cơ bản của người dùng như: anh là ai?, anh bán cái gì? sao tui phải tin anh?… Trước khi họ được tiếp cận với những bài viết bán hàng với những lời chào mua hàng trực tiếp, Copywriter phải vạch được Journey và mỗi giai đoạn sẽ cần một lượng bài với mục tiêu khác nhau nhưng mục đích cuối cùng vẫn là tăng tỷ lệ chuyển đổi ở landing page.

Vậy Content Writer thì sao?

Hãy rèn luyện kỹ năng tìm insight trước khi bắt tay viết bài. Khi khách hàng tìm kiếm một keyword, điều đó có nghĩa họ đang cần trợ giúp và có một insight đang chờ được thỏa mãn. Nếu bài viết của Writer không chạm tới insight này, chúng sẽ trở thành rác Google. Hiểu insight là kỹ năng bắt buộc phải có trong copywriting.

Nên học cách chịu trách nhiệm với bài viết của mình. Có nhiều bạn nói tui viết bài Chuẩn SEO nên trách nhiệm của tôi chỉ cần đủ tiêu chuẩn SEO Onpage và đủ số bài như yêu cầu. Chấm hết. Đây là một quan điểm rất sai lầm và nếu cứ duy trì thì chi phí viết bài cũng như muối bỏ sông bỏ biển. Thay vì viết bài đủ từ khoá và số lượng chữ, phải hiểu rõ mục đích của MỖI bài viết chứ không thể nào viết vô thưởng vô phạt, không hiểu bài này viết để làm gì, không rõ người ta đọc xong làm gì tiếp theo.

  • Người chưa biết thì cần gì?
  • Người đã biết một chút thì cần gì?
  • Người đã biết đến công ty và sản phẩm của bạn thì cần gì?
  • Người đã mua hàng thì cần gì?
  • Làm sao đọc xong quay lại?
  • Làm sao quay lại nhiều rồi chia sẻ với người thân của họ?

Thuê ngoài 1 gói dịch vụ Content Chuẩn SEO với các tiêu chí chấm bài như: số chữ, số bài, số keywords, số link, số views… không làm cho người dùng đọc 1 lần và quay trở lại đọc liên tục.

Chịu trách nhiệm thế nào khi mọi nhận xét hay dở đều cảm tính? không có một tiêu chuẩn cụ thể “thế nào là bài viết chất lượng?” cũng là một bài toán phổ biến của các bên đi thuê Content cho web. Ý này mình sẽ chia sẻ sâu hơn ở bài khác.

3. Content Writer hay Copywriter cùng đều phải biết về Marketing

Nếu đã đọc bài viết Làm Content Không Nhất Thiết Phải Biết Content Marketing bạn sẽ hiểu là mọi thứ sẽ quay trở về mục đích cuối cùng của mọi hoạt động quảng cáo truyền thông cũng là để bán hàng. Nên làm Copywriter hay Content Writer thì cũng vẫn là làm Marketing, là việc giải quyết các bài toán về giao tiếp giữa công ty và khách hàng, đối tác, báo chí, nhà cung cấp, cộng đồng.

Có kiến thức đúng và cơ bản về Marketing sẽ giúp chúng ta đỡ luống cuống khi làm sai. Rất nhiều người trong đó có mình, coi cụm từ “kiến thức marketing” là sáo rỗng và giáo điều. Cho đến khi mình bắt tay làm, làm sai, sửa, vẫn sai. Sau đó bắt đầu bỏ thời gian đi tìm cách làm đúng, có điều kiện tiếp cận với những thứ bài bản. Lúc đó mới thấy những lỗi mình vướng vào đã ở đó từ lâu rồi, người ta cũng viết về nó rất nhiều rồi. Chỉ là chúng ta chưa biết, chưa đọc bài bản mà thôi.

Một là kĩ năng, một là công việc. Copywriting đơn giản là viết hay để kêu gọi hành động từ người đọc. Contentwriting là tạo nội dung hữu ích, thú vị để hấp dẫn người kết nối với Website, Fanpage… mà trong đó Content không nhất thiết phải là chữ mà có thể là hình ảnh, video…

Người làm Content nếu biết áp dụng Copywriting vào công việc thì sẽ khiến Content của mình hấp dẫn, có sức thuyết phục hơn và ngược lại một người Copywriter nếu có tư duy của Content Marketing sẽ giúp cho bài viết của mình mang lại hiệu quả mà không cần phải kêu gọi, bán hàng trực tiếp.

Tóm lại

Việc của bạn là xem lại đặc điểm của loại nội dung mà bạn đang phải làm, kèm theo đặc điểm sản phẩm, công ty để có những thay đổi phù hợp (nếu hiểu chưa đúng).

Bạn hoàn toàn có thể nghỉ công việc hiện tại nếu bạn không tin tưởng vào sản phẩm mà công ty đang cung cấp, bạn hoàn toàn có thể ngồi lại và đề xuất lại cách làm với sếp để Website của công ty đi đúng hướng. Cuối cùng, bạn hoàn toàn có thể deal lương cho các job biên tập nội dung website (mà chuẩn SEO chỉ là một tiêu chí). Với nguyên tắc “nội dung phải giúp được người đọc, phải có tính cách” và chứng minh cách làm hiện tại của team content công ty là chưa đúng, là đang ngốn một đống tiền.

Theo lucynguyen.net

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,225 lượt xem

lh-fulllh-x