Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây
logo ybox

HRM Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa HRM Và HRD

Lĩnh vực quản trị nhân sự (HR) có rất nhiều thuật ngữ mà nhiều người chưa thực sự hiểu rõ. Trong đó có hai thuật ngữ thường được nhắc đến là HRM và HRD. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực này, Ms Uptalent sẽ cùng bạn tìm hiểu HR là gì cũng như khám phá sự khác biệt giữa HRM và HRD. Các bạn hãy cùng theo dõi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

1- Tìm hiểu một chút về ngành HR 

HR là viết tắt của Human Resources, có nghĩa là nguồn nhân lực. Thuật ngữ này được dùng để chỉ các nhân viên trong một doanh nghiệp hoặc những người chuyên phụ trách những công việc có liên quan đến quản trị nhân sự. 

Trong doanh nghiệp, HR cũng là tên gọi của bộ phận nhân sự. Trách nhiệm chính của bộ phận này là quản lý các hoạt động liên quan đến đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. Cụ thể, HR sẽ phải lên kế hoạch tuyển dụng và kế hoạch triển khai các chính sách phù hợp để duy trì sự ổn định của nguồn nhân lực. Đồng thời, bộ phận HR cũng phải có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng lực cho từng cá nhân, phòng ban nhằm đảm bảo hiệu suất làm việc luôn được tối ưu.

Khi tìm hiểu HR là gì, bạn sẽ thấy rằng những người làm nghề HR thường đảm nhận các công việc sau:

- Thực hiện các hoạt động đăng tin tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên, sàng lọc CV, lên kế hoạch phỏng vấn, chuẩn bị các thủ tục liên quan đến quá trình thử việc,...

- Soạn thảo hợp đồng lao động, thực hiện các thủ tục, hồ sơ liên quan đến bảo hiểm xã hội, chế độ đãi ngộ, phúc lợi cho nhân viên của công ty.

- Lên kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đề xuất các chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm khích lệ tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên và giữ chân nhân tài.

- Giám sát, đánh giá kết quả làm việc của nhân viên và dựa trên các kết quả đánh giá này để có đề xuất tăng lương hay luân chuyển nhân sự sao cho hợp lý.

- Tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiết lập các quy tắc ứng xử giữa nhân viên trong công ty và thực hiện các chương trình, hoạt động nhằm gắn kết tinh thần đoàn kết của đội ngũ nhân viên.

2- So sánh HRD và HRM 
HR là lĩnh vực khá rộng. Khi dành thời gian tìm hiểu lĩnh vực HR là gì, bạn sẽ nhận ra có hai khái niệm rất quan trọng là HRD và HRM. Vậy HRD và HRM là gì?
2.1. HRM là gì? 

HRM là viết tắt của cụm từ “Human Resource Management”, được hiểu là quản trị nguồn nhân lực. Ngoài ra, HRM cũng có thể hiểu là HR Manager - một vị trí cấp cao trong ngành nhân sự. Tuy nhiên, trong bài này chỉ tìm hiểu về HRM theo nghĩa quản trị nguồn nhân lự

Khi nói đến HRM, bạn có thể hiểu là một hệ thống các hoạt động liên quan đến việc quản lý nhân sự trong môi trường làm việc nhằm mang đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.

Thông qua các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá hiệu suất làm việc, thúc đẩy, duy trì, đảm bảo các chính sách, phúc lợi và quản lý các mối quan hệ, HRM có thể phát huy thế mạnh của nguồn nhân lực và cải thiệu năng suất làm việc của toàn công ty. 

Mục tiêu HRM hướng đến là xây dựng, phát triển, sử dụng và duy trì nguồn lực lao động đáp ứng được các yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp sẽ vận dụng các biện pháp khác nhau để tác động lên mối quan hệ với người lao động nhằm khai thác tối đa tiềm năng nhân sự và đảm bảo quá trình hoạt động luôn nhịp nhàng, suôn sẻ.

Từ trước đến nay, HRM luôn được đánh giá là khâu quan trọng trong việc thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là yếu tố góp phần quan trọng vào quá trình thực hiện các mục tiêu chung của công ty.

Quản trị nguồn nhân lực ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với tương lai của một doanh nghiệp. Bằng cách thống nhất các chiến lược quản trị nhân sự với chiến lược phát triển chung, doanh nghiệp sẽ đạt được những thành tích vượt trội trên thương trường.

Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức rõ con người chính là yếu tố then chốt tạo nên lợi thế cạnh tranh vững mạnh. Vì vậy, họ xem HRM như một công cụ và cũng là mục đích cần đạt được để duy trì và phát triển doanh nghiệp một cách ổn định.

Hơn nữa, trước thực trạng cạnh tranh gay gắt và sự gia tăng tay nghề của người lao động, vai trò của quản trị nguồn nhân lực càng được nhấn mạnh. Khi đó, các yếu tố như chất xám, tri thức và kinh nghiệm của lực lượng lao động sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là thách thức mà các nhà quản lý phải vượt qua. Họ sẽ phải tạo được môi trường và điều kiện thuận lợi để đội ngũ nhân sự phát huy tài năng và phát triển.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

190 lượt xem


Bình luận

lh-fulllh-x